Avatar's KISS6789

Ghi chép của KISS6789

Chuyện Của Chim Yến- Nhân Quả Báo Ứng.

Chuyện Của Chim Yến.

(Hãy chia sẻ bài viết để mọi người được biết nguồn gốc của những tổ yến các bạn nhé..!)

Dù có bổ đến đâu xin đừng ăn hay uống Nước Yến hay Yến Sào. Tội lắm người ơi..!
Có 1 lần lâu lắm rồi tôi có gặp 1 ông bạn nói ngày xưa ở VN trước năm 1975 có lần ông trúng thầu để lấy tổ yến ở đảo...!
Sau lần đó ông giải nghệ luôn vì thấy nghề đó quá ác độc và nhẫn tâm và sợ quả báo về sau nhưng có tránh thì sau mấy năm về sau tôi cũng không tránh phải quả báo là nhà tôi bị cháy hết và chết 2 đứa con còn thơ dại y như tôi ném các con yến con xuống biển để lấy tổ yến vậy và đến lúc đó tôi mới biết cảm giác của nhưng con chim yến bị mất con mất tổ y như tôi cháy nhà chết con vậy, cảm giác thật bi thảm và đau khổ tột cùng và không muốn sống nữa.
Ông nói tội lắm cô ơi... Tôi thường xuyên phải vất trứng yến hay chim non xuống biển để lấy tổ yến, một ngày phải giết chết hàng nghìn con chim non và trứng để lấy tổ yến, hàng tháng trời như vậy ở đảo để lấy tổ yến thì không biết bao nhiêu cái tổ và không biết bao nhiêu trứng và chim non bị chúng tôi giết. Chim cha, chim mẹ bay về quanh quẩn nơi tổ yến đã mất và con của chúng kêu rên thảm thiết lắm, nghe là nhói lòng y như tôi vừa bị cháy nhà và chết mất 2 đứa con thơ vậy và tôi nghĩ đó cũng là quả báo của tôi. Nghe ông nói mà tôi ứa nước mắt thương cho chim cha, chim mẹ.
*Cái gì ta không muốn đến với chính ta thì xin đừng làm nó với chúng sanh, nếu như ta bây giờ đang gieo nhân gì thì tương lai ta sẽ gặp lại quả ấy cho chính ta. bạn không muốn nhà mất, gia đình ly tan thì xin đừng lấy tổ yến và dùng hay ăn các sản phẩm của tổ yến, tội lắm người ơi.

Câu chuyện ray rức lòng người đi lấy tổ yến.
Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng. Để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống…!
Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài (con người) hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến.
Yến, sống trung thành - chết thuỷ chung. Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó đã giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá đó mà Yến luôn về đúng nhà của mình. Không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…!
Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm. Không chừa lại một phần tổ, hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh. Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ. Yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh và chuyện này là có thật.
Khi mất tổ mất con thì Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quảng đời còn lại.
Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn con cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có "nghề lấy tổ Yến gia truyền” là vậy.
Nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.
Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thuỷ chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên tổ nơi vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.
Bù lại, Mẹ Thiên Nhiên dạy Yến cách sinh tồn, mách bảo Yến sống trên cao, làm tổ nơi vách núi thẳng đứng, hẻo lánh và trơn trượt. Hòng tránh loài ăn thịt hiểm ác như rắn hay cú vọ. Có điều, ngay cả thiên nhiên cũng không biết được có loài ăn… tạp còn tàn độc hơn thú dữ. Loài có thể chinh phục bất cứ núi cao vực sâu hiểm trở nào hầu nhét cho đầy lòng tham tanh tưởi. Loài đã làm những cuộc tàn xác đẫm máu mang tên “Yến Sào”.
Yến chống chọi để tồn tại, tạo hoá không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Con người ranh mãnh vì lợi nhuận muốn có hồng yến để bán giá cao hơn khi nuôi yến và lấy tổ yến ở các nhà xây nuôi đã cố tình chừa một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Cho đến chết đi rồi Yến vẫn không thể hiểu được loài man rợ hoan hỉ gọi đó là: "Hồng Yến" => máu của tình mẫu tử..!
Loài người chúng ta vẫn đang tàn nhẫn sát hại tất cả các loại sinh vật, không tha loài nào, và lại quên mất rằng động vật cũng biết đau và cũng có tình yêu thương y như con người. Con người tàn phá thiên nhiên, chiếm đi thức ăn và chỗ ở của các sinh vật khác. Những sinh vật đòi lại thức ăn và chỗ ở thì bị người cho là động vật có hại, rồi bị con người sát hại bằng những cách tàn ác nhất. Những sinh vật quy thuận con người hoặc còn giá trị lợi dụng thì được cho là sinh vật có lợi và bị giết thịt một cách đau đớn. Để cảnh tỉnh thế gian, Thượng Đế đã tạo ra luật nhân quả và quả báo sát sinh. 
Cuộc đời là một chuổi vay trả, trả vây. Thôi thì đừng vay chi để khỏi phải trả. Nhân quả không chừa một ai..!
Sống trên cuộc đời nếu muốn được hạnh phúc, an vui thì mong hãy mở lòng từ bi.

