Lộn ngược Mi Mix để ra Bphone 3 là một giải pháp rất thông minh và còn cho thấy vấn đề Xiaomi đang gặp phải

    CL,  

    Khi smartphone của Xiaomi loại bỏ "trán" và tạo ra phần "cằm" dày còn smartphone của BKAV bỏ "cằm" để làm "trán" dày, sẽ là rất khó để không liên tưởng hai sản phẩm đình đám này với nhau: chẳng có gì sai khi ví Bphone 3 là Mi Mix 2s "lộn ngược". Trong thực tế sử dụng, sự "lộn ngược" này có ý nghĩa vô cùng lớn: có "trán" dày, Bphone 3 không phải nhét camera selfie xuống dưới "cằm" và gây ra vô số bất tiện như những chiếc Xiaomi cận cao cấp.

    Sáng tạo đầu tiên

    Dòng Mix có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Xiaomi: đây là dòng sản phẩm đầu tiên được Xiaomi đưa vào phân khúc cận cao cấp. Trước khi Mi 8 EE ra mắt, Mi Mix, Mi Mix 2 và Mi Mix 2s là những mẫu smartphone Xiaomi duy nhất không cạnh tranh bằng giá bán, thay vào đó thu hút Mi fan bằng thiết kế riêng và các tính năng đặc biệt: vỏ gốm và mặt trước "toàn màn hình".

    Nhưng toàn màn hình là một bài toán rất khó: công nghệ LCD buộc nhà sản xuất phải đặt các chip controller (điều khiển) ra phần viền màn hình. Smartphone hoặc phải có "trán" dày như Bphone 3, hoặc phải có "cằm" dày như Mi Mix, hoặc phải chia nhỏ viền ra 2 bên trên dưới, hoặc là chia ra... cả 4 bên như iPhone XR.

    Lộn ngược Mi Mix để ra Bphone 3 là một giải pháp rất thông minh và còn cho thấy vấn đề Xiaomi đang gặp phải - Ảnh 1.

    Bất kể giải pháp là gì, Xiaomi vẫn là kẻ đầu tiên thật sự mang tham vọng "toàn viền". Đến thời đại "tai thỏ", Mi Mix vẫn giữ cái "cằm" dày chứ không học theo iPhone X. Dòng Mix bởi thế mà vô cùng đặc biệt, bởi Xiaomi thường sẽ chọn cách copy Apple. Với Mi Mix, Xiaomi đã lần đầu tiên cố gắng tự tìm ra nét riêng của mình: tung ra smartphone "toàn màn hình", thậm chí là trước cả iPhone X.

    Nhưng chính nét riêng ấy lại cho thấy Xiaomi gặp vấn đề với sự sáng tạo. 2 năm trôi qua, camera trên dòng Mix vẫn được đặt dưới phần cằm dày và vẫn gây bất tiện cho người dùng. Xác suất người dùng dùng tay che cảm biến khi selfie trên Mix 2s cao hơn hẳn khi "tự sướng" bằng smartphone khác. Gọi điện video trên Mix cũng vì thế mà vô cùng bất tiện.

    Muốn dùng camera trước của Mix 2s một cách tiện lợi nhất, bạn có thể cân nhắc... "lộn ngược" điện thoại.

    Lộn ngược Mi Mix để ra Bphone 3 là một giải pháp rất thông minh và còn cho thấy vấn đề Xiaomi đang gặp phải - Ảnh 2.

    Vẫn tối ưu được diễn tích màn hình và vẫn mang đến một trải nghiệm camera trước tiện dụng như bình thường.

    Và thực tế là thiết kế của Bphone 3 đúng là bản "lộn ngược" của Mix 2s. Giải pháp vô cùng đơn giản, đến từ một công ty nhỏ bé (tổng doanh số trước đến nay mới đạt vỏn vẹn 12.000 chiếc) nhưng hiệu quả. Khi camera mặt trước vẫn được đặt ở vị trí NÊN đặt, diện tích màn hình vẫn được tối ưu, người dùng có thể chụp ảnh, gọi điện video.... mà không gặp phải bất kỳ vấn đề nào cả.

    Vấn đề chung của "dưới đánh lên"

    Muốn biết vì sao Xiaomi lại phát minh ra một ý tưởng dở tệ như camera đặt dưới "cằm", hãy nhìn sang một sáng tạo khác cũng không kém phần đáng chê trách: camera thò thụt của OPPO và Vivo. Sau nhiều năm núp bóng Apple, trong năm nay 2 thương hiệu của BKK Electronics cũng đã lần đầu tiên tạo nét riêng với smartphone có camera thò thụt, cho phép tạo ra smartphone toàn màn hình không có tai thỏ.

    Đáng tiếc rằng, trong thực tế, camera trên Find X và Vivo Nex được khoảng 50000 lần – nếu như bạn đủ cẩn thận để bụi bẩn không lọt vào bên trong bộ camera rất cơ học này. Vừa chụp ảnh tự sướng, vừa mở khóa bằng khuôn mặt, OPPO Find X và Vivo NEX sẽ tồn tại được khoảng 1 năm. Ai muốn mua một chiếc smartphone giá cao cấp mà lại nhanh hỏng camera đến thế?

    Lộn ngược Mi Mix để ra Bphone 3 là một giải pháp rất thông minh và còn cho thấy vấn đề Xiaomi đang gặp phải - Ảnh 3.

    Hãy thử mang Vivo NEX hay OPPO Find X ra bãi biển hay bất cứ nơi nào nhiều cát và bạn sẽ trả giá rất đắt!

    Nhìn chung, lý do khiến Xiaomi và OPPO/Vivo đem đến các ý tưởng sáng tạo riêng và dở tệ nằm ở chỗ, các thương hiệu Trung Quốc tương đối mới mẻ này gần như không hề hiện diện trong phân khúc cao cấp. Không bán smartphone cao cấp, họ không cần sáng tạo riêng: trong suốt cả quá trình vươn lên, Xiaomi cạnh tranh bằng giá còn OPPO/Vivo cạnh tranh bằng mạng lưới phân phối rộng khắp và chiết khấu "khủng" cho các chuỗi bán lẻ. Âm hưởng thiết kế từ Apple lên smartphone của cả 3 thương hiệu này là quá lớn.

    Phải đến Mix, Find X và NEX, 3 hãng này mới phải lần đầu tiên đi tìm nét riêng cho mình. Và, không có kinh nghiệm, không có hàng tỷ USD để đổ vào R&D, họ ngay lập tức gặp vấn đề. 

    Cùng lúc, smartphone cao cấp từ Samsung và Huawei đang đem đến những tính năng khác biệt như smartphone thành PC qua dock hay smartphone gắn chip AI. Khoảng cách về sự sáng tạo giữa các ông lớn và những kẻ bám đuổi thực sự lớn. Xiaomi sẽ cần phải cố gắng rất nhiều để tạo ra dấu ấn riêng một lần nữa. Nhưng lần này, hy vọng rằng đó sẽ là dấu ấn riêng thực sự giá trị và khiến người dùng yêu mến.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