Ghi chép của tuanson30061997
Học tiếng Nhật giao tiếp mất bao lâu ?
Chào các bạn,
Có nhiều lời phàn nàn rằng các bạn học tiếng Nhật mãi mà không tiến bộ mấy, học tiếng Nhật mất bao lâu để giao tiếp được
http://tiengnhatgiaotiep.edu.vn/hoc-tieng-nhat-mat-bao-lau.html
Phải chăng là bạn không có năng khiếu học ngoại ngữ? Hay là bạn đã "quá tuổi" để học ngoại ngữ dễ dàng? Thật ra thì không phải như vậy, ngoại ngữ không hẳn là năng khiếu. Bản thân tôi cũng chẳng có năng khiếu gì. "Quá tuổi" thì lại càng không, vì càng nhiều tuổi thì học ngoại ngữ lại càng dễ. Tôi nghĩ là những bạn cảm thấy mình không tiến bộ có chút vấn đề về mục tiêu và phương pháp. Vậy điều gì là quan trọng khi học tiếng Nhật?
Sai lầm 1: Cần nhiều năm để sử dụng thành thạo một ngoại ngữ
Sự thực: Bạn cần học 6 tháng là có thể giao tiếp bằng một ngoại ngữ mới. Tuy nhiên, để hiểu sâu một ngôn ngữ thì bạn cần phải có khả năng hệ thống hóa và khả năng so sánh với ngôn ngữ mẹ đẻ và có thể cần nhiều thời gian hơn. Đừng quên là để hệ thống hóa được ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt) có khi bạn cũng phải mất cả chục năm! Ngay từ khi sang Nhật là tôi đã học 2000 chữ kanji, nhờ thế mà không có biển hiệu nào ở nước Nhật mà tôi không đọc được.
Sai lầm 2: Trẻ em học ngoại ngữ dễ hơn người lớn
Sự thực: Người lớn học ngoại ngữ dễ hơn trẻ em rất nhiều. Người lớn có khả năng hệ thống hóa, so sánh với ngôn ngữ tiếng Việt. Người lớn là những người đã nắm rõ được ngôn ngữ mẹ đẻ, nên khả năng hệ thống hóa sẽ lớn hơn trẻ em rất nhiều, giúp họ dễ dàng nắm hết hệ thống ngữ pháp, văn tự trong một thời gian ngắn. Bạn có thể học 2000 chữ kanji trong 1 tháng. Trẻ em Nhật cần tới 6 năm để học hết kanji.
Sai lầm 3: Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó
Trên thế giới không có ngôn ngữ nào khó hơn ngôn ngữ nào. Tất cả ngôn ngữ đều có chung một vai trò: Diễn đạt sự vật, sự việc cho người khác và truyền tải cảm xúc. Bạn thấy khó vì bạn chưa tìm ra quy luật, chứ không phải vì nó thực sự khó. Phần lớn người Nhật cũng đều ảo tưởng tiếng Nhật khó, cũng như nhiều người Việt tưởng rằng ngữ pháp, phát âm tiếng Việt khó. Thực chất thì không phải như vậy. Tiếng Việt và tiếng Nhật thậm chí còn gần gũi nhau (và rất khác so với ngôn ngữ châu Âu) ở chỗ: Phân biệt chủ thể hành động và chủ đề, ví dụ:
行くかどうかは決めてください。Có đi hay không thì xin hãy quyết định.
Chủ đề ở đây là "Có đi hay không" (行くかどうか), trong khi chủ thể hành động là "anh/chị" (nhân xưng thứ 2). Vì học sinh Việt Nam bị áp hệ thống ngữ pháp châu Âu một cách máy móc nên ít người phân biệt được 2 thứ này (mà trong sách giáo khoa thời tôi học thì xếp tất cả vào dạng câu đặc biệt hay tỉnh lược => Hóa ra người Việt Nam cứ mở miệng ra là lại nói câu đặc biệt và chẳng mấy ai nói câu thông thường?!).
Đoạn hội thoại sau cũng tương tự:
A: 何かを食べる? Bạn có ăn gì không?
B: バナナは食べる。Chuối thì (tôi) ăn.
"Chuối" ở đây là chủ đề, chứ không phải chủ thể (chủ thể là "tôi"). Tiếng Việt hay tiếng Nhật thường nhấn mạnh chủ đề và nhiều khi ẩn chủ thể của hành động đi.
Ngoài ra, tiếng Nhật và tiếng Việt cũng giống nhau ở cách nói ước lệ (vốn rất khác so với ngôn ngữ châu Âu): 黄粱一炊の夢 (kouryou issui no yume = hoàng lương nhất
xuy no yume) = mộng hoàng lương (chỉ giấc mộng đẹp nhưng ngắn ngủi về vinh hoa phú quý).
Sai lầm 4: Giao tiếp giỏi tiếng Nhật http://tiengnhatgiaotiep.edu.vn/tieng-nhat-giao-tiep/ nghĩa là giỏi tiếng Nhật
Đây cũng là một sai lầm phổ biến của người học tiếng Nhật. Người giỏi thực sự là người diễn đạt nội dung bằng tiếng Nhật giỏi, còn giao tiếp giỏi chỉ là bạn nắm được một số ít từ giao tiếp, một ít mẫu ngữ pháp giao tiếp và nói sao cho giống người Nhật. Để đánh giá mức độ hiểu tiếng Nhật thì phải dựa vào khả năng đọc hiểu, phán đoán ý nghĩa, khả năng diễn đạt tiếng Nhật (sao cho dễ nghe, dễ hiểu). Đương nhiên là bạn cũng nên học cả giao tiếp nữa. Tuy nhiên, để hiểu rõ tiếng Nhật thì bạn phải hệ thống hóa được ngữ pháp và từ vựng tiếng Nhật (nhất là chữ kanji).
Trên đây là 4 sai lầm cơ bản nhiều người thường nghĩ khi bắt đầu học tiếng Nhật, hãy thay đổi quan niệm về học tiếng Nhật và nỗ lực cố gắng hơn bạn nhé!
Tham khảo thêm các bài viết khác tại http://tiengnhatgiaotiep.edu.vn/
Có nhiều lời phàn nàn rằng các bạn học tiếng Nhật mãi mà không tiến bộ mấy, học tiếng Nhật mất bao lâu để giao tiếp được
http://tiengnhatgiaotiep.edu.vn/hoc-tieng-nhat-mat-bao-lau.html
Phải chăng là bạn không có năng khiếu học ngoại ngữ? Hay là bạn đã "quá tuổi" để học ngoại ngữ dễ dàng? Thật ra thì không phải như vậy, ngoại ngữ không hẳn là năng khiếu. Bản thân tôi cũng chẳng có năng khiếu gì. "Quá tuổi" thì lại càng không, vì càng nhiều tuổi thì học ngoại ngữ lại càng dễ. Tôi nghĩ là những bạn cảm thấy mình không tiến bộ có chút vấn đề về mục tiêu và phương pháp. Vậy điều gì là quan trọng khi học tiếng Nhật?
Sai lầm 1: Cần nhiều năm để sử dụng thành thạo một ngoại ngữ
Sự thực: Bạn cần học 6 tháng là có thể giao tiếp bằng một ngoại ngữ mới. Tuy nhiên, để hiểu sâu một ngôn ngữ thì bạn cần phải có khả năng hệ thống hóa và khả năng so sánh với ngôn ngữ mẹ đẻ và có thể cần nhiều thời gian hơn. Đừng quên là để hệ thống hóa được ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt) có khi bạn cũng phải mất cả chục năm! Ngay từ khi sang Nhật là tôi đã học 2000 chữ kanji, nhờ thế mà không có biển hiệu nào ở nước Nhật mà tôi không đọc được.
Sai lầm 2: Trẻ em học ngoại ngữ dễ hơn người lớn
Sự thực: Người lớn học ngoại ngữ dễ hơn trẻ em rất nhiều. Người lớn có khả năng hệ thống hóa, so sánh với ngôn ngữ tiếng Việt. Người lớn là những người đã nắm rõ được ngôn ngữ mẹ đẻ, nên khả năng hệ thống hóa sẽ lớn hơn trẻ em rất nhiều, giúp họ dễ dàng nắm hết hệ thống ngữ pháp, văn tự trong một thời gian ngắn. Bạn có thể học 2000 chữ kanji trong 1 tháng. Trẻ em Nhật cần tới 6 năm để học hết kanji.
Sai lầm 3: Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó
Trên thế giới không có ngôn ngữ nào khó hơn ngôn ngữ nào. Tất cả ngôn ngữ đều có chung một vai trò: Diễn đạt sự vật, sự việc cho người khác và truyền tải cảm xúc. Bạn thấy khó vì bạn chưa tìm ra quy luật, chứ không phải vì nó thực sự khó. Phần lớn người Nhật cũng đều ảo tưởng tiếng Nhật khó, cũng như nhiều người Việt tưởng rằng ngữ pháp, phát âm tiếng Việt khó. Thực chất thì không phải như vậy. Tiếng Việt và tiếng Nhật thậm chí còn gần gũi nhau (và rất khác so với ngôn ngữ châu Âu) ở chỗ: Phân biệt chủ thể hành động và chủ đề, ví dụ:
行くかどうかは決めてください。Có đi hay không thì xin hãy quyết định.
Chủ đề ở đây là "Có đi hay không" (行くかどうか), trong khi chủ thể hành động là "anh/chị" (nhân xưng thứ 2). Vì học sinh Việt Nam bị áp hệ thống ngữ pháp châu Âu một cách máy móc nên ít người phân biệt được 2 thứ này (mà trong sách giáo khoa thời tôi học thì xếp tất cả vào dạng câu đặc biệt hay tỉnh lược => Hóa ra người Việt Nam cứ mở miệng ra là lại nói câu đặc biệt và chẳng mấy ai nói câu thông thường?!).
Đoạn hội thoại sau cũng tương tự:
A: 何かを食べる? Bạn có ăn gì không?
B: バナナは食べる。Chuối thì (tôi) ăn.
"Chuối" ở đây là chủ đề, chứ không phải chủ thể (chủ thể là "tôi"). Tiếng Việt hay tiếng Nhật thường nhấn mạnh chủ đề và nhiều khi ẩn chủ thể của hành động đi.
Ngoài ra, tiếng Nhật và tiếng Việt cũng giống nhau ở cách nói ước lệ (vốn rất khác so với ngôn ngữ châu Âu): 黄粱一炊の夢 (kouryou issui no yume = hoàng lương nhất
xuy no yume) = mộng hoàng lương (chỉ giấc mộng đẹp nhưng ngắn ngủi về vinh hoa phú quý).

Sai lầm 4: Giao tiếp giỏi tiếng Nhật http://tiengnhatgiaotiep.edu.vn/tieng-nhat-giao-tiep/ nghĩa là giỏi tiếng Nhật
Đây cũng là một sai lầm phổ biến của người học tiếng Nhật. Người giỏi thực sự là người diễn đạt nội dung bằng tiếng Nhật giỏi, còn giao tiếp giỏi chỉ là bạn nắm được một số ít từ giao tiếp, một ít mẫu ngữ pháp giao tiếp và nói sao cho giống người Nhật. Để đánh giá mức độ hiểu tiếng Nhật thì phải dựa vào khả năng đọc hiểu, phán đoán ý nghĩa, khả năng diễn đạt tiếng Nhật (sao cho dễ nghe, dễ hiểu). Đương nhiên là bạn cũng nên học cả giao tiếp nữa. Tuy nhiên, để hiểu rõ tiếng Nhật thì bạn phải hệ thống hóa được ngữ pháp và từ vựng tiếng Nhật (nhất là chữ kanji).
Trên đây là 4 sai lầm cơ bản nhiều người thường nghĩ khi bắt đầu học tiếng Nhật, hãy thay đổi quan niệm về học tiếng Nhật và nỗ lực cố gắng hơn bạn nhé!
Tham khảo thêm các bài viết khác tại http://tiengnhatgiaotiep.edu.vn/
1 bình luận