Tiêu chảy cấp là gì? Cách xử lý tiêu chảy cấp cho bé mẹ cần biết

Đồ cúng Tâm Linh Việt - Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa VN
Tiêu chảy cấp là gì? Cách xử lý tiêu chảy cấp cho bé mẹ cần biết
Ngày đăng: 23/04/2023 14:41:40:PM   -     Lượt xem: 633
 Mục lục bài viết

    Cách xử lý tiêu chảy cấp là một trong những kiến thức quan trọng mẹ cần phải trang bị để chăm sóc bé tốt hơn. Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu không sớm phát hiện và biết cách xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.

    Chứng bệnh này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý kịp thời tránh để tình trạng bé trở nên nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu tiêu chảy cấp là gì cũng như các xử lý nhanh chóng và đơn giản nhất ngay tại nhà nhé!

    Tiêu chảy cấp là gì?

    Tiêu chảy cấp là tình trạng bé đi ngoài gấp đôi số lần bình thường, phân lỏng nhiều nước. Thông thường chứng bệnh này chỉ xuất hiện trong khoảng 1-2 ngày khiến bé cảm thấy mệt mỏi, đau âm ỉ vùng bụng và gây mất nước trầm trọng. Trong một số trường hợp nếu phát hiện kịp thời và có cách xử lý kịp thời thì bé sẽ nhanh chóng khỏe lại.

    Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều gấp đôi bình thường Tiêu chảy cấp là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều gấp đôi bình thường

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng vẫn tiếp tục kéo dài hàng tuần cùng các triệu chứng như đau dữ dội vùng bụng, sốt, mất nước, mê man, chảy máu trực tràng… thì mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.

    Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

    Rotavirus là một trong những tác nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp tiêu chảy do các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hay do dùng kháng sinh bừa bãi.. gây ra. Ngoài ra, việc thay đổi sữa khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy nên phụ huynh cần hết sức lưu ý để phòng tránh cho bé.

    Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở bé Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở bé

    Bên cạnh những tác nhân trên thì còn có 1 số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy như:

    • Độ tuổi: Trẻ từ 6 đến 11 tháng thường có nguy cơ mắc tiêu chảy cao.
    • Bé bị suy dinh dưỡng
    • Các bé có hệ miễn dịch yếu
    • Thay đổi thời tiết, nhất là vào các mùa khô lạnh.Thói quen không lành mạnh: Cho bé bú chai, ăn dặm không đúng cách, nguồn nước ô nhiễm, không vệ sinh tay sạch sẽ khi tiếp xúc với bé.

    Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết tiêu chảy cấp

    Tiêu chảy cấp thường gây ra các triệu chứng như đi ngoài phân lỏng hoặc sệt sệt, đau bụng, đầy hơi, tần suất đi tiểu nhiều hơn. Thậm chí một số trường hợp có thể cảm thấy buồn nôn hoặc ra máu và sốt.

    Thông thường với những bé dưới 1 tuổi, nếu bị tiêu chảy sẽ đi ngoài gấp đôi bình thường. Với những trẻ trên 1 tuổi sẽ đi phân lỏng trên 3 lần/ ngày tóe nước, mùi tanh khó chịu. Do đó, mẹ đừng vội kết luận rằng bé bị tiêu chảy nếu chưa gặp phải các vấn đề trên.

    Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp

    Tiêu chảy cấp là chứng bệnh thường gặp phải ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của bé. Dưới đây sẽ là một số cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp mẹ cần chú ý để chữa trị cho bé ngay tại nhà:

    Nên làm gì khi bé bị tiêu chảy Nên làm gì khi bé bị tiêu chảy

    • Nếu bé có sốt thì sử dụng thuốc hạ sốt như bình thường
    • Nếu bé bỏ ăn thì hạn chế các thức ăn cứng và chuyển qua các món như sữa, nước, cháo loãng….Nếu bé không chịu ăn phụ huynh cần phải cố gắng đút cho bé ăn để đảm bảo các lượng chất cần thiết cho cơ thể.
    • Không cho bé uống những thứ có đường như sữa có đường, nước hoa quả, nước ngọt có ga… bởi lượng đường này sẽ khiến tình trạng bé trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Nên cho bé uống nhiều nước hơn bình thường, trong trường hợp trẻ đang còn uống sữa mẹ thì nên tăng tần suất và số lần hơn để cung cấp năng lượng giúp cơ thể bé có thể chống lại bệnh tật.
    • Cho bé uống các loại dung dịch như nước biển khô, điện giải để bổ sung lượng nước bị mất.
    • Cho bé ăn các loại thực phẩm có hàm lượng kali cao như chuối, khoai tây.
    • Nên cho bé ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, bột yến mạch, gạo.

    Khi nào nên đưa trẻ đi bệnh viện

    Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng tình hình bé không khuyên giảm và xuất hiện các triệu chứng như dưới đây thì mẹ cần phải đưa bé đi đến các cơ sở y tế gần nhất:

    • Bé bị tiêu chảy liên tục kéo dài trên 2 ngày nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
    • Đi ngoài ra máu lẫn trong phân, máu có thể có màu đỏ tươi, nâu đen hoặc hồng lẫn các dịch nhầy như trên mũi.
    • Bụng đau nhói mỗi khi sờ hoặc ấn.
    • Nôn ói nhiều lần, không thể ăn uống được.
    • Xuất hiện các triệu chứng cho thấy mất nước nghiêm trọng như: Da nhăn, khóc không có nước mắt, mắt lõm, tiểu ít, lừ đừ, da nổi mẩn đỏ nhỏ nhiều….
    • Sốt cao kéo dài.

    Cách phòng ngừa tiêu chảy cho bé hiệu quả

    Cách phòng ngừa tiêu chảy cho bé Cách phòng ngừa tiêu chảy cho bé

    Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa tiêu chảy cho bé hiệu quả bằng những cách dưới đây:

    • Luôn đảm bảo việc ăn chín uống sôi: Chỉ nên sử dụng các nguồn nước sạch, khi tắm không để bé há miệng kẻo nước tắm xâm nhập vào trong cơ thể.
    • Chỉ nên ăn thức ăn đã nấu chín và không để lâu, chỉ nên cho bé ăn trái cây khi bạn đã bóc vỏ và ăn ngay sau đó.
    • Phụ huynh cần phải rửa tay với xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi đã cho bé ăn, sau khi cho bé đi vệ sinh, sau khi thay tã… sau đó mới tiếp xúc với bé.
    • Nên cho bé bú hoàn toàn ít nhất là đến 6 tháng tuổi hoặc càng lâu càng tốt.
    • Cho trẻ uống vitamin A định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ và tiêm chủng phòng ngừa sởi uống vacxin ngừa rotavirus…
    • Tuyệt đối không để bé tiếp xúc với người bệnh.
    • Không được tự động cho bé sử dụng kháng sinh bừa bãi.

    Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trên đây sẽ giúp mẹ biết cách phòng ngừa và xử lý tiêu chảy cấp cho bé một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình hình không thuyên giảm bạn nên cho bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

    Tag: Mẹ và bé, tư liệu tham khảo. Dịch Vụ Đồ Cúng Cao Cấp - Đồ Cúng Tâm Linh Việt

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Chat
    Liên Hệ