Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo đạt năng suất cao

Đối với phát triển kinh tế nông hộ, chăn nuôi bò thịt là hướng đi đang được nhiều bà con quan tâm. Bò là loại vật dễ nuôi, ít chịu rủi ro, chi phí thức ăn thấp, đồng thời nhu cầu tiêu thụ thịt bò của thị trường ngày càng tăng cao. Trong quy trình nuôi bò thịt thì vỗ béo chính là một khâu quan trọng giúp tăng chất lượng và năng suất. Nhằm giúp bà con đạt được hiệu quả kinh tế cao, trong bài viết hôm nay Công ty CPĐT Tuấn Tú xin giới thiệu kỹ thuật nuôi bò vỗ béo đúng cách.

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo

Trọn bộ phương pháp nuôi bò vỗ béo thu hiệu quả cao nhất – chuỗi chăn nuôi bò vỗ béo!

1. Chọn bò nuôi vỗ béo

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo cần lựa chọn các con bò khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thân hình cân đối, không mắc các bệnh về đường ruột, bụng thon, lông da bóng mượt và có độ đàn hồi, đuôi cử động liên tục và có lông đuôi dài để tiến hành vỗ béo. Các loại bò sau nên được lựa chọn để cho hiệu quả tốt nhất:

  • Bê con sau cai sữa (từ 21 tháng tuổi trở đi). Bê được đua vào vỗ béo ngay sau khi cai sữa hay sau một thời gian huấn luyện 30 – 45 ngày. Hình thức này phù hợp cho những cơ sở vỗ béo thương phẩm hơn là các trang trại chăn nuôi hỗn hợp. Bê thuộc các giống có tầm vóc lớn thích hợp với kiểu vỗ béo này (không cần thời kỳ nuôi bê sinh trưởng).
  • Bò non: Tiến hành vỗ béo cả bê đực và bê cái từ 1-1,5 tuổi. Trước khi đưa vào vỗ béo đàn bê đó trải qua một thời kỳ nuôi sinh trưởng khá dài. Đây là kiểu vỗ béo phổ biến nhất hiện nay trên thế giới.
  • Bò trưởng thành: Bò sữa, bò sinh sản, các loại bò khác trước khi đào thải được qua một giai đoạn nuôi vỗ béo để tận thu lấy thịt – Thời gian nuôi béo thông thường là 2-3 tháng phụ thuộc vào độ béo ban đầu và nguồn thức ăn.

Lưu ý khi chọn bò nuôi vỗ béo

  • Giống bò lai được ưa chuộng lựa chọn để nuôi bò vỗ béo hơn các giống bò địa phương nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.
  • Bò đực có kích thước và khả năng phát triển nhanh hơn bò cái.
  • Không nên chọn bò quá già, làm giảm năng suất chăn nuôi
  • Chọn bò gầy mang lại hiệu quả hơn vì chi phí mua bò thấp hơn, tuy nhiên phải chọn những con bò có khung xương to chắc chắn.

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (02)

Khi thực hiện cách nuôi bò vỗ béo cần đảm bảo các yêu cầu sau

  • Để đạt được hiệu quả cao nhất, tùy theo trọng lượng cơ thể bò thì thời gian vỗ béo kéo dài từ 60 đến 90 ngày
  • Khả năng tăng trọng của đàn bò từ 500 – 800g/con/ngày tương đương với mức tăng trọng trung bình hàng tháng là 15 – 24 kg/con/tháng.

Trước khi thực hiện kỹ thuật nuôi bò vỗ béo

  • Trước khi vỗ béo, bà con cần tẩy giun sán bằng cách tiêm bắp hoặc tiêm dưới da Levamisol 7,5% , albendazole, Biomectin. Tiêu diệt ký sinh trùng ngoài da như: ve, chấy, rận… bằng cách sử dụng Bayticol hoặc Ectomin, dùng giẻ hoặc miếng xốp sạch xoa đều lên cơ thể bò hoặc cho vào bình xịt để xịt đều lên cơ thể bò.
  • Kết hợp tập dần cho bò ăn khẩu phần ăn vỗ béo, đặc biệt lượng thức ăn tinh cần theo đúng khẩu phần cho bò vỗ béo
  • Thời gian vỗ béo thường từ 60 – 90 ngày, do vậy nếu sau 60 ngày vỗ béo bò chưa phát huy hiệu quả, thì thời gian vỗ béo được kéo dài thêm lên đến 3 tháng, sau đó bò không còn tăng trọng hoặc tăng trọng ít, bà con ngưng vỗ béo và xuất bán.
Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (03)

Vệ sinh chuồng trại, tắm cho bò thường xuyên

2. Chuồng trại nuôi bò vỗ béo

Chuồng trại nuôi bò phải xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát và có màng lưới bao xung quanh chuồng để chống ruồi, muỗi và các côn trùng khác xâm nhập (trong chăn nuôi hộ gia đình). Nền cứng, không trơn trượt và có độ dốc để dễ thoát nước.

Diện tích tối thiểu chăn nuôi bò từ 2,5 – 3m2/con. Máng ăn, uống nên làm bằng xi măng theo chiều dài hành lang phân phối thức ăn. Cần có biện pháp xử lý phân định kỳ nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh và lây lan cỏ dại. toàn bộ môi trường, vật dụng xung quanh con bò và cơ thể bò luôn luôn phải sạch sẽ. Định kỳ tẩy uế, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải bằng phương pháp phun thuốc hoặc rải vôi bột khử trùng.

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (04)

3. Thức ăn cho bò vỗ béo

Vỗ béo là dùng biện pháp dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng làm cho khối lượng con vật tăng nhanh và phẩm chất thịt được cải thiện. Thức ăn vỗ béo cho bò chứa nhiều đạm và nhiều sắt thì thịt bò sẽ đỏ đậm, khẩu phần thức ăn có nhiều bột bắp, ngô thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm ngon và khẩu phần thức ăn có tỷ lệ các phụ phẩm công nghiệp như bã mía, bã rượu, bã bia… thì thịt bò có thớ lớn và nhiều mỡ giắt. Để vỗ béo cho bò, bà con cần cho bò ăn đầy đủ dinh dưỡng, đúng khẩu phần và chia nhiều bữa trong ngày sẽ cho hiệu quả cao nhất. Các loại thức ăn cho bò vỗ béo như sau:

– Thức ăn thô xanh: bao gồm các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp. Cụ thể:

  • Cỏ tự nhiên và cỏ trồng: Cỏ tự nhiên có thể sử dụng ngay dưới hình thức chăn thả hoặc thu cắt về cho bò ăn tại chuồng. Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý tránh cho bò ăn bị rối loạn tiêu hóa. Cỏ trồng bao gồm các loại cỏ: Ghine, voi, Mulato I,II, cỏ sả…Trồng cỏ giúp đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh chất lượng cho bò.
  • Ngọn mía: hàng năm, lượng ngọn mía thải ra rất lớn nên cần tận dụng làm thức ăn cho bò rất tốt. Tuy nhiên chỉ sử dụng ngọn mía như là thức ăn bổ sung cho bò bởi hàm lượng đường và chất xơ cao, nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng khác thấp.
  • Vỏ và đọt dứa: là một nguồn phế phụ phẩm rất lớn trong ngành chế biến nước giải khát, vỏ dứa và đọt dứa chứa nhiều đường, tuy nhiên không nên sử dụng nhiều, hoặc thay thế thức ăn xanh vì trong vỏ dứa có chứa men bromelin khiến cho bò ăn nhiều sẽ bị rát lưỡi. lương ăn thích hợp nếu có nguồn phế phụ phẩm này vào khoảng: 10kg/ngày và ăn làm nhiều bữa.

Đối với những trang trại nuôi bò lớn, chủ động nguồn thức ăn thô xanh cho bò là việc cần thiết. Thu hoạch cỏ xanh như: cỏ voi, cỏ ghine… cho bò là công việc nặng nhọc và tốn nhiều thời gian. Do vậy bà con hãy để máy móc hỗ trợ cho công việc này bằng cách sử dụng máy cắt cỏ thay vì thu hoạch cỏ thủ công, thay thế khoảng 5-10 công lao động/ngày. Hiện nay 3A đang cung cấp nhiều loại máy cắt cỏ tự động, sử dụng nguồn nguyên liệu tiết kiệm, động cơ khỏe mạnh và bền bỉ.

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (05)

Máy cắt cỏ 3A8Hp

Bên cạnh đó, để tiết kiệm thêm thời gian, công sức của bà con, giảm thiểu hao hụt nguyên liệu, bà con nên để các sản phẩm máy móc hỗ trợ tối ưu hóa quá trình băm cỏ.

Với trang trại quy mô 200 con bò hoặc nhiều hơn, bà con có thể áp dụng Máy băm cỏ, cành cây 3A4Kw 380V với năng suất cao, lên tới 700 – 1500Kg trong một giờ. Đặc biệt bà con có thể điều chỉnh chiều dài cỏ được băm ra dễ dàng, có thể cho vật nuôi ăn trực tiếp hoặc ủ chua làm thức ăn dự trữ trong thời gian dài.

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (05)

Máy băm cỏ, cành cây 3A4Kw 380V

Nguyên liệu thô xanh làm thức ăn cho bò vì sao cần phải được cắt nhỏ? 1) Máy băm cỏ giúp đập dập và băm nhỏ những phần cỏ cứng, gốc cỏ già…2) Nguyên liệu sau khi được băm nhỏ giúp bò có thể hấp thu tối đa nguồn nguyên liệu và dinh dưỡng trong thức ăn. 

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (07)

Trong mùa khan hiếm nguồn cỏ tươi hoặc vào những ngày mưa kéo dài, lượng cỏ xanh với hàm lượng nước cao có thể gây tiêu chảy cho bò, bà con có thể sử dụng rơm khô để bổ sung hoặc thay thế (trong một vài ngày) nguồn thức ăn thô xanh cho bò. Nguồn rơm tại các vùng quê Việt Nam rất lớn, rơm có thể được lưu trữ, bảo quản trong thời gian dài giúp đảm bảo nguồn thức ăn sẵn có cho bò. Rơm được cắt với kích thước nhỏ hơn giúp dễ tiêu hóa hơn, sau đó được trộn vào với cỏ và thức ăn tinh để tăng tính ngon miệng, hấp thụ tốt hơn, từ đó tăng trọng lượng cho bò.

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (08)

– Thức ăn ủ chua: với các đặc tính như có mùi thơm dễ chịu, có vị hơi chua, không đắng và không chua gắt, màu sắc đồng đều, không có nấm mốc là nguồn thức ăn tăng tính ngon miệng cho gia súc. Các loại nguyên liệu thức ăn thô xanh đều có làm thức ăn ủ chua bằng phương pháp lên men. Bà con có thể dự trữ nguồn thức ăn lâu dài hàng năm cho bò, có thể ủ chua bằng phương pháp thủ công này. Thức ăn thô xanh sau khi được băm cắt nhỏ, trộn với men vi sinh, bà con có thể sử dụng Men ủ vi sinh BTV kết hợp với rỉ đường và muối, cung cấp hệ vi sinh vật có ích trong đường ruột gia súc và giúp tăng trọng nhanh, da trơn, lông mượt.

– Thức ăn tinh: là loại thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng dinh dưỡng cao. Sử dụng các loại hạt, ngũ cốc, các loại đậu, các loại cám, khô dầu, thức ăn hỗn hợp để cho bò ăn và chia thành các nhóm như sau:

  • Thức ăn cung cấp năng lượng: đây là nhóm thức ăn chiếm tỉ trọng chính trong khẩu phần ăn trong cách nuôi bò vỗ béo. Bà con có thể sử dụng các loại ngũ cốc, cám như cám gạo, cám ngô, cám khoai, sắn…Nhưng muốn bò hấp thu được tối đa dinh dưỡng, bà con cần tiến hành nghiền thật nhỏ mịn rồi trộn đều với các loại thức ăn khác. Trong trường hợp vỗ béo bò số lượng lớn, bà con nên nhờ tới sự trợ giúp của máy băm nghiền đa năng vừa có chức năng nghiền bột, nghiền nát nhuyễn và băm nhỏ cỏ, rất phù hợp với những mô hình chăn nuôi bò vỗ béo. Với những địa phương có nguồn rỉ mật lớn, có thể tận dụng để cho bò ăn. Mật rỉ đường có vị ngọt và mùi thơm, đồng thời có nhiều thành phần dinh dưỡng cao: Ca, Mg, Na, P,K,S, đường sacaro, protein… và các nguyên tố vi lượng: Cu, Zn, Mn, Fe… giúp vật nuôi ăn ngon miệng, hạn chế lượng thức ăn thừa.
  • Thức ăn giàu đạm: cung cấp protein cho bò, sử dụng các loại hạt có dầu như: khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu dừa, hạt bông… Khô dầu được xem là loại phụ phẩm rất sẵn ở nước ta cung cấp năng lượng và đạm cho bò, thích hợp nuôi bò vỗ béo. Ngoài thực phẩm, bà con có thể trộn 2% khẩu phần ăn bằng ure vào thức ăn.
  • Muối khoáng (Sodium): có thể bổ sung bột xương hoặc muối khoáng có lượng bằng 1% khẩu phần. Bổ sung 0,5 – 1% trong khẩu phần để tăng tính ngon miệng kích thích bò ăn nhiều hơn.

Bà con có thể tham khảo khẩu phần ăn nuôi bò vỗ béo như sau (kg/con/ngày):

Khối lượng bò (kg) Cỏ tươi Cỏ khô Rơm lúa Thức ăn tinh
230 20 1 4 0.5
260 20 1 4 1.0
290 25 1 4 1.5
320 30 1 4 1.5
350 30 1 4 2.0

Nên cho bò ăn từ từ, không nên áp dụng luôn khẩu phần ăn vỗ béo từ đầu., tránh rối loạn dinh dưỡng:

  • Ngày đầu tiên đến ngày thứ 5: chỉ nên cho ăn lượng bằng 40% thức ăn tinh theo chế độ khẩu phần ăn của bò vỗ béo
  • Ngày thứ 6 – 10: tăng từ từ lên 60% lượng thức ăn tinh theo khẩu phần ăn.
  • Ngày thứ 11 – 15: tăng lên 80%.
  • Bò được ăn đúng khẩu phần cho bò vỗ béo từ khoảng ngày thứ 16 trở đi.

Một số công thức phối trộn thức ăn tinh nuôi bò vỗ béo bao gồm:

Nguyên liệu (%) Công thức thức ăn
1 2 3 4
Sắn lát 40 40 50 50
Bột ngô 10 10 10 10
Rỉ mật 30 30 20 20
Khô dầu lạc 18 12 18 12
Bột lá keo đậu 6 6
Urea 0,5 0,5 1
Bột xương 1 1 1 1
Muối ăn 1 0,5 0,5
Năng lượng (calo/kg) 2545 2528 2590 2575
Protein % 13,9 14 14,38 14,43

Lưu ý: nếu trộn ure vào thức ăn tinh thì chỉ nên cho ăn khô, không được hòa vào nước uống sẽ làm bò bị ngộ độc.

Trong quá trình chế biến thức ăn gia súc, công đoạn trộn thức ăn chiếm khá nhiều thời gian, công sức và nhân lực. Vì sao cần phải trộn thức ăn? Nếu thức ăn không được trộn đều mà cho ăn riêng lẻ, đàn bò sẽ có tính ăn chọn lọc, chọn những thực phẩm ngon miệng và dễ ăn như ngũ cốc, cỏ non ăn trước như vậy lượng thức ăn vào cơ thể mất cân đối. Do vậy khẩu phần ăn cho bò cần phải được trộn đều. Công đoạn này quyết định chất lượng của thức ăn hỗn hợp, nếu thức ăn trộn không đều thì thành phần dinh dưỡng sẽ không phát huy hết tác dụng trong khẩu phần ăn của vật nuôi, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

Lợi ích của việc sử dụng máy trộn mang lại có thể thấy rõ. Nguồn thức ăn tự cung và được đưa vào máy trộn sẽ tạo ra sản phẩm thức ăn chăn nuôi hợp vệ sinh, an toàn, hạn chế sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp từ đó tăng tính an toàn cho sản phẩm thịt bò bởi hạn chế nhiễm độc từ sản phẩm công nghiệp.

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (09)

4. Quản lý bò vỗ béo

Quản lý bò mới đưa vào vỗ béo

  • Nhốt tách riêng những con bò mới về với những con bò cũ. khi vỗ béo trong chuồng, đàn bò vỗ béo thường gồm 10 con cùng giới tính, cùng tuổi và khối lượng ở trong cùng ô chuồng. tránh thay đổi cấu trúc đàn vỗ béo hoặc di chuyển đàn bò đi chỗ khác vì mọi sự thay đổi này đều làm giảm tăng trọng đàn bò.
  • Bò mới cần được nghỉ ngơi ở khu vực ráo sạch, không nhốt quá chật chội.
  • Cần đánh dấu, thiến, kiểm tra sức khỏe cơ thể, tẩy giun sán, phun ve tiêm phòng cho bò
  • Cung cấp đầy đủ nước uống sạch có tác dụng cực kì quan trọng bởi bò có xu hướng mất nước sau thời gian vận chuyển dài.
  • Khi áp dụng chăn nuôi nhốt trong chuồng, thành phần thức ăn cho bò vỗ béo cần phải đưa vào từ từ để đạt tới thành phần thức ăn vào thời điểm bắt đầu vỗ béo

Quản lý bò trong thời gian vỗ béo

*Xác định khối lượng bò và lượng thức ăn hàng ngày cho bò ăn:

khối lượng của từng con bò cần được xác định tại thời điểm bắt đầu vỗ béo cho đến khi xuất bò đi. Nếu thấy bò hơi giảm khối lượng, cần kiểm tra xem bò có bị bệnh hay không, có bị ký sinh trùng hay không, hoặc có bất cứ bất thường nào hay không?…

*Quản lý sức khỏe hàng ngày:

Sức khỏe đàn bò là công việc quản lý khó khăn và tốn thời gian nhất trong quá trình chăn nuôi bò vỗ béo. Bởi chỉ cần xuất hiện 1 loại bệnh, cũng khiến bò phát triển không bình thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trọng của đàn bò.

Bà con cần lưu ý một số điểm then chốt trong việc quan sát là lượng thức ăn ăn vào, hô hấp, dáng đi, vùng bụng, chuyển động, tình trạng phân và nước tiểu của bò. Đối với bò có hiện tượng tiêu chảy cần có biện pháp khắc phục ngay trước khi lan truyền ra cả đàn bò.

  • Cần định kỳ tẩy uế chuồng nuôi và môi trường xung quanh 2 tuần 1 lần.
  • Định kỳ dùng thuốc diệt côn trùng Hantox 200 hoặc Hantox spray 1 tháng 1 lần.
  • Dùng thuốc tẩy giun IVERMECTIN và thuốc trị sán lá gan theo chỉ dẫn.
  • Dùng Azidin hoặc Trypanosoma tiêm định kỳ cho bò theo hướng dẫn sử dụng.

*Quản lý hoạt động sinh dục của bò:

  • Nếu bò vỗ béo là bò đực thì hiện tượng nhảy nhau thường khá phổ biến và gây thiệt hại về kinh tế. Thiến sẽ giảm được hiện tượng này nhưng cần thiết vẫn phải kiểm tra hàng ngày để phát hiện và tách ra.
  • Nếu bò vỗ béo là bò cái, thì bình thường chúng có biểu hiện động dục đều đặn theo chu kỳ. Bò cái tơ thường động dục trong khoảng 20h, và trong khoảng thời gian đó nó bị nhảy hàng chục lần cộng với việc thời gian này bò ăn rất ít. Thay vì hoạn bò cái bà con nên dùng thuốc ức chế động dục (tác dụng tương tự progesterone) có hiệu quả tốt.

Xử lý chất thải chăn nuôi

Để khép kín quá trình chăn nuôi bò vỗ béo, ngoài chọn giống, phương thức chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cho bò, thì môi trường sống là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng và sự phát triển của bò vỗ béo. Đặc biệt để xử lý phân chuồng là vấn đề cần giải quyết cấp thiết trong chăn nuôi bò vỗ béo. Để tận dụng nguồn phân bò chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng này, đồng thời bảo vệ môi trường xung quanh bà con cần xử lý phân trước khi đem ra sử dụng cho các mục đích khác nhau như bón cho cây trồng hoặc bán ra thị trường.

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (10)

Lợi ích khi bón phân chuồng cho đất: giúp cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và tránh hạn hán, tăng chất dinh dưỡng và hệ sinh thái vi sinh vật có lợi cho đất. Ngược lại nếu bón phân tươi cho cây trồng, các các loại axit hữu cơ vẫn chưa được phân giải chứa trong nguyên liệu sẽ làm cho đất bị chua, tích tụ gây chết cây hoặc phát triển chậm.

Để tối ưu hóa quá trình ủ phân bà con nên sử dụng các thiết bị máy móc để tách phần chất thải rắn ra khỏi nước trong hỗn hợp sệt thải ra trong quá trình chăn nuôi bò.

Qua cơ chế hoạt động của máy được mô tả trên video, sản phẩm tạo ra có thể được bảo quản trong các loại bao bì và sử dụng trực tiếp cho hoạt động trồng trọt như là một nguồn phân chuồng hữu ích.

Hoặc phân sau khi được ép tách nước phối trộn ủ với các chế phẩm sinh học và các nguyên liệu khác tạo thành phân bón hữu cơ rất tốt cho đất và cây trồng đồng thời có thể bảo quản trong thời gian dài (6 tháng – 1 năm). Để đạt được hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi bò, việc sử dụng dây chuyền ép viên phân 3A giúp các nông hộ, trang trại chăn nuôi quy mô lớn có thể tận dụng tối đa nguồn chất thải này cho sản xuất trồng trọt tại trang trại hoặc làm thương phẩm.

Trên đây, chúng tôi vừa gửi tới bạn kỹ thuật nuôi bò vỗ béo hiệu quả nhất. Chúc bà con nắm vững kiến thức để áp dụng thành công, thu được hiệu quả cao với đàn bò nhà mình.

Thông tin liên hệ tư vấn và đặt mua máy chế biến thức ăn cho bò:

mũi tên

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0834050505 – 0914567869

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!