Vụ Hè Thu 2022 – Kỹ thuật chăm sóc lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao

Lúa vụ Hè Thu là một trong những mùa lúa chính được canh tác hầu hết các khu vực trong năm. Với mỗi vùng sản xuất có môi trường gieo trồng lúa khác nhau mà thời gian canh tác lúa vụ Hè Thu cũng khác nhau. Vụ Hè Thu 2022 được dự báo gặp nhiều khó khăn hơn so với các năm trước; bởi dịch rầy di trú và lây lan đạo ôn, khô hạn mặn. Hơn hết là giá vật tư nông nghiệp tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất lúa vụ Hè Thu. Với những bất lợi như thế, làm thế nào để lúa vụ Hè Thu đạt năng suất cao?

Sau mùa lúa Đông Xuân, đất ruộng cần được làm kỹ để diệt triệt để nguồn bệnh từ mùa trước; bổ sung nguồn dưỡng chất để đất được phục hồi và chuyển hóa dinh dưỡng chuẩn bị cho vụ Hè Thu. Ngoài ra, bà con cần theo dõi tình hình rầy di trú để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế ảnh hưởng năng suất vụ lúa Hè Thu. Hơn hết, bà con nông dân thực hiện xuống giống tập trung, đồng loạt theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh; để đạt hiệu quả gieo sạ cao, chăm sóc lúa đồng loạt.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 1

 

Lịch thời vụ Hè Thu 2022 

Trong tháng 3, tháng 4 tại các điểm lúa vùng phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu; vùng lúa Đồng Tháp Mười, một phần Tứ Giác Long Xuyên, Cần Thơ, Hậu Giang; diện tích xuống giống dự kiến khoảng 700.000 ha.

Trong tháng 5, các vùng lúa thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh tiến hành xuống giống. Diện tích dự kiến khoảng 600.000 ha.

Khi có mưa nữa đầu tháng 6, tại các khu vực ven biển như Long An; phía Đông Tiền Giang; Bến Tre gồm các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú; Trà Vinh với các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú; Sóc Trăng gồm Long Phú, Trần Đề, Thạnh Trị, Ngã Năm; Bạc Liêu gồm Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai; Kiên Giang gồm Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên và U Minh Thượng; và Cà Mau. Diện tích xuống giống dự kiến khoảng 200.000 ha.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 2

 

Cụ thể lịch gieo sạ tại các tỉnh tiêu biểu như sau:

1. Kiên giang

Kiên Giang dự kiến tiến hành gieo sạ lúa Hè Thu theo 3 đợt:

▶ Đợt 1: gieo sạ từ ngày 15 đến 25/4/2022. Tập trung các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, phía Bắc Quốc lộ 80 của huyện Hòn Đất; một phần phần diện tích của huyện Gò Quao, Giồng Riềng, Giang Thành và thành phố Rạch Giá.

▶ Đợt 2: gieo sạ từ ngày 15 đến 25/5/2022. Tập trung các huyện phía Nam Quốc lộ 80 của huyện Hòn Đất, Kiên Lương; một phần diện tích của huyện Gò Quao, Châu Thành và Giang Thành.

▶ Đợt 3: gieo sạ từ ngày 01 đến 20/6/2022. Tập trung các huyện vùng U Minh Thượng; một số tiểu vùng ven sông Cái Bé, Cái Lớn thuộc huyện Gò Quao và Châu Thành.

>>Xem thêmKỹ thuật gieo sạ lúa – giải pháp mới tăng năng suất mùa vụ

2. An Giang

Đối với lịch xuống giống né khô hạn và chia sẻ nguồn nước, An Giang chia làm 3 đợt:

▶ Đợt 1: đã xuống giống từ ngày 15 đến 31/3/2022. Tập trung những vùng sản xuất 2 vụ tại các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên; các tiểu vùng ngưng sản xuất vụ thu đông tại huyện Phú Tân, Châu Phú.

▶ Đợt 2: đã xuống giống từ ngày 1 đến 30/4/2022. Tập trung xuống giống đại trà tại vùng sản xuất lúa 3 vụ mỗi năm.

▶ Đợt 3: xuống giống từ ngày 1 đến 10/5/2022. Tập trung xuống giống tại các vùng gieo sạ lúa Đông Xuân muộn; như các huyện Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Phú, An Phú, Tịnh Biên, TX. Tân Châu, TP. Châu Đốc.

>>Xem thêmNông dân An Giang sạ lúa bằng máy bay nông nghiệp không người lái

Đối với lịch xuống giống né rầy, lịch xuống giống chia làm 2 đợt: 

▶ Đợt 1: đã xuống giống từ ngày 26/3 đến 6/4/2022. Tập trung những khu vực thu hoạch sớm và đại trà; tại các huyện Tri Tôn, An Phú, Tịnh Biên, Chợ Mới, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên.

▶ Đợt 2: đã xuống giống từ ngày 18 đến 27/4/2022. Tập trung xuống giống dứt điểm ở những vùng thu hoạch lúa Đông Xuân trà muộn; gồm các huyện An Phú, Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành, Chợ Mới, TX. Tân Châu và TP. Châu Đốc.

3. Hậu Giang

Lịch xuống giống lúa Hè Thu tại Hậu Giang chia làm 03 đợt như sau:

▶ Đợt 1: Đã xuống giống từ ngày 22 đến 28/3/2022.

▶ Đợt 2: Đã xuống giống từ ngày 21 đến 27/4/2022.

▶ Đợt 3: Xuống giống khi mùa mưa bắt đầu. Tập trung xuống giống trên khu vực huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh và Ngã Bảy; để tránh xâm nhập mặn ảnh hưởng.

>>Xem thêmGieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang và những điều cần lưu ý

4. Các khu vực khác

Đối với khu vực Đông Nam Bộ: Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Định đã xuống giống từ ngày 25/3 đến 5/4/2022 tại vùng canh tác 3 vụ mỗi năm; với vùng sản xuất 2 vụ mỗi năm xuống giống tù ngày 20/5 đến 30/5/2022. Các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa tập trung xuống giống ngày 10/5 đến 10/6/2022.Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận xuống giống từ ngày 25/4 đến 20/5/2022. Tại Lâm Đồng, đã xuống giống từ ngày 5 đến 15/4/2022; tranh thủ gieo sạ khi đủ nước và kết thúc sạ trước ngày 10/7/2022.

Đối với các tỉnh Tây Nguyên: các tỉnh phía Đông Trường Sơn xuống giống từ ngày 1/6 đến 20/6/2022. Các tỉnh phía Tây Trường Sơn xuống giống từ ngày 15/5 đến 10/6/2022; bà con có thể gieo sạ sớm vào mùa mưa trước 15/5, kết thúc trước 30/5 để tránh hạn cuối mùa vụ.

Kỹ thuật trồng lúa vụ Hè Thu

Từ sau khi thu hoạch, quy trình chuẩn bị cho vụ Hè Thu bao gồm các công đoạn từ chuẩn bị đất, vệ sinh ruộng; cho đến các kỹ thuật chăm sóc lúa Hè Thu như theo dõi nước trên ruộng, bón phân, diệt cỏ dại, v.v. Để lúa Hè Thu được phát triển tốt, cho năng suất cao, bà con cần có kỹ thuật chăm sóc lúa hiệu quả.

1. Chuẩn bị đất vụ Hè Thu

Đất sau thu hoạch lúa vụ Đông Xuân còn tồn đọng các mầm mống sâu bệnh, các hóa chất từ mùa vụ trước để lại. Nếu không tiến hành vệ sinh và làm đất kỹ, có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng lúa vụ Hè Thu. Vì thế, bà con tiến hành các bước như sau:

▷ Thực hiện công tác cắt ngắn rạ và đánh đều; phơi ruộng 1 ngày nắng và tiến hành đốt rơm để diệt mầm sâu bệnh hại. Đồng thời, trong tro rơm rạ chứa các khoáng chất tự nhiên như Ca, Silic, kali, lân và một số chất vi lượng khác có thể cung cấp cho lúa vụ sau. Tro có tính kiềm nên có tác dụng tốt để trung hòa độ chua có trong đất ruộng.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 3

 

▷ Sau khi đốt rơm nhanh chóng cày xới đúng kỹ thuật; để đất ruộng tơi xốp, và tro rơm được hòa trộn đều với đất; phơi đất từ 7 đến 10 ngày để sâu bọ trong đất diệt trừ triệt để.

▷ Cho nước vào ruộng, tiến hành băm đất, trang đất kết hợp san bằng đất ruộng; đánh gò thoát nước để thực hiện xuống giống.

2. Chọn hạt giống và gieo sạ

Vụ Hè Thu 2022 gặp phải tình hình thời tiết không thuận lợi; diễn biến khí hậu thất thường; kèm theo hạn mặn hoành hành. Do đó, bà con cần chọn giống lúa có sức sống mạnh mẽ, chịu mặn tốt, chất lượng năng suất cao; như các giống lúa GS55, GS9, OM4218, OM 5451, OM6976, OM7347, OM4900…

Mật độ gieo sạ tốt nhất 120 đến 130 kg mỗi hecta để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao. Lưu ý trước khi ngâm ủ từ 3 đến 5 ngày, bà con nên lấy mẫu để thử tỷ lệ nảy mầm; lúa mọc trên 80% thì giống đạt yêu cầu.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 4

 

Hầu hết giống được sản xuất từ vụ trước, nên hạt giống còn miên trạng cần xử lý đúng cách. Bà con có thể ngâm với acid HNO3 68% khoảng từ 5 đến 7cc với 1kg lúa giống trong 24 đến 30 giờ. Xử lý sạch các hạt lép và hạt dị dạng. Tiếp tục ngâm nước sạch từ 30 đến 36 giờ, sau đó xả sạch với nước đến hết mùi chua. Tiến hành ủ từ 30 đến 36 giờ đến khi hạt mọc mòng. Các ngâm ủ giống tương tự trong mùa vụ Đông Xuân.

Giống lúa lai F1 phù hợp cho vụ Hè Thu 2022

Giống lúa lai GS999, GS55, GS9 là những giống lúa lai F1 đã thực nghiệm thành công trong những năm trước tại khu vực miền Bắc. Hiện nay, không chỉ Bắc Bộ mà nhà nông các tỉnh Thái Nguyên, khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ đều ưa chuộng hai giống lúa này. Giống lúa lai F1 thích hợp canh tác trên nhiều chân đất khác nhau, nên đây là lựa chọn thích hợp tại các vùng đất phèn, nhiễm mặn.

Hơn thế, giống lúa lai F1 này có khả năng chống chịu tốt kể cả thời tiết khắc nghiệt. GS55, GS9, GS999 có khả năng đẻ nhánh khỏe; cứng cây, chống đổ ngã tốt; có khả năng chống chịu bệnh đạo ôn, rầy nâu gây hại. Với bông phát triển to và dài, tỷ lệ lúa vào chắc cao, hạt xếp xít nhau; hạt thon dài, chất lượng gạo tốt.

Trong vụ Hè Thu 2022, GS55, GS999 và GS9 được nhiều nhà khuyến nông khuyến khích bà con canh tác 3 giống lúa này. Với sự biến chuyển phức tạp của khí hậu vụ Hè Thu; cùng sự di trú thường xuyên của rầy nâu làm vụ Hè Thu gặp khó khăn hơn so với các vụ trước. Đồng thời, tình trạng gia tăng giá thành vật tư nông nghiệp làm nhà nông phải suy tính kỹ lưỡng để tối ưu chi phí hợp lý; mà còn đạt hiệu quả chăm sóc lúa vụ Hè Thu hiệu quả, tránh thất thoát, bị sâu bệnh hại làm ảnh hưởng mùa vụ. Do đó, việc lựa chọn giống lúa lai F1 giúp bà con hạn chế sự tấn công của sâu bệnh; tối ưu được lượng phân bón, thuốc sử dụng vụ Hè Thu; gia tăng năng suất bội thu.

Xem thêm: Cách ngâm lúa giống hiệu quả và những lưu ý đạt nảy mầm cao

3. Quản lý nước trong ruộng

Nước trong ruộng giúp cây lúa cũng như mạ non sinh trưởng tốt. Mỗi giai đoạn lúa phát triển cần mực nước khác nhau. Việc nhà nông quản lý nước trong ruộng giúp lúa giảm ảnh hưởng bởi phèn, ngộ độc hữu cơ; thất thoát dinh dưỡng; hạn chế sự phát sinh sâu bệnh, cỏ dại. Kỹ thuật “ướt khô xen kẽ” được nhiều bà con áp dụng trong quản lý nước. Với kỹ thuật này, mực nước tối đa là 5 cm; tuy nhiên không phải lúc nào ruộng cũng ngập nước.

Kỹ thuật điều tiết “ướt khô xen kẽ”

Trong 7 ngày đầu sau xuống giống, giữ nước trong ruộng khoảng 1 cm. Sau đó, mực nước sẽ giữ cao theo giai đoạn sinh trưởng của lúa; khoảng 1 đến 3 cm. Trong giai đoạn mạ non, nước là nhu cầu cần thiết để lúa phát triển tốt.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 5

 

Giai đoạn lúa từ 25 đến 40 ngày sau sạ là thời kỳ lúa đẻ nhánh mạnh. Giữ mực nước trong ruộng dao động bằng mặt đất đến thấp hơn 15cm so với mặt đất. Bà con thường dùng ống nhựa đục lỗ bên hông để theo dõi. Khi nước thấp hơn 15cm tiến hành bơm nước ngập tối đa 5cm so với mặt ruộng. Phương pháp này phơi lộ mặt ruộng; hạn chế phát tán hạch nấm khô vằn, giảm phát sinh lây lan bệnh khô vằn. Hơn nữa, cỏ dại khó cạnh tranh với lúa. Cách điều tiết nước “ướt khô xen kẽ” giúp bộ rễ phát triển sâu vào đất; tăng khả năng chống đổ ngã, nâng cao năng suất hiệu quả.

Giai đoạn lúa từ 40 đến 45 sau sạ là thời điểm thích hợp bón thúc đón đòng. Nhà nông cần bơm nước khoảng 1 đến 3 cm trước bón phân; để phân bón tránh bị bốc hơi, phân hủy; giúp lúa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả.

Lúa từ 60 đến 70 ngày cần giữ nước trong ruộng cao từ 3 đến 5 cm liên tục 10 ngày. Để cung cấp đủ nước cho lúa trổ đòng, thụ phấn, kết hạt. Lúa sau 70 ngày đến khi thu hoạch giữ nước từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15cm. Lưu ý thời kỳ “xiết” nước 10 đến 15 ngày trước thu hoạch để sử dụng máy móc dễ dàng hơn.

4. Quản lý cỏ dại vụ Hè Thu

Sau khi thu hoạch xong vụ Đông Xuân, bà con tiến hành thu gom tàn dư rơm rạ, cỏ dại, bông cỏ tiêu hủy. Thực hiện công tác chuẩn bị đất kỹ để diệt mầm cỏ từ khâu làm đất.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 6

 

Với ruộng sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm cần phun xịt ngay giai đoạn đầu. Phun 2 đợt với Sofit.

▷ Đợt 1: phun sau khi làm đất lần cuối; kết hợp giữ nước trong ruộng 24 giờ sau đó tháo cạn nước mới xuống giống.

▷ Đợt 2: phun sau sạ 3 ngày.

Chú ý: Phun thuốc đợt 2 có thể tùy chỉnh hoạch bỏ qua để tiết kiệm chi phí sản xuất.

Bơm nước vào ruộng sớm để hạn chế cỏ mọc lại. Nước là môi trường thành yếm khí làm cỏ khó mọc được. Điều chỉnh mực nước hợp lý để quản lý cỏ trên ruộng. Dùng lưới chặn hạt cỏ khi nước vào ruộng. Duy trì mực nước theo quá trình sinh trưởng lúa để ém cỏ.

Thường xuyên dọn cỏ ven bờ ruộng, cắt bông cỏ còn sót lại trước khi kết hạt tránh tồn trữ hạt trong đất.

5. Quản lý phân bón cung cấp cho lúa Hè Thu

Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho lúa phát triển. Đặc biệt lúa Hè thu 2022 gặp phải vấn đề khó khăn; đó là giá thành phân bón cao hơn so với các năm trước. Vậy làm sao tối ưu được lượng phân bón cho lúa vụ Hè Thu?

 

Phân bón hữu cơ sinh học – nông nghiệp xanh, bền vững 3

 

Trên từng loại đất trồng khác nhau sẽ cần loại dinh dưỡng khác nhau, liều lượng khác nhau. Để lúa sinh trưởng tốt, năng suất cao lại tiết kiệm chi phí sản xuất; bà con cần chú ý nguyên tắc bón phân “4 đúng”.

ĐÚNG PHÂN

Mỗi loại phân bón chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau; phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng lúa khác nhau. Phân bón chia làm 3 loại chính: đa lượng, trung lượng, vi lượng. Trong đó, với nhu cầu lúa mà bổ sung cho đúng phân bón.

Bón đúng loại phân giúp lúa được đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng; không gây tổn hại lúa. Đồng thời, với mỗi loại đất cũng cần chọn đúng phân để duy trì môi trường ổn định. Ở đất có tính chua, không bón phân có tính acid cao; ở đất kiềm không bón phân có tính kiềm mạnh.

>>Xem các loại phân tốt nhất hiện nay:

ĐÚNG LƯỢNG

Nhu cầu hay hiện trạng của lúa được biểu hiện thông qua lá, rễ, thân cây. Phân bón không thể bón thừa cũng không thể thiếu. Mỗi giai đoạn sinh trưởng của lúa cần lượng phân bón khác nhau để phát triển. Và trong suốt thời kỳ sống của lúa luôn luôn có nhu cầu dinh dưỡng. Vì vậy, bà con khi bón phân cho lúa nên chia nhiều lần với liều lượng thích hợp cho lúa vụ Hè Thu.

ĐÚNG LÚC

Vụ Hè Thu là vụ trồng lúa thứ hai trong năm. Tình hình khí hậu, thời tiết biến chuyển thất thường; làm ảnh hưởng đến hiệu quả bón phân trên lúa. Đặc biệt trong vụ Hè Thu thường xuất hiện nắng gắt, mưa kéo dài; bà con cần lưu ý khi chọn thời điểm bón phân cho lúa.

Bón phân đúng thời cơ giúp lúa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng; sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Với sự ảnh hưởng bởi ngoại tác, vụ Hè Thu thường gặp nhiều khó khăn. Song, bà con bổ sung theo từng giai đoạn sinh trưởng sẽ giúp lúa hấp thu dưỡng chất đúng thời điểm.

Có 3 thời điểm bón phân quan trọng cho lúa vụ Hè Thu.

▷ Bón lót: vào thời điểm chuẩn bị đất trước gieo sạ; để đất phục hồi sau thu hoạch vụ trước.

▷ Bón thúc: vào thời điểm mạ non phát triển, lúa đẻ nhánh; nhằm thúc đẩy lúa phát triển nhánh lá, tăng năng suất.

▷ Bón rước hoa – đón đòng: vào thời điểm trước đòng trổ; bổ sung dinh dưỡng nuôi hoa, tạo hạt.

ĐÚNG CÁCH

Phân bón thường được bón bằng 2 cách: bón gốc và bón lá. Mỗi loại phân đều có phương pháp bón khác nhau, lúa mới hấp thu được tốt nhất. Theo cách thức truyền thống, nguồn lực sử dụng phần lớn là người lao động dùng phương pháp thủ công để bón phân cho lúa. Cách thức này vẫn hiệu quả, được sử dụng đến ngày nay. Tuy nhiên vẫn chưa phải là hiệu quả nhất; bởi thời gian dùng bón phân khá nhiều và tốn nhiều sức lực, nhân công nếu ruộng mẫu lớn.

Cách mà nhà nông hiện nay sử dụng thường áp dụng máy móc để tiết kiệm thời gian, cũng như cung cấp dinh dưỡng cho lúa vụ Hè Thu đúng thời điểm “vàng”.

Những lưu ý phát sinh trên lúa vụ Hè Thu

1. Tình hình có khả năng xuất hiện rầy nâu di cư liên tục; bà con cần theo dõi diễn biến trên đồng kết hợp thông tin di trú rầy nâu tại địa phương để xuống giống đúng thời điểm.

2. Vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, phơi đất cách ly từ 15 đến 20 ngày trước gieo sạ để tránh ngộ độc hữu cơ trên lúa. Thời gian đất nghỉ tối thiểu giữa 2 vụ lúa là 3 tuần, để đất được phục hồi sau thu hoạch.

3. Vụ Hè Thu là mùa vụ nhiều biến đổi, bà con nên chọn giống có khả năng kháng rầy, kháng sâu bệnh để đảm bảo năng suất; giống lúa cứng cáp chống đổ ngã để phòng tránh mưa lớn kéo dài.

4. Áp dụng kỹ thuật canh tác “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”; ứng dụng công nghệ sinh thái, chế phẩm nấm xanh phòng trừ rầy nâu; áp dụng công nghệ máy bay nông nghiệp cho lúa vụ Hè Thu trong gieo sạ, phun thuốc, bón phân.

5. Hạn chế phun thuốc trừ sâu, trừ rầy với lúa non dưới 40 ngày sau sạ. Để bảo vệ thiên địch, cân bằng sinh thái, tránh phát sinh dịch hại lây lan rộng ở giai đoạn sau.

6. Bón phân cân đối, điều tiết thích hợp dinh dưỡng cho lúa vụ Hè Thu. Không lạm dụng phân bón trên lúa, làm phát sinh dịch bệnh gây hại lúa.

7. Đề phòng hạn mặn xâm nhập, bà con cần có biện pháp dự phòng tránh thiếu nước tưới.

* Lưu ý:

▷ Với đất phèn cần dự trữ nước ngọt, nước mưa ngâm trong ruộng liên tục 15 đến 20 ngày. Sau đó xả nước và bón vôi trước xuống giống tránh phèn làm chết lúa giống.

▷ Bón 500 đến 1000kg vôi mỗi hecta trong đầu vụ giúp hỗ trợ phân bón chuyển hóa. Giúp lúa tăng sức đề kháng chống chịu sâu bệnh hại, hạn mặn, chống đổ ngã.

▷ Sử dụng phân bón lá, chất kích sinh trưởng hỗ trợ rễ phát triển mạnh dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và hút nước nuôi cây.

Như vậy, daithanhtech đã vừa hướng dẫn bà con Kỹ thuật chăm sóc lúa vụ hè thu một cách hiệu quả nhất. Hy vọng bà con nông dân đã có được những kiến thức về nông nghiệp thật sự bổ ích. Để tham khảo thêm các sản phẩm của công ty Đại Thành, bà con hãy liên hệ theo số Hotline  0981 858 599 để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

Write a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.