Xét nghiệm sùi mào gà là gì [Tìm hiểu chung A-Z]

Xét nghiệm sùi mào gà là gì được rất nhiều bệnh nhân quan tâm, tìm hiểu. Có thể nói, sùi mào gà là căn bệnh xã hội khó chữa, lây lan qua con đường quan hệ tình dục không lành mạnh. Vì thế, việc xét nghiệm giúp phát hiện sùi mào gà sớm để có phương án chữa trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm sùi mào gà là gì?

Trước khi tìm hiểu xét nghiệm sùi mào gà là gì? Người bệnh cần biết sùi mào gà là bệnh xã hội có tỷ lệ lây nhiễm vô cùng cao. Bệnh do virus HPV gây nên các u nhú ở niêm mạc và da của người bệnh như bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng, lưỡi,...

Con đường lây nhiễm chính: Quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc trực tiếp vết thương hở, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh,...

Thời gian ủ bệnh 2 – 9 tháng. Sau đó, cơ thể bắt đầu xuất hiện u nhú có hình giống mào gà hoặc súp lơ. Mụn sùi mọc riêng lẻ hoặc mọc thành cụm, gây đau, khó chịu.

Xét nghiệm sùi mào gà giúp tìm ra virus HPV trong cơ thể bệnh nhân. Từ đó chẩn đoán xem người bệnh có mắc sùi mào gà hay không, đang mắc phải tuýp mấy,... để có phương án điều trị thích hợp.

Tại sao nên thực hiện xét nghiệm sùi mào gà?

Tại sao nên thực hiện xét nghiệm sùi mào gà? Nếu băn khoăn các triệu chứng trên cơ thể là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hãy chủ động tìm gặp bác sĩ để kiểm tra, chẩn đoán sớm nhất có thể. Dưới đây là một số phương pháp bác sĩ thực hiện để đánh giá liệu bạn có nhiễm sùi mào gà không.

1. Đối với nam giới

  • Đánh giá sự tăng trưởng của các mụn sùi ở bộ phận sinh dục, xem chúng có phải sùi mào gà không
  • Kiểm tra bộ phận sinh dục và trực tràng
  • Lấy mẫu dịch từ bộ phận sinh dục để kiểm tra bệnh lậu/chlamydia
  • Lấy mẫu máu xét nghiệm giang mai/HIV (virus gây bệnh AIDS)

2. Đối với phụ nữ

  • Đánh giá sự tăng trưởng của mụn sùi ở bộ phận sinh dục, xem chúng có phải sùi mào gà không
  • Kiểm tra tổng quan phần xương chậu
  • Kiểm tra trực tràng
  • Lấy mẫu dịch từ bộ phận sinh dục để kiểm tra lậu/chlamydia
  • Lấy mẫu máu để thực hiện xét nghiệm giang mai/HIV
  • Có thể thực hiện xét nghiệm Pap hay xét nghiệm HPV

Kết luận: Các xét nghiệm bệnh lậu, giang mai hay HIV được thực hiện cùng lúc. Do những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường xảy ra cùng nhau, triệu chứng tương đồng nhau. Đôi khi, bạn sẽ được chuyển đến phòng khám phụ khoa, tiết niệu hoặc da liễu để tiến hành xét nghiệm, sinh thiết thêm.

Các cách xét nghiệm bệnh sùi mào gà phổ biến

Có những loại xét nghiệm sùi mào gà nào là điều người bệnh quan tâm. Thông thường, để chẩn đoán bệnh sùi mào gà một cách chính xác nhất. Người bệnh cần tiến hành làm các xét nghiệm như sau.

1. Xét nghiệm bằng axit axetic

Bác sĩ sử dụng dung dịch axit axetic với nồng độ phù hợp bôi lên vùng da có những nốt sùi tầm 2–5 phút. Riêng hậu môn nên để lâu hơn, khoảng 15 phút. Nếu mụn sùi chuyển qua màu trắng thì được xác định là sùi mào gà.

2. Xét nghiệm bằng mẫu vật

Bác sĩ trực tiếp lấy mẫu vật từ cơ thể người bệnh như các “nốt mụn”, u nhú,... tiến hành phân tích. Từ đó các định xem bên trong mụn sùi này chứa virus gây sùi mào gà không. Sau đó mới đưa ra kết luận.

Đồng thời, xét nghiệm mụn sùi bằng mẫu vật cũng các định bệnh đang ở giai đoạn nào để tiến hành điều trị cho hiệu quả.

3. Xét nghiệm bằng xét nghiệm máu

Đây là cách xét nghiệm mụn sùi có thể mang đến kết quả chính xác nhất. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp người bệnh đang nghi ngờ bản thân nhiễm virus HPV nhưng chưa có triệu chứng rõ ràng.

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu người bệnh đem xét nghiệm để tìm kiếm virus HPV. Sau đó, đưa ra kết luận chính xác và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp. 

4. Xét nghiệm thông qua mẫu dịch

Một số trường hợp, virus gây mụn sùi có thể lưu trú trong dịch của người bệnh (dịch niệu đạo ở nam và dịch âm đạo ở nữ). Lúc này, bác sĩ có thể yêu cầu lấy dịch của bệnh nhân để tiến hành xét nghiệm.

5. Xét nghiệm HPV Cobas – Test

Xét nghiệm Cobas – Test là phương pháp lấy 1 mẫu tế bào chết tại cổ tử cung để thực hiện xét nghiệm tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung và xét nghiệm tìm virus HPV.

Ưu điểm: Làm tăng độ nhạy phát hiện bệnh và virus HPV gây bệnh lên đến 90–95%. Điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng.

6. Xét nghiệm xác định type HPV – PCR

Đây là xét nghiệm giúp xác định người bệnh có nhiễm virus HPV gây mụn sùi hay không. Cũng như phát hiện virus HPV gây bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả.

Ưu điểm của phương pháp này: Cho kết quả người bệnh có bị nhiễm HPV ở thời điểm hiện tại không. Nếu có thì ở nhóm nào? Nguy cơ thấp hay nguy cơ cao. 

Việc xét nghiệm này dùng để xác định loại virus HPV bằng bệnh phẩm được lấy từ âm đạo – cổ tử cung hoặc mảnh sinh thiết cổ tử cung (ở nữ giới), mẫu niệu đạo hoặc dịch niệu đạo (ở nam giới).

>>Tin liên quan:

Quy trình xét nghiệm sùi mào gà ở nam và nữ tiến hành thế nào?

Quy trình xét nghiệm sùi mào gà ở nam và nữ tiến hành thế nào? Để đảm bảo kết quả mang lại chính xác tuyệt đối. Quy trình thực hiện xét nghiệm cần phải tiến hành chặt chẽ, kỹ lưỡng. Ngoài ra, quy trình này còn phụ thuộc địa chỉ y tế bạn lựa chọn. Về cơ bản gồm những bước sau:

  • Lấy mẫu xét nghiệm

Tùy vào từng trường hợp hay loại xét nghiệm thực hiện, bác sĩ lấy mẫu tế bào tại vùng da có mụn sùi hoặc máu.

  • Tiến hành kiểm tra mẫu

Sau khi thu thập mẫu xét nghiệm, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ dùng thiết bị y tế chuyên dụng để phân tích, kiểm tra, đánh giá và đưa ra kết quả.

  • Trả kết quả cho người bệnh

Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng và thông báo cho người bệnh. Nếu kết quả âm tính, bác sĩ sẽ kết luận bệnh hoặc có thể làm thêm một số xét nghiệm khác để phát hiện ra bệnh khác (nếu có). Nếu kết quả dương tính, bạn được chẩn đoán đã mắc bệnh sùi mào gà và nên tuân theo hướng dẫn điều trị.

Kết quả xét nghiệm sùi mào gà có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm sùi mào gà có ý nghĩa gì? Tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm, người bệnh được đánh giá âm tính hay dương tính với bệnh. 

  • Dương tính: Có nghĩa bạn đã mắc phải bệnh sùi mào gà, cần có biện pháp điều trị thích hợp
  • Âm tính: Không phát hiện được virus gây bệnh sùi mào gà trong cơ thể. Nếu kết quả âm tính không rõ ràng và còn nghi ngờ. Bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm vài thử nghiệm bổ sung trước khi đưa ra kết luận chẩn đoán cuối cùng.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về kết quả xét nghiệm sùi mào gà hoặc còn nghi ngờ khả năng nhiễm bệnh. Bạn cần nhờ đến sự tư vấn, giải thích chi tiết của bác sĩ. Mọi thông tin vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.