Cách trồng sầu riêng thu hoạch đến 60 năm

Sầu riêng tốt cho sức khỏe bởi hàm lượng vitamin B, C, chất xơ,… giúp ngăn ngừa thiếu máu, tăng đề kháng, ngăn ngừa bệnh tim mạch,… Do đó, giá sầu riêng thuộc hàng cao trong các loại trái cây và giá ổn định nhiều năm nay. Nhờ biết cách trồng sầu riêng mà nhiều người phát triển kinh tế rất tốt. Nếu bạn muốn tìm hiều về kỹ thuật trồng, chăm sóc và nhân giống cũng như nhiều thông tin khác về cây sầu riêng thì đây là bài viết dành cho bạn. Hãy đọc kỹ để trang bị kiến thức và có những vụ sầu riêng bội thu nhé!

Quả sầu riêng bổ dưỡng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao
Quả sầu riêng bổ dưỡng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao

Về cây sầu riêng

Sầu riêng có những giống chính như Ri6, Monthong,… Ngoài dùng để ăn trực tiếp thì sầu riêng còn được sử dụng làm bánh kẹo và những loại đồ ăn khác. Ở nước ta, việc trồng sầu riêng đã và đang được triển khai ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Lâm Đồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Với những đặc tính cơ bản sau:

  • Sầu riêng thuộc loài cây thân gỗ, sống lâu năm và có tán lá thưa. Chúng có rễ cọc ăn sâu vào lòng đất nhưng lại dễ bị bật gốc khi có gió mạnh hay bão nên cần trồng cây chắn gió xung quanh vườn sầu riêng.
  • Đây là loại cây trồng nhiệt đới, sống khỏe mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 22 – 300C.
  • Sầu riêng ưa đất ẩm, không chống chọi được khô hạn nhưng cũng không chịu ngập úng.
  • Sầu riêng thích nghi được với nhiều loại đất nhưng năng suất cao nhất nếu bạn trồng chúng ở đất thịt pha cát, đất đỏ bazan hoặc đất phù sa.
Cách trồng sầu riêng đúng kỹ thuật
Cách trồng sầu riêng đúng kỹ thuật

Chuẩn bị đất trước khi trồng sầu riêng

Sầu riêng là cây thân gỗ, cao lớn, tán lá rộng lại ưa sáng nên bạn phải trồng thưa để cây lấy ánh sáng, phát triển khỏe mạnh. Mỗi cây cách nhau 8 – 12m.

Ngoài yếu tố tơi xốp, thoáng khí thì khi trồng sầu riêng bạn nên cung cấp dinh dưỡng cho đất và đảm bảo độ pH từ 5.5 đến 6.5. Mỗi hố sầu riêng kích thước 60 x 60 x60cm, bón lót bằng 1 kg phân hữu cơ ủ hoai, 50g NPK 16:16:8. Bón trước khi trồng 15 ngày.

Chọn và nhân giống

Chọn giống

Tùy theo nhu cầu thì trường nơi bạn tiêu mà bạn chọn giống sầu riêng phù hợp. Bạn nên tìm mua giống ở những vựa giống uy tín. Hoặc bạn có thể tự nhân giống để tiết kiệm chi phí đầu tư và có chất lượng giống tốt hơn giống đi mua.

Có nhiều giống cây sầu riêng cho bạn lựa chọn
Có nhiều giống cây sầu riêng cho bạn lựa chọn

Kỹ thuật nhân giống trước khi trồng cây sầu riêng

Cây sầu riêng có thể được nhân giống bằng cách dùng hạt giống hoặc chiết cành hay ghép cành. Cụ thể các phương pháp như sau:

Nhân giống sầu riêng bằng hạt: Nghĩa là bạn sử dụng hạt sầu riêng để ươm.

Bằng cách này, bạn lựa chọn những quả sầu riêng ngon, đẹp, khỏe mạnh, hạt mẩy, không sâu bệnh làm giống.

Bạn có thể chọn cách ươm hạt vào bầu hoặc ươm thẳng xuống hố trồng đã đào sẵn để trồng sầu riêng. Mỗi hố bạn ươm 2 – 3 hạt (Khi cây phát triển, bạn giữ lại cây tốt, bỏ những cây xấu và giữ lại 1 cây cho mỗi hố).

Tuy tiến hành đơn giản nhưng cây sầu riêng lại chậm cho thu hoạch (8 – 9 năm mới cho lứa quả đầu tiên) nên ít được lựa chọn.

Ươm hạt sầu riêng
Ươm hạt sầu riêng

Nhân giống bằng cách ghép cành sầu riêng:

Bạn chọn cây sầu riêng khỏe mạnh, cho trái ngon, không sâu bệnh làm cây mẹ. Sau đó chọn những cành tốt tươi, dùng dao sắc nhọn tạo hình chữ U, chữ T hoặc tam giác (lưu ý không được phạm vào phần lõi cây).

Tách ở cây mẹ 1 mắt ghép sao cho bằng với vết cắt trên gốc ghép. Bạn đặt mắt ghép lên gốc ghép rồi quấn nilon ở chỗ mắt ghép lại.

Ươm hạt sầu riêng
Ươm hạt sầu riêng

Nhân giống sầu riêng bằng phương pháp chiết cành. Đây là cách nhân giống được nhiều người trồng sầu riêng lựa chọn.

Chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bệnh và tiến hành vào mùa mưa.

Dùng dao sắc nhọn khoanh 1 đoạn vỏ tầm 5 – 9cm, cách ngọn khoảng 60 – 70 cm, loại bỏ lớp nhầy trên vết cắt, không làm tổn thương lõi cây.

Bọc đất bùn, xơ dừa xung quanh vết cắt rồi bọc lại bằng nilong hoặc bao.

Vào mùa mưa, bạn không cần tưới nước nhưng nếu trời nắng bạn nhớ tưới nước cho bầu chiết. Đợi bầu chiết ra rễ, bạn mang ra trồng.

Mô phỏng cách chiết cành
Mô phỏng cách chiết cành

Kỹ thuật trồng sầu riêng

Khi cây giống phát triển rễ tốt, có tầm 3 cành, cao 80cm, đường kính gần bằng 1cm, bạn tiến hành trồng xuống những hố đã đào và bón lót sẵn như hướng dẫn ở trên.

Tùy vào kích thước bầu cây giống mà bạn đào lỗ phù hợp (lỗ sâu 20cm) ngay chính giữa hố. Cắt rễ thừa, rễ cong của bầu giống, cắt vỏ bọc của bầu giống. Đặt cây giống xuống hố theo hướng thẳng đứng (mặt bầu cây cách miệng hố 3cm). Cố định cây giống bằng cọc vững chắc, phủ đất và nén chặt gốc cây (lớp đất phủ thấp hơn miệng bầu 2cm để tưới nước không bị đọng ở rễ cây).

Tưới nước ngay sau khi trồng. Phủ rơm rạ hay lá cây khô ở gốc và dùng lá chuối, lá dừa khô che nắng cho cây con.

Cây sầu riêng mang đi trồng
Cây sầu riêng mang đi trồng

Kỹ thuật chăm sóc sau khi trồng cây sầu riêng

Nên cấp nước đầy đủ cho cây sầu riêng trong 1 tháng sau khi trồng. Tưới đủ nước, không nhiều không ít.

Lá sầu riêng cần lấy ánh sáng để quang hợp nuôi thân nên bạn cần tỉa cành để cây thoáng, phát triển nhanh.

