bảo hiểm trách nhiệm

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bảo hiểm ô nhiễm môi trường là gì?

Bảo hiểm ô nhiễm môi trường là gì? Đây là một sản phẩm bảo hiểm thuộc nhóm bảo hiểm trách nhiệm của Bảo hiểm PVI hiện nay pháp luật quy định một số đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm ô nhiễm môi trường. Bảo hiểm ô nhiễm môi trường liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên mua bảo hiểm với việc chi trả cho hoạt động khôi phục khi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm đất, nước, không khí và thiệt hại về đa dạng sinh học, loại bảo hiểm này cũng là bảo hiểm cho những tổn thất phát sinh do tình trạng ô nhiễm từ những địa điểm mà người được bảo hiểm sở hữu hay hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm môi trường còn là công cụ linh hoạt, mang tính chiến lược nhằm hỗ trợ các công ty quản lý rủi ro về môi trường có thể xảu ra và đã xãy ra trên thực tế. Bên cạnh đó, để doanh nghiệp xác định có thuộc đối tượng trên hay không thì cần xác định theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Ngoài quy định về các thủ tục, loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp cần thực hiện thì nghị định cũng quy định rõ đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm ô nhiễm môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường , được nêu chi tiết tại danh mục Đối tượng tham gia dưới đây.

 >>> Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm trách nhiệm là gì?

Vì là hình thức bắt buộc tham gia theo quy định của Pháp luật nên song hành với các văn bản hướng dẫn là các chế tài, mức phạt khi doanh nghiệp không tuân thủ tham gia bảo hiểm ô nhiễm môi trường, cụ thể như sau:

Để xác định đơn vị mình có thuộc trường hợp phải mua bảo hiểm ô nhiễm môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hay không, đơn vị hãy đối chiếu với quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường. Nếu thuộc đối tượng bắt buộc phải mua nhưng đơn vị không mua sẽ bị xử phạt theo Khoản 4 Điều 35 Nghị định 155/2016/NĐ-CP , cụ thể

i) Đối với cá nhận sẽ bị phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

ii) Đối với tổ chức không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường sẽ bị phạt từ 440.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng (Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Như vậy, bảo hiểm ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệplà bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm bồi thường đối với bên mua bảo hiểm với việc chi trả cho hoạt động khôi phục khi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra. Do vậy khách hàng nên cân nhắc kỹ càng và lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm ô nhiễm môi trường.

CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT ĐỐI TƯỢNG PHẢI MUA BẢO HIỂM Ô NHIÊM MÔI TRƯỜNG

bao hiem o nhiem moi truong

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 140 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo đó, căn cứ nhóm dự án đầu tư được phân loại theo quy định tại Điều 28 của Luật này, Chính phủ quy định chi tiết đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.

Như vậy, dự án đầu tư theo Điều 28 được chia làm 4 nhóm gồm:

  • Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao.
  • Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
  • Dự án đầu tư nhóm III là dự án có ít nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
  • Dự án đầu tư nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

KHUYẾN KHÍCH ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THUỘC QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU NÀY MUA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Khoản 3 Điều 140 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

3. Khuyến khích đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.

Bảo hiểm môi trường là công cụ linh hoạt, mang tính chiến lược nhằm hỗ trợ các công ty quản lý rủi ro về môi trường. Các đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường được quy định chi tiết tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ bảo hiểm môi trường sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc hạn chế và khắc phục hoàn toàn các sự cố môi trường xảy ra. Vì vậy, bên cạnh những doanh nghiệp phải mua trách nhiệm bảo hiểm thiệt hại theo quy định thì Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp còn lại mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường để đảm bảo công tác khắc phục sự cố môi trường diễn ra thuận lợi.

I. THỎA THUẬN BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG PVI

Bên bảo hiểm đồng ý thay mặt cho “bên được bảo hiểm” chi trả cho (các) Phạm vi bảo hiểm đã được quy định, như được xác định tại Bản Kê khai, đối với:

  1. TÌNH TRẠNG Ô NHIỂM MỚI

“Yêu cầu bồi thường”, “chi phí khắc phục”, và “chi phí pháp lý” liên quan, vượt quá “số tiền giữ lại tự bảo hiểm”, phát sinh từ một “tình trạng ô nhiễm” ở trên, trong, dưới, hay đến từ “(các) khu vực được bảo hiểm”, với điều kiện “yêu cầu bồi thường” được đưa ra lần đầu, hoặc “bên được bảo hiểm” lần đầu tiên phát hiện “tình trạng ô nhiễm” như vậy trong “thời hạn của hợp đồng bảo hiểm”. Mọi “yêu cầu bồi thường” hoặc phát hiện như vậy phải được thông báo cho Bên bảo hiểm bằng văn bản trong “thời hạn bảo hiểm” hoặc các “thời hạn thông báo gia hạn” được áp dụng.

Phạm vi bảo hiểm quy định tại Phần  này chỉ áp dụng đối với “các tình trạng ô nhiễm” xảy ra lần đầu, và toàn bộ, vào hoặc sau ngày bắt đầu hợp đồng bảo hiểm nêu tại Mục 2.a

2. TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM CÓ TỪ TRƯỚC

“Yêu cầu bồi thường”, “chi phí khắc phục”, và “chi phí pháp lý” liên quan, vượt quá “số tiền giữ lại tự bảo hiểm”, phát sinh từ một “tình trạng ô nhiễm” ở trên, trong, dưới, hay đến từ “(các) khu vực được bảo hiểm”, với điều kiện “yêu cầu bồi thường” được đưa ra lần đầu tiên, hoặc “bên được bảo hiểm” lần đầu tiên phát hiện ra “tình trạng ô nhiễm” như vậy trong “thời hạn của hợp đồng bảo hiểm”. Mọi “yêu cầu bồi thường” hoặc phát hiện như vậy phải được thông báo cho Bên bảo hiểm bằng văn bản trong “thời hạn bảo hiểm” hoặc các “thời hạn thông báo gia hạn” được áp dụng.

Phạm vi bảo hiểm quy định tại Phần  này chỉ áp dụng đối với “các tình trạng ô nhiễm” xảy ra lần đầu tiên, toàn bộ hoặc một phần, trước ngày bắt đầu hợp đồng bảo hiểm nêu tại Mục 3.a   .

bảo hiểm trách nhiệm ô nhiễm môi trường

 

4.2/5 - (148 Đánh giá)
Đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm PVI Hà Nội

Đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm PVI

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 19/2015/NĐ-CP (Sửa đổi tại Nghị định 40), Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau đây phải có trách nhiệm mua bảo hiểm ô nhiễm môi trường, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật:

a) Hoạt động dầu khí bao gồm hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này;

b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu;

c) Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;

d) Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Danh mục đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường quy định tại Phụ lục II Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP (có trích dẫn dưới đây).

Đối tượng không thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục II Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này được lựa chọn mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật.

STT Loại hình hoạt động Đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1 Hoạt động dầu khí (bao gồm hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí) Tất cả
2 Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ và các hàng hóa nguy hiểm khác khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam Tàu biển có dung tích trên 1.000 GT
3 Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu
3.1 Sản xuất hóa chất cơ bản Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
3.2 Sản xuất phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn) Công suất 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
3.3 Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
3.4 Sản xuất ắc quy Công suất từ 300.000 KWh/năm trở lên hoặc 600 tấn sản phẩm/năm trở lên
3.5 Lọc, hóa dầu Từ 10.000.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
4 Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại Tất cả

 

Bên cạnh đó, theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP

DANH MỤC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ

1. Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) trở lên đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên.

2. Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung.

3. Xử lý chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải nguy hại.

4. Xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng.

5. Ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác.

6. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.

7. Di dời, chuyển đổi hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

8. Quan trắc môi trường.

9. Dịch vụ hỏa táng, điện táng.

10. Giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định về môi trường đối với hàng hóa, phế liệu nhập khẩu, máy móc, thiết bị, công nghệ.

11. Sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

12. Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại).

13. Sản xuất xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác.

14. Sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục; thiết bị đo đạc, lấy mẫu và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.

15. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận nhãn sinh thái.

Các dự án thuộc trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ tài nguyên vào môi trường

1. Dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

2. Dự án có sử dụng từ 01 ha đất trở lên của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; dự án có sử dụng từ 02 ha đất trở lên của khu di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia; từ 10 ha của khu di sản thế giới hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia; từ 20 ha đất trở lên của khu dự trữ sinh quyển.

3. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện nguyên tử, nhà máy điện nhiệt hạch, lò phản ứng hạt nhân; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất từ 600 MW trở lên; dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện công suất từ 20 MW trở lên; công trình thủy lợi có dung tích hồ chứa từ 100.000.000 m3 nước trở lên.

4. Dự án có lấn biển từ 20 ha trở lên; dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ từ 30 ha hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 50 ha trở lên.

5. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy lọc, hóa dầu; dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, phụ gia, phân hoá học (trừ loại hình phối trộn), chế biến mủ cao su có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án nhà máy sản xuất xi măng công suất từ 1.200.000 tấn xi măng/năm trở lên; dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải phóng xạ; dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất ắc quy có công suất từ 300.000 KWh/năm trở lên hoặc 600 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô công suất 1.000 ô tô/năm trở lên; dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất bột giấy công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giấy có sử dụng giấy phế liệu công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất dầu ăn, bột ngọt, tinh bột sắn, đường, chế biến sữa có công suất từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất bia, nước giải khát có công suất từ 30.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cồn, rượu có công suất từ 2.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên; dự án đầu tư xây dựng cơ sở dệt có nhuộm công suất từ 100.000.000 m2 vải/năm trở lên; dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thủy sản công suất từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.

6. Dự án khai thác dầu khí; dự án nạo vét luồng đường thủy, luồng hàng hải, khu neo đậu tàu có quy mô từ 1.000.000 m³/năm trở lên hoặc tổng lượng vật liệu nạo vét từ 10.000.000 m³ trở lên.

7. Các dự án nhận chìm vật chất xuống biển quy định tại mục 106 Phụ lục II và thuộc thẩm quyền cấp phép nhận chìm của Bộ Tài nguyên và Môi trường; dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

8. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, khu đô thị có diện tích từ 200 ha trở lên; dự án đầu tư xây dựng cảng, khu neo đậu cho tàu có trọng tải từ 50.000 DWT; dự án đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở hoặc khu liên hợp sản xuất gang, thép, luyện kim công suất từ 300.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.

9. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường công suất từ 500 tấn/ngày (24 giờ) trở lên; dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt công suất từ 1.000 tấn/ngày (24 giờ) trở lên; dự án tái chế, xử lý chất thải nguy hại; dự án đầu tư xây dựng cơ sở phá dỡ tàu cũ; dự án đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh quy mô từ 1.000 giường bệnh trở lên (trừ trường hợp do Bộ Y tế cấp quyết định phê duyệt dự án đầu tư); Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

10. Dự án mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp tới mức tương đương (bao gồm cả phần cũ và phần dự án mới) với dự án thứ tự từ mục 01 đến mục 09 của Phụ lục này.

11.  Dự án có hạng mục với quy mô tương đương hoặc tính chất tương tự các dự án từ mục 01 đến mục 10 của Phụ lục này.

12.  Các dự án thuộc cột 3 Phụ lục II nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển không xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc dự án nằm trên địa bàn của 2 quốc gia trở lên./.

Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm PVI Hà Nội

Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm PVI

Tình trạng ô nhiễm mới theo quy tắc bảo hiểm ô nhiễm môi trường .

New Pollution Conditions by Premises Pollution Liability Policy wording.

Số tiền bảo hiểm trách nhiệm PVI là bao nhiêu?

Số tiền bảo hiểm trách nhiệm PVI

Theo nhu cầu cụ thể của từng khách hàng, thông thường lựa chọn ở hạn mức 1 triệu USD.

biểu phí bảo hiểm trách nhiệm bao nhiêu mỗi tháng

Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm PVI

Liên hệ hotline : 0989038880 để nhận bản chào phí và tư vấn bảo hiểm ô nhiễm môi trường.

quyền lợi bảo hiểm trách nhiệm PVI tối đa là bao nhiêu tiền

Quyền lợi bảo hiểm trách nhiệm PVI

  • Chi phí làm sạch theo yêu cầu của cơ quan quản lý, bao gồm làm sạch sơ sở của chính mình và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất hoặc nguồn nước bên ngoài
  • Bảo hiểm bên thứ ba đối với thương tật, tổn thất tài sản, chi phí làm sạch và thiệt hại
  • Bảo hiểm trách nhiệm môi trường đối với thiệt hại tới đa dạng sinh học, bao gồm chi phí khắc phục bổ sung và đền bù
hướng dẫn Quy trình bồi thưởng bảo hiểm trách nhiệm PVI Hà Nội

Hướng dẫn quy trình bồi thưởng bảo hiểm trách nhiệm PVI

I. “Bên được bảo hiểm” phải đảm bảo rằng Bên bảo hiểm nhận được văn bản thông báo về mọi “yêu cầu bồi thường” hoặc “tình trạng ô nhiễm” sớm nhất có thể, tại địa chỉ được nêu trong hợp đồng bảo hiểm ô nhiễm môi trường. Thông báo phải có  những thông tin chi tiết thích hợp về:

  1. Thông tin về “bên được bảo hiểm”, bao gồm thông tin liên lạc với người thích hợp để liên lạc xử lý “yêu cầu bồi thường” hoặc “tình trạng ô nhiễm”;
  2. Đặc điểm của “khu vực được bảo hiểm”;
  3. Nội dung của “yêu cầu bồi thường” hoặc “tình trạng ô nhiễm”; và
  4. Tất cả các biện pháp mà “bên được bảo hiểm” tiến hành để ứng phó với “yêu cầu bồi thường” hoặc “tình trạng ô nhiễm”.

Trong trường hợp có “tình trạng ô nhiễm”, “bên được bảo hiểm” cũng phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết để thông báo ngay bằng lời cho Bên bảo hiểm.

II. “Bên được bảo hiểm” phải:

  1. Gửi ngay cho Bên bảo hiểm bản sao các yêu cầu, thông báo, thông báo triệu tập của tòa hoặc giấy tờ pháp lý nhận được liên quan tới các “yêu cầu bồi thường”;
  2. Ủy quyền cho Bên bảo hiểm nhận hồ sơ và các thông tin khác;
  3. Hợp tác với Bên bảo hiểm trong việc điều tra, giải quyết hoặc bảo vệ trước “yêu cầu bồi thường”;
  4. Hỗ trợ Bên bảo hiểm, theo yêu cầu của Bên bảo hiểm, trong việc thực hiện các quyền đối với các cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm với “Bên được bảo hiểm” do thương tích hoặc thiệt hại được bảo hiểm trong Hợp đồng này; và
  5. Cung cấp thông tin và hợp tác với Bên bảo hiểm khi có yêu cầu hợp lý.

III. (các) “Bên được bảo hiểm” không được nhận trách nhiệm hoặc ủy quyền nhận trách nhiệm hoặc cố gắng giải quyết hoặc xử lý bất kỳ “yêu cầu bồi thường” nào nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên bảo hiểm. “Bên được bảo hiểm” cũng không được thuê tư vấn hoặc chi trả bất kỳ “chi phí khắc phục” nào nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên bảo hiểm, trừ trường hợp “ứng phó khẩn cấp”.

IV. Ngay khi phát hiện “tình trạng ô nhiễm”, “Bên được bảo hiểm” phải nỗ lực giảm nhẹ mọi thiệt hại và tuân thủ các “luật môi trường” áp dụng. Bên bảo hiểm sẽ có quyền, nhưng không có nghĩa vụ phải giảm nhẹ “tình trạng ô nhiễm” đó, nếu, theo đánh giá của Bên bảo hiểm, “Bên được bảo hiểm” đã không tiến hành các biện pháp hợp lý để giảm nhẹ tình trạng ô nhiễm. Trong trường hợp này, mọi “chi phí khắc phục” mà Bên bảo hiểm đã trả sẽ được xem là do “Bên được bảo hiểm” chi trả, và phù hợp với “số tiền giữ lại tự bảo hiểm” và Hạn mức Trách nhiệm nêu trong hợp đồng bảo hiểm.

các trường hợp loại trừ bảo hiểm trách nhiệm PVI

Các trường hợp loại trừ bảo hiểm trách nhiệm PVI

Bảo hiểm này không áp dụng đối với “(các) yêu cầu bồi thường”, “(các) chi phí khắc phục”, hoặc “chi phí pháp lý”, phát sinh từ hoặc liên quan tới:

  1. Amiăng

Amiăng, hoặc các vật liệu có chứa Amiăng, ở trong, trên hoặc được sử dụng cho bất kỳ tòa nhà hoặc công trình nào. Loại trừ này không áp dụng đối với Amiăng hoặc các vật liệu có chứa Amiăng trong đất hoặc trong nước ngầm.

2. Trách nhiệm theo Hợp đồng

Trách nhiệm của những bên khác mà “bên được bảo hiểm” phải gánh vác theo hợp đồng hoặc thỏa thuận, trừ trường hợp trách nhiệm đó đương nhiên ràng buộc đối với “bên được bảo hiểm” kể cả khi không có hợp đồng hay thỏa thuận đó. Loại trừ này không áp dụng đối với “các nghĩa vụ bồi thường môi trường”.

3. Tài sản bị Từ bỏ

(Những) “tình trạng ô nhiễm” tại (những) “khu vực được bảo hiểm” mà tại đó “tình trạng ô nhiễm” phát sinh lần đầu tiên từ khi “(các) khu vực được bảo hiểm” được “bên được bảo hiểm” bán, từ bỏ hoặc cho, hoặc thải loại. Loại trừ này không áp dụng đối với Phạm vi bảo hiểm B.

4. Trách nhiệm của Người sử dụng lao động

“Tổn thương thân thể” của:

a. Bất kỳ “bên được bảo hiểm” hoặc một nhân viên nào thuộc công ty mẹ, công ty con hoặc công ty trong cùng tập đoàn

b. Phát sinh từ hoặc trong quá trình sử dụng lao động của “bên được bảo hiểm”, hoặc công ty mẹ, công ty con hoặc công ty trong cùng tập đoàn; hoặc

c. Khi đang thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới việc thực hiện công việc kinh doanh của “bên được bảo hiểm”.

d. Vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh, chị hoặc em của “bên được bảo hiểm” hoặc của nhân viên thuộc công ty mẹ, công ty con hoặc công ty trong cùng tập đoàn do hậu quả của đoạn nêu trên.

Loại trừ này áp dụng:

  1. Bất kể “bên được bảo hiểm” phải chịu trách nhiệm với tư cách là người sử dụng lao động hoặc với bất kỳ tư cách nào khác; và
  2. Đối với các nghĩa vụ chia sẻ các khoản bồi thường thiệt hại hoặc hoàn trả cho bên phải đền bù thiệt hại đối với “tổn thương thân thể” như vậy.

5. Hệ thống cách nhiệt và lớp hoàn thiện bên ngoài (EIFS)

“Nấm”, khi “nấm” này được gây ra do hoặc liên quan tới sự xuất hiện hoặc sử dụng “Hệ thống cách nhiệt và lớp hoàn thiện ngoài (EIFS)”, vữa tổng hợp, hoặc bất kỳ sản phẩm tương tự hay bất kỳ phần nào của hệ thống, kể cả việc sử dụng sơn, chất điều hòa, sơn lót, phụ kiện, lớp chống thấm, mạ phủ, vật liệu trét hay bịt kín liên quan tới sản phẩm đó.

6. Tiền phạt và chế tài

Các khoản tiền phạt, chế tài, bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt, cảnh cáo hoặc bồi thường phái sinh do hoặc phát sinh từ việc “bên được bảo hiểm”, chủ định, chủ tâm hoặc cố ý không tuân thủ các quy chế, quy định, pháp lệnh hoặc khiếu nại hành chính. Loại trừ này cũng áp dụng đối với mọi chi phí pháp lý liên quan tới những khoản tiền phạt trên. Loại trừ này không áp dụng đối với việc chi trả cho những khoản bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt nếu khoản chi trả đó được pháp luật cho phép.

7. Thiệt hại Tài sản của Bên Thứ nhất

Thiệt hại đối với bất động sản hoặc động sản do “bên được bảo hiểm” sở hữu, thuê, vay hoặc do “bên được bảo hiểm” quản lý, nắm giữ hoặc giám sát. Loại trừ này không áp dụng đối với “chi phí khắc phục”.

8. Chi phí Nội bộ của Bên được bảo hiểm

Các khoản chi phí mà “bên được bảo hiểm” phải trả cho công việc của nhân viên và người lao động được trả lương của “bên được bảo hiểm”.

9. Cố tình Không Tuân thủ

Cố ý coi thường hoặc chủ định, chủ tâm hoặc cố ý không tuân thủ của “bên được bảo hiểm chịu trách nhiệm” đối với bất kỳ quy chế, quy định, khiếu nại hành chính, thông báo vi phạm, thư thông báo, chỉ dẫn của bất kỳ cơ quan hoặc đơn vị nào của chính phủ, hoặc yêu cầu cưỡng chế, tư pháp hoặc hành chính .

10. Các Tình trạng Đã biết

“Tình trạng ô nhiễm” tồn tại trước “thời hạn bảo hiểm” và được thông báo cho “bên được bảo hiểm chịu trách nhiệm”, nhưng chưa được dẫn chiếu cụ thể hoặc chỉ rõ trong các tài liệu liệt kê, trong Phụ lục Điều khoản bổ sung các Tình trạng Đã biết kèm theo Hợp đồng bảo hiểm này. Mọi “tình trạng ô nhiễm” được dẫn chiếu cụ thể, hoặc chỉ rõ trong các tài liệu đã liệt kê, trong Phụ lục Điều khoản bổ sung các Điều kiện Đã biết được coi là được phát hiện lần đầu tiên trong “thời hạn bảo hiểm”.

11. Sơn chứa Chì

Sơn có chứa chì trong, trên, hoặc dùng cho bất kỳ tòa nhà hoặc công trình nào khác. Loại trừ này không áp dụng đối với sơn có chứa chì trong đất hoặc ở dưới nước.

12. Vật liệu Phát sinh Tự nhiên

Phát sinh từ sự xuất hiện hoặc vận chuyển các vật liệu phát sinh tự nhiên, trừ trường hợp các vật liệu đó xuất hiện tại “(các) khu vực được bảo hiểm” do các hoạt động hoặc các quá trình hoạt động của con người.

13. Bãi Đổ thải không thuộc sở hữu (NODS)

“Tình trạng ô nhiễm” trên, tại, dưới, hoặc bắt nguồn từ “Bãi Đổ thải không thuộc sở hữu”. Loại trừ này không áp dụng đối với bất kỳ “Bãi Đổ thải không thuộc sở hữu” nào nêu trong Phụ lục Điều khoản bổ sung các Bãi Đổ thải không thuộc sở hữu, nếu có.

14. Thay đổi Cơ bản về Rủi ro

Thay đổi trong việc sử dụng hoặc vận hành tại một “khu vực được bảo hiểm” làm tăng đáng kể khả năng hoặc mức độ nghiêm trọng của “tình trạng ô nhiễm” hoặc “yêu cầu bồi thường” so với việc sử dụng hoặc vận hành được dự định, vào ngày bắt đầu Hợp đồng này.

15. “Bể chứa ngầm”

“Tình trạng ô nhiễm” bắt nguồn từ “bể chứa ngầm” tại “khu vực được bảo hiểm”:

  1. Khi “bên được bảo hiểm chịu trách nhiệm” đã biết đến sự tồn tại của “bể chứa ngầm” đó trước “thời hạn bảo hiểm”; và
  2. “Bể chứa ngầm” đó không được liệt kê trong Phụ lục Những Bể Chứa Ngầm Được Bảo Hiểm, nếu có; hoặc
  3. Nếu “bể chứa ngầm” đã đóng và được chuyển đi, và không được nêu trong Phụ Lục Điều khoản bổ sung Những Tình Trạng Đã Biết, nếu có.

16.Phương tiện vận tải

“Tình trạng ô nhiễm” bắt nguồn từ việc sử dụng, duy trì hoặc vận hành ô tô, máy bay, tàu thuyền hoặc mọi phương tiện chuyên chở khác, kể cả việc chất, dỡ hàng, bên ngoài ranh giới của (các) “khu vực được bảo hiểm”. Loại trừ này không áp dụng đối với “vận chuyển tạm thời”, nếu phạm vi bảo hiểm này được bổ sung vào Hợp đồng bảo hiểm bằng điều khoản bổ sung.

17. Chiến tranh hoặc Khủng bố

“Tình trạng ô nhiễm” liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới mọi hành động tham gia hoặc tham gia vào việc chuẩn bị cho “chiến tranh” hoặc “khủng bố”, bất kể nguyên nhân hoặc sự kiện nào đồng thời hoặc liên tiếp góp phần gây ra thương tích hoặc thiệt hại.

thuật ngữ thường dùng trong bảo hiểm trách nhiệm PVI Hà Nội

Các thuật ngữ thường dùng trong bảo hiểm trách nhiệm

I. PHẠM VI BẢO HIỂM A – TÌNH TRẠNG Ô NHIỂM MỚI

“Yêu cầu bồi thường”, “chi phí khắc phục”, và “chi phí pháp lý” liên quan, vượt quá “số tiền giữ lại tự bảo hiểm”, phát sinh từ một “tình trạng ô nhiễm” ở trên, trong, dưới, hay đến từ “(các) khu vực được bảo hiểm”, với điều kiện “yêu cầu bồi thường” được đưa ra lần đầu, hoặc “bên được bảo hiểm” lần đầu tiên phát hiện “tình trạng ô nhiễm” như vậy trong “thời hạn của hợp đồng bảo hiểm”. Mọi “yêu cầu bồi thường” hoặc phát hiện như vậy phải được thông báo cho Bên bảo hiểm bằng văn bản trong “thời hạn bảo hiểm” hoặc các “thời hạn thông báo gia hạn” được áp dụng.

Phạm vi bảo hiểm quy định tại Phần  này chỉ áp dụng đối với “các tình trạng ô nhiễm” xảy ra lần đầu, và toàn bộ, vào hoặc sau ngày bắt đầu hợp đồng bảo hiểm nêu tại Mục 2.a của Bản Kê khai.

II. PHẠM VI BẢO HIỂM B-TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM CÓ TỪ TRƯỚC

“Yêu cầu bồi thường”, “chi phí khắc phục”, và “chi phí pháp lý” liên quan, vượt quá “số tiền giữ lại tự bảo hiểm”, phát sinh từ một “tình trạng ô nhiễm” ở trên, trong, dưới, hay đến từ “(các) khu vực được bảo hiểm”, với điều kiện “yêu cầu bồi thường” được đưa ra lần đầu tiên, hoặc “bên được bảo hiểm” lần đầu tiên phát hiện ra “tình trạng ô nhiễm” như vậy trong “thời hạn của hợp đồng bảo hiểm”. Mọi “yêu cầu bồi thường” hoặc phát hiện như vậy phải được thông báo cho Bên bảo hiểm bằng văn bản trong “thời hạn bảo hiểm” hoặc các “thời hạn thông báo gia hạn” được áp dụng.

Phạm vi bảo hiểm quy định tại Phần  này chỉ áp dụng đối với “các tình trạng ô nhiễm” xảy ra lần đầu tiên, toàn bộ hoặc một phần, trước ngày bắt đầu hợp đồng bảo hiểm nêu tại Mục 3.a của Bản Kê khai.

III. HẠN MỨC TRÁCH NHIỆM VÀ SỐ TIỀN GIỮ LẠI TỰ BẢO HIỂM

  1. Các bên thỏa thuận rằng nghĩa vụ của Bên bảo hiểm trong việc chi trả cho mọi “yêu cầu bồi thường”, “chi phí khắc phục”, hoặc “(các) chi phí pháp lý” được bảo hiểm chỉ có giá trị ràng buộc đối với Bên bảo hiểm sau khi “bên được bảo hiểm” đã chi trả đầy đủ “số tiền giữ tại tự bảo hiểm”, bằng lọai tiền tệ hợp pháp theo quy định. Trong mọi trường hợp, Bên bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm chi trả bất kỳ số tiền nào trong phạm vi “số tiền giữ lại tự bảo hiểm”.
  2. “Số tiền giữ lại tự bảo hiểm” sẽ áp dụng đối với tất cả “(các) yêu cầu bồi thường”, “(các) chi phí khắc phục”, và “(các) chi phí pháp lý” phát sinh từ cùng một “tình trạng ô nhiễm” xảy ra liên tục, liên tiếp hoặc có liên quan.
  3. Đối với Phạm vi bảo hiểm A., và tùy thuộc vào quy định tại các Đoạn D.G. dưới đây, số tiền tối đa mà Bên bảo hiểm sẽ chi trả cho tất cả các “yêu cầu bồi thường”, “chi phí khắc phục”, và “chi phí pháp lý” phát sinh từ cùng một “tình trạng ô nhiễm” xảy ra liên tục, liên tiếp hoặc có liên quan là Hạn mức được quy định tại Mục 2.b. của Bản Kê khai.
  4. Đối với Phạm vi bảo hiểm A., và tùy thuộc vào quy định tại Đoạn G. dưới đây, Hạn mức nêu tại Mục 2.c. của Bản Kê khai sẽ là hạn mức trách nhiệm cao nhất của Bên bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm này đối với mọi “yêu cầu bồi thường”, “chi phí khắc phục”, và “chi phí pháp lý” cho tất cả các “tình trạng ô nhiễm”.
  5. Đối với Phạm vi bảo hiểm B., và tùy thuộc vào quy định tại các Đoạn F.G. dưới đây, hạn mức bảo hiểm cao nhất mà Bên bảo hiểm sẽ chi trả cho các “yêu cầu bồi thường”, “chi phí khắc phục”, và “chi phí pháp lý” phát sinh từ cùng “tình trạng ô nhiễm” xảy ra liên tục, liên tiếp hoặc có liên quan là Hạn mức được quy định tại Mục 3.b. của Bản Kê khai.
  6. Đối với Phạm vi bảo hiểm B., và tùy thuộc vào quy định tại Đoạn G. dưới đây, Hạn mức nêu tại Mục 3.c. của Bản Kê khai sẽ là hạn mức trách nhiệm tối đa của Bên bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm này đối với mọi “yêu cầu bồi thường”, “chi phí khắc phục”, và “chi phí pháp lý” cho tất cả các “tình trạng ô nhiễm”.
  7. Hạn mức nêu tại Mục 4. của Bản Kê khai sẽ là hạn mức trách nhiệm tối đa của Bên bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm này đối với mọi “yêu cầu bồi thường”, “chi phí khắc phục”, và “chi phí pháp lý” cho tất cả các “tình trạng ô nhiễm” thuộc các Phạm vi bảo hiểm A.B.
  8. Nếu Bên bảo hiểm, hoặc công ty trong cùng tập đoàn của Bên bảo hiểm, đã cấp Bảo hiểm Trách nhiệm Ô nhiễm Công trình chi trả theo yêu cầu bồi thường, cho ”khu vực được bảo hiểm” trong một hoặc nhiều thời hạn hợp đồng bảo hiểm và:
  9. Nếu phát hiện về một “tình trạng ô nhiễm” được thông báo cho Bên bảo hiểm theo những điều khoản và điều kiện của Hợp đồng bảo hiểm này, mọi “tình trạng ô nhiễm” xảy ra liên tục, liên tiếp hoặc có liên quan như vậy đã được thông báo cho Bên bảo hiểm theo một Hợp đồng bảo hiểm Trách nhiệm Ô nhiễm Công trình tiếp theo sẽ được coi là đã được phát hiện trong “thời hạn bảo hiểm” này; và
  10. Mọi “yêu cầu bồi thường” về “tổn thương thân thể”, “thiệt hại tài sản”, hoặc “chi phí khắc phục” phát sinh từ một “tình trạng ô nhiễm” được phát hiện trong “thời hạn bảo hiểm” này, bao gồm mọi “tình trạng ô nhiễm” xảy ra liên tục, liên tiếp hoặc có liên quan, sẽ được coi là yêu cầu bồi thường được đưa ra và thông báo lần đầu trong “thời hạn bảo hiểm” này,với điều kiện “bên được bảo hiểm” đã mua bảo hiểm Trách nhiệm Ô nhiễm Công trình của Bên bảo hiểm hoặc một công ty trong cùng tập đoàn của Bên bảo hiểm trong thời hạn liên tục, không bị gián đoạn kể từ khi phát hiện “tình trạng ô nhiễm” như vậy hoặc “yêu cầu bồi thường” lần đầu này đã được đưa ra đối với “bên được bảo hiểm”, và đã được thông báo cho Bên bảo hiểm
  11. “Bên được bảo hiểm bổ sung” có nghĩa là (các) cá nhân hoặc (các) tổ chức được bổ sung vào Hợp đồng bảo hiểm này với tư cách là “(các) bên được bảo hiểm bổ sung”, nếu có. “(Các) bên được bảo hiểm bổ sung” như vậy sẽ chỉ được hưởng những quyền lợi trong Hợp đồng bảo hiểm này theo quy định cụ thể trong điều khoản bổ sung.
  12. “Tổn thương thân thể” có nghĩa là tổn thương cơ thể, ốm đau, bệnh tật, đau đớn về tinh thần, đau buồn về cảm xúc, hay sốc mà bất kỳ người nào phải chịu đựng, kể cả trường hợp chết do hậu quả của những tổn thương nói trên.
  13. “Yêu cầu bồi thường” có nghĩa là sự khẳng định một quyền hợp pháp, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở “(các) hành động của chính phủ”, các vụ kiện tụng hoặc các hành động khác nêu ra trách nhiệm hay nghĩa vụ của “bên được bảo hiểm” đối với “tổn thương thân thể”, “thiệt hại tài sản”, hoặc “chi phí khắc phục” phát sinh từ “các tình trạng ô nhiễm” áp dụng trong Hợp đồng bảo hiểm này.
