Shopee 8.8

Micro riêng của Mỹ Tâm tại My Soul 1981

Gần đây trong chuỗi chương trình My Soul 1981 Mỹ Tâm liên tục gây chú ý bởi luôn mang theo chiếc Micro nhỏ nhắn, xinh xắn khá nhẹ và khác lạ so với các micro truyền thống sử dụng trong các chương trình hát Live của các ca sĩ hiện nay.

Thực ra đây là chiếc microphone đặc thù của phòng thu với thiết kế tròn dẹt thích hợp thu âm thanh theo hướng cố định và không phù hợp lắm khi sử dụng trên sân khấu. Điều này đòi hỏi ca sĩ hạn chế vận động cũng như luôn chú ý hướng tay cầm micro trong quá trình diễn xuất.

Dù vậy chiếc micro đặc biệt này cũng thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả dù là xem online hay trực tiếp. Lượng từ khóa tìm kiếm “micro của Mỹ Tâm” hay “Micro dẹt tròn” tăng cao đột biến trong năm nay.

Mỹ Tâm trong bản live "Hẹn ước từ hư vô" -| My Soul 1981
Mỹ Tâm trong bản live “Hẹn ước từ hư vô” -| My Soul 1981

Với chiếc microphone đặc thù của phòng thu, vừa hát vừa nghe, Mỹ Tâm đôi lúc mất tập trung. Trong ca khúc Mong manh tình về, cô phải hát lại đến 2 lần. Nhờ vậy, tính chân thực của đêm nhạc được thể hiện rất rõ, nghệ sĩ có lúc xuất thần, có lúc phì cười vì hát lại. Những câu chuyện âm nhạc được kể miên man như chiếc podcast, không có sự can thiệp mạnh tay của cấu trúc hay kịch bản.

Khán giả đại chúng có thể không thể hiểu rõ âm thanh phòng thu hay hát live,… nhưng dễ nhận ra Mỹ Tâm đưa ra toàn bộ những gì thật nhất trong giọng của mình trong đêm diễn. Thật nghĩa là, thứ âm thanh gần với thủ thỉ hơi, tiết chế hoàn toàn lối hát vang dội khỏe khoắn thường ngày. Với những ca sĩ có chất giọng như “chiếc chuông đồng”, lối hát tối giản là thử thách rất lớn, thậm chí ngay cả khi đã là ca sĩ có thực lực, có kinh nghiệm xử lý và dày dạn kỹ thuật.

Mỹ Tâm trong đêm nhạc 7-1 thuộc chương trình My Soul 1981
Mỹ Tâm trong đêm nhạc Live trực tuyến 7-1 thuộc chương trình My Soul 1981

Sau 3 đêm nhạc My Soul 1981 tổ chức trực tuyến, ca sĩ Mỹ Tâm thực hiện 2 đêm nhạc trực tiếp tại Đà Lạt vào ngày 26 và 27/3. Đây là dịp để cô gặp những khán giả đã dành tình cảm cho mình suốt thời gian qua và cũng là cơ hội để cô trải nghiệm biểu diễn ở một không gian thoáng đãng, trong lành như Đà Lạt.

Mỹ Tâm tại Đà Lạt, trong dự án My Soul 1981
Mỹ Tâm tại Đà Lạt, trong dự án My Soul 1981
Mỹ Tâm và nhạc sĩ Khắc Hưng xuất hiện ở đầu đêm nhạc
Mỹ Tâm và nhạc sĩ Khắc Hưng xuất hiện ở đầu đêm nhạc

Micro của Mỹ Tâm là loại gì?

Không có thông tin công khai nào từ phía Mỹ Tâm hoặc đội ngũ hỗ trợ về thương hiệu micro Mỹ Tâm đang sử dụng. Tuy nhiên sau một vòng tìm kiếm thì Topreview.vn cũng xác định được một chiếc micro có ngoại hình bên ngoài tròn dẹt mạ đồng… khá giống với chiếc Mỹ Tâm đang dùng đó là chiếc Micro AUDIX SXC25A.

