Sunday, June 23, 2019

💰 PHÚC LỢI XÃ HỘI CAO : CON DAO HAI LƯỠI


Nói đến sự ưu việt của các quốc gia phát triển, hẳn không ít người sẽ nhắc đến sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội cũng như chế độ phúc lợi hấp dẫn. Tuy nhiên, phúc lợi cao có thực sự là chính sách góp phần tạo nên ổn định xã hội và phát triển kinh tế hay không?





Năm 1942, nhà kinh tế học người Anh, William Beveridge đã đề xuất chủ trương xây dựng “phúc lợi quốc gia”, vạch ra “một hệ thống an sinh xã hội toàn diện và phổ quát mang lại lợi ích cho tất cả công dân”. Chế độ phúc lợi cao của xã hội hiện đại đã mở rộng thành một hệ thống bao phủ tất cả các phương diện như thất nghiệp, y tế, dưỡng lão, tai nạn lao động, nhà ở, giáo dục, chăm sóc con cái v.v.., vượt xa khỏi phạm vi trợ giúp khó khăn tạm thời của từ thiện truyền thống.

Sự trợ giúp của chính phủ, nhất là việc bảo vệ xã hội trước những sự cố ngoài ý muốn cũng như thiên tai là hợp lý. Tuy nhiên, bản thân chính phủ không tạo ra giá trị, nguồn tiền để thực hiện chính sách phúc lợi cao là đến từ thu thuế hoặc quốc trái (nợ của quốc gia), cuối cùng thì đều đổ dồn áp lực lên người dân.


1. Phúc lợi xã hội tỷ lệ thuận với thu thuế cao
Trong các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế quốc tế (OECD), Mỹ là nước có phúc lợi chính phủ thấp, thấp hơn mức trung bình. Một báo cáo của Tổ chức Heritage Foundation năm 2014 của Mỹ chỉ ra rằng, năm 2013 có 100 triệu người Mỹ (chiếm 1/3 tổng dân số) nhận các loại phúc lợi (không bao gồm bảo hiểm an toàn xã hội và bảo hiểm y tế liên bang), bình quân mỗi người nhận mức trợ cấp tương đương 9.000 USD. Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Mỹ, năm 2016 số người nghèo chiếm 12,7%. Tuy nhiên, cuộc sống sinh hoạt của những người nghèo ở Mỹ hẳn sẽ khiến không ít người phải giật mình. Căn cứ điều tra của Chính phủ, 96% bố mẹ trong những gia đình nghèo nói rằng con cái của họ không bị đói, 49,5% gia đình sinh sống ở những căn nhà một phòng ngủ, 40% số những gia đình khác sinh sống trong những căn nhà hai phòng ngủ, chỉ có 9% gia đình sống trong những căn nhà di động; 80% gia đình có điều hòa; 40% gia đình có tivi tinh thể lỏng; 3/4 gia đình có xe hơi.

Phần lớn người dân ở các nước Bắc Âu và Tây Âu hưởng thụ phúc lợi từ chính phủ còn cao hơn rất nhiều ở Mỹ. Ví dụ, 
hệ thống an sinh “từ khi sinh đến khi chết” ở Đan Mạch, bao gồm cả giáo dục miễn phí và chăm sóc y tế miễn phí cũng như rất nhiều các khoản phúc lợi khác, ngay cả những công dân giàu có nhất cũng được hưởng. 
✅   Trước khi kinh tế Hy Lạp xuất hiện khủng hoảng thì người Hy Lạp cũng được hưởng phúc lợi cao, một năm được lĩnh 14 tháng lương, 61 tuổi có thể nghỉ hưu, lương nghỉ hưu bằng hơn 90% lương khi còn công tác; 
✅   người Thụy Điển có thể nghỉ ốm 550 ngày liên tục v.v..
✅    Tại Pháp, ngoài hệ thống bảo hiểm y tế gần như bao cấp hoàn toàn, các hệ thống phúc lợi cho người có thu nhập thấp, gia đình đông con, sinh viên, người thất nghiệp cũng rất hào phóng. Chẳng hạn, một người không có thu nhập sẽ được trợ cấp RSA để có mức thu nhập tối thiểu là 550,93 Euro/tháng. Nếu người này có con nhỏ phụ thuộc, số tiền trợ cấp sẽ tăng lên, khoảng 220 Euro/tháng cho một trẻ.
Phúc lợi cao của các quốc gia phát triển ở phương Tây cần phải chi tiêu một lượng lớn nguồn tiền thu được. Nếu như không có thu thuế cao cũng như không có sự chuyển dịch một lượng lớn tài sản tư nhân đến các lĩnh vực công cộng thông qua nộp thuế hoặc là việc vay nợ của quốc gia, thì các chính sách phúc lợi cao sẽ không thể thực hiện được.

Ở Mỹ, quá nửa số thuế thu được là dành cho phúc lợi xã hội và y tế, nhưng số thuế này đến từ đâu, hơn 80% là đến từ thuế thu nhập cá nhân và thuế an toàn xã hội, còn 11% là đến từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Chế độ phúc lợi xã hội ở rất nhiều các quốc gia phương Tây còn hơn thế nữa, theo đó yêu cầu về thu thuế càng cao hơn.

Căn cứ số liệu năm 2016 của OECD, thống kê trong 35 quốc gia có nền kinh tế thị trường thì có 27 quốc gia có thuế suất thu nhập lao động lớn hơn 30% và cao nhất là 54%, ở vị trí thứ hai là 49,4%, đa phần đều ở các quốc gia châu Âu. Đồng thời, khi ăn uống và mua sắm ở châu Âu còn phải chịu thuế trực thu (Direct tax), phần này do những người tiêu dùng chịu, có những quốc gia thuế trực thu cao đến khoảng 20%. Nếu tăng thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế lặt vặt khác, thì tổng thuế suất sẽ còn cao hơn nữa.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, khoảng những năm 1900, những người nộp thuế ở nhóm 20 quốc gia có kinh tế phát triển đều nộp thuế rất thấp. Ví dụ như thuế suất cao nhất ở Ý những năm 1900 là 10%, Nhật Bản và New Zealand là 5%. Tuy nhiên đến năm 1950, thuế suất cao nhất bình quân ở 20 quốc gia này đã vượt quá 60%, sau đó dần hạ xuống đến mức khoảng 40% ngày nay.

Thu thuế cao không chỉ là nhắm đến người giàu, những người nghèo cũng bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Người giàu còn có thể thông qua rất nhiều các biện pháp kinh doanh và các loại phương thức hợp lý để tránh thuế, nhưng người nghèo khi thu nhập tăng lên thì có khả năng đối diện với việc mất đi một số loại phúc lợi xã hội, ở một phạm vi thu nhập nhất định thì thậm chí còn xuất hiện vấn đề là càng lao động nhiều thì nộp thuế càng nhiều, phúc lợi nhận được càng ít.

Về bản chất, thu thuế cao ở các quốc gia phương Tây là tư liệu sản xuất do cá nhân chiếm hữu nhưng tài sản làm ra được sẽ bị nhà nước chiếm hữu thông qua hình thức thu thuế cao, được phân phối lại trở thành tài sản công cộng. 

Thu thuế cao cũng chính là cưỡng chế một lượng lớn lớn tài sản tư nhân đưa vào tay của nhà nước để nhà nước thống nhất tiến hành phân phối lại tài sản vào hoạt động kinh tế, đằng sau nó còn tiềm ẩn việc tiến gần đến phế bỏ tài sản tư hữu.

2. Phúc lợi xã hội và thu thuế cao ở phương Tây có thực sự ưu việt?
(1) Phúc lợi cao gây suy thoái đạo đức và gia tăng mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo
Từ góc độ kinh tế, bản chất của phúc lợi quốc gia là một số người cung cấp tiền để một số người khác chi tiêu. Chính phủ sẽ đóng vai trò trung gian là người phân phối lại tài sản, khiến cho áp lực đạo đức của hành vi “không làm mà hưởng” của những người hưởng thụ phúc lợi giảm đi rất nhiều. Ở phương diện này, sự băng hoại quan niệm đạo đức tại Bắc Âu trong chế độ phúc lợi cao là cực kỳ rõ ràng.

Nima Sanandaji, học giả người Thụy Điển đã dùng số liệu của “cuộc điều tra giá trị quan thế giới” để làm rõ vấn đề này. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước có 82% người Thụy Điển và 80% người Na Uy đồng ý rằng “việc nhận phúc lợi của chính phủ mà bản thân không nên nhận là không đúng”; nhưng cuộc điều tra tiến hành năm 2005 và năm 2008 chỉ ra rằng, chỉ có 56% người Na Uy và 61% người Thụy Điển tin rằng “nhận phúc lợi của chính phủ mà bản thân không nên nhận là không đúng”.

Dưới chính sách phúc lợi xã hội, những điều con người nhận được khi nỗ lực làm việc là rất ít, chính sách phúc lợi khuyến khích một số người sinh sống dựa vào phúc lợi của chính phủ. 
Theo sự thay đổi của thời gian, quan niệm đạo đức của con người sẽ có sự phát sinh biến dị một cách vô thức. Những người trưởng thành trong chế độ phúc lợi, có rất nhiều người sẽ dần dần mất đi tinh thần cần cù, chịu trách nhiệm, độc lập, nỗ lực vươn lên, khiến cho việc “thụ hưởng phúc lợi” trở thành một loại quyền lợi, thậm chí thành một loại “nhân quyền”, dưỡng thành tập quán lệ thuộc vào chính phủ, thậm chí uy hiếp ngược lại chính phủ.

Đặc biệt, tại Mỹ hay châu Âu, số lượng dân nhập cư ngày càng nhiều và đó chính là lực lượng ỷ lại vào hệ thống phúc lợi xã hội, thậm chí có một số cộng đồng không chịu hòa nhập và đóng góp cho cộng đồng nơi mình cư trú.

Không chỉ là vậy, chế độ phúc lợi cao còn tước đoạt đi quyền lợi làm việc thiện của những người cho đi trong từ thiện truyền thống, cũng tước đoạt cơ hội cảm ơn của những người nhận ơn. 
Phương thức giúp đỡ người nghèo trong xã hội truyền thống là hành động tự chủ: hoặc là cá nhân xuất tâm cảm thương trực tiếp cứu trợ những người cần cứu trợ, hoặc là cá nhân quyên tặng cho những tổ chức từ thiện (như giáo hội) sau đó thông qua các tổ chức từ thiện để cứu trợ những người nghèo khó.





Tocqueville, nhà tư tưởng người Pháp quan sát thấy, mỹ đức cho đi và cảm ơn trong xã hội là tương hỗ bổ trợ cho nhau, mối quan hệ tình cảm hai chiều như vậy, có thể hóa giải mâu thuẫn và sự đối lập giữa hai giai tầng bần phú, do từ thiện cá nhân khiến cho các cá thể cụ thể trong hai giai tầng liên hệ với nhau thông qua tình cảm và lợi ích. 
Ông cũng chỉ ra, chế độ phúc lợi làm tăng thêm mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo. 
✅ Người giàu bị cưỡng chế trưng thu một bộ phận tài sản, khiến họ không cách nào cảm thấy đồng tình khi nhìn những người được cứu trợ. Ngược lại, họ chỉ cảm thấy oán hận và khinh miệt với những người ở giai tầng nghèo khó, coi những người này như những “người xa lạ tham lam”. 
✅ Cùng với đó, trong tâm người nghèo khó cũng sẽ sinh sự bất mãn, bởi vì sự cứu trợ về vật chất bị xem là việc đương nhiên hơn nữa cũng không thể khiến người ta no đủ.

Loại bất mãn này biểu hiện cực kỳ rõ ràng khi khủng hoảng kinh tế Hy Lạp bộc phát, nhưng đó không chỉ là khoảng cách giữa những người giàu nhất và những người nghèo nhất, mà là khoảng cách giữa người người giàu và phần lớn những người ở tầng lớp trung lưu. Ở Hy Lạp, người ta không muốn đóng thuế cao, toàn dân trốn thuế nghiêm trọng.

Bài báo A National Sport No More trên tạp chí The Economist đăng ngày 3/11/2012 cho biết, quan chức Hy Lạp gọi trốn thuế là “phong trào toàn dân”. Một khi kinh tế xuất hiện vấn đề, người giàu trốn thuế mới là điều khó coi. Chính phủ Hy Lạp vì không muốn làm mất lòng cử tri, trong thời gian dài thông qua việc phát hành trái phiếu để bù đắp cho thâm hụt ngân sách do việc thu thuế không đủ, để duy trì mức phúc lợi cao như các thành viên khác của Liên minh châu Âu. Sau khi khủng hoảng bộc phát, khi chính phủ cần phải giảm thấp phúc lợi thì một làn sóng bất mãn quy mô lớn từ người dân vốn đã quen được nuông chiều bằng phúc lợi cao bùng phát, dân chúng hướng mũi nhọn đến những người giàu, yêu cầu thu thuế nhiều hơn từ những người giàu. Đến cùng là có phải tầng lớp giàu có hay tầng lớp trung lưu chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng kinh tế này không? Đây là vấn đề nhức nhối của chính phủ.

Một ví dụ dễ thấy khác nữa chính là Phong trào áo vàng ở nước Pháp trong thời điểm cuối năm 2018 vừa qua. Đây là sự bùng phát khi các chính sách về thuế và phúc lợi xã hội của Tổng thống Macron theo khuynh hướng ưu đãi tầng lớp siêu giàu và thắt chặt phúc lợi của tầng lớp thu nhập thấp. Điều đáng nói là không chỉ ở Pháp, mối bất ổn âm ỉ cũng đang hiện hữu ở một số nước phát triển khác tại châu Âu và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nguyên nhân sâu xa là do chế độ phúc lợi ở các quốc gia này khiến cho thâm hụt ngân sách tăng, và phải liên tục bù đắp bằng các nguồn thuế.


Rõ ràng, chế độ phúc lợi làm tăng cường quan niệm “không làm mà hưởng”, làm giảm đi nỗ lực làm việc và không khí tích cực cố gắng của xã hội, ngoài ra cũng sẽ tạo thành tổn thương cho nền kinh tế.

(2) Chế độ phúc lợi tạo nên “văn hóa bần cùng”
Năm 2012, bài báo có tiêu đề “Để những đứa trẻ không biết chữ” trên tờ The New York Times đã nêu lên một thực trạng: rất nhiều phụ huynh cho phép con cái của mình bỏ học chỉ bởi họ lo lắng một khi trẻ đi học sẽ biết đọc và không còn đủ điều kiện nhận trợ cấp mù chữ mỗi tháng. Một số gia đình nghèo này nhận được một khoản tiền 698 USD từ “Chương trình Trợ cấp Bảo trợ” mỗi tháng cho đến khi đứa trẻ được 18 tuổi. Điều này tạo ra việc phụ huynh thà từ bỏ giáo dục trẻ em còn hơn là bị mất đi những khoản trợ cấp trước mắt.

Khoảng 40 năm trước, chương trình này trợ cấp cho những gia đình có trẻ em thực sự có khuyết tật về mặt trí tuệ hoặc về mặt sinh lý. Tuy nhiên hơn 55% “trẻ em khuyết tật” nhận trợ cấp hiện nay không thể xác định rõ ràng có phải là “người chậm phát triển trí tuệ” hay không. Tại Mỹ hiện có khoảng 1,2 triệu trẻ em thuộc diện này và cần 9 tỷ USD tiền trợ cấp mỗi năm từ những người nộp thuế.

Hàng trăm năm nước, Tocqueville đã dự kiến được rằng, chế độ phúc lợi sẽ không có cách nào phân biệt được tính chân thực của đối tượng nhận trợ cấp. Từ khía cạnh kinh tế mà nói, lạm dụng phúc lợi sẽ tạo thành gánh nặng tài chính, nhưng đối với một số trẻ em nghèo mà nói, chế độ phúc lợi mang đến những bi kịch còn lớn hơn. Nghiên cứu năm 2009 đã thể hiện rõ ràng rằng 2/3 số trẻ em nghèo khi đến 18 tuổi đều trở thành những người thành niên thụ nhận trợ cấp của chương trình tàn tật, nói cách khác suốt đời họ cũng không thể thoát khỏi hoàn cảnh bần cùng.

Phúc lợi có thể có tác dụng trợ giúp đối với những người gặp tai nạn do nguyên nhân ngoài ý muốn (như tai nạn lao động, bệnh tật, tai nạn tự nhiên v.v..), nhưng nó không thể giải quyết vấn đề nghèo khó từ căn bản được.
 Lấy nước Mỹ làm ví dụ, tính đến năm 2014, trong vòng 50 năm từ khi tổng thống Johnson bắt đầu “chiến tranh chống nghèo khó” đã tiêu tốn 2,2 nghìn tỷ USD từ người nộp thuế. Nhưng số liệu của Cục Thống kê Mỹ chỉ ra rằng, ngoại trừ hơn chục năm đầu tiên, tỷ lệ người nghèo khó ở Mỹ quá khứ gần 40 năm qua cơ bản liên tục ổn định: tỷ lệ nghèo khó không vì thông qua cứu trợ mà giảm xuống.

William Arthur Niskanen, nhà kinh tế học người Mỹ chỉ ra rằng, chế độ phúc lợi tạo thành “văn hóa bần cùng”, bao quát nghèo khó, tính phụ thuộc vào phúc lợi, thất nghiệp, phá thai v.v.. 
Một nghiên cứu kiểm nghiệm của Nicholas biểu thị rằng, trong Chương trình Trợ giúp gia đình có trẻ em (AFDC), thu nhập của những người thụ nhận cứu trợ tăng thêm 1%, sẽ khuyến khích số người thụ nhận tăng 3%, số người nghèo khó tăng 0,8%, tỷ lệ phụ nữ sinh con không kết hôn tăng 2,1%, đáng nói là số lần phá thai cũng tăng lên tương ứng. Điều này chứng thực rằng tính kích thích ngược của phúc lợi cao tạo thành sự phụ thuộc của con người vào phúc lợi, làm giảm ý thức trách nhiệm của con người. Phúc lợi trở thành trợ thủ làm tỷ lệ sinh con không kết hôn tăng cao, tạo thành càng nhiều hơn nữa những người nghèo khó.

Mặc dù mức phúc lợi không ngừng tăng lên, 30 năm qua khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ đã được nới rộng, tiền lương thu nhập bình quân (bỏ qua yếu tố lạm phát) tăng trưởng chậm, tài sản chủ yếu chảy vào tầng lớp giàu có nhất, thậm chí xuất hiện “công việc của người nghèo”… Ba nhà kinh tế học Martin Halla, Mario Lackner và Friedrich G. Schneider sau khi tiến hành phân tích tính nguy hiểm của phúc lợi quốc gia đã chỉ ra, số liệu đã chứng thực rằng phúc lợi quốc gia xác thực là sẽ làm suy yếu động lực tích cực cố gắng của xã hội, nhưng hiệu ứng này chỉ có thể thực sự biểu hiện ra sau một thời gian rất lâu dài. Ba vị học giả kết luận rằng: Phúc lợi quốc gia phá hủy đi cơ sở kinh tế của chính bản thân quốc gia đó.

Vậy thì, chính sách phúc lợi xã hội cùng với thu thuế cao có phải là lời giải cho bài toán ổn định xã hội, bền vững kinh tế và hạnh phúc cho người dân hay không?

Minh Ngọc

📖

Tài liệu tham khảo:

1. Rachel Sheffield và Robert Rector, “The War on Poverty after 50 Years” Báo cáo của Heritage Foundation, 15-9-2014, https://www.heritage.org/poverty-and-inequality/report/the-war-poverty-after-50-years

2. Max Galka, “The History of U.S. Government Spending, Revenue, and Debt (1790-2015) Metrocosm, 16-2-2016, http://metrocosm.com/history-of-us-taxes/

3. Báo cáo của OCED: “OECD Tax Rates on Labour Income Continued Decreasing Slowly in 2016”, http://www.oecd.org/newsroom/oecd-tax-rates-on-labour-income-continued-decreasing-slowly-in-2016.htm

4. Kenneth Scheve và David Stasavage, Taxing the Rich: A History of Fiscal Fairness in the United States and Europe (Kindle Locations 930-931) (Đánh thuế người giàu: Lịch sử về tính công bằng tài chính ở Hoa Kỳ và châu Âu) (Princeton: Princeton University Press, Kindle Edition).

5. Nima Sanandaji, Scandinavian Unexceptionalism: Culture, Markets, and the Failure of Third-Way Socialism (Văn hóa, thị trường và thất bại của chủ nghĩa xã hội thứ ba) (London: Institute for Economic Affairs, 2015).

6. Alexis de Tocqueville, Memoir on Pauperism, trans. Seymour Drescher (Lancing, West Sussex, UK: Hartington Fine Arts Ltd, 1997).

7. Alexis de Tocqueville, Memoir on Pauperism, trans. Seymour Drescher (Lancing, West Sussex, UK: Hartington Fine Arts Ltd, 1997).

8.“A National Sport No More,” The Economist, November 3rd, 2012, https://www.economist.com/europe/2012/11/03/a-national-sport-no-more

9. Martin Halla, Mario Lackner và Friedrich G. Schneider, “An Empirical Analysis of the Dynamics of the Welfare State: The Case of Benefit Morale (Một phân tích thực nghiệm về động lực của phúc lợi quốc gia: Trường hợp của tinh thần lợi ích)” Kyklos, 63:1 (2010), 55-74.

10. Nicholas Kristof, “Profiting from a Child”s Illiteracy” New York Times, December 7, 2012, https://www.nytimes.com/2012/12/09/opinion/sunday/kristof-profiting-from-a-childs-illiteracy.html

11. Alexis de Tocqueville, Memoir on Pauperism, trans. Seymour Drescher (Lancing, West Sussex, UK: Hartington Fine Arts Ltd, 1997)

12. Nicholas Kristof, “Profiting from a Child”s Illiteracy/Lợi ích từ trẻ em mù chữ,” New York Times, December 7, 2012, https://www.nytimes.com/2012/12/09/opinion/sunday/kristof-profiting-from-a-childs-illiteracy.html

13. Robert Rector, “The War on Poverty: 50 Years of Failure, Cuộc chiến chống đói nghèo sau 50 năm” Báo cáo Heritage Foundation, 23/9/2014, https://www.heritage.org/marriage-and-family/commentary/the-war-poverty-50-years-failure

14. U.S. Census Bureau, “Annual Social and Economic Supplements, Current Population Survey, ”, 1960 to 2016 (Phụ lục Kinh tế và Xã hội thường niên, “Khảo sát dân số hiện tại, từ năm 1960 đến 2016)

15. Niskanen, A., “Welfare and the Culture of Poverty/ Phúc lợi và Văn hóa nghèo khó” The Cato Journal, 16:1(1996), https://object.cato.org/sites/cato.org/files/serials/files/cato-journal/1996/5/cj16n1-1.pdf

16. Walter E. Williams, “The True Black Tragedy: Illegitimacy Rate of Nearly 75%” cnsnews.com, May 19, 2015, https://www.cnsnews.com/commentary/walter-e-williams/true-black-tragedy-illegitimacy-rate-nearly-75

///