3057 ngày trước · Bình luận · Loan tin ·  

18 bình luận

  • Nghề khai thác tổ Yến :
     
  • hình dung là ông già bạn ốm nặng, ăn yến giúp ông khỏe lên thật. bạn có ngồi đấy mà nói chuyện luân lí đạo đức với ông già?
    có những chuyện ko nên nói làm gì, thấy cần thì làm vậy thôi.
     
    • @Quanph Tóm lại là ăn chay, sau à nghiên cứu thực vật cũng có cảm xúc thì ăn thực phẩm tổng hợp từ vô cơ, không đủ thì nhịn
       
    • @quanph Người viết họ chỉ đi sâu vào đúng 1 khía cạnh vấn đề, đó là việc lấy tổ yến hiện này đang lấy từ yến hoang dã, và gây ra quá nhiều cái chết thương tâm với loài chim yến, còn việc dùng nó thì không nhắc tới.

      Nên cần lắm phương pháp nào đó:
      1/ lấy được một phần tổ yến mà không làm chết chim yến.
      2/ nuôi yến nhân tạo.

      Loài người ăn thịt như loài hổ báo, nên nếu nuôi yến nhân tạo như nuôi gà công nghiệp, thì cũng là chim yến nhưng ko thấy đau lòng gì
       
    • @nchinh
      Dù có bổ đến đâu xin đừng ăn hay uống Nước Yến hay Yến Sào

      câu đầu tiên mình đọc đc thì có vẻ không như bạn nghĩ
       
    • @nchinh hóa ra mạng của con gà công nghiệp nó khác với mạng con gà rừng.
       
  • Bây giờ mới biết mấy cái này , thấy mấy chương trình bảo Hồng Yến là do tổ yến để lâu năm.
     
  • Loài người là loài đáng thương nhất. Vừa ăn tổ yến thấy ngon, lại vừa thấy tội lỗi, day dứt.
     
  • Bài này nhiều cái cố tình nói quá lên cho nó lâm li bi đát thôi. Như việc vứt yến con và trứng yến làm gì có. Người nuôi yến đâu có kém đến nỗi tự triệt tiêu nguồn sống của mình như vậy. Yến mà một số nơi bán nói là yến vàng, yến thượng hàng...., có màu vàng sậm, thực tế nó hầu hết là tổ yến do để lâu, chim yến ấp con, sinh hoạt trên tổ đó, rồi tổ yến dần chuyển màu. Còn huyết yến mới là yến từ máu và yến từ sắt. Trứng yến lại càng không vứt đi, người nuôi yến lâu năm thì đều biết, trứng yên còn tốt hơn tổ yến. Nhưng họ thường để cho yến ấp chứ không bán, thỉnh thoảng dùng để ăn hoặc ngâm rượu biếu. Thợ yến mỗi ngày leo lên leo xuống thang chữ A hàng trăm lần, thường buổi sáng ăn 1-2 quả trứng yến sẽ đủ sức làm việc cả ngày. Còn nếu bảo ăn trứng mà sát sinh quá đi nữa, thì cũng nên nghỉ luôn trứng gà trứng vịt.

    Nói xin lỗi chứ phân yến kết thành từng mảng dưới nền nhà yến, người ta hốt lên bán mỗi lần còn được tiền triệu, thì làm gì có cái gì mà vứt đi nữa. Thử hỏi bao nhiêu người nuôi yến xem có mấy người được nhìn thấy một con yến chết. Yến chết thường bay đi đâu rất xa rồi chết, chứ ngồi đó mà miêu tả cảnh yến tự tử.
     
    • @hungnguyen1402 chuẩn, riêng vụ thu hoạch tổ yến. Hầu như người làm nghề này không ai thu hoạch tổ có trứng, vì như thế là cách làm ấu trĩ, không lâu dài, họ thường thu hoạch tổ yến sau khi chim non rời tổ hoặc trước khi chim yến đẻ trứng để yến (tuy nhiên cách này ít vì chim yến phải làm lại tổ trước khi đẻ trứng nên sức khoẻ yếu). Bây giờ, họ còn phổ biến việc xây nhà cho yến ở, thu hút và nuôi côn trùng làm thức ăn cho yến.

