Kiến thức quay phim và ứng dụng video trong marketing như thế nào?

 Để biên tập một đoạn phim, bạn cần rất nhiều cảnh mà chủ thể được quay với những cỡ hình khác nhau. Cỡ hình của chủ thể khác nhau sẽ thể hiện thông tin khác nhau, cho dù đó là những thông tin cho thấy người trong hình đang ở đâu, đang làm gì, họ là ai, hoặc họ đang nghĩ gì.

Kiến thức quay phim và ứng dụng video trong marketing như thế nào?

Nếu bạn đang nói về một ai đó, bạn muốn thấy người đó.

Trước hết, bạn hãy học những từ viết tắt của các cỡ hình nhé.

XLS – Extreme long shot (Cảnh cực kỳ xa) : Dùng cho địa hình. Chủ thể được quay không xác định được.

VLS – Very long shot (Cảnh quay rất xa): Hậu cảnh là chính. Chủ thể được quay chiếm độ 1/3 chiều cao của khung hình.

LS – Long shot (Cảnh quay xa): Chủ thể được quay chiếm toàn bộ khung hình, nhưng trọng tâm vẫn là hậu cảnh.

MLS – Medium long shot #1 (Trung cảnh xa #1): Cảnh quay xa tầm trung, dưới đầu gối. Cỡ hình này thường phù hợp khi quay chủ thể đang cử động, nhằm mô tả hoạt động của họ.

MLS – Medium long shot #2 (Trung cảnh xa #2): Cảnh quay xa tầm trung trên đầu gối. Cỡ hình này rất phù hợp khi diễn tả hoạt động khi chủ thể đứng tại chỗ.

MS – Mid shot (Trung cảnh): Cỡ hình của cảnh quay này cắt ngang đoạn dưới bả vai. Phù hợp cho các đoạn phỏng vấn.

CU – Close up (Cận cảnh): Cắt ngang dưới cằm. Dùng để chiếu nhân vật đó là ai và họ đang nghĩ gì.

BCU – Big close-up (Cận cảnh to): Cắt ngang phần lông mày và cằm. Kịch tính nhưng có thể không tự nhiên.

XCU – Extreme close-up (Cận cảnh cực kỳ gần): Chỉ tập trung vào mắt và mũi.

Viễn cảnh: là bối cảnh rộng, trong đó con người chỉ là một chủ thể nhỏ, có thể không được thấy rõ.

Toàn cảnh: là cảnh lấy người toàn thân trong bối cảnh.

Trung cảnh rộng: cảnh lấy quá nửa người từ đầu gối trở lên.

Cận cảnh rộng: cảnh lấy người từ phần ngực trở lên.

Đặc tả: chiếu từng bộ phận chi tiết của người hay đồ vậy. VD: môi, đôi mắt, vòng trên cổ….

Cảnh đôi: cảnh giữa 2 người.

Trong kỹ thuật dựng phim, kỹ thuật bố cục ảnh, góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Đây là yếu tố không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó, mà còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc – gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan. Có 3 góc quay chính:

Góc ngang (vừa tầm mắt): được quay từ độ cao 1.2m – 1.8m, nó cung cấp cái nhìn bình thường để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính. 

Góc cao: máy quay nhìn xuống sự vật, khiến cho người xem cảm giác mạnh mẽ hơn nhân vật trên màn ảnh hay hạ thấp tầm quan trọng của nhân vật với con người hoặc sự vật xung quanh. 

Góc thấp: máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật; nó tạo cảm giác thanh thoát, tôn trọng hoặc là để tạo kịch tính, đẩy nhanh diễn biến phim, thêm tầm cao và sức mạnh/ tầm ảnh hưởng của nhân vật. 

CÁC THỦ THUẬT KHI QUAY PHIM

Cầm chắc máy: để tránh tình trạng bị rung, nhòe hình ảnh, thậm chí còn gây nhức mắt người xem. Tư thế cầm máy tốt là hai chân dang ra ngang vai, hai tay cầm chắc máy quay, và tốt hơn nếu bạn có một điểm tựa để dựa vững. Mẹo: Nếu bạn chưa quen với việc cầm máy chuyên nghiệp như vậy, bạn nên sử dụng một số công cụ hỗ trợ như chân máy để giữ máy cố định. 

Cẩn trọng các góc quay khi sử dụng chân máy: Khác với việc cầm thiết bị trên tay, khi sử dụng chân máy thì các góc quay sẽ không còn linh hoạt nữa. Do đó, bạn phải chú ý xác định cụ thể tọa độ của đối tượng để thiết lập chiều cao và vị trí của chân máy cho phù hợp.

Nếu bạn muốn mô tả độ lớn của mặt đất, biển… thì bạn nên để đường chân trời chiếm 2/3 khung hình. Và tránh để máy nghiêng, ngoại trừ bạn có ý định muốn thay đổi một chút hay đùa giỡn.

Tránh quay quá “tham” toàn bộ mọi thứ trong tầm nhìn của ống kính bởi vì các khung hình sẽ chứa nhiều đối tượng khác nhau, và gây loãng khi xem phim. Một bộ phim có cao trào làm điểm nhấn thì dựng phim cũng phải chọn các đối tượng chính để quay cận cảnh. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên bỏ qua toàn bộ các khung cảnh rộng lớn, mà bạn chỉ cần hạn chế việc quay quá nhiều khung cảnh rộng như vậy. Trong một số trường hợp, hãy thực hiện thao tác quay toàn cảnh, rồi “zoom” từ từ lại đối tượng chính hoặc thu lại một không gian nhỏ hơn.

Quay “tắc” đối tượng đang di chuyển: Khi quay đối tượng đang di chuyển theo hướng vuông góc hoặc chếch một một góc so với máy quay, bạn không nên đặt đối tượng vào ngay chính giữa khung hình, mà hãy để đối tượng sát cạnh trái hoặc cạnh phải hơn, tất nhiên phía trước phần mặt nên có khoảng không nhiều hơn so với sau lưng.

Chuẩn bị kịch bản tốt: Một kịch bản tốt không những đem đến nội dung phim thật sâu sắc, mà còn giúp các nhà dựng phim dễ hình dung ra khung cảnh, và đỡ phải lúng túng khi chọn kỹ thuật quay thích hợp.

MỘT SỐ LƯU Ý TRƯỚC KHI QUAY PHIM

Chọn chuẩn phim khi quay: Hiện nay có hai chuẩn thông dụng: SD và HD

SD: SD NTSC và SD PAL

HD: HD 720p và HD 1080p (NTSC: 30 khung hình/1s, PAL 25 khung hình/1s)

Ngoài ra cũng có một số chuẩn khác như: VGA (640 x 480), QVGA (320 x 240)…

Để đảm bảo chất lượng của Video thì ta nên chọn chuẩn có độ phân giải cao như VGA hoặc SD trở lên.

Trước khi quay thì nên set tất cả các thiết bị quay phim về cùng 1 chuẩn để tiện trong quá trình dựng phim. Để phù hợp với tần số của điện lưới Việt Nam (50hz) thì ta nên chọn chuẩn SD PAL hoặc HD PAL.

NÊN TRÁNH NHỮNG THAO TÁC SAU

Nếu zoom vào thì bạn làm thay đổi góc cảnh đang quay. Thường trông những cảnh này không tự nhiên lắm, cho nên bạn nên hạn chế, đừng lạm dụng.

Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, nên biết rõ lý do đằng sau mỗi bước di chuyển của máy quay phim.

TỔNG HỢP LÀM PHIM

Bạn đừng bao giờ quên trình bày tóm tắt rõ ràng trước cho chính bản thân mình hoặc người quay phim biết phải làm những gì trước khi bấm máy. Nhưng cũng phải để ý mấy thứ khác như:

Hãy bắt đầu và kết thúc với một khung hình rõ.

Quay một hành động với nhiều cỡ hình khác nhau để dễ biên tập hơn.

Hãy để ý đến tính liên tục (chẳng hạn như người ta đang dùng tay nào, đồ vật được bày trí như thế nào, trông người ta ra làm sao).

Hãy thay đổi kích cỡ cảnh quay, thay đổi góc quay.

Video trong marketing vốn chỉ để… xem. Nhưng những năm gần đây đã chứng kiến sự thay đổi trong hình thức thể hiện và cách thức ứng dụng hình thức tiếp thị này trong chiến lược marketing của nhiều thương hiệu.

Từ những phân tích về lý do dẫn đến sự thay đổi xu hướng sử dụng video marketing, Megan Haller – chuyên gia video marketing của Google đưa ra những gợi ý để doanh nghiệp xây dựng chiến lược video marketing nhằm tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.

LÝ DO VIDEO MARKETING THAY ĐỔI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Video đang là một công cụ hữu hiệu cho quảng cáo, nhưng gần đây, sức mạnh của video marketing đang bị giới hạn bởi mong muốn gia tăng độ phủ đại chúng, nhận thức thương hiệu của các marketer. Với những marketer tìm kiếm những hành động cụ thể, như một cú nhấp chuột, một đăng ký nhận thông tin, một đơn hàng thành công, thì email và chiến lược SEO là những kênh tiếp thị được ưu tiên nhiều hơn.

Nhiều chiến lược video marketing đã xuất hiện trong các trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Cụ thể, các thương hiệu dùng video quảng cáo để điều hướng nhận thức của khách hàng sang hành động tương tác cụ thể.

Nếu video quảng cáo hướng dần đến mục tiêu thu hút tương tác cụ thể từ người xem, thì đó là vì video marketing nằm trong một chiến lược lớn liên quan đến hành vi của người tiêu dùng. Một nghiên cứu về UX trên YouTube đã cho thấy, trái ngược với quan điểm phổ biến, đa số người xem video mong muốn có được một tương tác nào đó với video vừa xem.

Ngoài ra, lý do thứ hai dẫn đến sự thay đổi trong chiến lược video marketing chính là việc các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phát triển theo hướng đáp ứng những hành vi mới từ người tiêu dùng. Như quản lý sản phẩm của YouTube – Nicky Rettke đã giải thích vào đầu năm 2018 rằng “Trong lịch sử, các quảng cáo video không được thiết kế theo hướng tạo ra hành động tương tác cụ thể, không được tối ưu hoá hay đo lường những phản hồi theo mục tiêu đề ra. Cách duy nhất một ai đó có thể “hành động” với một video chính là xem video đó”.

Năm 2018, điều này đã thay đổi. Trên YouTube bắt đầu xuất hiện những định dạng video mới như TrueView với những tính năng cho phép marketer bắt đầu tối ưu hoá video theo một hành động cụ thể của người xem, như đăng ký dịch vụ hoặc mua hàng.

BA GỢI Ý CHO CHIẾN LƯỢC VIDEO MARKETING NĂM 2019 – 2020

Vậy làm sao các thương hiệu có thể điều chỉnh chiến lược video marketing trong năm 2019 theo hướng thay đổi này, và tận dụng những điều chỉnh công nghệ để đáp ứng hành vi mới của người tiêu dùng?

CHẠM ĐẾN NHU CẦU NGƯỜI XEM ĐỂ KHUYẾN KHÍCH HÀNH ĐỘNG

Theo Viện Marketing Mỹ, một người Mỹ trung bình tiếp nhận 10.000 thông điệp đến từ các thương hiệu mỗi ngày. Vậy làm sao bạn có thể bước qua những tiếng ồn này và đảm bảo được sự nổi bật cho quảng cáo video của bạn? Ngoài ra, quảng cáo ấy còn điều hướng một hành động cụ thể từ người dùng? Tất cả đều bắt nguồn từ nhu cầu khách hàng.

Lấy Yoox Net-A-Porter, một trong những cửa hàng bán sản phẩm cao cấp lớn nhất thế giới làm ví dụ. Doanh nghiệp này biết rằng khách hàng của họ là những người mua tích cực, những người đánh giá cao những trải nghiệm đặc sắc. Vì vậy, thương hiệu này đã tạo ra một chiến dịch video pre-roll (video phát một thông điệp trước khi khách hàng xem một nội dung đã chọn) mời chào người xem cơ hội mua một sản phẩm độc đáo. Người dùng có 25 giây trước khi quảng cáo kết thúc để bấm vào link chèn trong video để truy cập trực tiếp đến trang đích, nơi họ có thể thanh toán cho sản phẩm đặc biệt ấy. Nếu họ bỏ qua thì lời mời sẽ không xuất hiện lại nữa. Cảm giác bị giới hạn thời gian đã thúc đẩy khách hàng hành động và kết quả là thương hiệu này đã đạt được một lượng lớn doanh số bán hàng trong suốt mùa mua sắm cao điểm.

CHẠM ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG

Bạn có thể có những quảng cáo vô cùng sáng tạo, có khả năng thúc đẩy hành động cao, nhưng nếu bạn không chuyển quảng cáo ấy đến đúng người, thì quảng cáo ấy sẽ không thể nào đạt được mục tiêu phản hồi trực tiếp cao từ người tiêu dùng.

Vì vậy, trong năm 2019, hãy tham khảo trường hợp của Overstock.com. Trong chiến dịch video marketing năm 2018, nhà bán lẻ trực tuyến sản phẩm gia dụng và nội thất đã kết hợp sự sáng tạo thương hiệu với các hình thức đo lường hiệu quả, như đặt các nút “Mua ngay” hay các nút kêu gọi hành động khác trên một quảng cáo có thể đưa người xem trực tiếp đến website Overstock.

Đội ngũ marketing sau đó đã dùng các công cụ phân loại người xem của YouTube để đưa quảng cáo đến người xem đã từng bấm vào một trong những quảng cáo xuất hiện trên trang tìm kiếm liên quan đến sản phẩm của họ trước đây. Khi người xem đã từng bày tỏ hứng thú với sản phẩm của công ty, chiến dịch này đã mang về doanh thu cao gấp 3 lần so với các chiến dịch quảng cáo trước đó.

LẶP LẠI THÔNG ĐIỆP TRÊN NHIỀU ĐỊNH DẠNG KHÁC NHAU, TRONG SUỐT HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÙNG

Khi đội ngũ Google Pixel thử nghiệm một chiến dịch video marketing xuyên suốt hành trình trải nghiệm của khách hàng trong năm 2018, họ đã thu được một điều vô cùng quan trọng. Đó là “lặp lại thông điệp là cách tốt nhất và nhanh nhất để đưa một người xem đi từ nhận thức đến hành động”, Jabari Hearn – người quản lý chiến dịch của Pixel cho biết.

Để đạt được mục tiêu đề ra, đội ngũ Pixel đã phát triển một chiến lược video marketing có thể tích hợp thông điệp của thương hiệu trên nhiều định dạng khác nhau, nhằm chạm đến người dùng ở đa dạng kênh tương tác. Chiến dịch bắt đầu với một quảng cáo trên YoutTube, nhằm chạm đến số đông người xem và khơi gợi một cuộc thảo luận về Pixel. Với những người đã từng xem quảng cáo này và truy cập vào trang của Pixel trên Google Store, hãng phát đi những đoạn quảng cáo dài 6 và 15 giây. Cuối cùng, với những người dùng bắt đầu tìm kiếm thông tin thêm về Pixel, đội ngũ marketing triển khai những quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, những quảng cáo này có nhiệm vụ đưa người dùng về lại trang sản phẩm của Pixel.

Chiến dịch này đạt hiệu quả ở cả phương diện nhận thức thương hiệu lẫn mục tiêu doanh số. Cụ thể, nhận thức về thương hiệu đã tăng 20% và tỷ lệ nhấp chuột đến trang thanh toán tăng 113% so với các chiến dịch trước đó.

MỘT HỆ THỐNG LIVESTREAM CHUYÊN NGHIỆP, BẠN CẦN NHỮNG THIẾT BỊ GÌ?

CAMERA

Camera dùng trong livestream phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản:

Có cổng HDMI hoặc SDI output

Có clean feed (hay clean video output)

Clean feed (hay clean video output) có thể được hiểu là tín hiệu video “sạch”, không bao gồm đồ họa và text.

Một số máy DSLR dù có HDMI output nhưng không có clean feed thì cũng không thể dùng để livestream.

Ngoài ra, có lẽ bạn sẽ cần sử dụng thêm một số phụ kiện cho máy quay như tripod để chống rung.

MICROPHONE

Bạn nên sử dụng thêm microphone để có được chất lượng âm thanh tốt hơn. Đối với khán giả, hình ảnh hơi mờ một chút thì không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng âm thanh khó nghe lại mang đến cảm giác cực kỳ khó chịu. Âm thanh tốt thì cảm nhận về chương trình cũng tốt hơn nhiều. Vậy nên, đầu tư thêm một chút cho âm thanh sẽ không thừa.

Bạn có thể thiết lập hệ thống âm thanh của mình một cách đơn giản là gắn microphone vào máy quay. Khi đó, tín hiệu âm thanh sẽ đi chung với tín hiệu video và bạn không cần làm thêm gì nữa.

