Điểm danh 05 thời điểm vệ sinh tay thường quy

Một đôi bàn tay sạch giúp chúng ta phòng ngừa được nhiều căn bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, để giữ được một bàn tay sạch không phải là điều dễ dàng, chúng ta cần tuân thủ đúng 5 thời điểm và quy trình 6 bước rửa tay theo hướng dẫn của Bộ y tế.

Lí do vì sao chúng ta cần phải làm sạch đôi tay?

Có thể nói bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh nhất do hằng ngày chúng ta phải tiếp xúc với nhiều đồ vật. Có thể kể đến 5 loại vi khuẩn là căn nguyên gây ra nhiều căn bệnh bám trên đôi bàn tay như:

Vi khuẩn Salmonella là trực khuẩn gram âm, sống trong đường ruột nên chúng thường gây ra các căn bệnh về đường tiêu hóa như ngộ độc thực phẩm, thương hàn,...Biểu hiện thường thấy khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Salmonella là nôn mửa, tiêu chảy, mất nước, đau bụng. Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong các loại thực phẩm, đặc biệt là trứng, thịt gà,...Việc tiếp xúc trực tiếp với các loại thực phẩm này có thể khiến đôi bàn tay của ta nhiễm vi khuẩn và gây bệnh.

Vi khuẩn Listeria căn nguyên gây ra bệnh viêm dạ dày, đường ruột. Loài vi khuẩn này sống trong phân, nước bẩn, rau hỏng, thối rữa,....có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp trong ngăn mát tủ lạnh và đặc biệt phát triển ở nhiệt độ 45 độ C.

Vi khuẩn E.coli là loại vi khuẩn xuất hiện quá phổ biến trong các loại thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm. Nếu chúng ta không quan tâm tới vấn đề an toàn vệ sinh thì nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, điển hình là bệnh tiêu chảy cực kỳ cao.

Vi khuẩn Staphylococcus aureus hay có tên gọi quen thuộc khác là tụ cầu vàng. Loài vi khuẩn này tồn tại ở khắp mọi nơi và phát triển mạnh ở nhiệt độ phòng. Hầu hết các loại vi khuẩn đều vô hại trừ khi chúng xâm nhập được vào trong cơ thể gây ra các căn bệnh nhiễm trùng. Tụ cầu vàng tồn tại rất lâu trong các vật dụng thường ngày và có thể lây truyền từ người này sang người khác. Vì vậy, để ngăn chặn sự lây lan của chúng thì việc vệ sinh tay và môi trường sống là điều hết sức cần thiết.

Vi khuẩn Bacillu tồn tại chủ yếu trong môi trường tự nhiên ở trong rơm rạ, cỏ khô,...Khi nhiễm loài vi khuẩn này sẽ mắc chứng bệnh tiêu chảy và nôn mửa.

Các loại vi khuẩn bám trên da tay

Ngoài những loại vi khuẩn trên, đôi tay của chúng ta còn chứa vô vàn những con vi khuẩn, vi rút gây hại khác. Nếu bàn tay không được vệ sinh sạch sẽ thì chúng ta có thể là người nhiễm phải những căn bệnh do chính loại vi khuẩn đó gây ra.

Thời điểm nào cần vệ sinh đôi tay?

Chắc hẳn ai cũng biết nên rửa tay khi tay bẩn, nhưng không phải ai cũng nắm rõ hết các trường hợp cần phải rửa tay. Theo khuyến cáo của Bộ y tế, người dân nên rửa tay sau khi chạm vào đồ vật bẩn hoặc trước khi sử dụng đồ vật sạch sẽ. Dưới đây là những trường hợp cần rửa tay cụ thể đối với mỗi người dân:

  • Làm sạch tay trước, trong và sau khi chế biến thức ăn.
  • Rửa tay trước và sau khi ăn.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi sơ cứu, rửa và điều trị các vết thương hở.
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Thông thường, người dân Việt Nam thường sử dụng tay để che chắn khi ho hoặc hắt xì vì tránh bắn vi khuẩn cho những người xung quanh và cũng vì phép lịch sự. Do đó, sau khi hắt xì, ho, bạn cũng nên vệ sinh tay sạch sẽ để loại và vi khuẩn và tránh lây nhiễm cho người khác..

Bên cạnh đó, mọi người cũng nên rửa tay sau khi đi đổ rác, chạm vào động vật, vật nuôi, trước và sau khi thay tã cho con...

Thời điểm rửa tay áp dụng với mọi người

Riêng đối với các nhân viên y tế, Bộ y tế nêu rõ 5 thời điểm vệ sinh tay cần thực hiện để đảm bảo cho quá trình sơ cứu, khám chữa bệnh cho bệnh nhân được an toàn nhất. 

  • Thời điểm 1: Rửa sạch tay trước khi gặp và tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhằm đảm bảo không có vi khuẩn từ tay cán bộ y tế truyền sang người bệnh.
  • Thời điểm 2: Ngay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc môi trường có yếu tố nguy cơ gây bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân các y bác sĩ.
  • Thời điểm 3: Trước khi bước vào thủ tục vô trùng bởi vì có một số dụng cụ cần đảm bảo tính vô trùng cao nhằm ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình phẫu thuật hoặc điều trị cho bệnh nhân. 
  • Thời điểm 4: Vệ sinh tay ngay sau khi tiếp xúc, phơi nhiễm với các dịch tiết của bệnh nhân. Bởi vì dịch tiết của bệnh nhân có thể chứa vi khuẩn là nguồn lây bệnh cho nhân viên y tế. Thực hiện thao tác rửa tay nhằm tránh rủi ro cho chính các y bác sĩ.
  • Thời điểm 5: Ngay khi chạm hoặc tiếp xúc vào môi trường có nguy cơ gây bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho đội ngũ y bác sĩ. 

  • 5 thời điểm vệ sinh tay thường quy

So với các đối tượng bình thường, thời điểm vệ sinh tay của đội ngũ y bác sĩ bao giờ cũng khắt khe và nhiều yêu cầu hơn cả. Dù có là ai đi chăng nữa thì mọi người cũng nên tuân thủ đúng quy trình và thời điểm rửa tay theo hướng dẫn của Bộ y tế để đảm sức khỏe luôn tốt nhất nhé. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách xử trí

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh