Người hiến máu được làm những xét nghiệm gì?
Trang chủ / Tin Tức Ngành Y Dược / Người hiến máu được làm những xét nghiệm gì?

Người hiến máu được làm những xét nghiệm gì?

Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp của con người, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng máu được hiến thì người hiến máu sẽ được làm một số xét nghiệm cần thiết sau đây.

Người hiến máu được làm những xét nghiệm gì?

Người hiến máu được làm những xét nghiệm gì?

Không phải đối tượng nào cũng có thể tham gia hiến máu, lượng máu được hiến phải được đảm bảo 100% không bị nhiễm bất cứ loại virus hay vi khuẩn nào nên người hiến máu phải đảm bảo được những quy định nghiêm ngặt.

Điều kiện để được tham gia hiến máu

Giảng viên Phương Lâm, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trước khi tham gia hiến máu thì bạn phải đảm bảo được các điều kiện sau đây:

  • Độ tuổi từ 18 đến 60, cân nặng tối thiểu là 42kg (đối với nữ) và 45 kg (đối với nam).
  • Có trạng thái tinh thần và sức khỏe tốt
  • Lần hiến máu gần nhất cách 12 tuần trở lên
  • Không bị viêm gan B và virus lây qua đường máu
  • Không nhiễm hay có nguy cơ nhiễm HIV
  • Không bị bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp và dạ dày

Người hiến máu sẽ được thực hiện những xét nghiệm gì?

Để đảm bảo chất lượng máu được hiến thì việc khám sức khỏe trước khi hiến máu là điều bắt buộc đối với mỗi người. Nếu bạn đủ điều kiện hiến máu chứng tỏ bạn có sức khỏe về cơ bản là bình thường. Khi máu được lấy ra, trước khi đưa vào sử dụng thì mọi đơn vị máu sẽ được tiến hành xét nghiệm nhóm máu và kiểm tra các bệnh lý truyền nhiễm thông thường khác. Nếu có vấn đề bất thường, túi máu sẽ bị loại. Kết quả của các xét nghiệm này cũng sẽ được thông báo riêng cho người hiến máu.

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một số xét nghiệm được thực hiện khi hiến máu bao gồm những xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm kiểm tra nhóm máu theo hệ ABO (gồm có nhóm máu O, A, B và AB) và nhóm máu theo hệ Rhésus (gồm có nhóm máu Rhésus dương và Rhésus âm)
  • Xét nghiệm kiểm tra các loại bệnh như viêm gan B, viêm gan C, HIV
  • Sàng lọc các kháng thể bất thường của các hệ nhóm hồng cầu Rh, MNSs, Kell, Kidd, Duffy, Lutheran.
  • Kiểm tra sự hiện diện của các kháng thể chống các bệnh lý truyền nhiễm khác như giang mai, sốt rét và CMV (Cytomegalovirus).

Như vậy đi hiến máu cũng là một cơ hội để bạn kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân. Bạn sẽ biết được mình thuộc nhóm máu gì và có đang mắc các bệnh truyền nhiễm nào hay không. Kết quả sẽ được thông báo bảo mật cho người hiến. Nếu mắc bệnh bạn sẽ được tư vấn miễn phí để điều trị sớm.

Các xét nghiệm cần làm trước khi đi hiến máu

Các xét nghiệm cần làm trước khi đi hiến máu

Một số điều cần lưu ý trước khi đi hiến máu

Trước khi đi hiến máu, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Tránh thức khuya, không uống rượu bia, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Uống khoảng 500ml nước hoặc uống các loại thức uống không chứa cồn khác.
  • Nếu bạn hiến tiểu cầu trong máu, hãy nhớ không nên dùng aspirin trong vòng hai ngày trước khi hiến máu.
  • Không đi hiến máu nếu gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như: cảm lạnh, cảm cúm, dạ dày khó chịu trong tuần trước khi hiến máu, mới nhổ răng.

Nên ăn một bữa đủ chất trước khi đi, tuy vậy không nên ăn các thức ăn nhiều chất béo như đồ chiên, kem, thức ăn nhanh… bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu và không thể phát hiện ra các bệnh truyền nhiễm và máu của bạn sẽ không được dùng để truyền cho người khác.

Nguồn: Yduochn.com.vn tổng hợp.

 

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0799.821.821
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
 

Check Also

Hậu quả của bệnh sỏi thận và phương pháp điều trị khoa học

Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Những hậu quả ấy là gì và điều trị bệnh sỏi thận như thế nào?