Chia làm nhiều lần bón phân cho sầu riêng. Mỗi lần bón tăng dần số lượng cho đến khi cây cho quả. Lượng phân phù hợp như sau:

  • Mỗi năm bón cho mỗi cây 10 - 20kg phân hữu cơ.
  • Khi trồng sầu riêng bạn nên chú ý, ngoài phân hữu cơ bạn còn bón phân vô cơ để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây. Mỗi cây cần lượng phân như sau: 200 - 400g Urê + 800 - 1000g Supe lân + 100g KCl hoặc K2SO4 tuỳ thuộc vào tính chất của đất. Có thể bón bổ sung thêm tro bếp. Chia thành 4 - 5 lần để bón cho cây.
  • Ngoài ra bạn còn dùng phân NPK (15:15:15) để bón với lượng 300 - 500g cho một cây, chia làm nhiều lần để bón trong một năm. Khi cây chuẩn bị ra hoa, bạn nên bón ít phân N, tăng P và K. Lúc này có thể dùng phân NPK ( 9:24:24) để bón bằng cách rải đều dưới tán cây, sau đó phủ lớp đất lên mặt.
  • Khi sầu riêng ra quả, bạn cần tăng lượng phân kali. Lúc này có thể sử dụng phân NPK (14:14:24). Bón cho mỗi cây 4 - 6kg chia ra 3 lần để bón trong một năm.
Hoa sầu riêng
Hoa sầu riêng

Thu hoạch

Trồng sầu riêng, sau 4 – 5 năm, bạn thu được lứa quả đầu tiên (đối với trồng bằng cây ghép). Bạn nên tính toán thời gian từ khi sầu riêng ra hoa đến khi thu hoạch được khoảng 4 tháng (tùy vào giống mà có thể sớm hoặc muộn hơn ít ngày).

Bạn áp dụng đúng cách trồng sầu riêng trên thì chỉ 1 lần trồng nhưng cho bạn có thể thu hoạch liên tục trong vòng từ 50-60 năm, cây được chăm sóc tốt sẽ có chất lượng quả không hề giảm sút.

Thu hoạch sầu riêng tận 60 năm nếu trồng và chăm sóc tốt
Thu hoạch sầu riêng tận 60 năm nếu trồng và chăm sóc tốt

Đến đây chắc bạn cũng đã hình dung được mình nên tiến hành chuẩn bị và trồng sầu riêng như thế nào rồi phải không? Avi Việt Nam hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn định hướng cách trồng sầu riêng cũng như cách chăm sóc và định hướng được kinh tế của gia đình mình trong nhiều năm tới.

Chúc bạn thành công với vườn sầu riêng trĩu quả!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!



Bài khác cùng chuyên mục Cây Lâu Năm

Cách trồng nha đam tươi tốt tại nhà cho lá quanh năm

Cách trồng nha đam tươi tốt tại nhà cho lá quanh năm

Ngày đăng: 02-06-2020

Nha đam vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho làn da. Bạn có muốn tìm hiểu cách trồng nha đam tại nhà để có nha đam sạch dùng đúng không? Trong bài viết này, Avi Việt Nam sẽ hướng dẫn đầy đủ kỹ thuật trồng và chăm sóc loài cây hữu ích này cho bạn đấy!

Cách trồng nho cho trái siêu to siêu ngọt tại nhà

Cách trồng nho cho trái siêu to siêu ngọt tại nhà

Ngày đăng: 31-05-2020

Bạn rất thích ăn nho nhưng lại không tự tin mua nho ở chợ vì đây là loại trái cây bị lên án là bị nhúng thuốc bảo quản nhiều nhất. Bạn dự định trồng tại nhà? Bạn có muốn biết cách trồng nho chưa? Avi Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn chi tiết trong bài viết này nhé!

Cách trồng măng tây cho năng suất cao tại Việt Nam

Cách trồng măng tây cho năng suất cao tại Việt Nam

Ngày đăng: 28-05-2020

Nhiều vùng ở Việt Nam như ở Lâm Đồng, Gia Lai, Hà Nội, Hải Phòng,… đã trồng măng tây rất đạt. Bạn có muốn cải thiện đời sống bằng cây măng tây không? Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng măng tây cho năng suất cao nhất. Bạn đọc kỹ nhé!

Ẩn