Avatar's thinker

Ghi chép của thinker

[Đáp] Hiểu là gì?

Bạn @tantam có hỏi Hiểu là gì, do linkhay ko hỗ trợ comment dài nên post sang đây.

Theo mình hiểu bạn muốn tìm hiểu về bản chất thần kinh học của "hiểu". Mình không phải là chuyên gia, nên mình trả lời trong hiểu biết hạn hẹp của mình.

Thử nhìn vào một mô hình dễ hiểu hơn là máy tính. Bản chất data của nó chỉ là dãy nhị phân 0 và 1, có thể coi là vô nghĩa. Nó trở nên có ý nghĩa (đối với con người) khi nó phục vụ cho một mục đích gì đó của chúng ta.

Sinh vật nói chung cũng vậy, các tác nhân bên ngoài, hay kể cả bên trong cơ thể, đều không có ý nghĩa cho đến khi soi nó trong mục đích sinh tồn của loài.

Bộ não động vật có vài chức năng cơ bản:
- Ghi nhớ lại các kích thích từ bên ngoài
- Tùy theo việc đánh giá các kích thích đó có hại hay lợi mà sinh ra các cảm xúc khác nhau với cường độ khác nhau tương ứng, các cảm xúc này sẽ điều chỉnh hành vi của con người. Dĩ nhiên, vấn đề "hại" hay "lợi" là soi trong mục đích tối cao là sinh tồn.

Dần dà, trong não hình thành liên kết giữa nhân và quả. Ban đầu đơn giản, về sau phức tạp dần.

Sự phức tạp dần này diễn ra như thế nào? Nó giống như xây nhà cao tầng từ những viên gạch thành các khối khác nhau, rồi từ các khối đó lắp thành căn nhà. Trong máy tính có khái niệm "nhận dạng mẫu" (pattern regconition) -> máy phân tích dữ liệu lớn và nhận ra các mẫu tương tự nhau. Não người cũng hoạt động tương tự vậy. Từ những từ những kinh nghiệm cơ bản chúng ta "khái quát hóa", "đúc rút" thành các "khái niệm" và "quy luật". Có thể gọi chung những cái đã đúc rút được đó là "kiến thức" hay "hiểu biết". Quá trình này đòi hỏi chắt lọc các điểm mang tính bản chất và bỏ qua các cái không quan trọng (quan trọng hay không là so với mục đích), nên tùy mỗi người mà năng lực nhận thức sẽ khác nhau.

Khi ta đứng trước 1 tình huống mới, hay như ví dụ của bạn là đọc hay nghe 1 câu chuyện, thực tế não chưa biết đó là "câu chuyện" mà chỉ là 1 tập hợp các kích thích (dữ liệu) đơn lẻ. Não sẽ tiến hành nhận dạng câu chuyện đó bằng cách đối chiếu với mô hình đã đúc rút được. Điều này cũng tương máy tính nhận dạng mẫu. Nếu việc nhận dạng thành công, bạn "hiểu" nó. Còn nếu không, thì bạn không hiểu, và cần phải "học" (bằng cách tiếp tục đúc rút mô hình mới phù hợp, hoặc ai đó chỉ cho bạn để điều chỉnh mô hình sẵn có sao cho có thể mở rộng và tương thích với mẫu mới).

Dĩ nhiên, các khái niệm cơ bản thì ai cũng giống nhau, nhưng càng phức tạp lên thì mỗi người sẽ có thể có nhận thức khác nhau là vì thế.

Loài vật như chó cũng "hiểu", bằng chứng là gọi tên nó thì nó chạy lại. Nhưng mức độ khái quát hóa của nó còn rất thấp. Mà vì chó không có "ý thức", nên chắc nó cũng chẳng buồn phiền vì việc đó.

Trí tuệ nhân tạo cũng có khả năng hiểu ở mức nhất định. Và cũng như loài chó, vì không có "ý thức" nên nó không vật vã phí thời gian tìm "ý nghĩa cuộc đời" như loài người.

Nói vậy để thấy, khi con người tiến hóa cao hơn (giả sử hàng triệu năm nữa) hoặc có loài sinh vật hay phi sinh vật nào đó (bao gồm trí tuệ nhân tạo) có khả năng nhận thức cao hơn loài người hàng ngàn lần thì, đối với họ, cái ta "hiểu" bây giờ cũng giống như cái mà, đối với ta, con chó đang hiểu thôi. Ta thật là ngu xuẩn.

Vậy nên, "hiểu" hay không chỉ là tương đối.
2922 ngày trước · Bình luận · Loan tin
·  

17 bình luận

  • Câu trả lời quá tốt so với mình mong đợi.
    Bạn ở HN không? Bạn làm trong lĩnh vực nào? Hôm nào cafe đi
     
  • "Thử nhìn vào một mô hình DỄ HIỂU HƠN là máy tính" <---
     
  • À mình ko rành AI nhưng vẫn cảm giác cái sự HIỂU hay THÔNG MINH của nó vẫn là dạng xử lý dữ liệu if-else. Dữ liệu càng nhiều và cấu hình càng mạnh thì xử lý thông tin càng nhanh > Càng thông minh. Không biết phải vậy ko

    Ý lầ nó chỉ sử lý dạng Logic. mà theo Einstein: "Logic sẽ đưa chúng ta từ điểm A đến điểm B. Trí tưởng tượng sẽ đưa chúng ta tới mọi nơi"
    • @ko_co_gi thật sự thì con người cũng vậy (tuy nhiên mình nghĩ đúng ra là case ... when ... hơn là if .... else ...)

      Cái khác biệt của người và máy là lượng dữ kiện có được để xử lý, vì bạn nên lưu ý là não bộ con người chứa được nhiều dữ kiện hơn các ổ cứng thông dụng rất nhiều, và dữ liệu mới được đưa vào liên tục để xử lý.

      Nếu máy có thể nhận dữ kiện vào liên tục thì hoàn toàn có thể xử lý như con người
       
    • @huythai Nó khác nhau về phương pháp xử lý. Không đơn giản chỉ là lượng thông tin xử lý.
       
    • @tanng phương pháp thật ra là hoàn toàn như nhau. Ví dụ đơn giản nhất là nhìn cách 1 đứa trẻ con học làm gì đó, nó học bằng cách tiếp thu thông tin vào và xử lý thông tin đó. Cùng 1 việc, khi con người càng lớn (càng có nhiều thông tin) thì cách xử lý sẽ khác nhau.

      Con người chỉ khác máy tính ở chỗ sự nhận thức về bản thân (self-awareness), tức là trả lời câu hỏi "tại sao chúng ta nhìn đời qua đôi mắt". Tiếc là tới giờ thì chúng ta vẫn chưa trả lời được câu hỏi đó nên máy móc sẽ không thể làm được chuynệ đó
       
    • @HuyThai Cái đó là do bạn chỉ chọn cái giống nhau để nhìn vào thôi.
       
    • @tanng thật sự thì mình nghĩ là con người tự đánh giá cao sự khác biệt của mình so với máy móc (và cả người khác) quá mức
       
  • Thế giới tồn tại khách quan, nhưng cái HIỂU về thế giới của tất cả các cá thể đều khác nhau. Cho nên Duy Vật hay Duy Tâm đều ko đúng.
     
  • Đọc xong bài này em từ không hiểu thành loạn luôn.
    Em tóm lại thế này đúng không nhỉ?

    1. Dữ liệu -> thông tin -> Tri thức
    2. Hiểu là nhận dạng được Tri thức qua góc nhìn tương đối từ con người?
     
Viết bình luận mới
Website liên kết