Ghi chép của d_oh_O_o
Hà Tĩnh: thuật lại + cmt
Lâu lắm không viết linh tinh...
Mỗi một chuyến đi là một trải nghiệm. Tôi đến với chuyến đi cũng chỉ từ suy nghĩ đó.
Ngày 0:
18h: Tập trung tại ngõ 82 Phạm Ngọc Thạch, gói nốt vài thùng đồ và lại mặt các bạn nhà mình
“Tôi bước vào cái sân hẹp, chất đầy bởi những thùng carton, với những con người vội vã đang phân loại nốt đồ cứu trợ cho kịp chuyến đi. Không khí thật hối hả, sự xuất hiện của một con người nữa không làm ai bận tâm, mọi suy nghĩ chỉ hướng đến một nơi duy nhất: mảnh đất miền Trung đang cố gắng gượng dậy sau những cơn lũ nhừ tử.
Rồi tôi bắt đầu làm
quen với các bạn mà mình sẽ đại diện. Linkhay chào đón tôi bằng những nụ cười,
sự thân thiện và vô tư. Và những tùi đồ gửi gắm cho đoàn, nào là lương khô,
berberin, mosfell… cực kì chu đáo từ ban tổ chức (H20 + Meowth + princess_reg +
…), tự nhiên thấy ngại ngại. Trước đến nay, tôi toàn tự chuẩn bị đồ cả.
Hmm, tôi quên mất, tôi không chỉ đại diện cho cá nhân tôi mà còn đại diện cho tất cả các bạn. Và tôi nhìn xung quanh cái sân đó...
Một chuyến đi đâu phải bắt đầu từ lúc xe lăn bánh. ”
20h: Lên xe taxi đến bên xe Nước Ngầm hướng về miền Trung
Ngày 1:
6h: đến trung tâm Hà Tĩnh, ăn sáng và đến Trung tâm hỗ trợ và dậy nghề cho nông dân nghỉ ngơi, làm quen với đoàn đi lần này
“Mấy ngày hôm nay, các cán bộ tỉnh Hả Tĩnh vừa bận bịu với việc tiếp nhận các đoàn tự thiện, vừa phải lo khắc phục hậu quả của cơn lũ, ổn định lại cuộc sống cho người dân. Nhưng không vì thế mà lòng hiếu khách của họ giảm đi. Chúng tôi được chị Thanh, giám đốc Trung tâm tiếp đón thân mật và phân cho một căn phòng để nghỉ ngơi trong lúc đợi xe tải hàng lên.
Đoàn bắt đầu làm quen với nhau qua chén trà và những ván bài.”
10h: đi xe 12 chỗ cùng xe hàng (2.5 tấn) lên xã Hương Trạch
10h-11h30: phát hàng cho 100 hộ dân tại ủy ban nhân dân xã Hương Trạch
“Chúng tôi đến đó cùng lúc một đoàn tự thiện từ Thái Bình vừa phát hàng xong. Có vẻ cảnh người ăn không hết người lần chẳng ra lại tái diễn. Nhưng cán bộ xã đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng, phân phiếu nhận hàng cho từng hộ dân, đảm bảo hộ nào cũng được đồ cứu trợ (50 hộ nhân của đoàn này, 100 hộ khác nhận của đoàn khác). Người dân đến đưa phiếu và nhận đồ tận tay ở ngay ủy ban nhân dân Xã. Công việc phát 100 suất quà diễn ra nhanh chóng hơn chúng tôi tưởng tượng nhiều. Có vẻ các cán bộ đã chuẩn bị bàn tính và chuẩn bị rất kĩ lưỡng cho phương án tiếp các đoàn tự thiện (công nghệ tiếp nhận?). Mô hình khá là khoa học, nhưng khả năng nhân rộng triển khai tùy thuộc vào độ siêng năng của cán bộ, và ý thức tập thể của người dân.”
12h: đến trường tiểu học Hương Đô, cùng các giáo viên của trường dỡ toàn bộ đống hàng (gần 2 tấn) còn lại xuống xe, để trong kho của trường.
14h30: sau khi nghỉ ngơi ăn cơm, lại cùng nhau bê hơn gạo, quần áo, mì tôm (hơn 1 tấn) lên xe tải con.
15h30: cả đoàn ngồi lên khoang hàng, cùng với độ cứu trợ lên lên bản Chứt, xã Hương Liên, cách Hương Đô 40km.
“Không khác xe buồn người là mấy: ngồi sau khoang chở hàng, cửa đóng kín. Xe đi khá gần với biên giới Việt-Lào. Đường đi rất rung nhưng nhờ ngồi lên các bao tải quần áo, chúng tôi đi lên vùng dân tộc khá thoải mái”
16h-18h: cùng dân bản Chứt (dân tộc thiểu số) vác đồ vào trong sân của đồn biên phòng
“Con đường đi vào bản bị bật tung, vốn không phải là cảnh lạ với tôi, nhưng sự biến mất của một nhịp cầu bắc qua con sông cạn đến gối trước mắt làm chúng tôi rùng mình. Sức mạnh của thiên nhiên là đây, và con người trong dòng cuốn của nó thật nhỏ bé và vô vọng. Có vẻ một thân cây lớn đã bị lũ cuốn trôi, đập vào trụ cầu và đưa nó về xuôi, cản trở tiến độ chuyển đồ vào bản. Tự đồn biên phòng đến chỗ đậu xe là đoạn đường dài hơn 1 cây số…
Tiếng thở dài chấm dứt khi hàng chục con người từ bản tiến ra phía cầu. Bắt đầu là trẻ con. Tôi chỉ nghĩ, chúng đi ra chỉ để nhìn những người lạ, ngó nghiêng và bàn tán. Rồi những người lớn cũng đi ra, và vác những bao gạo đầu tiên tới điểm tập kết bên kia cầu. Không khí lại rộn rã, khẩn trương; những nụ cười lại nở trên môi, với những con người từ những dân tộc khác nhau. 10 con người của đoàn, cùng với dân bản cùng nhau đưa hơn một tấn hàng qua cầu; thinh thoảng ngoảng đầu lên, tôi chẳng thấy có mấy sự khác biệt, và nhịp cầu đó dường như chưa bao giờ mất đi.”
18h30: ăn tối cùng biên phòng
“Mì tôm, cơm nguội, thịt lợn, măng rừng và rượu mật ong và 3 anh bộ đội biên phòng.”
19h30-21h: đánh phỏm B-) Thực ra là không định ngủ sớm, nhưng do có người bật bãi nên tất cả cùng dừng, thu dọn bài và lên chuồng.
Ngày 2:
6h: tỉnh dậy, ăn sáng và đi ra đồng chụp ảnh
7h30: phát quà cho các 31 gia đình dân tộc Chứt (122 nhân khẩu) + đi thăm vài gia đình trong bản
"Dân tộc Chứt được phát hiện vào năm 1959, rải rác trong các hang dọc biên giới Việt-Lào của tỉnh Hà Tĩnh. Sau này, chính quyền tập trung họ lại tại thôn này, dạy cách trồng lúa và đặt tên cho cả bản theo họ Hồ (họ của Bác). Do số lượng của người dân tộc này còn khá ít, sống khép kín nên hiện tượng lấy trong cùng họ là khá phổ biến. Khổ người ở đây rất nhỏ, người cao nhất cũng chỉ đến 1m6. Trẻ con rất xinh, trắng, và trông giá giống tây (chẳng hiểu sao người lớn lại đen thế).
Như một lẽ tự nhiên, người Chứt bắt kịp với lối sống của các dân tộc thiếu số khác rất dễ dàng. Họ cũng ăn trầu, đàn bà môi đỏ, răng đỏ, thỉnh thoảng nhổ xuống sân biên phòng một nhúm nước bọt cam khi đợt đến lượt mình nhận quà. Họ cũng sống trên những ngôi nhà sàn cao ráo, không phải nhà bê tông nóng vào mùa lạnh, rét vào màu đông mà nhà nước xây cho. Họ cũng có trên khuôn mặt những nụ cười, sự vô tư, sức sống của các dân tộc khác trước khi bị di rời ra khỏi vùng lòng hồ thủy điện.
Tôi chợt nghĩ, thế nào là hạnh phúc? Nhà lầu, xe hơi... hay chỉ đơn giản là điệu nhảy quanh bếp lửa, chén rượu mật.
Hãy đến với họ, tìm hiểu họ, xem họ cần gì, rồi mới giúp họ."
11h-12h: đi xe tải con lên trường tiểu học Hương Đô
"Chúng tôi phải rải bạt ra phía khoang hàng trống rỗng. Bụi, sóc và một chút say say."
12h-14h: ăn cơm độn thịt chó bàn chuyện nước sôi
"Sau khi ăn xong, chúng tôi nói chuyện với một giáo viên của trường tiểu học và vợ của chủ tịch xã Hương Trạch. Họ cũng là người sót sa với cảnh khổ của người dân vùng lũ...
14h-18h: phân loại sách, vở, bút, tẩy cho các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong xã
*16h: đi thăm 2 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Hương Đô
18h-22h: lên xe về huyện Hương Khê, chờ xe về Hà Nội
22h-6h sáng hôm sau: vật vã trong xe T.T