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng một hệ thống âm thanh riêng nếu như sự kiện bạn livestream yêu cầu phải có hệ thống âm thanh chuyên nghiệp (như liveshow ca nhạc chẳng hạn)

THIẾT BỊ NHẬN TÍN HIỆU VIDEO (THIẾT BỊ CAPTURE)

Máy tính về cơ bản không thể tự mình hiểu được tín hiệu video từ máy quay đưa vào (ngoại trừ tín hiệu video từ Webcam USB). Vậy nên, để đưa tín hiệu ứng dụng video vào máy tính và livestream, bạn cần phải dụng thêm thiết bị hỗ trợ từ bên ngoài.

Các thiết bị này thường được gọi là thiết bị capture, cho phép máy tính nhận tín hiệu SDI hoặc HDMI từ máy quay.

Tùy vào việc bạn dùng máy tính để bàn (PC) hay laptop, macbook, hoặc thiết bị di động để livestream mà bạn cần dùng các loại thiết bị capture khác nhau.

THIẾT BỊ NHẬN TÍN HIỆU ÂM THANH

Trong trường hợp thiết bị capture hình ảnh mà bạn đang dùng không có hỗ trợ âm thanh, bạn cần phải dùng thêm thiết bị hỗ trợ nhận âm thanh.

Tuy nhiên, phần lớn thiết bị capture hình ảnh của Blackmagic Design đều có hỗ trợ kênh âm thanh nên bạn không cần phải lo lắng về chuyện này.

MÁY TÍNH

Với các thiết bị ở trên, bạn cần sử dụng máy tính có cấu hình từ trung – cao cấp trở lên.

Riêng đối với Web Presenter, bạn có thể dùng bất cứ loại nào. Vì thiết bị này đã thực hiện tất cả thao tác encoding rồi, bạn chỉ việc gắn vào và livestream thôi chứ không phải xử lý gì nữa.

PHẦN MỀM LIVESTREAM

Các ứng dụng livestream phổ biến hiện nay là: vMix, Wirecast, OBS...

Bạn có thể dùng bản miễn phí hoặc bản trả tiền, tùy thuộc nhu cầu của bạn.

INTERNET

Đường truyền internet tối thiểu để bạn có thể livestream là 5 Mbps. Trong livestream, bạn nên ưu tiên dùng internet cáp quang bởi tín hiệu của nó ổn định. Hạn chế tối đa việc sử dụng wifi để livestream, nó thường có độ ổn định thấp hơn.

Trong trường hợp bạn muốn livestream nhưng vị trí của bạn có nhiều bất lợi về đường truyền internet, bạn có thể dùng sử dụng Web Presenter với các thiết bị di động chạy android sẵn có của mình để livestream với mạng 4G.

Dùng Web Presenter với thiết bị di động, bạn vẫn có thể livestream với nhiều camera một lúc như bất cứ giải pháp livestream nào khác.

SWITCHER

Nếu bạn cần livestream từ 3 camera trở lên, bạn nên sử dụng thêm một switcher như ATEM TELEVISION STUDIO HD hoặc các ATEM switcher tương tự. Switcher giúp bạn chuyển đổi giữa các source một cách chuyên nghiệp và mượt mà hơn.

Các phần mềm livestream cho bạn sử dụng tối đa 4 camera và các decklink cũng hỗ trợ được 4 camera một lúc. Tuy nhiên, nếu bạn bắt máy tính xử lý quá nhiều source như vậy, sẽ dễ dẫn đến tình trạng lag, giật. Hơn nữa, switch các source trên máy tính sẽ không tiện như trên switcher chuyên dụng.

Xem thêm nhiều chuyên mục hay cây hoa, phần mềm, các thiết bị kỹ thuật, công nghệ. Dịch vụ quay video chuyên nghiệp, quay phim sự kiện, quay video clip, quay phim HD, tất cả các dịch vụ về quay phim...
Diễn Đàn Chia sẻ kiến thức đồ hoạ, phần mềm, ứng dụng, công cụ chỉnh sửa hình ảnh, video, photoshop, proshow producer, corel videostudio, after effect, premiere pro, beauty box video...Xem tại : https://trungdan.com/

About Kiến Minh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK