Kỷ lục 56 máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng phòng không của Đài Loan

A Xian H-6U in-flight refueling tanker (C) flies in formation with a pair of Chengdu J-10 multirole fighte

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Đây không phải là lần đầu tiên máy bay Trung Quốc bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan

Đài Loan đã thúc giục Bắc Kinh dừng "các hành động khiêu khích vô trách nhiệm" sau khi ghi nhận số chiến đấu cơ kỷ lục của Trung Quốc tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của nước này.

Hôm thứ Hai đánh dấu ngày thứ tư liên tiếp diễn ra sự xâm nhập của các máy bay Trung Quốc, với tổng cộng gần 150 máy bay bay vào khu vực phòng thủ của Đài Loan.

Một số nhà phân tích cho rằng các chuyến bay trên có thể được coi là lời cảnh cáo đối với Tổng thống Đài Loan trước ngày quốc khánh của hòn đảo này.

Bắc Kinh xem Đài Loan là một tỉnh ly khai.

Tuy nhiên, Đài Loan dân chủ tự nhận mình là một quốc gia có chủ quyền.

Trong hơn một năm qua, Đài Loan đã đưa tin lực lượng không quân của Trung Quốc liên tục bay áp sát hòn đảo này.

Chuyến xâm nhập mới nhất của Trung Quốc gồm 34 máy bay quân sự J-16 và 12 oanh tạc cơ H-6có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Tất cả đều bay ở khu vực gần quần đảo Pratas do Đài Loan kiểm soát, theo bản đồ do chính phủ Đài Loan cung cấp.

Map

Thêm bốn chiến đấu cơ của Trung Quốc được phát hiện vào cuối ngày thứ Hai, nâng tổng số lên 56 máy bay xâm nhập nội trong một ngày.

Cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Đài Loan, Hội đồng Các vấn đề Đại lục (MAC), cáo buộc Bắc Kinh "gây tổn hại nghiêm trọng đến hiện trạng hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan".

Người phát ngôn Chiu Chui-cheng của MAC nói: "Chúng tôi yêu cầu chính quyền Bắc Kinh chấm dứt ngay lập tức các hành động khiêu khích phi hòa bình và vô trách nhiệm."

Ông nói thêm: "Trung Quốc là kẻ tạo ra căng thẳng giữa hai bờ eo biển (Đài Loan) và gây đe dọa hơn nữa đến an ninh và trật tự khu vực, đồng thời khẳng định Đài Loan "sẽ không bao giờ thỏa hiệp và nhượng bộ" trước các mối đe dọa.

Đáp lại, Trung Quốc cáo buộc Washington là kẻ kích động, đồng thời cảnh cáo việc ủng hộ một Đài Loan độc lập.

"Tham gia vào vấn đề độc lập của Đài Loan là một ngõ cụt. Trung Quốc sẽ thực hiện tất cả các bước cần thiết và kiên quyết đập tan bất kỳ âm mưu độc lập nào của Đài Loan", Trung Quốc cho biết và nói thêm rằng, Mỹ nên ngừng việc hỗ trợ và "bơm phồng" lực lượng ly khai Đài Loan.

Các nhà phân tích trước đây đã cảnh báo rằng Bắc Kinh đang ngày càng quan ngại việc chính phủ Đài Loan đang chuyển hòn đảo này theo chiều hướng chính thức tuyên bố độc lập và muốn cảnh báo tổng thống Đài Loan - bà Thái Anh Văn không nên tiến hành các bước đi theo hướng đó.

Tuy nhiên, Tổng thống Thái Anh Văn đã nhiều lần nói rằng Đài Loan đã là một quốc gia độc lập, nên việc tuyên bố chính thức không cần thiết.

Hòn đảo này có hiến pháp riêng, quân đội và các nhà lãnh đạo được dân bầu ra.

Trung Quốc không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để đạt được việc thống nhất Đài Loan.

Presentational grey line

Trung Quốc và Đài Loan: Tóm tắt sơ lược

  • Tại sao mối quan hệ Trung Quốc và Đài Loan 'cơm không lành, canh không ngọt'?Trung Quốc và Đài Loan bị chia cắt trong một cuộc nội chiến vào những năm 1940, nhưng Bắc Kinh khẳng định sẽ giành lại hòn đảo này vào một thời điểm nào đó, bằng vũ lực nếu cần thiết
  • Đài Loan được vận hành thế nào?Hòn đảo này có hiến pháp riêng, các nhà lãnh đạo được bầu một cách dân chủ và khoảng 300.000 quân đang hoạt động trong các lực lượng vũ trang Đài Loan
  • Ai công nhận Đài Loan?Chỉ một số quốc gia công nhận Đài Loan. Thay vào đó, hầu hết công nhận chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh. Mỹ không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng có luật yêu cầu nước này cung cấp cho Đài Loan các phương tiện để tự vệ
Presentational grey line