Viêm mũi dị ứng phấn hoa nhận biết để điều trị kịp thời

Chia sẻ bài viết này

Viêm mũi dị ứng phấn hoa là tình trạng sức đề kháng phản ứng quá mức với phấn hoa trong môi trường làm người bệnh khó chịu, hắt hơi, sổ mũi liên tục. Viêm mũi dị ứng phấn hoa có nguy hiểm không? Khi bị dị ứng phấn hoa cần phải làm gì? Những thông tin Medichoice chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh. Cùng tham khảo luôn nhé!

1. Viêm mũi dị ứng phấn hoa là gì? 

Phấn hoa là một loại bột mịn từ hoa, lá, thân của cây cối tạo ra. Phấn hoa sẽ bay trong không khí, theo gió. Ở một số người khi không may hít phải phấn hoa, hệ miễn dịch sẽ phản ứng quá mức cho cơ thể. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào những ngày trời khô, lộng gió hoặc khi sức đề kháng suy yếu người bệnh sẽ dễ bị dị ứng hơn. 

Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng phấn hoa là do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với phấn hoa, đây được coi như tác nhân bên ngoài, xâm nhập vào cơ thể. Hệ miễn dịch phản ứng nhằm bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài để ngăn ngừa bệnh tật và vô tình nhầm lẫn phấn hoa là kẻ xâm nhập. Tình trạng dị ứng phấn hoa gặp ở nhà người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người có bệnh lý nền. 

Dị ứng phấn hoa có thể gặp ở bất cứ mùa nào trong năm, nếu người bệnh không may tiếp xúc với phấn hoa mà cơ thể mẫn cảm. Do đó nếu bạn thường gặp tình trạng hắt hơi, sổ mũi,… khi tiếp xúc với một số loại phấn hoa thì nên chú ý nhé. 

2. Các loại phấn hoa nào thường gây dị ứng phấn hoa

Phấn hoa có rất nhiều loại, tuy nhiên để dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng phấn hoa là do tình trạng cơ địa của mỗi người. Có rất nhiều loại phấn hoa thường gặp như: 

– Dị ứng hoa anh đào: Loài hoa này thường nở vào mùa xuân, một cây có thể tạo ra hàng triệu hạt phấn hoa. Hoa anh đào thường có ở Nhật Bản, mỗi năm có hàng nghìn người gặp phải tình trạng này 

– Dị ứng phấn hoa cỏ: Phấn hoa của cây cỏ thường xuất hiện vào những tháng của mùa hè và gây nên những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng. Nên khi đến mùa hoa nở, các bạn nên chú ý đeo khẩu trang hoặc chủ động hít phải phấn hoa nhé. 

– Dị ứng phấn hoa cỏ dại: Những loại hoa dại thường nở rộ và cho phấn vào dịp cuối mùa xuân hoặc cuối mùa thu. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu từng vùng miền mà có các loại hoa khác nhau cũng như các đặc điểm khác nhau. Bạn cũng nên chú ý bảo vệ hệ thống hô hấp khi các hoa nở nhé. 

3. Triệu chứng thường gặp khi bị viêm mũi dị ứng phấn hoa 

Khi không may hít phải phấn hoa gây mẫn cảm với cơ thể, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sau: 

– Nghẹt mũi, sổ mũi

– Áp lực xoang, tăng phản ứng hen

– Ngứa mắt, chảy nước mắt, mắt đỏ, nước mắt ràn rụa

– Ngứa cổ họng, dễ ho khan

– Cảm giác bỏng rát ở kết mạc, vòm họng

– Khó thở

– Da sưng lên, có thể gây đau mặt

– Giảm vị giác hoặc mùi

Các triệu chứng này rất phổ biến và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nhau. Các biểu hiện trên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại rất phiền toái với cuộc sống. Không chỉ thế, nếu không chữa trị kịp thời, một số trường hợp nặng có thể dẫn tới viêm xoang mũi, viêm tai trong, mệt mỏi,…

4. Phải làm gì khi bị viêm mũi dị ứng phấn hoa? 

Khi gặp những triệu chứng đầu tiên của dị ứng phấn hoa, điều bạn cần làm đầu tiên là tránh các tác nhân dị ứng. Bạn có thể giảm thiểu việc tiếp xúc với phấn hoa bằng các cách: 

– Ở trong nhà hoặc trong các môi trường không có phấn hoa

– Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc phải tiếp xúc với loại phấn hoa. 

– Đóng cửa sổ, cửa chính để hạn chế phấn hoa vào trong phòng.

– Nên tập thể dục và có chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng, hạn chế tình trạng viêm mũi dị ứng.  

– Sử dụng trà thảo dược như: cây tầm ma, cỏ ba lá đỏ hoặc cây kế sữa. Những loại trà này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, hỗ trợ điều trị dị ứng phấn hoa. 

– Dùng nước muối vệ sinh mũi: Nước muối có tác dụng làm sạch và loại bỏ bụi bẩn có trong khoang mũi, vi khuẩn hoặc phấn hoa trong hốc mũi, giúp giảm nhanh tình trạng dị ứng. 

Với các trường hợp tình trạng nặng, bạn cần sử dụng thuốc để nhanh chóng giảm nhanh tình trạng không để dẫn tới biến chứng: 

– Dùng thuốc không kê đơn: Các loại thuốc kháng histamine thường được chỉ định sử dụng đầu tiên để điều chỉnh lượng histamine sản sinh trong cơ thể. Một số loại thuốc thông mũi, thuốc xịt viêm mũi dị ứng như Pseudoephedrine (Sudafed) hoặc Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin) cũng hữu ích trong việc làm giảm triệu chứng chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi do dị ứng phấn hoa gây ra. Cetirizine (Zyrtec) và Loratadine (Claritin) là hai loại thuốc kháng histamine không kê đơn người bệnh có thể dùng một vài tuần trước khi mùa dị ứng bắt đầu.

-Thuốc kê đơn: Nếu các loại thuốc nêu trên không đáp ứng điều trị, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kê một số loại thuốc chống dị ứng khác có liều mạnh hơn. Trong đó có một vài loại có tác dụng kìm hãm quá trình sản sinh histamine và các loại khác chuyên dùng để điều trị triệu chứng dị ứng phấn hoa do cỏ.

– Thuốc tiêm: Trong quá trình sử dụng thuốc uống không mang lại kết quả điều trị, triệu chứng phấn hoa vẫn không giảm, chuyên viên y tế sẽ chỉ định tiêm thuốc để điều trị bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc và lượng thuốc tiêm vào cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Guardimmu – hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng do viêm mũi dị ứng 

Được bào chế từ nguồn dược liệu quý hiếm, chọn lọc trên dây chuyền hiện đại chuẩn GMP, Guardimmu là trong sản phẩm hàng đầu được các bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng để hạn chế tình trạng viêm mũi dị ứng phấn hoa. Sản phẩm được kế thừa và phát triển trên bài thuốc y học cổ truyền 800 năm, được nghiên cứu theo thể trạng của người Việt. 

chua-cam-cum-bang-dong-y

Thành phần thuốc từ các dược liệu tự nhiên như: hoàng kỳ, phòng phong, bạch truật, trần bì, ô mai hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi do viêm mũi rất tốt. Guardimmu sử dụng an toàn cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú. Không chỉ có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng, sản phẩm còn giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. 

Viêm mũi dị ứng phấn hoa tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng rất ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và có thể dẫn đến những biến chứng khác. Bạn nên chủ động phòng tránh tác động của phấn hoa cũng như thăm khám bác sĩ kịp thời khi các triệu chứng nặng hơn. Liên hệ ngay 08.4833.3382 /0247 3028 228 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.


Bài viết cùng chủ đề

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì? Những phương pháp điều trị hiệu quả

Viêm mũi dị ứng mãn tính điều trị thế nào hiệu quả

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Nên ăn gì mau khỏi?

medichoice - thuốc chọn cho bạn

Đội ngũ Medichoice với những thành viên hoạt động lâu năm trong ngành y tế – sức khỏe. Luôn tâm huyết với nghề, mong muốn đem đến cho cộng đồng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.