  14. “Vận chuyển tạm thời” có nghĩa là việc vận chuyển chất thải hoặc sản phẩm của “bên được bảo hiểm” bằng ô tô, máy bay, phương tiện vận tải thủy hoặc các phương tiện khác ra ngoài ranh giới của “(các) khu vực được bảo hiểm” bởi một cá nhân hoặc một tổ chức không phải là “bên được bảo hiểm”, thực hiện công việc kinh doanh vận chuyển tài sản để cho thuê, cho tới khi chất thải hoặc sản phẩm đó được dỡ khỏi ô tô, máy bay, phương tiện vận tải thủy hoặc các phương tiện khác.
  15. “Khu vực được bảo hiểm” có nghĩa là bất kỳ khu vực nào được liệt kê cụ thể trong Mục 8. của Bản Kê khai, hoặc bất kỳ khu vực nào được bổ sung vào Hợp đồng bảo hiểm này như một “khu vực bảo hiểm”.
  16. “Ứng phó khẩn cấp” có nghĩa là những hành động mà “bên được bảo hiểm” đã thực hiện, và “những chi phí khắc phục” hợp lý mà “bên được bảo hiểm’ đã chi trả nhằm làm giảm nhẹ và/hoặc ứng phó trước một mối đe dọa lớn và sắp xảy ra đối với sức khỏe con người hoặc môi trường phát sinh từ một “tình trạng ô nhiễm”.
  17. “Nghĩa vụ bồi thường môi trường” có nghĩa là những nghĩa vụ của “bên được bảo hiểm” đối với việc bảo vệ, bồi thường và bảo đảm, hoặc bất kỳ sự đảm nhận trách nhiệm nào đối với “các tình trạng ô nhiễm” được bảo hiểm trong Hợp đồng này, theo một hợp đồng nêu trong Phụ lục Điều khoản Bổ sung Hợp đồng Bảo hiểm, nếu có.
  18. “Luật Môi trường” có nghĩa là bất kỳ luật, đạo luật, sắc lệnh, quy tắc, văn bản hướng dẫn, quy chế của liên bang, bang, tỉnh, thành phố, và các phần sửa đổi của các luật, đạo luật, sắc lệnh, quy tắc, văn bản hướng dẫn, quy chế đó, kể cả các hướng dẫn của bang về việc làm sạch tự nguyện hoặc về những hành động khắc phục rủi ro, điều chỉnh nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của “bên được bảo hiểm” đối với “các tình trạng ô nhiễm”.
  19. “Thời hạn thông báo gia hạn” có nghĩa là khoảng thời gian bổ sung để thông báo một “yêu cầu bồi thường” đưa ra lần đầu đối với “bên được bảo hiểm” sau khi kết thúc “thời hạn bảo hiểm”, phát sinh từ “(những) tình trạng ô nhiễm” được bảo hiểm trong Hợp đồng này.
  20. “Hệ thống Lớp hoàn thiện và Cách nhiệt Bên ngoài” có nghĩa là lớp vữa tổng hợp hoặc bất kỳ hệ thống cách nhiệt và lớp hoàn thiện bên ngoài nào dùng trên bất kỳ phần nào của bất kỳ tòa nhà hoặc cấu trúc nào, bao gồm: Tấm cách nhiệt cứng hoặc nửa cứng làm bằng bọt xốp hoặc bằng các vật liệu khác; Chất kết dính và/hoặc chốt cơ khí dùng để gắn tấm cách nhiệt vào lớp nền; Lớp nền có cốt thép; và Lớp hoàn thiện tạo cấu trúc bề mặt và màu sắc.
  21. “Bên được bảo hiểm được chấp nhận đầu tiên” có nghĩa là cá nhân hoặc tổ chức nêu trong Mục 1. của Bản Kê khai. “Bên được bảo hiểm được chấp nhận đầu tiên” là bên có trách nhiệm nộp tất cả các khoản phí bảo hiểm và “(các) số tiền giữ lại tự bảo hiểm”. “Bên được bảo hiểm được chấp nhận đầu tiên” cũng sẽ là người đại diện duy nhất thay mặt cho tất cả “các bên được bảo hiểm” gửi và nhận (các) thông báo, bao gồm thông báo hủy hợp đồng hoặc không gia hạn, nhận và chấp nhận các điều khoản bổ sung hoặc các thay đổi đối với Hợp đồng bảo hiểm này, hoàn trả các khoản phí bảo hiểm, chuyển nhượng các quyền lợi trong Hợp đồng bảo hiểm này, và thực hiện các “thời hạn thông báo gia hạn” được áp dụng, trừ trường hợp các trách nhiệm này được quy định khác theo điều khoản bổ sung.
  22. “Nấm” có nghĩa là bất kỳ loại nấm nào, bao gồm mốc hoặc nấm mốc, độc tố nấm, bào tử, mùi hoặc các sản phẩm phụ do “nấm” tạo ra hay phát ra.
  23. “Hành động của chính phủ” có nghĩa là hành động được thực hiện hoặc trách nhiệm được đặt ra bởi bất kỳ cơ quan chính quyền cấp liên bang, cấp bang, cấp tỉnh, thành phố nào hoặc bất kỳ cơ quan nào khác trong phạm vi quy định của “luật môi trường”.
  24. “Bên được bảo hiểm” có nghĩa là “Bên được bảo hiểm được chấp nhận đầu tiên”, bất kỳ “bên được bảo hiểm được chấp nhận” nào, hoặc “bất kỳ bên được bảo hiểm bổ sung” nào, và bất kỳ người nào đã từng là hoặc hiện là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, thành viên hợp danh hoặc nhân viên của bất kỳ “bên được bảo hiểm” nào trong thời gian đảm nhận các vai trò nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ của họ.
  25. “Chi phí pháp lý” có nghĩa là các chi phí, lệ phí, phí tổn pháp lý hợp lý, bao gồm phí chuyên gia mà “bên được bảo hiểm” phải chi trả cho việc điều tra, phân bổ tổn thất hoặc bảo vệ trước “các yêu cầu bồi thường” hoặc khiếu kiện.
  26. “Chất thải phóng xạ mức độ thấp” có nghĩa là các chất thải có tính chất phóng xạ nhưng không phải là chất thải có mức phóng xạ cao (nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng hoặc chất thải có tính phóng xạ mạnh được tạo ra nếu nhiên liêu đã sử dụng được tái chế), bã nghiền urani, và chất thải với số lượng các phân tử nặng hơn urani cao hơn mức quy định.
  27. “Bên được bảo hiểm được chấp nhận” có nghĩa là các cá nhân hoặc tổ chức được bổ sung vào Hợp đồng bảo hiểm này với tư cách là ”(các) bên được bảo hiểm được chấp nhận”, nếu có. ”(Các) bên được bảo hiểm được chấp nhận” sẽ có cùng quyền lợi trong Hợp đồng bảo hiểm này với “Bên được bảo hiểm được chấp nhận đầu tiên” trừ trường hợp có quy định khác bằng điều khoản bổ sung.
  28. “Thiệt hại đối với tài nguyên thiên nhiên” có nghĩa là các thiệt hại do tổn thương đối với, thiệt hại đối với hoặc thiệt hại gánh chịu bởi, hoặc việc hủy hoại, hoặc tổn thất về cá, thú hoang dã, khu sinh vật, đất, không khí, nước, nước ngầm, việc cung cấp nước uống và các tài nguyên tương tự thuộc về, được quản lý bởi hoặc trông nom bằng ủy thác bởi, thuộc về, hoặc được cai quản bởi, bất kỳ cơ quan chính quyền trung ương hay địa phương nào.
  29. “Bãi đổ thải không thuộc sở hữu” có nghĩa là một địa điểm không thuộc sở hữu của “bên được bảo hiểm” hoặc không do “bên được bảo hiểm” quản lý và “bên được bảo hiểm” không có lợi ích sở hữu trong đó mà tại đây “bên được bảo hiểm” đã hoặc đang đổ chất thải.
  30. “Thời hạn bảo hiểm” có nghĩa là thời hạn nêu tại Muc 2.a của Bản Kê khai đối với Phạm vi bảo hiểm A. và/hoặc Mục 3.a. của Bản Kê khai đối với Phạm vi bảo hiểm B., hoặc bất kỳ thời hạn nào ngắn hơn do việc hủy bỏ Hợp đồng bảo hiểm này.
  31. “Tình trạng ô nhiễm” có nghĩa việc phát thải, phân tán, xả thải, rò rỉ, di chuyển hoặc thẩm thấu bất kỳ chất rắn, chất lỏng, chất khí, chất kích thích ở thể hơi hoặc thể nhiệt, các chất gây ô nhiễm, bao gồm khói, bồ hóng, hơi nước, hơi khói, a-xít, alkali, hóa chất, “nấm”, chất gây nguy hại, hoặc chất thải, lên trên mặt hoặc vào trong lòng đất và các cấu trúc trên mặt đất, không khí, nước trên mặt đất hoặc dưới nước ngầm. Vì mục đích của định nghĩa này, chất thải bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở ”chất thải phóng xạ mức độ thấp”.
  32. “Thiệt hại về tài sản” có nghĩa là:
    1. Tổn hại về vật chất, hoặc sự phá huỷ tài sản hữu hình của các bên thứ ba, bao gồm việc mất công năng sử dụng của tài sản đó do tổn hại như vậy;
    2. Việc mất công năng sử dụng của tài sản hữu hình của các bên thứ ba không phải do bị tổn hại về vật chất hoặc bị phá hủy;
    3. Giá trị tài sản của các bên thứ ba bị giảm sút; và
    4. “Các thiệt hại đối với tài nguyên thiên nhiên”.
      1. Chi phí pháp lý hợp lý, nếu chi phí đó đã được “bên được bảo hiểm” chi trả theo chấp thuận của bằng văn bản của Bên bảo hiểm; và
        1. Các chi phí hợp lý để khôi phục, sửa chữa hoặc thay thế bất động sản hoặc tài sản cá nhân về gần như nguyên trạng, trước khi bất động sản hoặc tài sản cá nhân đó bị tổn hại trong quá trình ứng phó với “(các) tình trạng ô nhiễm”. “Chiến tranh” có nghĩa là cuộc chiến, bất kể có được tuyên bố hay không, nội chiến, biến loạn, nổi dậy, cách mạng, xâm lược, đánh bom hoặc bất kỳ việc sử dụng lực lượng quân đội, vũ lực sai trái nào hoặc bất kỳ sự tịch thu, quốc hữu hóa hoặc việc hủy hoại tài sản bởi bất kỳ chính quyền, quân đội hoặc các cơ quan nào khác.
          1. “Chi phí khắc phục” có nghĩa là các chi phí hợp lý cho việc điều tra, xác định số lượng, theo dõi, làm giảm nhẹ, hạ thấp, xóa bỏ, loại trừ, xử lý, trung hòa hoặc làm bình ổn “tình trạng ô nhiễm” theo yêu cầu của ”luật môi trường”. “Chi phí khắc phục” cũng bao gồm:
  1. “Bên được bảo hiểm chịu trách nhiệm” có nghĩa là bất kỳ nhân viên nào của một “bên được bảo hiểm” chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường, kiểm soát, hoặc tuân thủ tại một “khu vực được bảo hiểm”, và bất kỳ giám đốc, thành viên hội đồng quản trị hoặc thành viên hợp danh nào của một “bên được bảo hiểm”.
  2. “Số tiền giữ lại tự bảo hiểm” có nghĩa là số tiền bằng đô la nêu tại Mục 2.d, của Bản Kê khai đối với Phạm vi bảo hiểm A., và/hoặc Mục 3.d. của Bản Kê khai đối với Phạm vi bảo hiểm B., hoặc được chỉ định bằng điều khoản bổ sung, nếu có.
    1.  “Khủng bố” có nghĩa là các hoạt động chống lại con người, tổ chức hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào:
    1. Khủng bố bao gồm các hành vi hoặc sự chuẩn bị cho các hành vi dưới đây:
    2. Sử dụng, hoặc đe dọa sử dụng, vũ lực hoặc bạo lực; hoặc
    3. Thực hiện hoặc đe dọa thực hiện hành vi nguy hiểm; hoặc
    4. Thực hiện hoặc đe dọa thực hiện hành vi can thiệp hoặc phá hoại một hệ thống điện tử, liên lạc, thông tin hoặc máy móc; và
    5. Khi xảy ra một hoặc cả hai trường hợp dưới đây:
    1. -Thể hiện mối đe dọa hoặc sự ép buộc đối với một chính quyền hoặc công chúng, hoặc bất kỳ bộ phận nào của chính quyền hoặc công chúng, hoặc phá hoại bất kỳ bộ phận nào của nền kinh tế; hoặc
    2. – Có dấu hiệu thể hiện ý định đe dọa hoặc ép buộc một chính quyền hoặc hoặc thúc đẩy các mục tiêu chính trị, tư tưởng, tôn giáo, xã hội hoặc kinh tế hoặc thể hiện (hay thể hiện sự chống đối) một triết lý hoặc một tư tưởng.
  3.  “Bể chứa ngầm” có nghĩa là bất kỳ bể chứa nào và các đường ống và các thiết bị phụ kiện liên quan mà bể chứa đó có trên 10% dung tích nằm dưới đất.

 

CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN

Vui lòng tải về và điền đầy đủ thông tin theo mẫu hoặc liên hệ hotline: 098-038-880 để nhận được thông tin tư vấn nhanh nhất 24/7.

Call Now

gửi tin nhắn

Mục lục