Avatar's vietbio

Ghi chép của vietbio

GMO và nỗi sợ hãi vô hình

@ntmj27 @ohisee

Tôi biết có rất nhiều người chia sẻ góc nhìn của bạn đối với GMO. Nhìn chung đó là kiểu nhận thức luận "bất khả tri" với tinh thần hoài nghi về bản chất và giới hạn của kiến thức con người. Vd. "Trong khi sự sống là một hệ thống cực kỳ phức tạp và hiểu biết của con người với sự sống hiện giờ vẫn chỉ là 1 giọt nước trong biển cả mà thôi. Không ai có thể cam đoan những gì họ làm ra chắc chắn an toàn, và cái giá phải trả nếu sai lầm ở đây sẽ là mạng sống của hàng triệu, hàng tỷ người, thậm chí là cả thế hệ sau." Kiểu nhận thức này chẳng khác những người cổ đại nguyên thủy sợ hãi các sức mạnh tự nhiên như gió, bão, núi lửa và chắc chắn kiểu nhận thức này sẽ còn tiếp tục tồn tại trong nhiều trăm năm nữa bất kể khoa học, công nghệ có tiến bộ đến mức nào. 

Đầu tiên, nói về rủi ro và quản lý rủi ro. Nếu bạn nhảy từ trên máy bay (đang bay) mà không đeo dù thì chẳng có tí rủi ro nào cả. Chắc chắn bạn sẽ chỉ có 1 kết cục là tan xương nát thịt. Rủi ro chỉ xuất hiện khi bạn nhảy ra với cái dù trên lưng. Khi đó rủi ro là xác suất cái dù gặp trục trặc kỹ thuật, hoặc bạn điều khiển dù bất cản rơi ngay xuất trước mũi 1 đoàn tàu cao tốc. Về mặt khoa học thì bất kỳ điều gì cũng có xác suất xảy ra (vd. ngày mai trái đất nổ tung) chẳng qua rất nhiều điều xác suất nhỏ đến mức không thể tưởng tượng nên không nhất thiết phải sợ hãi.  

Nếu bạn hỏi 1 nhà chuyên môn, GMO có an toàn không? Đa số nhà khoa học sẽ trả lời "Đến này chưa ai chứng minh được là không an toàn cả". Người "bất khả tri" sẽ có thể dẫn giải câu trả lời rằng "giới chuyên môn chẳng dám bảo đảm chắc chắn về những cái họ làm hoặc định làm". Thực tế, nếu anh uống thuốc bổ (vitamin) không đúng liều lượng, hoặc chỉ định cũng có thể gây hại cho bản thân. An toàn hay rủi ro cũng vậy. Cách nhà khoa học trả lời như trên là nhằm chứng tỏ cam kết của họ đối với xã hội, đó là sẽ luôn hoài nghi về sự an toàn và luôn dùng mọi hiểu biết, khoa học công nghệ tiên tiến nhất để kiểm định sự an toàn và loại bỏ bất kỳ yếu tố nào mà với hiểu biết hiện nay có xác suất gây ra rủi ro đáng kể. Nếu ai đó tìm hiểu 1 cách có trách nhiệm quá trình kiểm định GMO và các bộ luật liên đới đều sẽ phải thừa nhận rằng quá trình quá phức tạp và làm nản lòng đa số các nỗ lực tạo ra GMO hữu ích. Đối với hiểu biết của tôi, để vượt qua được rào cản GMO còn khó hơn sản xuất thuốc hoặc thử nghiệm liệu pháp chữa bệnh cho người.

Đối với rất nhiều người, nếu phức tạp và rủi ro như vậy thì thôi cứ cấm cái đã (cấm sản xuất sẽ hạn chế nghiên cứu vì thiếu vốn) rồi tính sau. Luận điểm bảo thủ này tưởng chừng như "an toàn" nhưng thực ra cản bước phát triển KHCN, quay lùi bánh xe lịch sử và đẩy nhân loại đến bờ diệt vong. Dân số nhân loại tăng đột biến (đạt 9 tỉ vào 2050) và tuổi thọ con người cùng kéo dài đẩy nhu cầu phục vụ cho cộng đồng này đến cái mức mà tài nguyên Trái đất này cạn kiệt. Nếu muốn sinh tồn thì phải đầu tư KHKT tạo thêm các cuộc cách mạng về nông nghiệp, năng lượng và y tế trước khi quá trễ.

Tất nhiên chúng ta không phải chấp nhận mọi rủi ro để thỏa mãn nhu cầu/mục đích. Luật về GMO được kiểm soát gắt gao dựa vào 3 nền tảng sau (1) BẢO VỆ: bảo đảm sự sống, sức khỏe của con người và các loài vật khác cũng như môi trường, loại bỏ bất kỳ yếu tố có thể gây rủi ro; (2) CÙNG TỒN TẠI: bảo đảm quá trình sản xuất và thương mại của GMO ko gây hại các phương thức truyền thống; và (3) PHÁT TRIỂN: thiết lập khung pháp lý để phát triển các tiến bộ KHKT.

Trong khuôn khổ 1 post thì ko thế diễn đạt được hết. Những người quan tâm nên tìm hiểu thêm nhưng bất kể quan điểm thì thực tế là các sản phẩm GMO ngày xuất hiện càng nhiều. GMO đã bị biến thành con bài chính trị và tuyên truyền và theo hiểu biết của tôi thì trước sau các nhà chính trị cũng sẽ nhận thức và tìm cách "xuống thang" để thoát khỏi cái bẫy GMO do chính họ đặt ra. Nhìn 1 cách khác, GMO thế hệ 1 là bản beta dùng để training users cho 1 hướng sản phẩm mới có tính cách mạng.

3321 ngày trước · Bình luận · Loan tin
kanishi , cuong205a4 người nữa
·  

34 bình luận

  • GMO ở đây là cái đéo gì thế tiến sỹ sinh học?
     
    • @thay_chua genetically modified organisms, đại khái dân ta hay gọi là thực phẩm biến đổi gen
       
    • @kenshin_top mình đọc đéo hiểu gì, cứ tưởng là Game Mobile Online hay là Gold Mining Online hay cái gì đại loại thế chứ

      Ông tiến sỹ này hơi giống mấy bác ở trển nhà mình, cứ viết đéo cần giải thích, nghĩ ai cũng ở trển giống ông ý nên đơn giản chỉ thêm vài dòng note viết tắt của cái gì cũng đéo thèm thêm, đọc nhức cả đầu nên phải hỏi
       
    • @thay_chua Bạn không hiểu thì có thể không cần đọc, và người viết note (theo tớ suy đoán) cũng không cần viết cho quảng đại quần chúng già trẻ gái trai đọc.

      Còn bạn vẫn muốn đọc nhưng không hiểu thì cứ việc tra google. Nó hiện ngay lập tức ở dòng đầu tiên đấy.
       
  • @vietbio

    Đầu tiên hình như bạn nhầm khái niệm "bất khả tri". Bất khả tri trong khoa học có nghĩa là tính đúng sai của một số vấn đề là chưa thể biết rõ. Ví dụ các khái niệm Chúa Trời, linh hồn, kiếp sau,v.v.. đó là những khái niệm chưa có bằng chứng là tồn tại nhưng cũng chưa thể khẳng định rõ ràng là không tồn tại

    Về ví dụ rủi ro của bạn, thực ra bạn đang đánh tráo ví dụ. Theo mình, nếu phát triển mạnh GMO, thì con người hiện nay giống như chuyện bạn chưa học một khóa nhảy dù, bạn có xem cảnh nhảy dù trên film (bạn biết về nó đấy) và đeo một cái dù nhảy ra khỏi máy bay, khả năng chết của bạn cao đến 99.99%. Đơn giản vì bạn không có đủ kiến thức về nó.
     
    • Bạn có vẻ phản đối câu nói của mình "Trong khi sự sống là một hệ thống cực kỳ phức tạp và hiểu biết của con người với sự sống hiện giờ vẫn chỉ là 1 giọt nước trong biển cả mà thôi. Không ai có thể cam đoan những gì họ làm ra chắc chắn an toàn, và cái giá phải trả nếu sai lầm ở đây sẽ là mạng sống của hàng triệu, hàng tỷ người, thậm chí là cả thế hệ sau."

      Về hiểu biết của con người về sự sống, hiện giờ chúng ta:
      - Chưa thể chữa khỏi hết các bệnh tật đã biết
      - Chưa biết hết các bệnh tật trên con người
      - Chưa hiểu được hết vai trò, chức năng, cách thức hoạt động,v.v... của cơ thể người
      - Chưa biết được vai trò, chức năng của các gen trong bộ gen người

      Đấy, chỉ riêng về chính mình thôi, con người đã không hiểu hết rồi huống hồ cả sinh giới. Nói hiểu biết của chúng ta về sự sống chỉ là một giọt nước có sai không? Và quay lại ví dụ trên, nó giống hệt trường hợp bạn biết về cái dù (qua film ảnh), nhưng chưa đủ hiểu về nó, chưa biết cách nhảy, chưa biết chọn địa điểm nhảy, bạn ôm nó nhảy máy bay và khả năng bạn chết cao đến 99.99%. Nó là sự chênh lệch về tri thức. Có thể một thời điểm nào đó trong tương lai, khi chúng ta hiểu sâu hơn về sự sống, GMO là khả thi, nhưng chưa phải bây giờ.
       
    • Ví dụ về một chuyên gia GMO, bạn hỏi lại câu hỏi "chắc chắn nó an toàn chứ, chúng ta kiểm soát được mọi vấn đề chứ?" Câu trả lời nhận được vẫn là không !!! Hiện nay chưa có gì chứng tỏ là không an toàn, nhưng chẳng có gì chứng tỏ nó an toàn tuyệt đối cả. Và đổi một góc độ nhé, bạn có một quả bom có thể hủy diệt cả loài người (GMO khả năng đấy), chạm đất là nó nổ, bạn có dám giao nó cho một đứa trẻ con, bảo nó là đừng để quả bom chạm đất, không là chúng ta sẽ chết hết đấy. Mình tinh rằng đại đa số mọi người không làm thế. Nó cũng đúng cho trường hợp GMO thôi. GMO là quả bom và nhân loại hiện giờ vẫn chỉ là 1 đứa trẻ con, cầm 1 lúc không sao đâu, nhưng chẳng ai đảm bảo sẽ an toàn cả

      Quay lại một trường hợp nữa, trường hợp chính phủ, bạn có dám nhảy dù khi mà bạn nhận cái dù đấy từ tay một thằng căm thù bạn đến tận xương tủy làm ra ?
       
    • Cuối cùng, thực ra bạn đang trầm trọng vấn đề về nạn đói. Con người hiện giờ chưa đói, khi mà hàng tỷ tấn đồ ăn thừa vẫn còn được đổ đi ở các nhà hàng, khi mà 4/5 lượng lương thực vẫn được dùng cho chăn nuôi. Tình trạng nạn đói xẩy ra chủ yếu ở những vùng Châu Phi, nơi mà đói kém chủ yếu do canh tác lạc hậu, do tình trạng bất ổn cũng như điều kiện giao thông làm cho khó tiếp cận với lương thực cứu trợ. Dân số trái đất cũng đã tăng chậm lại và tình hình không quá tồi tệ như chúng ta nghĩ.

      Nhiều người vin vào cái lý do nạn đói để ủng hộ GMO, coi GMO là cứu cánh cho nạn đói, mình coi đây là ngụy biện. Về cơ bản, GMO vẫn nằm trong phạm trù thực vật, năng suất của GMO không thể cao hơn cây trồng truyền thống quá nhiều, do đó không phải là một giải pháp hoàn hảo cho nạn đói. Chúng ta vẫn còn hàng tỷ hecta đất có thể canh tác được ở châu Phi, hàng trăm triệu km2 đại dương chờ khai thác, chúng ta vẫn chưa đẩy mạnh nuôi trồng tảo thành nguồn dinh dưỡng chính trong khi tảo có năng suất cao gấp hàng trăm lần thực vật, chúng ta vẫn tiêu phí 4/5 lương thực cho chăn nuôi mà chưa nghiên cứu nguồn đạm khác v.v... Dù thế nào đi nữa, vào thời điểm hiện tại và vài chục năm nữa, dùng GMO để giải quyết nạn đói, theo mình, giống như việc dùng bom nguyên tử để giải quyết IS vậy, không triệt để mà hậu quả thì vô cùng.
       
    • @ntmj27 vote cho nhiều lập luận phản bác của bác. Con người hoàn toàn có thể kiểm soát tốt vấn đề dân số và lương thực. Quá mạo hiểm là ko cần thiết.
       
    • @ntmj27

      #Bất khả tri: Tác hại của GMO, về mặt khoa học thực nghiệm, là không biết rõ cũng giống như sự tồn tại của Chúa Trời. Những thứ đồn đoán về tác hại của GMO đa phần là do trí tưởng tượng của con người được thêu dệt và khuyếch đại như những bộ phim khoa học viễn tưởng.

      #Nhảy dù: Ví dụ về nhảy dù dùng để làm rõ khái niệm về rủi ro và an toàn. Tôi không mở rộng lĩnh vực nghiên cứu sang thực hành nhảy dù.
    • @ntmj27

      #Giới hạn hiểu biết của con người: Mặc cảm về hiểu biết của bản thân / nhân loại là có thể hiểu được nhưng đừng để nó ngăn cản nỗ lực khám phá và chế ngự thế giới. Tôi ước gì có thể biết người cổ đại làm thế nào thuyết phục được tộc nhân của họ là sử dụng lửa để ăn thịt chín là an toàn và tốt cho sức khỏe. Anh ta/Cô ta chắc chắn không thể chứng minh với mọi người là (1) có thể chữa khỏi hết các bệnh tật đã biết; (2) biết hết các bệnh tật trên con người; (3) hiểu được hết vai trò, chức năng, cách thức hoạt động,v.v... của cơ thể người; (4) biết được vai trò, chức năng của các gen trong bộ gen người. Giọt nước hiểu biết của nhân loại thời điểm đó nhỏ 1 cách đáng thương so với giọt nước hiểu biết hiện giờ.
       
    • @vietbio có 1 ví dụ vừa ủng hộ và vừa phản đối bác, đó là vấn đề khí nhà kính của tủ lạnh.

      - Ủng hộ: khoa học vẫn phải phát triển, việc sử dụng tủ lạnh tiềm ẩn nhiều vấn đề chưa biết, nhưng cứ dùng đã, hậu quả khắc phục sau (hiện nhân loại đang phải khắc phục hậu quả)
      - Phản đối: nhỡ hậu quả không khắc phục nổi thì sao, có vẻ GMO (hoặc AI - trí tuệ nhân tạo) tiềm ẩn nhiều vấn đề hơn tủ lạnh

      => tóm lại nên bỏ thêm kinh phí nghiên cứu về hậu quả của GMO (và AI)
       
    • @vietbio Mình nghe nói bạn là một tiến sỹ sinh học đang ở Đức, vậy giả định bạn với tư cách là một nhà khoa học làm về GMO, hãy trả lời cho mình mấy câu hỏi sau:
      - Bạn có biết chắc chắn những gì mình thay đổi là an toàn tuyệt đối ?
      - Bạn có đảm bảo chắc chắn những phương pháp biến đổi gen bạn làm chỉ thay đổi những gì bạn muốn, không thay đổi những gen khác ?
      - Bạn có chắc chắn trong quá trình tương tác với các gen khác, những gì bạn thay đổi còn an toàn ?
      - Bạn có chắc chắn trong quá trình tương tác với môi trường sống, những gì bạn thay đổi không gây ra những tác hại ?
      - Bạn có chắc chắn khi bạn gieo trồng GMO, các cây trồng này lai tạp với những loài khác là an toàn, các loài động thực vật trong sinh giới tương tác các loài này không sinh ra các dịch bệnh mới hay những độc chất mới ?
      - Bạn có đảm bảo trong mọi hoàn cảnh (vì hạt giống có thể được phát tán đến mọi nơi trên thế giới), những điều trên này còn an toàn ?

      Mình đứng trên góc nhìn của người tiêu dùng hỏi bạn, bạn dám cam đoan những điều trên với mình. Đây không phải là những nguy cơ được thổi phồng như trong khoa học viễn tưởng đâu bạn. Bạn nói thế là bạn đang khinh thường trí tuệ của hàng trăm triệu người phản đối GMO trên toàn thế giới đấy, mà trong đấy không thiếu những nhà khoa học đáng kính đâu.
    • @vietbio Mình dám cam đoan bạn không dám mang một quả bom nguyên tử về cho những người thời Trung Cổ sử dụng.

      Giọt nước con người biết đã to lên, nhưng những gì mà GMO làm ra thì ngọn lửa không thể so sánh được.
       
    • @ntmj27

      #Bom an toàn: Tôi thích cái ví dụ về quả bom nguyên tử và năng lượng hạt nhân. Sức công phá và hiểm họa về hạt nhân là rõ ràng hơn nhiều so với GMO. Tuy nhiên điều đó không làm chùn bước nhân loại tìm cách chế ngự công nghệ này cũng như các nỗ lực kiểm soát tác hại của nguồn năng lượng này. Dù rằng ứng dụng của công nghệ này trong tương lai là còn tranh cãi nhưng nó chứng tỏ sự hữu hiệu của các khung pháp lý, năng lực chế tài quản lý của nhân loại trong việc kiểm soát các rủi ro của khoa học công nghệ.
       
    • @ntmj27, @vietbio

      Sao phải tranh luận nhỉ, ai sợ thì đừng ăn, ai ăn thì đừng sợ. Ai muốn cấm thì phải chứng minh là nó có hại, ai muốn thúc đẩy, tuyên truyền thì phải thuyết phục người khác là nó an toàn.
       
    • @vietbio vậy bạn đánh giá sao về việc cả thế giới đang từ bỏ và cấm năng lượng phản ứng phân hạch (tên chuẩn của cái mà mọi người thường gọi là năng lượng hạt nhân) qua các hiệp không phổ biến vũ khí hạt nhân, không sản xuất mới, các động thái tiêu hủy vũ khí hạt nhân hiện có, ngừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân hiện có ?
       
    • @tanng vấn đề nó lớn hơn nhiều việc bác ăn hay không bác à.

      Ví dụ nhé: một người ăn GMO lúc đang bị cúm (vd cúm vì virut cúm phổ biến và thay đổi thường xuyên do đó không có khả năng nghiên cứu hết trong môi trường thí nghiệm), GMO tương tác với virut cúm, biến virut cúm này thành 1 loại mạnh hơn (vd H5N1 cho nó trực quan), lây dễ dàng hơn, kháng thuốc mạnh hơn. Bác đi cafe với người đó và bùm, bác lây cúm, tương tự thế cho gia đình và đồng nghiệp của bác => 1 dịch cúm mới lây lan, 1 cơ số người sẽ mất mạng cho đến khi tìm được cách chữa trị, và nếu virut này khó trị như HIV, quá trình này sẽ mất vài thập kỷ, và nếu nó virut này lây lan đủ nhanh, đủ dễ, hàng tỷ người sẽ chết trước khi tìm ra được cách chữa trị
    • @ntmj27 Cái ví dụ của bạn là có thật hay là cái bạn nghĩ rằng có thể có thật, hoặc là có cơ sở khoa học nào đó để bạn tin là có thật? Mình không có thói quen sợ hãi mấy điều giả tưởng, chẵng nhẽ mình lại không dám đi ra ngoài đường chỉ vì tưởng tượng ra là sẽ có hòn gạch rơi vào đầu. Chỉ vì bạn nghĩ thế, không đủ sức để thuyết phục mình đâu.

      Chuyện ăn không ăn là ý khác, có nghĩa là mỗi người có lựa chọn riêng của họ, cả hai bên đều phải tôn trọng lựa chọn của nhau.
    • @tanng bằng chứng https://ltus.me/UPL
      @vietbio mình nghĩ rằng bạn trả lời câu hỏi của bác TanNg có sức thuyết phục hơn, bạn nghĩ rằng khả năng mình đưa ra có thể thành sự thật ko ?
    • @ntmj27 Cái đoạn virus cúm rât dài và ghê gớm bạn kể ở trên cơ? Là khoa học viễn tưởng hay chuyện thật? Hay chuyện chưa xảy ra nhưng rất có cơ sở khoa học?
       
    • @tanng, @ntmj27

      #Khoa học về sự an toàn: (1) Đầu tư cho 1 sản phẩm GMO là 1 quá trình đắt đỏ và khắt khe gồm nhiều giai đoạn (trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm nhà kính, thử nghiệm quy mô nhỏ, nuôi trồng thử nghiệm) như đã nói ở trên, nên từng yếu tố nhỏ (bao gồm cả những thứ bạn liệt kê ra để hỏi tôi) đều được nghiên cứu cẩn thận và tối ưu hóa. Chẳng nhà đầu tư nào muốn nguồn vốn của mình bị phung phí, nên họ cầu toàn hơn nhiều so với người tiêu dùng, nhất là khi họ nhận được lời cảnh báo nghiêm túc từ nhà chức trách. (2) Một số kiến thức cơ bản dành cho nhà tiêu dùng thông minh để tránh sợ hãi quá độ. Đừng hoảng sợ khi nghe 1 gene bị biến đổi bởi đột biến vẫn diễn ra ở tự nhiên và nhân loại đã chọn lọc những thứ có lợi để tạo các giống cây trồng, vật nuôi dần dần khác xa với các loài hoang dại. Cũng đừng sợ hãi khi ăn DNA (vì cái gì mà chẳng có DNA) mà nên chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm (ăn chín uống sôi) thì hơn.

      #Ăn GMO lâu dài tăng nguy cơ trên chuột. Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu của Gilles-Eric Séralini tại Đại học Caen (Pháp) công bố trên Food and Chemical Toxicology năm 2012. Công bố này ngay lập tức gây chú ý đối với cộng đồng khoa học và gần như ngay lập tức nghiên cứu này bị/ được mổ xẻ 1 cách nghiêm túc bởi các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới. Kết luận cuối cùng là Ban biên tập của Food and Chemical Toxicology đã tuyên bố thu hồi bài báo do nhóm nghiên cứu đã lựa chọn dòng chuột thí nghiệm có nguy cơ ung thư tự nhiên khá cao. Do đó kết luận về tác hại của GMO là không có căn cứ.
       
    • @ntmj27, @ohisee

      #nạn đói và tăng trưởng dân số.

      (1) Tăng trưởng dân số tạo áp lực và thách thức cho nhân loại. Nhà hoạch định chính sách và nhà khoa học cần phải phân tích các phương án và chuẩn bị cách thức đối phó với thách thức trước khi người dân thường có cảm nhận về áp lực và thách thức. Khi người dân bắt đầu có cảm nhận thì cũng chính là lúc họ bày tỏ sự không hài lòng về sự tắc trách của giới hữu quan và tiền thuế của họ dành cho các nhà khoa học bị phung phí.

      (2) Nhu cầu có những cuộc cách mạng trong nông nghiệp tiếp theo cuộc cách mạng xanh ở thập niên 60 là cấp bách. Đặc biệt khi biến đổi khí hậu toàn cầu làm giảm diện tích canh tác truyền thống cùng đồng thời với giảm năng suất cây trồng. Chúng ta cần những giống cây trồng mới có năng suất cao hơn, chống chịu các điều kiện tự nhiên bất lợi tốt hơn và ít đòi hỏi hơn thuốc trừ sâu mà vẫn có khả năng chống chịu bệnh tật. GMO là giải pháp triệt để và tiết kiệm thời gian, công sức.

      (3) Vừa là nhà khoa học, vừa là nhà tiêu dùng, tôi thừa hiểu sự khó tính của các nhà tiêu dùng khác. Các bạn sẽ không ăn tảo hàng ngày để cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà vẫn muốn ăn xôi gấc, bánh chưng, bánh mỳ, hủ tiếu .v.v. Vậy hãy thực tế 1 chút và nhìn rộng và xa hơn 1 chút nữa.
    • @tanng Đó chỉ là một giả thuyết e đọc được thôi, nhưng nó hoàn toàn có cơ sở khoa học và có thể xảy ra. Không một nhà khoa học nào dám cam đoan nó không thể xẩy ra.
       
    • @ntmj27

      Đi đường bị gạch của anh @TanNg rơi vào còn có xác suất xảy ra cao hơn cái thứ mà bạn cứ bắt các nhà khoa học phải loại bỏ bằng được ấy.

      Óc tưởng tượng của con người vốn phong phú và đề tài của các kịch bản khoa học viễn tưởng không thể cạn. Nhà khoa học thì chẳng thể xin tài trợ cho đề tài "xác định chính xác tần số gạch rơi vào đầu người đi đường để làm đối chứng cho các hiểm họa do GMO gây ra cho nhân loại."
       
    • @vietbio xác suất trúng sổ xố có 1 phần vài trăm triệu nhưng hầu như ngày nào cũng có người trúng số bạn à

      Việt Nam có gần 90tr dân, số vụ tai nạn giao thông một ngày có vài trăm. Tính ra cũng có vài phần triệu chứ mấy. Tại sao mỗi năm chúng ta vẫn tốn hàng tỷ USD để giảm tỷ lệ xuống, tivi vẫn phải ra rả ra rả tuyên truyền. Đó chỉ là ảnh hưởng đến mạng sống có số ít người thôi.

      Kể cả có nhỏ đến đâu, nhưng chỉ cần một khi xảy ra là ảnh hưởng đến tính mạng toàn nhân loại đấy bạn
    • @ntmj27

      Tôi từ chối thảo luận tiếp nếu bạn không có luận điểm khoa học mà chỉ chày cối và huyền hoặc, tuyên truyền dựa trên tiểu thuyết giả tưởng. Quay xổ số là 1 quá trình chọn lọc các bộ số và ngày nào quay thì ngày đó có 1 kết quả. Còn cái con số 1 phần vài trăm triệu là cái số bạn nghĩ ra mà bạn cho là đủ nhỏ(??) thì chẳng liên quan đến GMO và tác hại của nó.
       
    • @vietbio Mọi dược phẩm đều cần được chứng minh lâm sàng là an toàn trước khi mang ra sử dụng. Không ai làm việc ngược là bắt người khác chứng minh nó không an toàn cả. Không chỉ là chứng minh an toàn trong sử dụng , với GMO nó cần được chứng minh an toàn trong canh tác ....
       
    • @bai_tu_long

      Đọc hiểu phía trên đi nhé
       
  • Đọc title tưởng về Game Mobile Online
    Còn về chuyện lương thực, em chỉ cần rau quả ko tẩm thuốc tàu là ok.
     
  • Có thể hiểu là bác @vietbio ủng hộ nghiên cứu phát triển cũng như quản lý rủi ro gây ra bởi GMO
    Nhưng em cũng được biết bác đang ở châu Âu và bên đó cấm nhập khẩu thực phẩm GMO. Vì sao vậy?
     
    • @soskhanh

      Mình có điều kiện nói chuyện với người phụ trách việc đăng ký thử nghiệm GMO ở Bộ KH Đức. Nhìn chung là những người quản lý rất thất vọng với tình trạng hiện nay ở Đức nói riêng và châu Âu nói chung. Thái độ phản đối GMO ở châu Âu đã ko chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các hệ thống các nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng đi kèm. Đa số những người mà tôi có dịp nói chuyện cho rằng thái độ phân biệt với GMO hiện giờ là kết quả của những đấu tranh chính trị thuần túy mà ko dựa trên cơ sở khoa học nào. Điều đáng tiếc là việc đấu tranh này đã tiến đến mức độ mà cả bên ủng hộ hay phản đối GMO đều ko có cách thoát ra khỏi vấn đề mà vẫn giữ được sự ủng hộ của công chúng. Mọi người trông đợi vào những công cụ biến đổi di truyền mới, có thể "lách" khỏi ràng buộc về GMO mà cả 2 phe đều có điều kiện xuống thang.
       
    • @vietbio vì công chúng sợ những nỗi sợ vô hình thì nhà khoa học có thể đưa ra những chứng cứ hữu hình bác bỏ những nỗi sợ hãi đó mà bác?
       
    • @soskhanh

      Đấy là thuộc phạm trù triết học và niềm tin. Nếu mọi người vẫn tin rằng hiểu biết của chúng ta là nhỏ bé và thế giới được "chăn dắt" bởi Thượng Đế thì những nỗ lực tạo ra "sản phẩm mới" đều rất dễ dàng bị đánh đồng với việc đi lại ý muốn của Ngài, người mà ko phải ai cũng có thể chất vấn và phản biện trực tiếp.
       
Viết bình luận mới
Website liên kết