Hotline :  0988361108  – Đ/C 6B Trần Hưng Đạo – Hà Nội
Thứ 2 - Chủ nhật

8:00 – 19:00

Liên Hệ với chúng tôi

Trẻ Bị Áp Xe Răng Phải Làm Sao? Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ?

Áp xe chân răng là bệnh lý nha khoa nghiêm trọng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ. Áp xe răng ở trẻ em là vấn đề khiến nhiều gia đình lo lắng, khi mà nó gây ra các cơn đau dữ dội cho trẻ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, ăn uống khó khăn hơn. Vậy điều trị áp xe răng ở trẻ em như thế nào? hãy cùng nha khoa Dr Công theo dõi bài viết nhé!

Áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Áp xe răng nếu được điều trị thích hợp sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của răng miệng. Tuy nhiên, một số trường hợp áp xe răng ở trẻ em có thể xảy ra các biến chứng nhiễm trùng vi khuẩn khi áp xe răng không được điều trị hợp lý.

Dấu hiệu bé bị áp xe răng

  • Phải nhổ bỏ răng: Trong trường hợp nhiễm trùng nặng lan ra từ chân răng và đi vào xương hàm, lan ra mô mềm. Nếu không được điều trị thì việc mất răng không tránh khỏi.
  • Nang do răng: nếu khối áp xe răng không được chữa trị, một khoang chứa đầy dịch phát triển ở phía dưới chân răng của trẻ.
  • Nhiễm trùng xoang hàm: Xảy ra nếu nguyên nhân từ các răng hàm trên có vị trí gần các xoang.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: xảy ra khi vi khuẩn từ khối áp xe rưng qua các mạch máu, gây nhiễm trùng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, để tránh gặp các tình trạng trên, thì các bậc phụ huynh nên theo dõi thường xuyên vấn đề chăm sóc răng miệng của bé, kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời.

Trẻ bị áp xe răng như thế nào?

Áp xe răng ở trẻ em là tình trạng xuất hiện một bọc nhỏ chứa mủ ở vùng bướu chân răng. Chúng được hình thành từ các mô đã bị viêm nhiễm ở chân răng hoặc nhiễm trùng giữa răng và lợi. Phần sưng viêm khiến cho trẻ có cảm giác đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Áp xe răng ở trẻ em

Tỷ lệ trẻ bị áp xe răng rất lớn do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và thiếu sự sát sao từ bố mẹ. Áp xe răng trẻ em thường có 2 loại đó là Áp xe viêm nha chu và áp xe cùng chân răng.

Chúng ta có thể quan sát phần nướu bị áp xe chân thông qua nhận biết túi phồng nổi cộm lên ở chân răng hoặc cổ chân răng. Đây được xem là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe các con. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bé.

Tham khảo: Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? Kháng Sinh Nào Điều Trị Áp Xe Răng?

Tại sao bé bị áp xe răng?

Theo chuyên gia nha sĩ, việc trẻ em bị áp xe răng thường do nhiễm khuẩn. Đặc biệt là các yếu tố làm tăng nguy cơ bị áp xe răng ở trẻ em đó là:

  • Sâu răng: Trẻ em thường là đối tượng dễ bị sâu răng, và khi này vi khuẩn sẽ thông qua các lỗ sâu để bám trụ vào răng, gây đau nhức, ảnh hưởng đến tủy răng, viêm cuống răng.
  • Do chấn thương: Trẻ em là độ tuổi vui chơi chạy nhảy nên việc chẳng may té ngã khiến răng bị mẻ hoặc gãy là điều không thể tránh khỏi. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển.
  • Mảng bám: ở độ tuổi mọc và thay răng sữa nếu không chú trọng vệ sinh răng miệng cho trẻ sẽ khiến mảng bám thức ăn tích tục và là môi trường cho vi khuẩn gây hại phát triển, từ đó dẫn đến trẻ bị áp xe răng sữa.

Trẻ bị áp xe răng phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả.

Áp xe răng ở trẻ em sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và khó có thể tự điều trị tại nhà hiệu quả dứt điểm. Do đó, để hạn chế tối đa ảnh hưởng bệnh lý đến sức khỏe của trẻ, các bậc phụ huynh cần đưa con đến cơ sở nha khoa thăm khám và điều trị phù hợp nhất.

Cách giảm đau do áp xe quanh răng

Các túi áp xe thường gây cảm giác đau nhức và mệt mỏi cho trẻ. Để khắc phục tình trạng này, nha sĩ sẽ đưa ra một số cách giảm đau như:

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh, giảm đau hoặc kháng viêm. Lưu ý về liều lượng sử dụng theo như chỉ dẫn của nha sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Chườm đá vùng sưng đau khoảng 15 phút.
  • Sử dụng tinh dầu các loại như đinh hương, tỏi, kinh giới, dầu bạc hà để kháng khuẩn, chống nấm, giảm viêm và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc giấm táo pha loãng để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.

Những phương pháp loại bỏ ổ áp xe

  • Trường hợp bé bị áp xe răng ở giai đoạn đầu, nha sẽ sẽ tiến hành loại bỏ mủ bằng cách rạch ổ áp xe.
  • Với trường hợp răng bị hỏng hoàn toàn khi bị áp xe thì phải nhổ bỏ hoàn toàn.
  • Với trường hợp viêm tủy, nha sĩ sẽ ưu tiên điều trị tủy răng trước để bảo vệ răng, và sau đó sẽ hút mủ ở túi áp xe và bịt ống tủy lại.

Áp xe răng ở trẻ em phải làm sao

Xem thêm: Áp Xe Răng Khôn Nguy Hiểm Không? Nên Nhổ Răng Khôn Bị Áp Xe?

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không?

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không? Nếu bé bị áp xe răng sữa nếu phát hiện kịp thời đưa đến nha khoa thì sẽ xóa tan cơn đau đớn cho bé và chữa lành hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, biến chứng có thể xảy ra nếu tình trạng viêm nhiễm máu và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì vậy, để giúp bé không bị áp xe răng sữa, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến gặp nha sĩ để được khám chữa và điều trị khi phát hiện các dấu hiệu quả bệnh lý áp xe răng ở trẻ.

Có nên nhổ răng khi trẻ bị áp xe răng sửa không

Vậy áp xe răng sữa có nên nhổ răng không? Điều này còn phải phụ thuộc vào mỗi tình trạng răng miệng của trẻ. Cụ thể:

  • Trẻ bị áp xe lợi: Nha sĩ sẽ tiến hành bỏ ổ mũ bằng cách rạch ổ áp xe răng sữa và dùng nước muối để rửa sạch vết thương, sau đó sẽ được kê thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Trẻ bị áp xe chân răng: Được nha sĩ lấy tủy răng để giảm đau và trám lại phần đã khoan.
  • Trẻ bị áp xe quá nặng, hư hỏng nặng, không thể bảo tồn và gây biến chứng tiêu xương hàm: Sẽ được nha sĩ chỉ định nhổ bỏ răng đi để không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, ngăn vi khuẩn tấn công.

Địa chỉ điều trị áp xe răng ở trẻ em uy tín tại Hà Nội

Nha khoa Dr Công là một trong những địa chỉ nha khoa điều trị áp xe răng tại Hà Nội uy tín hàng đầu được đông đảo khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Với kinh nghiệm hơn 15 năm xây dựng và phát triển cùng đội ngũ bác sĩ có thâm niên, chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm đã đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhất.

Với dịch vụ điều trị nha khoa cho trẻ em bị áp xe răng, các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám kỹ lưỡng, lên kế hoạch điều trị để đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất. Đặc biệt là cả quá trình khám và chữa bệnh tại Nha khoa Dr Công, khách hàng đều được thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị. Đem đến sự an tâm cho các bậc phụ huynh khi trao niềm tin cho các bác sĩ tại đây.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm nhiễm răng miệng hay có các vấn đề do ngoại lực tác động đến răng miệng thì hãy nhanh chóng liên hệ với nha khoa Dr Công theo Hotline: 0988361108  để được thăm khám và điều trị kịp thời nhất nhé!

Share:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tags:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

0988 36 1108
Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo
Bạn vui lòng chờ