AUDIX SCX25A (thương hiệu Mỹ) là micro condenser thu âm chuyên nghiệp với thiết kế trang nhã và hệ thống đầu capsule đã được cấp bằng sáng chế độc quyền. Tích hợp chống sốc độc đáo trong một vòng đồng thau được gia công tinh xảo, đầu capsule được cách ly hoàn toàn với thân micro và thiết bị điện tử. Bằng cách giảm thiểu sự phản xạ và nhiễu xạ âm thanh rất hoàn hảo, SCX25A mang đến âm thanh trong trẻo, âm thanh mở với độ chi tiết và chân thực vượt trội.

SCX25A được sản xuất với vỏ ngoài bằng đồng được gia công chính xác, lưới bằng thép, bên ngoài được hoàn thiện bởi lớp sơn chất lỏng ‘A’ nhiều lớp màu đen và đầu nối XLR mạ vàng.

Ứng dụng:

  • Thu Đàn piano (Khi thu Piano cơ nên dùng bộ SCX25APS gồm 2 micro SCX25A để thu trọn)
  • Nhạc cụ khác như: guitar, vibes, woodwinds, nhạc cụ đồng, bộ gõ, drum overheads
  • Thu dàn hợp xướng, dàn nhạc và các phần giao hưởng.
  • Thu xung quanh khán phòng
  • Dùng thu âm, giọng hát chính, hát bè
  • Phòng thu, hát chính và đệm
  • Thu lồng tiếng
Video giới thiệu Micro AUDIX SCX25A: Bí quyết để thu được âm thanh tuyệt vời

Micro của Mỹ Tâm giá bao nhiêu tiền

Micro AUDIX SXC25A có ngoại hình và màu sắc khá giống với chiếc Micro của Mỹ Tâm sử dụng trong My Soul 1981. Tuy nhiên micro Mỹ Tâm không thấy có logo hay thương hiệu nên có thể đây là phiên bản đặt riêng.

Về giá của Micro AUDIX SXC25A hiện tại trên thị trường là khoảng $2000 (24 triệu). Đây là mức giá không quá cao so với sự đầu tư của nhiều ca sĩ hiện nay với những chiếc Micro lên tới hàng trăm triệu đồng.

Những ca sĩ đầu tư micro riêng với giá trị cao

Việc nghệ sĩ sở hữu micro đặt làm riêng với màu sắc cùng họa tiết theo ý thích của mình đã không còn quá xa lạ. Giá của những chiếc micro custom này cũng cực kỳ đắt đỏ – hầu hết đều trên 100 triệu VND và có thể lên đến cả tỷ.

Hòa Minzy: Trên trang cá nhân cách đây vài giờ, Hòa Minzy vừa đăng tải hình ảnh micro mới sở hữu của riêng mình trên story. Chiếc micro màu đỏ tươi như biệt danh Rose (hoa hồng) của cô nàng. Bên cạnh đó nữ ca sĩ còn đính thêm các viên đá lấp lánh bên ngoài vô cùng nổi bật.

Vũ Cát Tường: Giọng ca Yêu xa “tậu” micro riêng màu xanh dương với họa tiết độc đáo vào tháng 2 năm 2018. Trên trang cá nhân, cô nàng cũng đã chia sẻ niềm vui này đến người hâm mộ: “Vì âm thanh là thứ tôi quan tâm nhất nên micro riêng là điều phải có. Hãy cùng nhau chinh phục nhiều sân khấu nhé bạn ơi!”.

Lệ Quyên, Hòa Minzy, Vũ Cát Tường cũng đầu tư cho mình một chiếc micro riêng
Lệ Quyên, Hòa Minzy, Vũ Cát Tường cũng đầu tư cho mình một chiếc micro riêng

Lệ Quyên: Giọng ca Nếu em được lựa chọn xứng danh “trùm cuối” khi cô nàng đang là ca sĩ sở Việt đầu tiên sở hữu chiếc micro đắt giá mà rất nhiều các ngôi sao quốc tế như Celine Dion, Taylor Swift đang sử dụng. Được biết món đồ là sản phẩm kết hợp giữa Sennheiser và Neumann – hai tên tuổi lớn trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị âm thanh, phòng thu tại Đức.

Micro là một trong những thứ quan trọng nhất đối với một ca sĩ, đặc biệt quan trọng đối với các nghệ sĩ K-pop. Một số thần tượng còn đi xa đến mức trang bị micro tùy chỉnh để tăng thêm tính năng động cho nhóm (nếu họ là một nhóm nhạc K-pop), có ý nghĩa đặc biệt với người hâm mộ, thể hiện cá tính của họ…

Micro độc đáo riêng của dàn K-pop nữ nổi tiếng hiện nay
Micro độc đáo riêng của dàn K-pop nữ nổi tiếng hiện nay

Các loại Micro phòng thu chuyên nghiệp

Micro thu âm cho phòng thu được xem là thiết bị quan trọng nhất quyết định đến chất lượng bản thu của bạn có tốt hay không. Về bản chất , microphone là khởi đầu của hầu hết các hệ thống âm thanh và ứng dụng ghi âm. Nếu microphone không thu được âm thanh rõ ràng và chính xác, với độ ồn thấp, thì ngay cả bạn sử dụng những hệ thống thiết bị xử lý âm thanh và loa tốt nhất đi theo sau nó, bạn cũng sẽ không tạo ra được âm thanh tối ưu. Do đó, việc đầu tư vào một micro tốt là cực kỳ quan trọng để tối đa hóa tiềm năng hiệu suất cho hệ thống âm thanh của bạn.

Các loại Micro phòng thu chuyên nghiệp
Một số loại Micro phòng thu chuyên nghiệp

Khi nói đến việc chọn micro phòng thu tốt nhất để thu âm, câu trả lời là không có mic nào là tốt nhất cho tất cả. Mỗi loại microphone có những đặc điểm riêng có thể làm cho chúng trở nên tuyệt vời cho một loại nhạc cụ hoặc một ca sỹ cụ thể. Ví dụ, một micro condenser với màng rung lớn sẽ rất phù hợp với việc thu âm vocal hoặc các nhạc cụ như acoustic guitar. Mặt khác, một micro dynamic để thể là sự lựa chọn tối ưu hơn nếu bạn muốn ghi lại tiếng trống hoặc ampli guitar vì nó khả năng chịu được những âm thanh có cường độ lớn mà không sợ làm ảnh hướng đến microphone.

Các loại micro phòng thu phổ biến

Microphone Dynamic (Micro điện động)

Đây là loại microphone phổ biến nhất hiện nay với độ bền cao và giá thành rẻ. Dynamic Miro có độ nhạy kém hơn so với Condenser Micro, với giá thành rẻ hơn và không cần yêu cầu nguồn Phantom Power. Độ nhạy thấp cũng đồng nghĩa với việc chịu được âm thanh ở cường độ lớn, do đó dynamic micro rất phù hợp sử dụng cho ca sỹ biểu diễn trên sân khấu. Trong ứng dụng thu âm, dynamic microphone phù hợp cho các nhạc cụ có cường độ âm thanh lớn như trống, guitar bass.

Micro Condenser (Micro điện dung)

Đây là loại micro được sử dụng nhiều nhất trong các phòng thu. Khi bạn muốn thu lại âm thanh với độ trung thực tuyệt đối, thì condenser microphone (micro điện dung) là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Microphone Condenser có khả năng đáp ứng và độ nhạy với âm thanh cao hơn rất nhiều so với Dynamic Micro. Tuy nhiên Condenser micro có độ bền kém hơn và cần phải có nguồn Phantom Power để hoạt động. Trong ứng dụng thu âm, condenser microphone phù hợp để thu lại những âm thanh mềm mại như giọng hát (vocal), các nhạc cụ như acoustic guitar, piano,..

Micro Ribbon(Micro dải băng)

Đây là loại microphone được sử dụng rộng rãi trong thời hoàng kim của các đài phát thanh. Ribbon micro sử dụng một dải băng mỏng dẫn điện rung động trong một từ trường để mô phỏng lại tín hiệu âm thanh. Về mặt kỹ thuật, nó hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ tương tự Dynamic Micro, tuy nhiên Ribbon Micro có độ nhạy với âm thanh cực kỳ cao, hơn cả Conderser. Bởi vì thiết kế đặc biệt này, Ribbon micro thường có giá thành rất cao và ít khi gặp trong các phòng thu âm vừa và nhỏ.

Micro cổng USB

Đây là dòng micro được phát triển gần đây trong công nghệ microphone và mang đến sự tiện lợi nhất cho người dùng. USB microphone chứa tất cả các bộ phận chính của một microphone truyền thống: capsule, diaphragm,.. Điểm khác biệt ở dòng micro này đó là được tích hợp thêm 2 mạch bổ sung gồm: preamp onboard và bộ chuyển đổi analog sang đi digitar (A/D converter). Preamp onborad giúp USB microphone không cần kết nối với mixer hoặc các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài (Phatom Power). A/D converter giúp thay đổi tín hiệu đầu ra của microhone từ Analog(tín hiệu tương tự) sang Digital (tín hiệu số) và do đó nó có thể gắn trực tiếp vào máy tính để sử dụng. Trong ứng dụng thu âm, USB microphone phù hợp và tiện lợi cho việc làm Podcast, LiveStream, Talkshow,…

Một số loại Micro thu âm chuyên nghiệp bán chạy
Một số loại Micro thu âm chuyên nghiệp bán chạy

Tại sao micro thường là loại tròn

Do đặc thù micro cầm tay hiện nay chủ yếu phục vụ cho sân khấu, phòng thu. Đây cũng là dạng microphone phổ biến nhất hiện nay với thiết kế hình trụ tròn phía trên còn có tên gọi là micro đơn hướng hay Cardioid. Thiết kế này tối ưu cho việc thu âm thanh theo một hướng và khoảng cách xác định. Micro đơn hướng là dạng micro phổ biến nhất được sản xuất trên thế giới kể cả micro không dây, micro cổ ngỗng, micro có dây.

Đặc điểm của micro Cardioid:

  • Mẫu mic phổ biến nhất trong phòng thu, sân khấu.
  • Các mẫu cực đơn tiêu chuẩn.
  • Điểm không ở 180 ° (trực tiếp về phía sau).
  • Độ nhạy thấp hơn 6 dB ở hai bên (90 ° & 270 °)
  • Nhạy cảm với âm vực.
  • Cách ly âm thanh không cần thiết
  • Tăng cao trước khi phản hồi.
  • Rất phổ biến trong các kỹ thuật âm thanh nổi ngẫu nhiên và gần trùng hợp ngẫu nhiên.
  • Trở nên định hướng hơn ở tần số cao hơn (có thể có hình dạng của một mẫu supercardioid, hypercardioid hoặc thậm chí là lobar / shotgun).
  • Làm cho các mẫu mặc định điển hình của mỗi màng loa trong micro đa mẫu kép màng.
  • Hoạt động trên nguyên tắc độ dốc áp suất.
Một số mẫu micro Cardioid
Một số mẫu micro Cardioid

Tiêu chí chọn micro không dây hát Karaoke

Karaoke tại gia hiện nay đã trở thành loại hình giải trí quen thuộc của nhiều gia đình. Việc lựa chọn micro phù hợp sẽ giúp bạn có giọng hát hay, ấn tượng hơn. 8 tiêu chí cơ bản sau đây sẽ giúp bạn:

Độ nhạy âm cao

Độ nhạy âm có thể hiểu là độ lớn của tín hiệu âm thanh mà micro có thể thu vào. Micro có độ nhạy càng cao thì hút âm thanh ở xa càng tốt. Các micro có độ nhạy âm cao khi để chúng xa miệng tầm 15 – 20cm vẫn hút âm rất nhạy, giúp bạn không bị hụt hơi khi hát karaoke.

Hỗ trợ lọc bỏ tạp âm

Hiện nay, nhiều dòng micro không dây cao cấp được trang bị tính năng hỗ trợ giọng hát yếu, giúp người hát xử lý các nốt cao dễ dàng hơn cùng với công nghệ lọc bỏ tạp âm giúp người dùng hát thật thoải mái, thanh thoát, hạn chế tiếng thở hay những âm gió của người hát, tạo ra âm thanh trong trẻo và thật hơn.

Chất lượng âm thanh tốt

Micro chất lượng sẽ cho âm thanh giọng thực dày tiếng nhưng không nặng khi hát, khả năng điều chỉnh mid thể hiện tầng 1 – 3 kHz siêu tốt. Với tần số này thì người dùng sẽ phần nào hạn chế tiếng hú rè do treble. Khi mua micro không dây, bạn hãy quan tâm đến chất lượng âm thanh thu được ở cả 3 dải âm cơ bản sau:

Micro chuyên nghiệp Studio AKG ARA
Micro chuyên nghiệp Studio AKG ARA chất lượng cao
  • Bass (âm trầm): Là tần số âm thấp nhất trong 3 khoảng tần số âm thanh cơ bản, giúp mang lại chất lượng âm thanh tốt và tròn trịa hơn.
  • Mid (âm trung): Là dải tần âm thanh phổ biến nhất trong tự nhiên, ví dụ như tiếng nói, tiếng động vật, âm thanh từ vật dụng, xe cộ,…
  • Treble (âm cao): Là một dãy âm thanh có âm tần cao, bạn có thể liên tưởng đến tiếng kêu leng keng phát ra từ thanh kim loại khi ta gõ vào.

Tự động dò sóng sạch

Một trong những tiêu chí bạn cần quan tâm là tính năng tự động dò sóng siêu sạch, những chiếc micro được trang bị tính năng này sẽ giúp loại bỏ tình trạng nhiễu sóng và mất sóng, giúp tiếng hát của bạn không bị đứt đoạn giữa chừng.

Tự động tắt nguồn khi va chạm

Tính năng này còn gọi là cảm biến gia tốc, giúp bảo vệ tối đa cho micro. Trong những trường hợp micro rơi rớt, va đập hoặc không sử dụng trong thời gian ngắn thì sẽ tự động tắt nguồn để không tạo ra những âm thanh lớn, chói tai gây tổn hại tới loa và người dùng.

Dung lượng pin

Những chiếc micro không dây hiện đại đều được các nhà sản xuất trang bị tính năng tiết kiệm pin. Tính năng này sẽ giúp bạn hát hò thoải mái trong thời gian dài mà không bị mất hứng giữa chừng vì micro hết pin quá nhanh.

Tần số của micro

Micro không dây chủ yếu được trang bị 2 loại tần số chuyên dụng tùy theo mục đích và khoảng cách thu phát sóng tốt:

  • Tần số VHF là tần số sóng cao, có khả năng nhận và truyền phát dữ liệu âm thanh ở phạm vi khoảng 50m, thường được sử dụng để karaoke tại gia hoặc ở các buổi tiệc tùng nhỏ.
  • Tần số UHF trên micro còn được gọi là tần số sóng siêu cao, có khả năng phát và nhận tín hiệu âm thanh ở phạm vi rộng hơn 100m. Micro có tần số UHF thường được sử dụng trong các gameshow, biểu diễn âm nhạc,…

Thương hiệu

Hai thương hiệu micro Audix ra đời 1984 rất nổi tiếng đến từ nước Mỹ
Thương hiệu micro Audix ra đời 1984 rất nổi tiếng đến từ nước Mỹ

Thương hiệu cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng khi mua micro không dây. Hãy chọn các thương hiệu uy tín như Audix, Sennheiser, Paramax, Zenbos, BiRiCi,… Việc này sẽ giúp bạn đảm bảo được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và chế độ bảo hành.