Mark Hendrickson, giáo sư kinh tế, tác giả của cuốn sách “Bức Tranh lớn: Khoa học, Chính trị và Kinh tế học của Biến đổi khí hậu” đã đưa ra một lập luận gây chấn động rằng các tổ chức cánh tả đang núp dưới cái danh bảo vệ môi trường xanh để thúc đẩy nghị trình xã hội chủ nghĩa của mình trên thế giới và ngay tại nước Mỹ. 

Tiến sĩ Mark Hendrickson, giáo sư trợ giảng kinh tế tại Đại học ‘Grove City College, Tác giả của nhiều cuốn sách, bao gồm cuốn: “Bức tranh lớn: Khoa học, Chính trị và Kinh tế của biến đổi khí hậu”.
Tiến sĩ Mark Hendrickson, giáo sư trợ giảng kinh tế tại Đại học ‘Grove City College, cho rằng Biến đổi khí hậu không phải là về môi trường.

Trong cuốn sách của mình, Tiến sỹ Hendrickson cho rằng phần lớn các phong trào môi trường ngày nay bị chi phối bởi một hệ tư tưởng cánh tả, trong đó theo đuổi xây dựng một chính phủ chuyên quyền, quy mô lớn, có quyền quyết định trên mọi lĩnh vực quan trọng của hoạt động của con người, từ đó hạn chế quyền tự do cá nhân.

Theo tiến sỹ Hendrickson, chủ nghĩa bảo vệ môi trường chỉ đơn giản là sự lặp lại mới nhất của những ý thức hệ tư tưởng phản tự do, giống như của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa xã hội và cộng sản, trong đó chia sẻ quan điểm thế giới rằng thế giới là một nơi hỗn loạn nghiêm trọng, chỉ có thể cứu được nếu chính phủ các nước loại bỏ các quyền cá nhân, và buộc mọi người dân tuân theo một kế hoạch tập trung mà chính phủ đưa ra.

Tiến sỹ Hendrickson đề xuất độc giả hãy giả sử chưa bao giờ nghe đến từ “biến đổi khí hậu” hay “sự nóng lên toàn cầu”, và hãy tập trung hoàn toàn vào các chính sách và khuyến nghị của IPCC, cơ quan Liên Hợp Quốc chuyên về đánh giá về các vấn đề đến biến đổi khí hậu.

Trong số những vấn đề mà LHQ mong muốn giám sát, như nhà phân tích chính trị độc lập Brian McNicoll của tổ chức Accuracy in Media, đã tóm tắt với một sự mỉa mai, là những tuyên bố thái quá, không đúng sự thật: nào là “tất cả những gì chúng ta phải làm, là ăn ít đi 1/3 lượng thịt, chuyển đến những ngôi nhà nhỏ hơn, sử dụng phương tiện công cộng, và chuyển hoàn toàn từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo”.

Theo tiến sĩ Hendrickson, LHQ, không nghi ngờ gì, đang cực kỳ nghiêng về chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu số 10 của Chương trình Nghị sự 2030 [vì sự phát triển bền vững] của Liên Hợp Quốc, được tuyên bố là nhằm “giảm sự bất bình đẳng trong các quốc gia và giữa các quốc gia“. Mục tiêu này cũng chủ trương “tạo ra những thay đổi cơ bản theo cách mà xã hội chúng ta sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ”, một đặc tính của việc lập kế hoạch kinh tế tập trung từ trên xuống dưới của chủ nghĩa xã hội, tiến sỹ Hendrickson nhận xét.

Biến đổi khí hậu và sự phân phối lại của cải

Ông Ottmar Edenhofer, một quan chức cấp cao của IPCC đã nói công khai: “Người ta phải tự giải thoát mình khỏi ảo tưởng rằng chính sách khí hậu quốc tế là chính sách môi trường. Thay vào đó, chính sách biến đổi khí hậu là về cách mà chúng ta phân phối lại của cải, sự giàu có của thế giới”.

Phát biểu thẳng thừng của quan chức LHQ này đã hiện rõ mục đích chính trị thực sự của tổ chức này về đằng sau khẩu hiệu bảo vệ trái đất khỏi “biến đối khí hậu” chính là phân phối lại tài sản của người khác – một đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Biến đổi khí hậu chỉ đơn thuần là một lý do thích hợp để họ mở rộng quyền lực chính phủ.

Không chỉ Châu Âu, điều tương tự cũng đang diễn ra tại Mỹ, trung tâm của Chủ nghĩa tư bản. Tiến sỹ Hendrickson cho hay lần đầu ông nhận thức được định hướng của phe cánh tả tại Mỹ là từ ‘Phong Trào Xanh’ (Green Movement) trong những năm 1970. Là một giáo viên trẻ, ông Hendrickson đã đóng góp khiêm tốn, theo định kỳ, cho các nhóm bảo vệ môi trường khác nhau, ví dụ như Câu lạc bộ Sierra, Cousteau Society v.v…

Tuy nhiên, càng đọc các ấn phẩm của họ nhiều hơn, ông càng thấy rõ ràng hơn rằng các nhóm môi trường này không chỉ vận động hành lang cho môi trường không khí trong lành và nước sạch hơn, mà họ còn sử dụng, đúng hơn là lạm dụng, các khoản đóng góp của những người như ông, để thúc đẩy toàn bộ các mục tiêu hoạt động của phe cánh tả, bao gồm việc kêu gọi Mỹ đơn phương giải trừ quân bị trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô, cổ vũ cho quyền phá thai, mở rộng quyền lợi của công đoàn lao động, v.v.

Đến đầu những năm 1990, khi Liên Xô bị sụp đổ, chủ nghĩa xã hội đã bị mất uy tín trên toàn cầu, nhưng những nhà chủ nghĩa môi trường của Mỹ vẫn không từ bỏ mục tiêu cốt lõi che dấu dưới vỏ bọc xanh của họ.

Họ không hề hối hận và từ bỏ mục tiêu xây dựng chính phủ chuyên quyền trên các hoạt động kinh tế, họ đã che giấu mong muốn của mình dưới  ‘vẻ bề ngoài xanh’ của chủ nghĩa môi trường; cũng giống như “quả dưa hấu” xanh vỏ đỏ lòng,  tiến sỹ Hendrickson mỉa mai.

Tại một hội nghị Moscow vào năm 1990, Tổng bí thư Đảng cộng sản Mikhail Gorbachev công khai cho rằng: “mối đe dọa của cuộc khủng hoảng môi trường sẽ là giải pháp thảm họa quốc tế, để mở ra trật tự thế giới mới“. Ông Gorbachev đã trực tiếp yêu cầu một tổ chức quốc tế Xanh, xúc tiến kế hoạch đó. Tình hình trở nên phức tạp và khó xử khi Phó tổng thống Mỹ Al Gore được cho là đã tham dự hội nghị đó.

Sau đó, ông Natalie Grant, chuyên gia về đánh lạc hướng thông tin của Xô Viết, đã nhận xét trong một bài báo năm 1998 với tiêu đề: ‘Green Cross: Gorbachev and Enviro-Communism’ (Tạm dịch: “Chữ thập Xanh: Gorbachev và Chủ nghĩa cộng sản Môi trường), rằng kế hoạch của ông Gorbachev bao gồm việc cổ động cho những câu chuyện kinh hoàng về môi trường được truyền bá và phổ biến bởi những người đồng tình ủng hộ Moscow, và những người bị lừa bịp khờ dại tại các học viện, giới khoa học và báo chí.

Ngày nay, có quá nhiều bằng chứng về sự tham gia của Nga vào các chiến dịch chống lại việc khai thác dầu khí từ lòng đất, sử dụng công nghệ fracking (nứt vỡ thủy lực) và các chiến dịch chống sử dụng đường ống dẫn. Mục tiêu là làm tê liệt sản xuất nhiên liệu hóa thạch của Mỹ, để Nga có thể giành được thị phần. Về vấn đề này, người Nga và những tổ chức môi trường Xanh của Mỹ, là có chung động cơ, Hendrickson nhận định.

Mối liên hệ giữa các nhà môi trường với Nga

Ông Kenneth Stiles, một sĩ quan CIA đã nghỉ hưu, đã phát hiện ra những giao dịch, trao đổi tài chính, bắt nguồn từ những lợi ích năng lượng của Nga, thông qua quần đảo Bermuda (Vương quốc Anh) đến các nhóm môi trường Mỹ khác nhau. Ông Stiles tuyên bố:”không nghi ngờ gì các nhóm môi trường là …. những tác nhân ảnh hưởng đến Moscow, thông qua hệ thống những tổ chức và công ty vỏ bọc”.

Tiến sỹ Hendrickson cho rằng không phải ngẫu nhiên mà IPCC ban hành các dự đoán thảm khốc mới nhất của họ đối với môi trường thế giới, trong thời điểm chỉ 1 tháng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ. IPCC rất muốn giúp đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát nghị viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 6/11 tới, theo ông Hendrickson. Họ đang tìm cách “trả thù” Tổng thống Donald Trump vì đã dũng cảm rút khỏi cái được gọi là “Hiệp định khí hậu Paris“, một âm mưu tái phân phối của cải khổng lồ trên quy mô toàn thế giới. Thật ngạc nhiên, không chỉ có người Nga là muốn gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của Mỹ.

Có một dấu hiệu quan trọng hơn cho thấy mục tiêu của những người ‘cuồng biến đổi khí hậu’ không phải là về môi trường. Tại sao thuật ngữ “xanh” là một từ đồng nghĩa cho môi trường? Đó là bởi vì mọi người tin rằng một môi trường lành mạnh có nghĩa là xanh tốt, không bị cằn cỗi và hóa sạm. Nếu đúng là như thế thì những người tham gia vào phong trào môi trường cần thừa nhận với lòng biết ơn, và hạnh phúc mừng vui với thực tế rằng thế giới đã trở nên xanh hơn rõ ràng trong vài thập kỷ qua.

Một nghiên cứu toàn cầu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế, và được xuất bản 2 năm trước, trong tạp chí: “Biến đổi khí hậu Tự nhiên”, đã phát hiện ra rằng trái đất “trở nên xanh trong 33 năm qua … tương đương với việc có thêm một lục địa xanh với kích thước lớn gấp 2 lần nước Mỹ lục địa”.

Nguyên nhân chính của việc trái đất trở nên xanh này là do sự gia tăng nồng độ CO2, một thứ ‘thuốc trường sinh’ của sinh mệnh thực vật, trong bầu khí quyển của Trái Đất.

Vậy những nhóm tự nhận là “xanh” này mong muốn điều gì? Họ căm thù CO2, họ la hét, đòi những chính sách chỉ có thể gọi là phản xanh (Anti-green) khi muốn giảm mạnh mẽ lượng khí thải CO2, một điều rõ ràng là có hại đối với thực vật. Họ yêu cầu giảm bớt việc sử dụng năng lượng hóa thạch giá rẻ, một điều đặc biệt có ảnh hưởng xấu đến những người nghèo. Họ tìm cách áp đặt các biện pháp kiểm soát của chính phủ đối với cuộc sống hàng ngày của người dân, một điều có hại cho bất cứ ai không phải là giới quan chức, giới toàn cầu hóa hoặc những tay chân của họ, tiến sỹ Hendrickson nhận xét.

Theo tiến sỹ Hendrickson, con người hoàn hoàn không có năng lực để quyết định nhiệt độ của trái đất sẽ là bao nhiêu trong những năm tới. Tuy nhiên, con người hoàn toàn có năng lực để quyết định liệu chúng ta có muốn sống trong một xã hội tự do, thịnh vượng hay muốn sống trong một xã hội bầy đàn, mất tự do và bị những kẻ mị dân thèm khát quyền lực kiểm soát chặt chẽ?

Những kẻ phản Xanh ủng hộ điều thứ hai. Còn tôi thì không”, ông Hendrickson nhấn mạnh.

Duy Nghĩa

Xem thêm: