MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lời vô tình “Thôi, ông bà biết gì mà nói…” sát thương người cao tuổi hơn mức bạn nghĩ!

26-10-2021 - 12:18 PM | Sống

Có lẽ chúng ta đều không biết chỉ một câu nói vô tình của mình có thể khiến ông bà buồn rất nhiều.

Càng lớn chúng ta càng nhận ra một sự thật khá đau lòng đó là tốc độ trưởng thành của chúng ta thường không thể theo kịp tốc độ già đi của ông bà. Đến một lúc nào đó, điều duy nhất chúng ta mong muốn là ông bà luôn khỏe mạnh, an khang. Chúng ta sẵn sàng chi bội tiền để mua thuốc bổ, sắm máy móc nọ kia chăm sóc sức khỏe cho ông bà nhưng lại quên mất rằng, ngoài sức khỏe thể chất thì sức khỏe tinh thần cũng là thứ hết sức quan trọng với người lớn tuổi trong gia đình. Mà thứ này thì thường không thể mua được bằng tiền...

Thấu hiểu điều này, Soha.vn phối hợp cùng Kingpro tổ chức một chương trình tư vấn, chia sẻ trực tuyến với chủ đề "CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN NGƯỜI CAO TUỔI MÙA DỊCH" . Xuất hiện tại chương trình, PGS. Tiến sĩ Hồ Thị Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội đã giải đáp nhiều câu hỏi có liên quan. Đồng thời, bác sĩ cũng chỉ ra những sai lầm "chí mạng" mà nhiều thế hệ con cháu đang mắc phải dẫn đến tổn thương tinh thần cho ông bà.

Trong số đó, câu chuyện liên quan đến công nghệ và thứ gọi là "phân biệt tuổi" nhận về nhiều sự đồng cảm nhất. Bởi lẽ, nó thực sự là điều đang xảy ra tại không ít gia đình.

Theo đó thì phần đông người lớn tuổi đều thích sống theo tập thể và nhu cầu được giao lưu nói chuyện của họ rất lớn. Có hai sự cô lập mà người lớn tuổi sợ nhất là sự cô lập ngoài xã hội và sự cô lập trong chính gia đình. Sự cô lập ngoài xã hội ở đây là vì dịch bệnh, hạn chế đi lại, người lớn tuổi không thể đi chơi, về quê thăm bạn bè, không gian hoạt động bị thu hẹp đáng kể. Thậm chí nhiều gia đình còn bắt ông bà cao tuổi phải ở yên trong nhà, không được ra đến đầu ngõ.

Về phần sự cô lập trong gia đình thì bắt nguồn từ việc hiện tại là thời đại 4.0, tuy ở cùng nhà nhưng đôi khi chẳng ai nhìn mặt ai, mỗi người một cái điện thoại và nói chuyện với người ở tận đẩu tận đâu. Trong khi đó, người lớn tuổi lại gặp hạn chế trong việc sử dụng các trang thiết bị công nghệ thế này.

Lời vô tình “Thôi, ông bà biết gì mà nói…” sát thương người cao tuổi hơn mức bạn nghĩ! - Ảnh 1.

Các thiết bị công nghệ là thứ không thể thiếu đối với thế hệ con cháu nhưng với ông bà, chúng vẫn còn rất xa lạ, khó sử dụng

Ngoài ra thì người lớn tuổi còn mắc một suy nghĩ chung là cho rằng mình chậm hơn con cháu, mình không theo kịp con cháu, mình lạc hậu hơn con cháu. Đặc biệt là trong những gia đình mà ông bà vừa nói câu gì thì con cháu đã bảo: "Thôi ông thì biết gì, bà thì biết gì" hay "Bây giờ nó khác rồi, không như ông bà nghĩ nữa đâu"... Những câu phủ định này trong y học được gọi là "phân biệt tuổi" khiến người lớn tuổi cảm thấy có khoảng cách so với các thế hệ khác.

Theo PGS. Tiến sĩ Hồ Thị Kim Thanh, đây là hành động hoàn toàn không nên. Ngược lại, con cháu cần phải dành nhiều thời gian hơn cho người cao tuổi. Một trong những biện pháp đơn giản nhất chính là đặt ra quy định trong gia đình, ví dụ như "Family Hour" - giờ dành cho gia đình, đến giờ này thì không ai dùng điện thoại hay TV, nếu có xem TV thì phải xem cùng nhau, nói chuyện thảo luận cùng nhau.

Về phần nói gì trong giờ này thì hãy bắt đầu từ các chủ đề đơn giản nhất như kể chuyện một ngày đi làm hay chia sẻ, hỏi han, xin ý kiến, kinh nghiệm từ người lớn tuổi. Vào giờ con cháu đi làm thì người lớn tuổi có thể tạo những diễn điện, thiết lập những trang thiết bị kết nối như Zoom, gọi video call để giao lưu lẫn nhau. Vì suy cho chùng, sự tương tác là cực kì quan trọng với người lớn tuổi.

Ảnh: Tổng hợp

Lời vô tình “Thôi, ông bà biết gì mà nói…” sát thương người cao tuổi hơn mức bạn nghĩ! - Ảnh 2.

Theo M416

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên