BLOG

Thuốc Rovamycin 3 MIU là thuốc gì – Giá thuốc bao nhiêu? Mua ở đâu?

hoai_thuong1 29.03.2024
0 người theo dõi 0 bình luận 264 bài chia sẻ

Thuốc Rovamycin 3 MIU được sản xuất bởi Công ty Sanofi Aventis, Pháp có thành phần chính là spiramycin. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng tai mũi họng, phế quản phổi, da và miệng; nhiễm trùng sinh dục không do nhiễm lậu cầu; nhiễm trùng toxoplasma ở phụ nữ có thai; phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu trong các trường hợp đặc biệt và dự phòng tái phát sốt thấp khớp trong trường hợp dị ứng betalactams.

Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về thuốc Rovamycin 3 MIU. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.

Thông tin cơ bản về thuốc Rovamycin 3 MIU bao gồm:

► Tên biệt dược: Rovamycin

► Thành phần hoạt chất bao gồm: Spiramycin

► Dạng bào chế thuốc: Viên nén

► Quy cách đóng gói: Hộp 10 viên thuốc

► Phân loại thuốc: Thuốc kháng sinh nhóm macrolide

► Nước sản xuất: Pháp

Thuốc Rovamycin 3 MIU là thuốc với công dụng gì?

Rovamycine là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm thuốc macrolide. Được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng ở phổi, da và miệng. Thuốc này đôi khi cũng được sử dụng để điều trị bệnh lậu cho những người bị dị ứng với thuốc penicillin.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị thuốc này trong điều trị các vấn đề khác không được liệt kê ở trên đây.

Thuốc Rovamycin 3 MIU là thuốc gì

Thuốc Rovamycin 3 MIU là thuốc gì

Thuốc Rovamycin 3 MIU có tốt không?

Loại thuốc này hiện nay được sử dụng nhiều trên lâm sàng, được bác sĩ kê đơn cho nhiều bệnh nhân và cho thấy mang lại hiệu quả rõ rệt.

Khi bệnh nhân tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ thì đa số bệnh nhân đều giảm rõ rệt các triệu chứng viêm, nhiễm trùng và các tác dụng phụ không quá đặc trưng, nguy hiểm.

Tuy nhiên, không nên sử dụng kháng sinh Macrolide cho phụ nữ đang cho con bú và suy giảm chức năng gan, thận.

Chỉ định của thuốc Rovamycin 3 MIU là gì?

Thuốc Rovamycin được chỉ định sử dụng để điều trị và phòng ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với spiramycin, đặc biệt là:

Các nhiễm khuẩn tai mũi họng, phế quản phổi, da, miệng và các nhiễm trùng sinh dục không do lậu cầu.

Nhiễm toxoplasma ở phụ nữ có thai.

Phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu trong những trường hợp đặc biệt (chống chỉ định rifampicin).

Dự phòng tái phát sốt thấp khớp, trong trường hợp dị ứng với betalactams.

Hướng dẫn sử dụng của thuốc Rovamycin 3 MIU

Cách dùng

Thuốc này được bào chế ở dạng viên và dùng bằng đường uống.

Dùng thuốc cùng với một cốc nước có dung tích vừa đủ (khoảng 150 – 250 ml).

Liều dùng

Tùy vào đối tượng cụ thể mà liều dùng thuốc sẽ khác nhau.

Đối tượng là người lớn:

Điều trị: dùng liều từ 6 – 9 M.I.U, chia 2 – 3 lần/ngày.

Dự phòng: dùng liều 3 M.I.U./12 giờ trong vòng 5 ngày.

Đối tượng là trẻ em: dùng hàm lượng 1.5 M.I.U.

Điều trị: dùng liều từ 150.000 – 300.000 IU/kg/ngày, chia 2 – 3 lần.

Dự phòng: 75.000 I.U/12 giờ và sử dụng trong vòng 5 ngày.

Sử dụng thuốc Rovamycin 3 MIU cần lưu ý gì?

Lưu ý chung

Sử dụng quá liều thuốc:

Hiện nay, vẫn chưa có báo cáo được ghi nhận về tình trạng sử dụng quá liều thuốc này.

Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, khoảng cách liều mà bác sĩ đã chỉ định cho mỗi cá nhân người bệnh.

Trong trường hợp dùng quá liều dù cố ý hoặc vô tình, cần phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất nhanh chóng để các bác sĩ điều trị cấp cứu kịp thời.

Trong trường hợp quên liều thuốc:

Dùng thuốc ngay sau khi nhớ ra mình quên liều.

Nếu liều đã quên gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch dùng thuốc.

Không dùng gấp đôi liều thuốc với mục đích bù vào liều đã quên uống.

Lưu ý dùng Rovamycin 3 MIU cho phụ nữ có thai và cho con bú

Các nghiên cứu ở trên động vật phát hiện các tác dụng không mong muốn trên thai (gây quái thai hoặc thai chết hoặc những tác động khác). Tuy nhiên, vẫn chưa có các nghiên cứu được kiểm chứng trên phụ nữ có thai.

Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc này khi lợi ích mang lại vượt trội so với nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.

Không nên sử dụng thuốc nhóm macrolide cho phụ nữ đang cho con bú.

Lưu ý dùng Rovamycin 3 MIU trên các đối tượng lái xe và vận hành thiết bị máy móc

Thuốc này không gây ra tình trạng chóng mặt, ngái ngủ, mệt mỏi, rối loạn thị giác khi sử dụng. Do đó, có thể sử dụng thuốc ở trên đối tượng này.

Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ như khi làm việc như lái xe hoặc vận hành máy móc phức tạp.

Những điều cần thận trọng khi sử dụng thuốc Rovamycin 3 MIU

Người bị suy gan: thận trọng khi dùng spiramycin cho người bị rối loạn chức năng gan, bởi vì thuốc có thể gây độc gan.

Người bị suy thận: Không cần phải điều chỉnh liều cho người bị suy thận.

Cần báo ngay cho bác sĩ biết nếu như bạn bị thiếu men glucose 6 phosphat dehydrogenase (một căn bệnh di truyền hiếm gặp với tình trạng thiếu men trong hồng cầu và dẫn đến thiếu máu)

Phụ nữ có thai có thể sử dụng thuốc này nhưng nên có ý kiến của bác sĩ. Nếu khi dùng thuốc xuất hiện đỏ da toàn thân và xuất hiện mụn mủ trên da, kèm sốt thì phải ngưng việc điều trị và chống chỉ định sử dụng spiramycin những lần sau.

Chống chỉ định thuốc Rovamycin 3 MIU bao gồm những gì?

Kháng sinh Rovamycine chống chỉ định trong một số trường hợp như:

Có tiền sử dị ứng với loại kháng sinh này hoặc các kháng sinh nhóm macrolid khác.

Không dùng rovamycine cho phụ nữ cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng cho người có rối loạn chức năng gan, bị thiếu men G6PD.

Tác dụng phụ thuốc Rovamycin 3 MIU là gì?

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp sau khi dùng thuốc bao gồm:

Buồn nôn

Tiêu chảy;

Cảm giác tê trên da.

Trên đây không phải là tất cả tác dụng phụ của thuốc và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu các tác dụng phụ trở nên trầm trọng hoặc có thêm những tác dụng phụ nghiêm trọng khác thì bạn cần lập tức đi cấp cứu.

Tương tác với thuốc Rovamycin 3 MIU

Những thuốc sau có thể tương tác với loại thuốc Spiramycin này:

Amiodarone;

Bosentan;

Aprepitant;

BCG;

Cyclosporine;

Carbamazepine;

Cimetidine;

Dasatinib;

Fluconazole;

Dexamethasone;

Digoxin;

Diltiazem;

Levodopa – carbidopa;

Metronidazole.

Điều kiện bảo quản thuốc Rovamycin 3MIU

Bảo quản thuốc xa tầm tay của trẻ em và thú cưng ở trong nhà.

Bảo quản thuốc ở điều kiện khô ráo thoáng mát.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhiêt độ cao

Nhiệt độ bảo quản thuốc tốt nhất là dưới 30ºC.

0 Bình luận
  • Chưa có bình luận nào cho chủ đề này.
Website liên kết