      Vụ trứng yến đắt hơn tổ yến thì hình như không có thì phải, có thể vì người ta ít bán trứng yến nên mình không rõ.

      Mà suy rộng ra, công nghiệp hoá rồi, thì yến cũng chẳng khác gì gà và vịt đâu. Được con người nuôi dưỡng, có điều kiện sinh sống an toàn, tốc độ phát triển tốt, duy trì được nòi giống, âu cũng là 1 dạng quan hệ hợp tác
       
    • @hungnguyen1402 E nghe cũng thấy điêu, người ta đầu tư bao nhiêu tiền của công sức để thu hút yến về làm tổ, lại mang ném chim non đi, họa có điên.
       
    • @nova cái đó là nó đang nói về khai thác yến tự nhiên chứ không phải yến nuôi... vách đá cheo leo dựng đứng, có muốn bỏ trứng lại qua 1 bên để lấy tổ (tổ dính trên vách đá chứ ko phải đặt trên nền đá) cũng chưa chắc tìm được chỗ mà bỏ thì không vứt đi chứ làm sao, chẳng lẽ cầm ở tay leo đi tìm chỗ để trứng (trong khi thân thằng lấy tổ vắt vẻo trên giàn sào mong manh, đong đưa... lo cho cái mạng nó còn ko xong...ko phải bỗng dưng lại liệt nghề khai thác yến sào là nghề nguy hiểm-xem cái clip của bạn kiss6789 ở trên thì biết...còn yến nuôi & khai thác yến nuôi lại là chuyện khác...)
    • @hungnguyen1402 yến nuôi khác =.= yến nuôi trong nhà hình như mới có từ khoảng hơn chục năm gần đây thôi chứ ngày xưa toàn phải lấy yến tự nhiên từ mấy vách đá như trong clip ko à. Việc hái tổ, bỏ trứng, rơi yến con là bình thường. Tới người khai thác ko cẩn thận còn bị rơi nữa là :v
      Nhưng giờ người ta có nuôi yến nhân tạo rồi nên mới nhặt lại trứng ấp được chứ ko như ngày xưa nữa.
  • Mình cực ghét những bài kiểu này. Bây giờ người ta khai thác yến nuôi trong nhà yến là chính. Hơn nữa khi khai thác tổ yến tự nhiên đương nhiên sẽ có một xác suất nhất định lấy nhầm tổ yến còn đang dùng, nhưng, hãy xét lại việc kéo lưới đánh bắt cá, hay tát ao bắt cá, có phải bắt cá lớn thì cá bé cũng ảnh hưởng không? Cũng bình thường thôi. Lâm ly bi đát quá thể sự việc vốn dĩ bình thường trong cuộc sống...

    Sau một tuần làm việc vất vả, bạn bước vào tiệm, ngồi vào bàn dõng dạc gọi một phần bò bít tết 2 trứng, nhìn miếng thịt bò dầy cui trên chảo xèo xèo bạn có bao giờ nghĩ đến những chú bò đang ung dung gặm cỏ trên cánh đồng cỏ xanh thơ mộng bị người ta đem vào lò mổ chọc tiết rồi xẻo thịt nó ra, lựa phần thịt ngon nhất ra đem đến cho bạn phần bít tết này? Rồi những chú gà vô tội bị vắt kiệt sức ở những trang trại để đẻ trứng đến xơ xác thân thể để có 2 quả trứng này... Sao bạn có thể nhẫn tâm ăn phần bó bít tết 2 trứng như vậy chứ? Tào lao không? Sao bạn không treo cổ chết đi cho rồi?
    • @luanth tại dân việt nam mới nghĩ thế thôi, tư duy săn cùng bắt tận cho lợi trước mắt, chứ mắt lưới phải có tiêu chuẩn. Như ở nước ngoài mắt lưới quá bé (=> bắt cả cá con) là bị phạt đấy chứ
      Đúng là hiện tại yến nuôi đã giải quyết được vấn đề. Nhưng cũng có 1 thời tổ yến bị khai thác quá độ rồi ấy chứ, đừng tưởng là người ta chọn ổ nào ko trứng mới lấy mà là với được cái nào lấy cái đó ấy Ở những chỗ mà người ta còn ý thức bảo tồn thì cũng chỉ là hạn chế hơn việc lấy tổ có trứng hay chim con thôi, chứ ko phải là người ta ko lấy
      Nhưng nói chung giờ có yến nuôi rồi nên bài này chả còn hợp lý nữa
       
  • Tổ yến thực ra đâu thấy ngon gì, công dụng bổ dưỡng thì vẫn là nghi vấn
     
Viết bình luận mới
Website liên kết