Dính thắng lưỡi ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp và địa chỉ điều trị uy tín

Hương Thắm

21-08-2020

goole news
16

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh chỉ xảy ra ở khoảng 5% trẻ sơ sinh. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuốt và phát âm của trẻ. Vì vậy khi trẻ có dấu hiệu khó bú, phát âm khó, trẻ nói ngọng, hoặc thắng lưỡi ngắn bất thường,... cha mẹ cần đưa bé tới ngay bệnh viện để thăm khám, điều trị sớm.

Dính thắng lưỡi là gì?

Dính thắng lưỡi là tật bẩm sinh nhẹ do thắng lưỡi bị ngắn, quá dày và căng hoặc dính quá chặt, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi.

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Yến - Trưởng khoa liên chuyên khoa Mắt - Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Phương Đông cho biết: Tình trạng này xảy ra nhiều hơn ở các bé trai, có thể được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ trong tháng đầu sau sinh hoặc khi tiêm chủng. Cũng có những trường hợp trẻ được phát hiện dính thắng lưỡi muộn hơn sau vài tháng bởi bố mẹ thấy trẻ khó bú, khó phát âm, chậm lên cân. 

 

Hình ảnh trẻ dính thắng lưỡi và thắng lưỡi bình thường

Trong hầu hết trường hợp dính thắng lưỡi nhẹ với dây thắng lưỡi mỏng thì phần đầu lưỡi sẽ dần dần tự tách ra trong năm đầu đời. Nếu bé được chỉ định cắt thắng lưỡi, cha mẹ không có gì phải lo lắng. Bởi đây chỉ là một tiểu phẫu nhanh chóng, trẻ có thể bú, ăn ngay sau đó. 

Dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ

Triệu chứng dính phanh lưỡi hay biểu hiện dính thắng lưỡi hoặc cách nhận biết trẻ bị ngắn lưỡi rất dễ xác định được bằng mắt thường. Khi trẻ bị dị tật này sẽ có những đặc trưng như sau:

  • Thắng lưỡi ngắn, cử động lưỡi bị hạn chế.
  • Đầu lưỡi không thè ra ngoài môi được.
  • Đầu lưỡi không thể đụng nóc vòm họng.
  • Lưỡi chẻ hình trái tim.
  • Khi thè lưỡi thấy phẳng hoặc vuông.
  • Các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng.
  • Răng cửa bị hở kẽ.
  • Khó bú ở trẻ sơ sinh.
  • Khó nuốt ở trẻ ăn dặm.
  • Bé phát âm khó, trẻ chậm nói.
  • Lưỡi của trẻ không thể di chuyển được sang hai bên.

Chẩn đoán dính thắng lưỡi ở trẻ

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu kể trên, gia đình nên đưa  bé đi khám sớm. Đây là việc làm quan trọng để bác sĩ có thể chẩn đoán và chọn lựa phương pháp điều trị nội khoa hay phẫu thuật.

Các phương pháp chẩn đoán dính thắng lưỡi thường được áp dụng hiện nay gồm:

Hỏi bệnh

Để chẩn đoán bé bị thắng lưỡi hay không, việc đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi phụ huynh về tình trạng sức khỏe của trẻ, các triệu chứng bà bé gặp phải như bú khó, ăn uống khó hoặc phát âm khó. Ngoài ra, tiền sử bệnh lý có liên quan với dị tật dính thắng lưỡi cũng cần được đề cập tới để xác định chính xác bệnh.

hình ảnh Bác sĩ đang kiểm tra thắng lưỡi ở trẻ
Chẩn đoán thắng lưỡi ở trẻ giúp xác định hướng điều trị hiệu quả

Khám lâm sàng

Tùy thuộc lứa tuổi và mức độ dính thắng lưỡi nhiều hay ít, triệu chứng biểu hiện lâm sàng như sau:

  • Thắng lưỡi ngắn, cử động lưỡi hạn chế.
  • Đầu lưỡi không thè ra ngoài môi được.
  • Đầu lưỡi không thể cử động đưa sang bên.
  • Đầu lưỡi khi thè lưỡi thay vì thấy nhọn thì có vẻ phẳng hay vuông.
  • Đầu lưỡi có hình V hay hình trái tim.
  • Trẻ bú khó và phát âm cũng khó khăn.
  • Các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng.

Chẩn đoán xác định

Dị tật dính thắng lưỡi có thể chẩn đoán bằng cách đo chiều dài của dây thắng lưỡi từ chỗ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi. 

Như vậy, việc chẩn đoán dị tật dính thắng lưỡi không quá phức tạp. Tuy nhiên, cha mẹ không nên bỏ qua bước này bởi đây là yếu tố quan trọng để xác định chính xác phương pháp điều trị dị tật này cho bé.

Tùy vào tình trạng dính thắng lưỡi của từng trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Hãy Đặt lịch khám với chuyên gia của Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được chẩn đoán và có hướng điều trị hiệu quả.

Phân loại mức độ dính thắng lưỡi

Mức độ nặng nhẹ của dị tật dính thắng lưỡi sẽ được phân loại dựa theo chiều dài thắng lưỡi được đo từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi. Ở những trẻ bình thường, chiều dài thắng lưỡi bằng hay lớn hơn 16 mm. Ngược lại, nếu kết quả đo được dưới mức 16mm thì có nghĩa trẻ đã bị dị dính thắng lưỡi.

Có 4 mức độ dính thắng lưỡi như sau:

  • Dính thắng lưỡi độ 1: Mức nhẹ từ 12-16 mm
  • Dính thắng lưỡi độ 2: Mức trung bình từ  8-11 mm
  • Dính thắng lưỡi độ 3: Mức nặng  từ 3-7 mm
  • Dính thắng lưỡi độ 4: Mức hoàn toàn dưới 3 mm

hình ảnh trẻ bị dính thắng lưỡiHình ảnh trẻ bị dính thắng lưỡi theo từng cấp độ

Dính thắng lưỡi ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của trẻ?

Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh không nguy hiểm. Nếu phát hiện muộn, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ.

Ảnh hưởng tới vận động của lưỡi

Chắc chắn những bé bị dính thắng lưỡi sẽ không thể cử động lưỡi một cách dễ dàng. Chẳng hạn bé không thể đưa lưỡi lên trên chạm vào vòm miệng hay sang hai bên chạm vào niêm mạc má…

Lưỡi là bộ phận quan trọng giúp phát âm. Như vậy, khả năng ngôn ngữ của những trẻ bị dính thắng lưỡi sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Dị tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến khả năng vận động lưỡi của trẻ
Dị tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến khả năng vận động lưỡi của trẻ

Ảnh hưởng tới việc bú mẹ

Với trẻ đang giai đoạn bú sữa mẹ, nếu như bị dính lưỡi sẽ dẫn đến tình trạng khó bú và gây đau núm vú cho mẹ. Trẻ bú bình rất chậm, thường cáu gắt, khóc vì không bú được.

Tình trạng trên dẫn tới trẻ biếng ăn, tăng cân chậm hoặc không tăng cân. Về lâu dài, bé có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng.

Ảnh hưởng tới quá trình nuốt

Nếu phanh lưỡi ngắn, lưỡi gặp khó khăn khi thực hiện các động tác co lên trên. Từ đó dẫn đến kiểu nuốt không điển hình và khớp cắn hở. Lưỡi còn có vai trò đưa thức ăn sang hai bên khối răng hàm để nghiền. Khi phanh lưỡi ngắn, chức năng này bị hạn chế, lưỡi có thể bị cắn khi ăn nhai.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dính thắng lưỡi cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện. Bở đây là tình trạng nguy hiểm, có thể khiến bé bị thương trong quá trình ăn nhai.

Ảnh hưởng tới chức năng phát âm

Chức năng phát âm bị ảnh hưởng do sự hạn chế vận động của lưỡi, đặc biệt khi bệnh nhân phát âm các từ như: “t, l, ch, d,...” và khó khăn hơn khi uốn cong lưỡi để phát âm chữ “r”. Mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào lứa tuổi. Ở các trẻ nhỏ hơn 5 tuổi dễ nhận biết hơn. Trẻ khó nói, nhất là diễn đạt các câu nói phức tạp. Ở trẻ lớn thì biểu hiện mờ nhạt hơn, khi phát âm, hơi luồn sang hai bên má.

Ảnh hưởng tới sự mọc răng

Trẻ bị dính thắng lưỡi trong giai đoạn mọc  răng, có thể gây nghiêng răng cửa dưới hoặc hở kẽ răng cửa trên.

Ảnh hưởng tới nha chu

Phanh lưỡi ngắn có thể gây co kéo và dễ gây viêm và tụt lợi ở mặt trong răng của hàm dưới. Chính vì thế, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dính thắng lưỡi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám, thực hiện phẫu thuật tách dính thắng lưỡi hiệu quả, an toàn.

Cách điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ

Cách duy nhất để điều trị dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ là cắt dây thắng lưỡi. Tuy nhiên, không phải mức nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. 

Thông thường những trẻ bị dính dây thắng lưỡi ở độ 1 và độ 2 cần theo dõi thêm. Ngược lại, những trường hợp dính dây thắng lưỡi ở độ 3 và độ 4 thì cần có chỉ định phẫu thuật cắt hãm lưỡi. Tốt nhất cha mẹ nên cho con đi khám các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để nhận được chỉ định điều trị hợp lý.

Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA NÓI VỀ THỜI GIAN CẮT THẮNG LƯỠI CHO TRẺ

"Cha mẹ nên cho trẻ làm tiểu phẫu cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt. Thời điểm lý tưởng nhất là khi trẻ mới được 3-4 tháng tuổi. Bởi trì hoãn lâu, trẻ lớn phần dính thắng lưỡi sẽ hình thành những mạch máu. Lúc này nếu cắt sẽ khiến bé bị chảy nhiều máu, gây đau đớn và ảnh hưởng tâm lý cho bé”.

BÁC SĨ CKII NGUYỄN THỊ THU YẾN - BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Quy trình cắt dính thắng lưỡi cho trẻ

  • Gây mê đối với trẻ nhỏ
  • Kẹp hãm lưỡi sát mặt dưới của lưỡi bằng kẹp phẫu tích cầm máu
  • Kéo nhẹ ra trước lên trên căng phanh lưỡi ra
  • Dùng dao điện cắt phanh lưỡi ngay dưới kẹp phẫu tích cầm máu
  • Cắt từ trước ra sau đến sát chân lưỡi
  • Bỏ kẹp phẫu tích ra (thông thường không có chảy máu)

Vậy cắt dính thắng lưỡi cho trẻ có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, bác sĩ, đây là thủ thuật khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian và chi phí. Sau phẫu thuật bé có thể được chăm sóc hồi phục ngay tại nhà. Vết thương sau vài tuần sẽ lành.

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi, tại vị trí cắt sẽ xuất hiện vệt màu trắng. Triệu chứng này sẽ hết sau 1-2 tuần. Phẫu thuật xong sau 3 tiếng trẻ có thể ăn uống bình thường.
Ngoài việc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần:

  • Theo dõi và chăm sóc con cẩn thận tránh nhiễm trùng.

  • không cho trẻ cắn hoặc ngậm các vật cứng.

  • Không cho trẻ sờ vào vết thương vừa cắt.

  • Cho trẻ uống nhiều nước.

  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng dễ tiêu hóa.

  • Tuân thủ đúng liệu trình thuốc của bác sĩ đã kê.

  • Vệ sinh miệng cho trẻ sau ăn.

Chi phí cắt thắng lưỡi

Theo các bác sĩ, vấn đề này sẽ tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Địa chỉ thực hiện cắt thắng lưỡi
  • Phương pháp phẫu thuật là gây tê tại chỗ hay gây mê
  • Có áp dụng BHYT hay không?

Ngoài ra, cắt dính thắng lưỡi giá bao nhiêu cũng tùy theo độ tuổi cần phẫu thuật và mức độ của bệnh. Sau phẫu thuật, nếu bé ổn định sẽ được cho về nhà ngay trong ngày và không tốn nhiều chi phí nằm viện.

Cắt thắng lưỡi ở đâu an toàn và uy tín?

Cắt dính thắng lưỡi cho trẻ ở đâu uy tín, chất lượng là nỗi băn khoăn của không ít phụ huynh. Thực tế hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế áp dụng kỹ thuật điều trị này. Đây chỉ là một tiểu phẫu đơn giản nhưng vẫn cần đánh giá tình trạng có cần can thiệp phẫu thuật hay không. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị phụ huynh nên lựa chọn các bệnh viện uy tín và chất lượng.

Các bác sĩ đang thực hiện cắt thắng lưỡi cho trẻ tại Bệnh viện Phương Đông
Các bác sĩ đang thực hiện phẫu thật cắt thắng lưỡi tại Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông

Chuyên khoa Răng Hàm Mặt Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông

là một trong những địa chỉ uy tín ở Hà Nội đã thực hiện thành công nhiều ca cắt thắng lưỡi cho trẻ. Những lợi thế của khoa bao gồm: 

  • Đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, giỏi kinh nghiệm, hiểu tâm lý trẻ.
  • Ca phẫu thuật nhanh gọn, không tốn thời gian, không nhiễm trùng.
  • Trẻ hoàn toàn có thể bú lại ngay sau khi cắt thắng lưỡi và xuất viện về ngay trong ngày.
  • Hệ thống phòng khám Răng hàm mặt được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại.
  • Áp dụng đồng thời Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm bảo lãnh.

Bệnh Viện Phương Đông địa chỉ cắt dính thắng lưỡi uy tín tại hại hà nội

 Bệnh viện Phương Đông - Địa chỉ cắt dính thắng lưỡi uy tín tại Hà Nội

Các câu hỏi về dị tật dính thắng lưỡi 

Dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?

Những trẻ dính thắng lưỡi nhẹ, hầu như không ảnh hưởng hoạt động ăn uống, phát âm và có thể tự điều chỉnh ổn. Trường hợp ảnh hưởng đến việc bú, phát âm thì cần chỉ định cắt trước giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Dính thắng lưỡi có nói được không?

Tật dính thắng lưỡi khiến cho trẻ khó phát âm dẫn tới chậm nói, Nếu bé được phẫu thuật thì bé sẽ không bị giới hạn về khả năng phát âm. Nếu trẻ có thắng lưỡi bình thường thì đến 24 tháng tuổi, trẻ có thể nói được những câu ngắn gồm 2 - 4 từ.

Trẻ bị dính thắng lưỡi môi trên có sao không?

Dính phanh môi trên hay còn gọi là phanh môi bám thấp tạo thành khe thưa giữa 2 răng cửa của trẻ hoặc gây tụt lợi. Nếu trẻ sơ sinh bị dính thắng môi trên vẫn còn trong giai đoạn bú mẹ, bé sẽ gặp khó khăn khi ngậm ti và giữ ti. Việc này sẽ làm gián đoạn việc bú sữa của trẻ. 

Hình ảnh dính thắng lưỡi môi trên ở trẻ nhỏ

Hình ảnh dính thắng lưỡi môi trên (dính phanh môi trên) ở trẻ nhỏ

Cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Cắt phanh lưỡi không ngây nguy hiểm. Để tránh nhiễm trùng sau phẫu thuật, cha mẹ cần lựa chọn thực hiện tại các bệnh viện uy tín có chuyên khoa Tai - Mũi - Họng.

Cắt thắng lưỡi cho bé ở đâu?

Đây là 1 tiểu phẩu rất nhỏ, cha mẹ có thể đưa con đến các bệnh viện nhi trung ương, bệnh viện nhi các tỉnh hoặc các bệnh viện tư nhân, bệnh viện đa khoa có chuyên khoa Tai Mũi Họng để làm thủ thuật cho con.

Nên cắt thắng lưỡi cho bé khi nào?

Nên cắt thắng lưỡi trước 3-4 tháng tuổi - trước tuổi trẻ học nói. Với những bạn phát hiện muộn thì cắt càng sớm càng tốt.  Tránh bé bị đau và chảy máu nhiều và quan trọng là không ảnh hưởng đến phát âm của trẻ sau này.

Cắt thắng lưỡi bao lâu thì lành?

Thời gian thực hiện ca mổ trong vòng 15 phút, trẻ có thể xuất viện trong ngày. Trẻ có thể ăn uống ngay sau mổ 3 tiếng, thời gian hồi phục hoàn toàn sau 1-2 tuần.

Giá cắt thắng lưỡi bao nhiêu tiền?

Khảo sát cho thấy, chi phí cắt thắng lưỡi hiện nay dao động khoảng:

  • Trên dưới 1 triệu đồng nếu cắt bằng dao điện
  • Từ 7-8 triệu nếu cắt bằng laser

 Cắt thắng lưỡi bằng laser bao nhiêu tiền?

Cắt thắng lưỡi bằng laser phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân ở mức độ nào, sau khi bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp mới trả lời được câu hỏi trên.

Mức giá trung bình của một ca cắt thắng lưỡi bằng laser cho bạn tham khảo khoảng 7 triệu đồng. Thủ thuật này chỉ mất khoảng 5-10 phút để hoàn thành, gần như không có chảy máu.

Dính thắng lưỡi có ảnh hưởng gì?

Dính dây thắng lưỡi còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau như:

  • Khó khăn trong việc ăn uống do khi nuốt lưỡi bị co lại một cách khó khăn, vì thế mà trẻ biếng ăn, chậm lớn;
  • Mất thẩm mỹ hàm răng vì tật dính thắng lưỡi có thể làm cho răng cửa hàm dưới bị nghiêng hoặc có khe hở.

 Khi nào thì không nên cắt thắng lưỡi?

Khi trẻ bị mắc bệnh rối loạn đông máu hoặc răng miệng bị nhiễm khuẩn thì không nên thực hiện thủ thuật cắt dính thắng lưỡi.
Ảnh trước và sau phẫu thuật DÍNH THẮNG LƯỠI trẻ 3 tháng tuổi

Ảnh trước và sau phẫu thuật DÍNH THẮNG LƯỠI trẻ 3 tháng tuổi

Dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, thể chất và tinh thần của bé. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của dị tật này, cha mẹ cần đưa bé tới ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, chẩn đoán và tìm hướng khắc phục hiệu quả. Chi tiết xin vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Phương Đông qua tổng đài 1900 1806 để đặt lịch và tư vấn miễn phí.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

75,763

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám