Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Đường máu hạ xuống thấp quá mức bình thường là một tình trạng cấp tính rất nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường. Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường như thế nào để tránh những trường hợp xấu xảy ra.

1. Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng giảm tỷ lệ glucose trong máu và dịch ngoài tế bào.

Bình thường, nồng độ đường trong máu lúc đói là từ 3,9 – 5,6 mmol/L (70 – 100mg/ dL).

Khi đường máu giảm xuống dưới 3,9 mmol/L (dưới mức 70 mg/dL) hoặc 4 millimoles / lít gọi là hạ đường huyết.

Lượng đường trong máu thấp ảnh hưởng đến những người bị bệnh tiểu đường. Nó xảy ra khi cơ thể đang có quá nhiều insulin và không đủ lượng đường (glucose) trong máu. Một số yếu tố gây nên hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đó là lạm dụng insulin và thuốc chữa tiểu đường, ăn uống bất thường, bỏ bữa.

Bệnh nhân có thể dùng viên nén đường trong những trường hợp đường huyết đột ngột tụt thấp.

Nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sớm để điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm như co giật và gây mất ý thức.

cta kiến thức tiểu đườngTình trạng tăng đường huyết là gì? Tăng đường huyết sau ăn, mô hình chỉ số đường huyết. Cùng tìm hiểu TẠI ĐÂY

2. Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

Người tiểu đường hạ đường huyết có những dấu hiệu và triệu chứng ban đầu dưới đây:

– Run lẩy bẩy

– Chóng mặt, nhức đầu

Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường 1
Thường xuyên chóng mặt, đau đầu là một trong những dấu hiệu của hạ đường huyết (ảnh: Internet)

– Đổ mồ hôi

– Đói

– Khó chịu, luôn cảm thấy buồn rầu

– Ở tình trạng lo lắng, căng thẳng

– Tim đập nhanh

Các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường còn có thể xảy ra trong khi ngủ:

– Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường 2
Cần chú ý với dấu hiệu đổ mồ hôi trộm vào ban đêm (ảnh: Internet)

– Gặp ác mộng, không ngon giấc

– Mệt mỏi, khó chịu, ý thức không rõ ràng khi thức dậy

Nếu không điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, loại bỏ ngay các triệu chứng ban đầu thì dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Những triệu chứng bệnh nặng hơn gồm:

– Hay lẫn lộn, hay làm đổ vỡ các thứ trong nhà

– Cơ yếu

– Nói lắp nhiều hơn và đôi khi khó nói (không thể nói được thành câu ngữ nghĩa hoàn chỉnh)

– Mờ mắt

– Buồn ngủ

– Co giật hoặc động kinh

– Bất tỉnh

Không phải ai cũng gặp các triệu chứng tương tự, vì vậy điều quan trọng là theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Ở một số người tiểu đường hạ đường huyết nhưng không xuất hiện bất kỳ triệu chứng sớm nào, trường hợp này gọi là hạ đường huyết không có nhận thức.

cta kiến thức tiểu đườngĐọc thêm chi tiết: Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin

3. Gọi trợ giúp của y tế ngay nếu

– Xuất hiện các dấu hiệu sớm của hạ đường huyết, nhưng không cải thiện được khi ăn hoặc uống viên nén đường.

– Người mắc bệnh tiểu đường mất ý thức và glucagon tiêm không có sẵn.

– Các triệu chứng hạ đường huyết thường xuyên xuất hiện, vài lần một tuần.

Bệnh nhân có thể cần phải thay đổi liều lượng của thuốc hoặc thay đổi loại thuốc, điều chỉnh lại chương trình điều trị bệnh tiểu đường.

cta kiến thức tiểu đườngTham khảo ngay cách hạ đường huyết cấp tốc không cần thuốc

4. Nguyên nhân của hạ đường huyết

Một số nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết:

– Tăng quá liều insulin hoặc thuốc uống tiểu đường

– Không ăn đủ do chán ăn

– Hoãn hoặc bỏ qua các bữa ăn

– Tăng cường các bài tập hoạt động thể chất mà không điều chỉnh lại chế độ ăn uống và thuốc men

– Uống nhiều rượu

Trong quá trình tiêu hóa, cơ thể chuyển hóa carbohydrate từ thực phẩm thành các phân tử đường khác nhau. Đường glucose là một trong các phân tử trong thức ăn và được chuyển hóa thành nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Đường được hấp thụ trực tiếp sau khi ăn, và nhờ hormone insulin tiết ra từ tuyến tụy để vận chuyển vào tế bào.

Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể phát tín hiệu cho tuyến tụy giải phóng insulin. Các insulin lần lượt vận chuyển đường vào tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một phần khác đường được lưu trữ trong gan và cơ dưới dạng glycogen. Quá trình này làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa khỏi mức nguy hiểm. Khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường, thì tuyến tụy sẽ giảm khả năng tiết insulin.

Đối với người tiểu đường, tác dụng của insulin trên cơ thể bị giảm sút đáng kể. Do cơ thể thiếu insulin hoặc tính kháng insulin từ tế bào. Kết quả đường có xu hướng lưu hành trong máu và dẫn đến tăng đường huyết. Insulin hoặc các thuốc uống có tác dụng giảm lượng đường trong máu nhưng nếu dùng quá nhiều so với lượng đường trong máu, có thể làm lượng đường trong máu giảm quá thấp và đó là tình trạng hạ đường huyết ở người tiểu đường.

Tình trạng này cũng gặp phải ở những bệnh nhân tiểu đường sau khi uống thuốc không ăn nhiều như bình thường hoặc tập thể dục nhiều hơn so với bình thường. Bác sĩ là những người đưa ra liều lượng sử dụng thuốc để cân bằng thói quen ăn uống, vận động hàng ngày, vì thế nếu bạn thường xuyên có những bất ổn kể trên thì sẽ gây nên tình trạng hạ đường huyết.

Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường 3
Uống nhiều rượu là nguyên nhân gây hạ đường huyết (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngTình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường là một khía cạnh giải đáp trong vấn đề: “Tại sao chế độ ăn uống lại cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường?

5. Các biến chứng

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường trong thời gian dài có thể gây mất ý thức, động kinh vì não cần đường để duy trì hoạt động. Một vài trường hợp dẫn đến tử vong.

Mặt khác, phải cẩn thận khi điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Các biện pháp điều trị hạ đường huyết có thể làm lượng đường trong máu tăng cao. Điều này cũng gây nhiều nguy hiểm và có thể gây thiệt hại cho dây thần kinh, các mạch máu và các cơ quan khác nhau.

6. Kiểm tra và chẩn đoán

Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu

– Sử dụng máy đo đường huyết: Hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm xuống mức dưới 70 mg / dL (mg / dL) hoặc 4 millimoles / lít (mmol / L).

– Thử nghiệm HbA1c ( Glycated hemoglobin): Xét nghiệm máu để thấy lượng đường trong máu trung bình cho 2 – 3 tháng qua. Nó hoạt động bằng cách đo tỉ lệ phần trăm của lượng đường trong máu gắn với hemoglobin trên tổng số. Các thử nghiệm xác nhận HbA1c cho kết quả theo dõi lượng đường trong máu và xác định hiệu quả của các chương trình điều trị bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân được thử nghiệm từ hai đến bốn lần một năm.

Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường 4
Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngXem thêm chi tiết bài viết: “Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c” TẠI ĐÂY

7. Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

Nếu sau khi kiểm tra lượng đường máu mà ở tình trạng thấp thì bệnh nhân có thể ăn hoặc uống cái gì đó làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng như:

– Kẹo cứng

– Uống nước ép trái cây hoặc soda

– Một muỗng canh (15ml) đường, jelly hoặc mật ong.

– Viên đường nén

Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường 5
Có nhiều lựa chọn tăng đường huyết nhanh chóng (ảnh: Internet)

Hạ đường huyết có thể bị bất tỉnh, nên những trường hợp không thể tự điều trị hạ đường huyết cho mình, hãy chắn chắn để gia đình, người xung quanh, bạn bè, đồng nghiệp biết phải làm gì.

– Khi không thể nuốt thì không nên dùng dịch hoặc thực phẩm tác động đến đường huyết, như vậy có thể gây nghẹt thở.

– Cần tiêm glucagon – hormone kích thích sự phát hành đường vào máu. Cần đưa đến cấp cứu ở bệnh viện nếu phải tiêm glucagon. Glucagon có sẵn theo toa và đi kèm trong bộ ống tiêm khẩn cấp, đã được trộn sẵn thuốc trước khi tiêm. Bảo quản glucagon ở nhiệt độ phòng và ghi nhớ hạn sử dụng. Nôn mửa có thể xảy ra sau khi tiêm.

Trong 15 phút sau khi bệnh nhân tỉnh và có thể nuốt, thì cần ăn. Nếu trong 15 phút người bệnh không tỉnh thì nên gọi cấp cứu ngay lập tức.

8. Ngăn ngừa hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

– Không được bỏ qua hoặc chậm trễ các bữa ăn chính và phụ. Nếu đang trong quá trình dùng thuốc uống chữa tiểu đường hoặc điều trị tiểu đường bằng insulin, điều quan trọng phải nhất quán về số lượng và thời gian của bữa ăn, các thực phẩm phải được cân bằng với hiệu quả của insulin trong cơ thể.

– Theo dõi lượng đường trong máu của mình thường xuyên. Kế hoạch điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường là khác nhau ở từng mốc điều trị, nên cần theo dõi nhiều lần một tuần hoặc vài lần một ngày.

– Đo lường thuốc một cách cẩn thận và luôn mang kèm theo bên mình. Uống thuốc phải theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị.

– Điều chỉnh thuốc và đồ ăn nhẹ nếu có tăng hoạt động thể chất. Việc này phụ thuộc vào kết quả thử đường máu và thời gian, cường độ của hoạt động.

– Uống rượu khi chưa ăn gì có thể gây hạ đường huyết.

– Nên có hình thức nhận dạng bệnh tiểu đường ở người bệnh để trong trường hợp khẩn cấp người khác biết bị bệnh tiểu đường. Sử dụng sợi dây chuyền y khoa hoặc vòng đeo tay, thẻ y tế.

Người nhà và người bệnh nên nắm rõ những cách điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường để đem lại sự an toàn. Người bệnh tiểu đường nên có những cách phòng tránh và ngăn ngừa những trường hợp xấu nhất xảy ra nếu bị hạ đường huyết để không ảnh hưởng tới tính mạng của mình.

Bạn đang xem bài viết:Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết ổn định...
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!
Trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới, bệnh nhân tiểu đường thường khó...
Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng
Nếu bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết kém thì sẽ dễ bị...
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Trên thế giới, trung bình cứ khoảng 10 giây có một người chết vì...
Chỉ số kiểm soát đường huyết cần duy trì đề phòng ngừa biến chứng tiểu đường là bao nhiêu?
Theo Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản, từ 1/6/2013, giá trị mục tiêu kiểm...
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì? Liệu buồn ngủ sau...
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!
Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Chỉ số kiểm soát đường huyết cần duy trì đề phòng ngừa biến chứng tiểu đường là bao nhiêu?
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường