Hơi bị thiếu muối

1.5M ratings
277k ratings

See, that’s what the app is perfect for.

Sounds perfect Wahhhh, I don’t wanna

Mùa đông nước Nga (3)

image

Bên bờ Bắc Băng Dương tại Teriberka

Kể tiếp chuyện đi Murmansk.

Murmansk nằm ở vị độ 69 độ Bắc là thành phố lớn nhất thuộc vòng bắc Cực. Là thành phố công nghiệp với có cảng ko đóng băng vào mùa đông nên đây cũng là một trong những cảng quân sự có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng với Nga. Vì nằm trong vòng bắc cực nên là vào mùa thì đây là nơi có thể nói là săn được cực quang với giá rẻ nhất so với các điểm khác ở Na Uy, Phần Lan ..: đi group tour ghép đoàn thì thời điểm đầu 2024 này giá 1 người rẻ thì khoảng 4000,5000 rúp (1.2~1.5tr) thường là bằng xe mini bus tối họ pick mình ở khách sạn, chỗ nào đắt hơn thì 6000,7000 rúp đi xe việt dã ít người hơn. Nếu mà tự đi đông đông khoảng 4,5 người trở lên thì thuê nguyên 1 xe private tour sẽ chủ động thoải mái hơn mà giá cũng ko chênh nhiều. Thường mọi người khuyên là nên ở Murmansk tối đa 3 đêm để tăng khả năng xem được cực quang. Nhưng mà nói chung cái này cũng phải dựa vào luck nên các bạn đừng tin ai nói là cứ đi đúng mùa thì tối ngày nào cũng có nhé : ))) 

Nếu may mắn thì ở trung tâm Murmansk cũng có thể săn được cực quang, vì khu trung tâm có ô nhiễm ánh sáng nên thường xe nhà tour sẽ đưa mình ra khu xung quanh để sẳn. Chỉ số KP cao thì cơ hội thấy cực quang càng lớn và vùng phủ sóng càng rộng. Tuy nhiên chỉ số có cao mà mây dày thì cực quang có ở ngay trước mặt cũng chả thấy gì hết (như trường hợp của mình). Để tăng tỷ lệ hơn nữa thì có 2 nơi tốt hơn để ngắm cực quang ở Murmansk là Teriberka và Lovozero: Teriberka nằm ở phía bắc Murmansk ở bên rìa Bắc Băng Dương còn Lovozero thì nằm ở phía nam của Murmansk, là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Sami.

image

Trung tâm Teriberka (quanh đi quẩn lại mấy cái nhà hàng nhung nhúc khách Trung Của.)

Teriberka thì cách trung tâm Murmansk khoảng 2 giờ đi xe thôi, có cả xe lửa đi được đến đó nữa nhưng cả chiều đi chiều về ko phải ngày nào cũng chạy nên ai mà muốn đi xe lửa thì phải chú ý một chút. Cách đi tiện hơn là tự thuê xe thì sẽ chủ động được thời gian hơn hoặc đi day tour của mấy nhà tour đi về trong ngày nếu ko có ý định qua đêm để săn cực quang. Đặc biệt là mùa đông đường đến Teriberka thi thoảng bị đóng vì tuyết nên lúc lên lịch trình tốt nhất ko nên để lịch đi Teriberka vào một hay 2 ngày cuối cùng ko nhỡ đâu đường đóng về ko nổi thì lỡ hết mọi thứ. 

image

Cái xích đu ai cũng vô check in ở Teriberka

image

Đường đến Teriberka

Điểm thứ 2 là Lovozero thì xa hơn và khó đi hơn nên cũng ít người đi hơn. Để đến được đây thì phải đi ô tô mấy 4 tiếng rồi phải ngồi xe trượt tuyết mới vào được khu vực bên trong. Khu bên trong ko phải kiểu thị trấn như Teriberka nữa mà chỉ có mấy cabin nhà gỗ giữa rừng tuyết mênh mông thôi nên là nếu muốn ở lại qua đêm thì phải đặt chỗ trước từ rất sớm. Mình muốn đi chỗ này nhất nhưng đi đúng đợt tết dương book ko nổi nên ko đến được đây. Khu này điều kiện nhà cửa tương đối cơ bản nhưng xa xôi hoang vu nên là cảnh rừng cảnh tuyết đẹp nhất.

image

Ví dụ 1 cảnh Lovozero

Husky park ở Lovozero cũng là đẹp nhất luôn, chơi chó kéo rồi snow mobile ở đây cũng là đẹp nhất. Tuy nhiên vì số lượng ít nên khó đặt. Mình ko buk ở qua đêm được muốn đi Husky park ở đây thôi cũng ko đặt được vé vì popular quá nên vé sold out hết đến gần cuối tháng 1 lận. Vậy nên là chỉ đi được Husky park ở trong trung tâm Murmansk thôi.

image

Husky vốn gốc là chó Siberia nhưng được đưa lên đây để làm chó kéo cho các chuyến thám hiểm Bac Cực nên ở Murmansk có các husky farm kiểu như này để nuôi chó. Sau này thì chuyển hướng làm du lịch nên bán vé vào vào cửa cho mọi người vô nựng rồi chơi chó kéo vv này nọ. Nhưng số lượng vé vào cửa nhiều chỗ cũng giới hạn để đảm bảo chất lượng dịch vụ nên nếu được nên contact nhà tour trước để sắp xếp hoặc mua vé trực tiếp trước mới tới nhé.

image
image

Mấy e trên này mới là chó con thôi, chưa phải đi làm nên vẫn còn nhỏ. Đứa nào cũng là hoa hậu thân thiện hết.

image

Trong farm này còn có tuần lộc. Mỗi tội ko phải loại photogenic lắm : )) hoặc đi đúng hôm tụi nó chửa kịp make up. Mấy farm khác mình thấy có tuần lộc trắng nhìn idol hơn.

image

Tuần lộc thì đúng là chuẩn hàng local đất này (Ở Murmansk có mấy quán bán steak tuần lộc nữa nếu ai muốn thử đặc sản :q)

Vì cực quang chỉ săn buổi tối thôi nên ban ngày recommend kiếm day tour đi xem husky, xem tuần lộc, đi Teriberka hoặc Lovozero nhé ko cả ngày ngồi khách sạn nhìn nhau buồn lắm. Và mọi người nên liên lạc với các nhà tour trước khi đến Murmansk, đặc biệt là đi vào dịp tết dương nhé. Ngày bình thường thì chẳng sao, có thể đến Murmansk rồi liên lạc đi tour cũng được chứ dịp tết thì các bạn Nga chắc chê tiền nên chả thèm khách lắm, trả lời ko tích cực lắm, mấy nhà tour hot hot thì còn có phụ phí ngày lễ giá tăng 1.5 lần so với bình thường vậy nên đi dịp này thì nên liên lạc trước ko lại nhỡ việc. 

image

Kiếm ks xịn săn cực quang mà cũng ko thấy thật là rầu : ))

image

Chốt bài bằng quả ảnh ông bác đi bơi ở trời -15 độ

du lich nga murmansk teriberka

Mùa đông nước Nga (2)

image

Vì đang bị cấm vận quốc tế nên đi Nga bây giờ hơi bất tiện ở khoản thanh toán, ko dùng được các thẻ credit quốc tế để mua vé tàu xe, máy bay nội địa (cùng với vé quốc tế hiện giờ chỉ mua được qua trip.com) , vé vào cổng thắng cảnh, vé ballet online … nên tốt nhất là lúc đến Nga rồi nên ra ngân hàng làm tài khoản và thẻ debit để sử dụng cho tiện. Nghe nói làm khá là dễ nhưng mình đi 2 tuần đúng đợt nghỉ Tết dương mà ngân hàng bên này nghỉ dài đến 8,9/1 làm ko kịp nên toàn phải dùng cash và phải đi xếp hàng các thể loại vé. Trừ vé vào bảo tàng Hermitage xếp hàng hơi bị cực còn những chỗ khác như Kremlin, Catherine Palace… này nọ cũng ko phải xếp quá lâu (15,20 phút) nhưng nếu mua được online thì cũng chủ động tiện lợi hơn. Vậy nên là nếu tình trạng cấm vận tiếp tục thì lúc đi đúng dịp tết dương mọi người có thể chú ý chút đến sớm sớm trước dịp nghỉ lễ của ngân hàng để làm thẻ thanh toán nội địa sử dụng cho tiện.

image

Mặt trước bảo tàng Hermitage

Một điểm nữa cần chú ý là vì mùa đông mạn phía Tây ngày ngắn đêm dài, cuối tháng 12 đầu tháng 1 ở thành phố lớn như Moscow, St Petersburg 10h trời mới sáng, đến tầm 3r, 4 h là tối hù rồi, càng đi về phía Bắc mạn Murmansk thì thời lượng ánh sáng mặt trời trong ngày càng ít. Riêng ở Murmansk từ 2/12 đến 11/1 là mùa polar night, mặt trời cả ngày nằm dưới đường chân trời nên là từ 12h trưa đến khoảng 2h hơn mới tờ mờ sáng, từ 3h trở đi là lại tối hù rồi nên việc sắp xếp lịch đi chơi ở các điểm đừng nhồi nhét nhiều quá hởm có hết đâu.

Cung điện đền đài xem hoài cũng hơi ngán, 1 số điểm 1 số hoạt động cũng ko thực hiện được vào mùa đông: vd Cung điện mùa hè Peterhof ở Saint Petersburg có cái highlight là đài phun nước nhưng mùa đông ko phun (phun ko nổi), đi thuyền hay xem cầu nở trên sông Neva (đóng băng rồi khỏi chơi :q).

image

Bờ sông Neva 10h sáng :q


image

10h sáng Murmansk :q

image

12h trưa ở Teriberka

Đất nước ko thiếu tài nguyên thừa năng lượng nên là mùa đông ngoài trời có -25, -30 độ thì vào nhà vẫn có thể quần cộc áo may ô nếu thích vì nhà nào cũng có central heating. Central heating là radiator dùng nước nóng để làm ấm nhà, nước nóng này được đun lại các nhà máy rồi vận chuyển tới các nhà qua đường ống nên là mùa đông thấy cái nhà máy nào bốc khói hình như là nhà máy đun nước sôi.

image

View nhà máy nhìn từ bờ sông Neva đóng băng

Vậy nên là mình thấy đi mùa đông lịch trình nên để thong thả, đan xen các điểm hoạt động ngoài trời và trong nhà (shopping, cafe, ăn uống, xem đồ lưu niệm ..) này nọ sẽ thích hợp với đi mùa đông hơn. Giao thừa ở Saint Petersburg nghe nói mọi người hay tụ tập ở gần khu quảng trường trước cung điện mùa đông, count down thì ra cầu bên bờ sông bật sâm panh.

image

Bên trong GUM department store. Được cái là mùa đông chắc ai cũng nghĩ giống nhau nên các shopping mall rồi các cửa hàng ở khu vực trung tâm thành phố hoạt động hết công suất, toàn thấy 9, 10h mới đóng cửa. 

du lich nga moscow murmansk saint petersburg

Mùa đông xứ sở Bạch Dương

image

Catherine palace đẹp quên sầu

Nhân dịp Nga mới mở evisa cho bà con, giá thì rẻ nên tính làm thử test nhân phẩm thế nào ko đỗ thì thôi cúng các bác 1.2 củ vậy mà dè đâu 4 hôm sau trả kết quả cái rẹt thế nên là lại phải sắp xếp đi ngó nghiêng nước Nga Xô Viết vĩ đại mà các bác nhà mình tán dương suốt ngày không ngừng nghỉ xem nó như thế nào. Mỗi tội evisa cho hơi ki bo có mỗi 16 ngày thời hạn hiệu lực 2 tháng mà giờ vẫn đang là mùa đông, vốn ban đầu tính bay qua Mông Cổ đi chuyến tàu Trans Siberia từ Ulaanbataar tới Irktutsk chơi hồ Baikal rồi đi tàu tiếp qua miền Viễn Đông xong bay về từ Vladivostok cho mùa nào thức ấy. Nhưng vì cuối tháng 12 mạn hồ Baikal mới bắt đầu đóng băng thấy cũng chưa đẹp hẳn nên cuối cùng lại chuyển đi mỗi mạn phía Tây lượn 2 thành phố lớn Moscow, Saint Petersburg và Murmansk vậy thôi để dành miền Đông cho dịp khác.

image

Hàng ghế vô danh ở làng Pushkin

Trước khi đi cứ nghe mọi người bảo Nga, đặc biệt là mấy thành phố lớn là phải để dành mùa hè mùa thu đi mới đã chứ mùa đông ngày ngắn đêm vừa dài vừa u ám lạnh lẽo khí hậu chán đời thế chơi bơi gì. Năm nay lại còn là năm siêu rét ở châu Âu. Nhưng mà đi rồi mới thấy nước Nga mùa đông quả là đẹp thần kỳ, châu Âu mình cũng đã đi nhiều ban đầu nghĩ đến Nga cũng ko kỳ vọng ồ à gì lắm và có thể là nếu đi mùa thu mùa hè chắc cũng cảm thấy thế thật.

image

Murmansk

Nhưng chính bởi vì đi mùa đông lại đúng dịp cuối năm thành phố trang hoàng giáng sinh (Nga theo chính thống giáo nên giáng sinh là vào ngày 7/1) lại thêm ko khí cuối năm giao thừa nhộn nhịp, tuyết thì rơi trắng trời trắng đất, mới học được bảng chữ cái tiếng Nga nên đi ra ngoài đường đánh vần tên đường phố nhà hàng thôi cũng thấy đủ dzui rồi. Vậy nên là với đất nước nổi tiếng về mùa đông này mình cũng rất recommend đi thăm vào cả mùa đông (cũng đỡ chen chúc hơn bt 1 tý nhưng mà vào 1 tuần tết Dương dân Nga đổ ra đường chơi nhiều nên thực ra vẫn hơi bị đông :q. Lỡ mà ko mua được vé online thì xếp hàng mua vé vào bảo tàng Hermitage giữa trời -25 độ C đúng là 1 loại thử thách cực hạn)

image


Hạng mục tham quan chủ yếu ở thành phố lớn như Moscow và Saint Petersburg nói chung vẫn là combo thường thấy quảng trường, cung điện, nhà thờ, cái nào cũng to oạch. Nhà thờ thì các kiểu củ hành, lúc tuyết rơi xuống nhìn thật là cổ tích. 2 năm nay do có oánh nhau nên giao thừa ở quảng trường Đỏ ko còn bắn pháo hoa nữa. Đến tầm 8h,9h tối giao thừa mấy anh lính a nào a nấy to như con gấu lăm lăm khẩu súng lùa hết khách ra khỏi hội chợ giáng sinh ngay ở quảng trường đỏ, sơ tán xong rồi vây rào cho ko còn một ai vào bên trong nữa chắc để bác Tsar đại đế trong điện Kremlin ăn giao thừa 1 mình cho yên ả.

image

Nhà thờ Vasily 10 củ hành

image

Nhà thờ máu đổ (Spilled Blood) ở St Ptg hiện đang quây rào trùng tu 1 củ hành

Ở Moscow thì khu Kremlin và quảng trường đỏ chắc là hấp dẫn nhất rồi (lăng Lenin (bé xíu) chỉ mở cửa đến 13h chiều nên ai muốn vào thăm cụ thì phải để ý chút).

image

Bên trong Kremlin

Đối diện có cái GUM shopping mall, thời Xô viết tem phiếu cũng là cái bách hoá tổng hợp nổi tiếng nhất toàn quốc, ko thiếu đồ tiêu dùng nên là người xếp hàng mua đồ dài dằng dặc (bên trong có bán kem theo công thức hồi Xô viết cũ giữ đến tận giờ có hôm người người vẫn xép hàng dài dằng dặc). Cuối thời Xô viết Gum được tư nhân hoá nên giờ toàn bán hàng hiệu giá cũng hơi thụt lưỡi nhưng mall bên trong trang hoàng rất là đẹp, dưới tầng 1 có khu bán thực phẩm hịn: rượu, chè, caviar, đồ hộp, đồ ăn bánh trái chocolate cái gì cũng có cái gì cũng đẹp nhìn cái gì cũng muốn mua :q. Ngoài ra có thể lên lầu 3 ăn có khu food court theo kiểu style Xô Viết cũ cầm khay xếp hàng chọn món xong mới ra quầy thu ngân tính tiền. Đồ ăn hơi nguội tý nhưng ăn cũng ổn, giá cũng ok. Dưới tầng 1 có chi nhánh của cafe Pushkin, tiệm này rất chi là popular nhưng cửa hàng chính của Cafe Pushkin cách quảng trường Đỏ ko xa ở phố Tverskoy là nằm trong toà nhà quý tộc cổ từ thế kỷ 19 đến giờ gần như giữ nguyên phong cách cũ nên CỰC kỳ đẹppp. Cũng 1 sao Michelin nên đồ ăn cũng oke, nếu đi ngày thường thì lunch có thể ko cần book vẫn có khả năng vào được nhưng nếu cuối tuần hoặc dịp lễ tết thì buộc phải booking trước (cần sdt Nga).

image

Đồng phục trong quán rất là kute. Thái độ phục vụ thì hơi lạnh lùng tý nhưng được cái là tiếng anh ai cũng tốt.

Từ quảng trường đỏ có thể đi bộ ra khu downtown quanh mạn Nhà hát Bolshoi. 1 trong những việc mà mình cực kỳ recommend khi đi Nga là đi xem ballet, hoặc là ở Bolshoi ở Moscow hoặc ở Mariinsky Theatre ở Saint Ptg. Bolshoi thì cực hot nên vé cận ngày bao giờ cũng sold out cần phải đặt mua sớm trước, Mariinsky thì thấy dễ thở hơn tuỳ suất tuỳ vở dịp tết ngày trước mua vé cho hôm sau cũng vẫn còn. Ấn tượng chung của mình là người Nga rất mê thưởng lãm nghệ thuật, vé opera, ballet so với mức sống bình quân ko hề rẻ nhưng hôm nào cũng thấy soldout, người xem nườm nượp. Chất lượng production và âm nhạc thì vô cùng xuất sắc.

image

Đi dịp giáng sinh nên là vở The Nutcracker được trình diễn nhiều liên tục hàng ngay

… (chưa biết bao h tiếp)

du lich Nga murmansk moscow

lynetoge asked:

Hâm mộ những chuyến đi của chị quá. Chị có thể chia sẻ cách chị học ngoại ngữ đuọc không ạ

Hi e :D.

Tiếng Trung c học chính quy 4 năm trong trường theo giáo trình nên cũng ko làm thêm gì đặc biệt lắm (hình như 1,5 năm đầu học hết 6 quyển Nhịp cầu Hán ngữ?). Tuy nhiên đợt còn sinh viên tối c hay nghe radio mấy nhà đài bên Đài Loan, cũng hay đọc truyện hoặc báo chí bên Đài Loan để làm quen hơn với chữ phồn thể song song với học chữ giản thể trên trường. Hồi đi học rất thích tra từ điển giấy, từng lật nát gáy 1 quyển từ điển luôn :)). Tra từ điển giấy theo các bộ thủ vừa tra vừa có thể nhớ nhẩm chữ trong đầu là một cách học từ mới rất hiệu quả. Ngoài ra cũng có nghe podcast học tiếng Trung của bên podcast101 nữa (k biết bây giờ có còn k). Dịch sách, blog .. cũng là một cách học rất hay.

Sang năm thứ 3 đại học c bắt đầu học tiếng Nhật ở trung tâm trong khoảng năm học hết mấy quyển Nihongo So matome, xong quyển ngữ pháp rồi mới chuyển qua từ vựng rồi thi N1. Đề N1, N2 trước kia đều khá sát với sách nên cứ học sách xong là thi được rồi. Vì vốn học tiếng Trung rồi nên càng lên level cao học tiếng Nhật rất nhàn vì toàn Kanji đã biết hêt. Tuy nhiên có N1 điểm cao nói cũng vẫn kém nên khi ra trường đi làm có cơ hội nào thì cũng nên tận dụng để giao tiếp với người Nhật nhiều hơn mới tự tin hơn và dần dần nói tốt lên hơn được.

Tiếng Anh sau khi thi DH xong c cũng bỏ rất lâu ko học lại nhưng sau đó nghĩ cần phải củng cố thì kiếm bạn bè người quen rồi tham gia mấy buổi cafe giao tiếp với người nước ngoài để có cơ hội thực hành nói hơn. Sau đó cũng tạo thói quen đọc sách ngoại văn, thời gian đầu thì ghi chú từ mới vào sách hoặc flashcard rồi thi thoảng mở ra coi. Đọc sách quen rồi từ vựng tốt hơn thì dần dần có thể bỏ hẳn từ điển ko vừa đọc vừa tra nữa, từ nào k biết thì đoán nghĩa để đọc tiếp, nếu tự đoán đọc thấy vẫn trúc trắc thì mới lấy từ điển tra lại. C cũng xem khá là nhiều film ảnh của Mỹ vừa để giải trí vừa để học tiếng. Ban đầu xem có phụ đề rồi dần dần bỏ phụ đề.

Ngoài ra đối với tiếng Anh thì việc tập trung 1 khoảng thời gian để ôn thi Ielts hay Toefl, GRE gì đó c thấy cũng rất có ý nghĩa vì nếu tập trung học thì sau đó e sẽ thấy trình tiếng Anh của mình sẽ lên 1 bậc rõ rệt.

Phương châm của c khi học ngoại ngữ là ko bao giờ ép bản thân buộc phải làm gì đó (vd một ngày phải học bao từ vựng, đọc bao trang sách …), chủ yếu cần có tâm thế thoải mái và duy trì lâu dài ko ngắt quãng quá lâu là được rồi. Từ mới nhìn một lần, 2 lần ko nhớ thì cứ để đó thi thoảng lật lại gặp đến lần thứ 5,6 rồi sẽ tự nhớ. Lúc chán học sách thì mở phim, mở nhạc mở đài theo chủ đề mình thích ra nghe. Mỗi ngày nhích một ít dần dà tích tiểu thành đại, ko bị ngộp quá sẽ nhanh chán.

Thời đại bây giờ so với hơn chục năm trước khi c bắt đầu học ngoại ngữ khác nhau rất nhiều. Mọi người có nhiều điều kiện để tiếp cận với sách báo, video .. ngoại văn online, offline hơn. Các kinh nghiệm trên cũng ko có gì to tát lắm (mà có khi cũng có cái lỗi thời rồi) nhưng cũng hy vọng phần nào có thể giúp e được ít nhiều >3

ask me anything

kimiehuynh asked:

Hi bạn. Mình tình cờ thấy post của bạn trên page Nhà mình ở Nhật, gu thật sự rất unique nên mình vào face bạn xem thử và cuối cùng thì lọt vào blog du lịch của bạn. Mình thật sự ngưỡng mộ các chuyến đi và cách trải nghiệm cuộc sống của bạn. Mình đọc blog thì thấy bạn thường đi 1 mình và book tour chứ ko tự phượt đúng ko bạn? Vì mình cũng muốn đi trải nghiệm qua các hành trình như bạn nhưng mình vẫn còn e ngại việc đi một mình và tìm kiếm cách thức đi như thế nào.

Hi Kimie :3 Những chuyến đi dài vài ba tháng hoặc quyết định bất thình lình (đặt vé đi trước 1,2 tuần) thì mình thường đi 1 mình (dài quá ko rủ được ai hoặc gấp quá ko kịp rủ ai), những dịp nào mà khớp được lịch nghỉ với bạn rồi những nước nào trị an ko tốt ko phù hợp với đi 1 mình (vd như Pakistan, Ấn Độ ..) và những chuyến cần đi roadtrip thì mình sẽ đi với bạn để tiện share chi phí xe cộ … Tất cả mình đều tự lên kế hoạch, book khách sạn và thuê xe, thuê tài xế … lúc cần chứ ko đi tour.

Hiện giờ thông tin trên mạng tiếng anh, tiếng việt … rất nhiều nên chỉ cần tìm hiểu kỹ thông tin về nơi mình muốn đến và kinh nghiệm của những người đi trước và tốt nhất dặm lưng 1 ít tiếng anh thì mình nghĩ ai cũng có thể đi được (Tuy nhiên trên đường mình cũng gặp 1 số bạn Nhật một chữ tiếng anh bẻ đôi cũng ko biết nhưng vẫn đi được vòng quanh thế giới chỉ dựa vào quyển guidebook tiếng nhật cầm tay và thông tin đọc trên blog thôi nhé. Một phần vì guidebook tiếng jp họ viết cũng khá là chi tiết)

Ngòai ra nếu là con gái đi 1 mình thì nên chú ý tìm các quốc gia trị an tốt một chút đi sẽ yên tâm hơn, tối ko nên đi ra ngoài quá muộn cũng như ăn mặc sang trọng, mang đồ đắt tiền lên người, để ý tới hoàn cảnh xung quanh … thực hiện những điều thường thức nên làm khi tới những nơi mình chưa quen thuộc nhé.

ask me anything
image

Mát quá là mát

VIII. Khả Khả Tây Lý, Ngọc Thụ (2)

Khả Khả Tây Lý là tiếng Mông, ý nghĩa là thiếu nữ xinh đẹp, cũng có thể giải nghĩa là sườn núi màu xanh, đều là để hình dung cái đẹp. Nhưng khu Khả Khả Tây Lý ở đây thì rộng tới gần tám mươi nghìn cây số vuông, ko có người nào sống nổi vì thời tiết quá khắc nghiệt, là khu không người ở lớn thứ ba thế giới và lớn nhất Trung Quốc. Đoạn gần huyện thành còn có thảo nguyên, thi thoảng vẫn thấy vài đàn bò lông nhẩn nha ăn cổ nhưng càng đi sâu vào trong mới càng thấy mặt chân thực của nó.

image

Gọi là mùa hè chứ hè của 4500m thì vẫn gần 0 độ. Cỏ xanh thêm được 1 xíu như vầy thôi.

Vì có cái danh là cấm khu của sự sống, ban đêm nhiệt độ xuống cực kỳ thấp, Khả Khả Tây Lý thì thế núi thấp bằng, hầu hết đều là những triền thoai thoải nên gió rất là kinh dị, sóng điện thoại thì gần như là ko có, trước ko thôn sau ko quán nên mắc nạn là thôi xem như xác định. Nghe bác tài kể cũng có mấy vụ các bạn thanh niên coi nhẹ mạng sống trang bị thô sơ độc hành lên đây lánh đời rồi bặt tăm luôn. Gia đình đi báo cảnh sát, mãi sau mới tìm được đến đây thì thấy được mỗi cái lều mỏng te tan tác 1 mảnh người còn ko có vì bị dã thú ăn thịt.

image

Mấy tụi thú dữ đó thì lẩn kín lắm ko thấy được chỉ coi được mấy e linh dương này thôy. Mùa hè lông tụi nó tiệp màu với màu thảo nguyên nên rất khó phân biệt. Đi cùng với bác tài tinh mắt kỳ cựu trong việc soi động vật nên mới coi được nhiều một chút. Đến mùa đông tuyết phủ trắng xoá cả thảo nguyên thì tụi này mới nổi bần bật sẽ dễ nhìn hơn nhưng mà mùa đông ai mà dư mạng để lên đây coi được :((

image

Chỉ có linh dương đực mới có sừng. Càng dài càng quyến rũ với giống cái nhé. Mùa đông là mùa lông linh dương Tây Tạng dày nhất, mùa xuân là mùa mọc lông măng mới còn mùa hè là mùa đi đẻ nên là chớm hè là mùa các bạn ve vãn nhau. Nhìn thấy linh dương cái ở đâu thì cách đó vài trăm mét kiểu gì cũng có mấy chú đực rựa này ở đó nhé.

image

Đây là đài tưởng niệm anh hùng Tạng Suonan Dajie bên cạnh tượng linh dương ở gần Côn Luân sơn khẩu. Ai tò mò thêm về chuyện này có thể coi film Kekexili Mountain Patrol nhé (có full trên utube)

image

Vua nào lên ngôi cũng phải đem nhiệm vụ bình thiên hạ lên làm thứ 1 nên là bác Tập rất chăm chú Tây Tạng (và Tân Cương). Đường quốc lộ tới Lhasa ở đoạn Khả Khả Tây Lý này thấy toàn xe công chở vật tư, lương thực … lên đất Tạng để lấy lòng con dân.

image

Nhưng cho ăn cơm no xong thì chuẩn bị ăn đòn nhé. :q Bên cạnh công tên nơ đồ ăn thì đó cũng chở hàng loạt xe tăng, thiết giáp, vũ khí .. bằng đường sắt lên chờ ngày thị uy. Đường sắt Thanh Tạng là một hạng mục giao thông trọng điểm của TQ ngay từ khi mới sát nhập lại Tây Tạng vào đại lục rồi. Tàu chở người chạy ngày chạy có 1 chuyến thôi mua vé chen lấn mệt nghỉ nhưng chở khí tài như trên thì ngày chạy vài ba chuyến nhé.

image

Từ nơi huyện lị gần nhất có thể ở để đi tới Khả Khả Tây Lý là Khúc Mã Lai đến được đây cũng mất hơn 300km. Và vì ko thể qua đêm ở Khả Khả Tây Lý được nên là phải đi về trong ngày vậy nên là hối hả đi hối hả về cả hơn 600km. Đây có thể nói là ngày cực nhất trong cả hành trình vì di chuyển cự ly dài lại trên khu vực địa hình cao trung bình hơn 4700m trời thì vừa lạnh vừa gió bữa trưa thì ăn uống đạm bạc (thực ra mỗi người được ăn 4 quả mận :v)

image

Nhưng thôi kết thúc Khả Khả Tây Lý rồi quay về Ngọc Thụ để chuẩn bị về nhà thôi. Đường về cũng tuyết quá nên ko coi được thêm con chim nào :/

Mấy đêm ở Ngọc Thụ mình ở khách sạn tên là Cách Tát Nhỉ Vương phủ (Gesar Palace Hotel Yushu). Khách sạn này chắc bự nhất cao nhất cả cái trấn Ngọc Thụ, trang trí bên trong thì hào hoa sang trọng (nhiều tiền), trên tầng thượng có view toàn thành phố nên khá là recommend.

image

Trường kỷ cho các lạt ma, phật sống ngồi đặt trang trí bên trong khách sạn. Dân thường thì xê ra nhé.

image

View toàn thành phố từ sân thượng. Xa xa là đền Kết Cổ

Nhưng cái mình muốn kể ở đây là cái tên Cách Tát Nhĩ Vương (Gesar). Khách sạn này lấy tên từ bộ sử thi Cách Tát Nhĩ Vương là pho sử thi truyền miệng rất nổi tiếng của dân tộc Tạng đã được lưu truyền hơn 1000 năm nay. Bộ này nghe nói còn dài gấp 3 lần sử thi Mahaabharata của Ấn Độ, chủ yếu xoay quanh câu chuyện vua Cách Tát Nhĩ vốn là thần tiên hạ phầm được cử xuống để khắc chế cái ác hoành hành thời kỳ mông muội ở đất Tạng.

Chuyện kể đấu tranh chính trị cung đình vượt qua bao trở ngại mới được xưng vương ra sao, rồi lấy vợ đẻ con thế nào, lập bao nhiêu công lớn gì rồi đến năm 80 tuổi quay lại thiên quốc làm sao …Văn học dân gian thôi chứ nhân vật này có thật ko thì đến giờ có lẽ vẫn chưa rõ nhưng người Khang Ba và người Amdo ở Tây Tạng trước giờ vẫn luôn tin rằng Linh Quốc (gling trong tiếng Tạng) trong bộ sử thi này chính là nằm trong đất Khang Ba giữa sông Trường Giang và sông Yalong. Nơi mà linh hồn Cách Tát Nhĩ Vương an nghỉ cũng chính là núi Amne Machin ở Quả Lặc, Thanh Hải vậy nên là mạn đất Khang Ba, Ngọc Thụ này có rất nhiều nơi tôn vinh Tạng Vương này.

image

Ngay giữa lòng Ngọc Thụ là quảng trường Cách Tát Nhĩ Vương. Ngay bên dưới chân có cái bảo tàng khá là bự.

image

Bên trong bảo tàng có rất nhiều tranh, thangka, cổ vật được cho là của Cách Tát Nhĩ Vương. Tranh nhé

image

Tượng (đồng?) nhé

Nói (gần) hết chuyện cảnh rồi giờ kể tới chuyện người. Ở Tây Tạng có câu nói “ Phật của Vệ Tạng, ngựa của Amdo, hán tử của Khang Ba” có nghĩa là trong 3 khu Tạng Vệ Tạng, Amdo và Kham thì lớn thì tôn giáo, Phật pháp của người Vệ Tạng (Lhasa, Ngari .. bây giờ) là phát triển nhất, ngựa của người Amdo là nổi tiếng nhất và Khang Ba có nam tử hán là đặc sắc nhất. Bởi vì người Khang Ba dũng mãnh thiện chiến khẳng khái (nghe nói lúc Đạt Lai Lạt ma lúc lưu vong sang Ấn Độ trong đoàn người đi theo cũng đa phần là người Khang Ba, “nghe nói” năm xưa Nazi cũng từng cử phái đoàn sang Tibet để tìm nguồn gốc chủng tộc Aryan có nghiên cứu người Khang Ba và đưa phụ nữ Đức sang đây để lấy giống.)

Như đã nói ở post trước thì ở mạn Ngọc Thụ chủ yếu là người Khang Ba (còn lại họ cũng rải rác ở mạn Tứ Xuyên, A Lý vv ở đại lục và Tây Tạng.). Cảm nhận chung là ngũ quan của người Khang Ba khá đậm, con trai thì hơi lùn 1 tý nhưng mà đẹp zai. Các chị gái cũng rất là đẹp.

image

Bác tài người Khang Ba của tui, 1 trong những điều tuyệt vời nhất trong chuyến đi này. Bố bác trước làm hoà thượng ở đền nhưng sau “giải phóng” TQ đã đập phá rất nhiều đền chùa ở Tây Tạng nên buộc phải hoàn tục, sau đó mới bắt đầu tự học tiếng phổ thông làm việc tay chân giúp đỡ quân đội thời đó rồi mới dần có việc làm tại đây. Ông sinh được 3 người con thì có bác trai út này vẫn ở Ngọc Thụ, 2 chị gái thì lấy người Hán về nhà chồng ở Bắc Kinh, Thành Đô hết rồi. Con trai bác hiện cũng làm công an ở Ngọc Thụ. Có thể nói là gia đình Hán hoá khá nhiều nên tiếng phổ thông của bác rất tốt nên mình mới có thể giao tiếp được. Người Tạng trẻ tuổi thì đa phần đều thông thạo tiếng phổ thông nhưng người lớn tuổi một chút thì hơi khó. Đa phần họ như bác tài của xe còn lại của bọn mình chỉ có thể nói được đơn giản, chứ ko đọc được chữ.

image
image

Hai e zai gặp trên đường. Mặt của e bên trái là rất phổ biến ở đây nè, e bên phải nhìn hơi Hán một tý. Bạn Đinh Chân năm nào đẹp trai nổi tiếng ở mạng xã hội TQ ở Lý Đường, Tứ Xuyên cũng là người Khang Ba nhé. Mặt như e ấy là ở đây thấy nhiều lắm nè.

image

Ko có ảnh ce gái trẻ nào nên để ảnh gặp lại gia đình 2 cô người Tạng đi picnic ở Đường Phồn cổ đạo ở post trước ở miếu công chúa Văn Thành vậy (2 cô có đeo mấy cái vòng lớn có mấy viên Thiên Châu to ơi là to. Cái viên Thiên Châu - dzi nổi tiếng này vốn cũng là xuất phát từ đất Tạng. Những viên cổ xịn thật số lượng rất ít đa phần hình như là cha truyền con nối, hay để trẻ con đeo từ nhỏ. Bây giờ được ca tụng là có sức mạnh huyền bí năng lực siêu nhiên .. gì đó pr nghe dữ lắm mình cũng ko tìm hiủ rõ lắm.)

Con gái Tạng hồi trẻ cao ráo mảnh mai nhưng lớn tuổi lên rồi mình thấy tạng người có đầy đặn lên. Có một thực tế là vì sống ở cao nguyên Thanh Tạng độ cao với mực nước biển lớn ko khí loãng, diet nói chung chỉ bao gồm sữa, thịt bò Tạng là chủ yếu, ko ăn rau xanh hoa quả (k có mà ăn) lại sống du mục nên lớn tuổi dễ béo và tuổi thọ ko cao (nghe kể là ngày xưa sống đến 50 là thọ rồi). Ngày nay thì mặc dù diet cũng ko thay đổi quá nhiều nhưng cuộc sống cũng sung túc hơn, điều kiện y tế cũng phát triển hơn nên mặt bằng tuổi thọ nói chung ở đây giờ cũng cao hơn lên rất nhiều.

Người Khang Ba và người Tạng nói chung cũng rất mê ca hát, tối đến là lôi nhau ra quảng trường nhảy. Mùa hè ở Ngọc Thụ cuối tháng 7 cũng có dịp lễ hội lớn, mọi người mặc trang phục truyền thống nhảy múa hát ca ròng rã suốt mấy tuần. Hy vọng năm sau lên được lịch đi để xem nhân tiện trèo núi ngắm tuyết liên xem nó tròn méo như thế nào mới được :3

image
image

Bác tài gửi cho xem ảnh bông tuyết liên ở ngọc núi 5300m bác mới đi trek về

thanh hai qinghai travel photography yushu
image

American Prometheus - J.Robert Oppenheimer

Nhân dịp mới coi xong phim xong sách đọc lâu lắm rồi nhưng thôi lên bài luôn cho nóng sốt. Phim chuyển thể rất sát với cuốn tiểu sử đạt giải Putlizer về giám đốc dự án Manhattan, cha đẻ của bom nguyên tử - cụ #oppenheimer. Cuốn này phải nói là dày cui, 2 tác giả mất 25 năm tổng hợp thông tin từ hàng ngàn trang hồ sơ mật của chính phủ, phỏng vấn các đương sự liên quan chắc đến mờ cả mắt lạc cả giọng mới viết xong nên là mấy trăm trang sách chuyện từ lúc đẻ cho đến lúc già, đến nhà bố mẹ đẻ của Oppenheimer treo cái tranh nào của Picasso tổng cộng mấy cái cũng được kể ra tuốt. Nhưng mọi thứ được viết rất lôi cuốn, miêu tỏ rõ cho người đọc thấy cuộc đời với rất nhiều thái cực trái ngược của nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng này: vừa thông minh nhưng lại vừa có điểm ngây thơ, vừa tài năng cuốn hút nhưng lại cũng rất khép kín và phức tạp, là người thành công chế tạo ra bom nguyên tử nhưng cũng là người mạnh mẽ chống đối sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích chiến tranh, đạt đến đỉnh cao vinh quang và nổi tiếng khi dẫn dắt thành công Manhattan Project nhưng ngay sau đó cũng bị thất sủng và gần như thân bại danh liệt vì bị nghi ngờ là gián điệp cho Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh Nga-Mỹ.


Oppenheimer sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở New York. Bố thì kinh doanh, mẹ là hoạ sĩ, ko phải bận tâm về vấn đề tiền bạc, nhà thì treo toàn tranh Rembrandt, Picasso.. nên là ngay từ bé Oppenheimer vừa chuyên tâm vào đam mê của mình với khoa học vừa có tâm hồn rất lãng mạn, có thể nói nhiều ngoại ngữ, văn thơ, thưởng lãm nghệ thuật cái gì cũng rất có hiểu biết. Cillian Murphy đẹp trai là thế nhưng mà nhiều lúc nhìn vẫn kém hơn bản gốc 1 tý nhé. Nhưng mà cũng giống như bao thanh niên loay hoay với cuộc đời của mình, lúc ở Harvard cụ học Hoá nhưng lúc tốt nghiệp xong chuyển sang Cambrige xin vào lab vật lý thí nghiệm thì do tay chân lóng ngóng quá làm thực nghiệm kém dữ bị thày mắng xì trét thiếu điều muốn đầu độc giáo sư luôn (thực ra thì có vẻ như trong phút bốc đồng có làm thật =)). Đã tẩm độc vào quả táo nhưng kịp hẩy đi trước khi thầy cầm ăn thật. ). Sau đó được Niels Bohr suggest là nếu tay vụng thì chuyển qua vật lý lý thuyết đi để được thoả sức dùng đầu óc suy nghĩ nên Oppenheimer mới chuyển sang trung tâm của ngành vật lý bấy giờ là nước Đức để theo đuổi ngành này. Tìm được đúng tiếng gọi của mình nên từ đây sự nghiệp của cụ thăng hoa luôn, đạt được rất nhiều thành tựu nghiên cứu rồi vẻ vang trở về Mỹ để xây dựng nền móng cho ngành vật lý ở đây. Ở Mỹ vừa đi dạy vừa nghiên cứu ở Berkeley vì rất chi là charismatic lại luôn tạo cơ hội và ủng hộ dìu dắt nghiên cứu sinh chứ ko bao giờ lỗ mạng ép buộc nên là cụ được mọi người rất là yêu quý.


Vào thời điểm đó khi thế giới bước vào chiến tranh thế giới thứ 2, chính phủ Mỹ lên kế hoạch triển khai dự án Manhattan để đối chọi với phát xít Đức khi nghe được tin tình báo là Đức đang tiến hành chế tạo bom nguyên tử. Để bắt đầu được dự án tối mật này thì điều đầu tiên là phải tìm được giám đốc dự án. Có thể nói Manhattan Project thành công được chính là bởi vì tướng Groves đã quyết định chọn Oppenheimer làm người đứng đầu trong khi ông thậm chí còn ko có giải thưởng Nobel vật lý nào cũng như ko phải là người hướng ngoại xuất sắc ngoại giao hay đã từng có kinh nghiệm điều hành dự án quy mô lớn(Einstein cũng bị loại vì quan ngại ô là người Đức). Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn Oppenheimer đã tự điều chỉnh và chuyển mình thành nhà lãnh đạo dự án xuất sắc chỉ trong vòng 6 năm đã dẫn dắt 6000 người ở Los Alamos chế tạo thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới vào năm 1945. Thời điểm vụ thử Trinity cho nổ thành công quả bom test mang tên Gadget khi hàng ngàn người trong phòng thí nghiệm dự án Manhattan ôm nhau chúc mừng thành quả khoa học cũng là thời điểm con người tự tạo ra vũ khí huỷ diệt chính giống loài mình.


Như câu tiếng Phạn “Now I am become Death, the destroyer of worlds.” rất nổi tiếng được Oppenheimer trích từ Bhagavad Gita, vào thời điểm tháng 7/1945 khi chiến tranh thế giới thứ 2 đã đi vào hồi kết thúc, Đức đã tuyên bố bại trận và Nhật đang trong ở trạng thái sắp đầu hàng việc chính phủ Truman vẫn quyết định ném 2 quả bom liên tiếp chỉ cách nhau 1 khoảng thời gian ngắn ở Hiroshima và Nagasaki, đặc biệt là quả thứ 2 vào một quốc gia đã trên thềm đầu hàng chỉ để chứng tỏ sức mạnh quân sự của Mỹ đã khiến cho Oppenheimer suy sụp rất nhiều. Tuy nhiên, ông cho dù có là giám đốc dự án Manhattan nhưng cũng chỉ là một nhà khoa học, khi thực hiện xong nhiệm vụ của mình, việc sử dụng vũ khí đó như thế nào ko phải là vấn đề ông có quyền quyết định. Chính vì vậy mà sau đó ông đã từ chức và sử dụng danh tiếng của mình để lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Liên Hợp Quốc lập uỷ ban kiểm soát năng lượng hạt nhân và chống chạy đua vũ trang nguyên tử. Như ai cũng biết là việc này ko có nhiều thành công, và vào thời điểm đỉnh cao chống Cộng ở Mỹ, việc Oppenheimer do từ chối tham gia vào việc phát triển dự án H-Bomb, một loại bom còn có tác dụng huỷ diệt gấp mấy ngàn lần bom nguyên tử đã khiến ông bị tình nghi là gián điệp của Liên Xô, bị điều tra và danh tiếng bị phá huỷ nặng nề cho đến mãi sau này mới được JFK phục hồi danh dự. 1/3 đoạn sau của cuốn sách quay quanh mấy vấn đề chính trị, tranh giành bè phái âm mưu là nhiều đọc thấy đời cụ cũng thảm.


Phim thì cũng dài gần 3h đồng hồ nhưng cũng ko thể cover kỹ lưỡng hết được toàn bộ sách nên có 1 số đoạn cũng thấy hơi rushed. Mình thì đặc biệt thích đọc giai đoạn đầu khi cụ còn trẻ, biết được sự hình thành tính cách, tâm lý và quá trình trưởng thành của Oppenheimer để có thể phần nào giải thích được những lý do và nguyên cớ những quyết định và hành động sau này của cụ. Sách thì phải nói siêu dài nhưng nói chung cũng rất recommend.

review sach oppenheimer
image

VII. Khả Khả Tây Lý, Ngọc Thụ

Nếu ai có đọc series Mật mã Tây Tạng của tác giả Hà Mã thì chắc sẽ nhớ tới hành trình của nhân vật chính Trác Mộc Cường Ba tới Khả Khả Tây Lý (Kekexili) trên cao nguyên Thanh Tạng. Là địa điểm làm bối cảnh chính trong cuốn 1, được miêu tả với muôn vàn cảnh thiên nhiên kì bí sông băng núi tuyết… , là khu thảo nguyên mênh mang khí hậu khắc nghiệt người ko thể sống nổi nên khu này đã trở thành thiên đường của các loài động vật hoang dã: gấu, sói, cáo, hươu … và linh dương Tạng.

image

Linh dương đực nè

Khả Khả Tây Lý là quê hương của linh dương Tây Tạng, do sống ở khu vực khí hậu khắc nghiệt cao hơn 5000m so với mực nước biển lạnh giá quanh năm này nên linh dương tiến hoá để có một bộ lông rất chi là dày, rất được giới mộ điệu phương Tây ưa chuộng bán được giá rất cao nên vào những năm 90 trước linh dương ở đây bị dân người Hồi (nghe nói, và cả số ít người Tạng nữa) săn trộm và tàn sát dã man. Số lượng linh dương ở đây giảm từ hàng triệu con xuống vài trăm ngàn con tiệm cận bờ tuyệt chủng.

image


Chính phủ TQ thời đó có bận đấu đá lẫn nhau rảnh đâu mà để ý tới cái khu đồng không mông quạnh này chứ đừng nói gì tới mấy con linh dương. Xuất phát từ cả yếu tố tín ngưỡng, Phật giáo Tây Tạng vốn rất tôn trọng tự nhiên cũng như các loài động vật xung quanh, ý thức bảo vệ môi trường của họ trước giờ vốn vô cùng cao. Vậy nên là thấy chuyện bất bình rút đao tương trợ, có một chú anh hùng người Tạng ở đây đã đứng ra thành lập đội đi tuần dã chiến, quyết tâm chống lại bọn săn bắt trộm này. Chú tên là Suonan Dajie.

image

Cáo Tạng

Do đội đi tuần này hoàn toàn là tự phát, không có chính phủ đứng đằng sau hỗ trợ vật tư vv trong khi dân săn bắt trộm do kiếm bộn từ việc buôn lậu nên ăn chơi trác táng, mua sắm khí tài đầy đủ, xe cộ súng ống không thiếu thứ gì. Ko ai tay ko mà bắt giặc được nên là để có thể đối chọi được với bọn chúng, trớ trêu là đội của chú cũng bắt buộc phải lấy linh dương bán kiếm tiền để mua súng ống đạn dược. Chú vốn ko phải là dân du mục lỗ mạng ít được ăn học mà thực tế là chú học rất cao, làm việc cũng có chức tước lớn nhưng đã bỏ tất cả vì sự nghiệp bảo vệ linh dương này.

image

Mông trắng chính là linh nguyên

Mặc dù có tiến hành vận động hành lang tác động để chính phủ quan tâm đến vấn đề này hơn nhưng không có hiệu quả, đồng thời cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều sau khi bị phát hiện chính đội của chú cũng dùng sinh mạng của linh dương để đổi lấy khí tài, chú đi thêm một bước nữa là mời một số nhà báo trong và ngoài nước đến tận nơi để chứng kiến sự tàn ác của cuộc đấu tranh tại xứ sở này. Chính bản thân chú cũng đã hy sinh trong công cuộc đó.

image

Côn Luân sơn khẩu tại Khả Khả Tây Lý

Nhờ có các nhà báo vào cuộc nên là vấn đề này được dư luận quốc tế rất quan tâm, chính phủ TQ chịu áp lực từ quốc tế cũng đã nhìn nhận chuyện này một cách nghiêm túc hơn là quyết định thành lập khu bảo tồn Khả Khả Tây Lý và đặt các trạm bảo hộ cũng như đưa quân đội vào đây để chấm dứt nạn săn bẳt trộm. 1 trong những trạm bảo hộ đã được đặt theo tên của chú Suonan Dajie. Cũng là trạm bảo hộ duy nhất ở Khả Khả Tây Lý mà khách du lịch được tới thăm. Khu vực sâu hơn của Khả Khả Tây Lý về cơ bản là cấm cả người TQ lẫn khách quốc tế. Để có thể vào được bắt buộc phải xin một cái permit vô cùng đắt tiền ( hình như mấy chục vạn 1 người cho 1,2 hôm trong đó). Vậy nên là đợt này chỉ có trớt quớt đi được ở cái mép Khả Khả Tây Lý thôi.

image

Checkin ngay với cái bia. Bình thường trước kia ở ngay gần viewpoint này có thể nhìn thấy nhiều linh dương Tạng lắm nhưng bây giờ mấy đoạn gần đường đông xe tụi linh dương ko xí xớn ra chơi nữa rồi nên chả thấy mống nào.

Nếu đi sâu vào bên trong thảo nguyên nữa thì chắc gặp nhiều thú lắm nhưng mà theo luật thì xe ko phải biển Khả Khả Tây Lý chính người bản địa thì ko được đi ra khỏi phạm vi đường bê tông. Vượt ra khỏi đường chính một cái là xem như phạm pháp có người alo cảnh sát luôn nên ko thể léng phéng lái xe việt dã xuyên cao nguyên ngắm thú như trong Mật mã Tây Tạng được.

image

Ngày đến Kekexili thì trời lại xấu, rồi lại có thêm một vài sự cố buồn khác nữa nên là ko enjoy hết được :(

image

Vịt ở đầu nguồn Trường Giang, Khả Khả Tây Lý

Để đến được Khả Khả Tây Lý từ phải đi từ Ngọc Thụ đến huyện Trị Đa (Zhiduo). Zhiduo như post trước có nói thì nổi tiếng vì nằm ở đầu nguồn sông Trường Giang, được xưng là “vạn lý Trường Giang đệ nhất huyện”. Được ca tụng là “nguồn của Trường Giang, tổ của trăm sông, đất của bò lông,quê của ca vũ,ngọn nguồn sinh thái, vương quốc động vật,cổ đạo Đường-Phồn cố đạo”“nhất giang cửu hà thập đại than”. Từ huyện Trị Đa đi về phía Tây, đêm ngủ ở Khúc Mã Lai (Qu Ma Lai), lên đồn công an điểm danh xong hôm sau mới được tiến vào khu không người ở Khả Khả Tây Lý. Thực ra cũng có thể nói huyện Trị Đa này là một bộ phận của Khả Khả Tây Lý.

image

Vịt Trường Giang tiếp

image

Gặp nhiều nhất là lừa Tạng nè. Tụi này sống bầy đàn, có quả bụng và chân màu trắng là đặc điểm nhận biết.

image

Sếu cổ đen cũng rất nổi tiếng nhưng mà hình mờ tịt :))

image

Bonus thêm hình e Ngao Tạng đi hoang :(

thanh hai qinghai travel photography tapnhantravel
image

Bò sống đọ với núi cao nguyên 5000m nên lông vừa dài vừa lại ú

V. Tam Giang Nguyên, Ngọc Thụ

Thành phố Ngọc Thụ có độ cao trung bình là hơn 3600m nên là mới từ đồng bằng (aka Tây Ninh) lên ở khách sạn hịn 1 chút để giúp khách dễ thích ứng với độ cao hơn ban đêm họ cho ăn buffet oxy thoả thích (trong phòng có ống dẫn oxy ngay đầu giường bật lên là phun oxygen như máy tạo ẩm). Mới đầu còn chảnh tính để tự quen với độ cao một cách tự nhiên cho lành mạnh thèm bật nhưng sang đến ngày hôm sau thấy hơi đau nửa đầu, có triệu chứng shock độ cao mà mới đi được nửa hành trình nên là hơi rét tối về nằm hít lấy hít để.

Để làm quen dần với độ cao thì ngay ngày hôm sau với Ngọc Thụ ko nên lao lực đi chơi quá nên là chỉ thong thả đi xem đền Kết Cổ - đền dòng Sakya - Hoa giáo lớn nhất ở Ngọc Thụ. Loạng quạng thế nào đến đúng ngày niệm kinh đầu tiên của đợt lễ lớn tháng 6, 2 bác tài người Tạng nhà mình lại theo dòng này nên được dẫn vô tận trong điện xem các lễ buổi sáng và công tác chuẩn bị.

image

Điện chính của đền Kết Cổ

image

Phía bên trái là khu nhà ở của các thầy. Mới xây lại sau hồi động đất nên nhìn hơi bị công nghiệp.

image

Lễ chính thức bắt đầu vào 8h tối nhưng đã tất bật chuẩn bị từ sáng sớm

image

Xem các thầy vẽ mandala. Tranh mandala rất đối xứng hồi trước cứ nghĩ các thầy tay không bắt giặc cứ thế hoạ thôi ai dè nay mới biết là cũng phải dùng compa, tool các thứ nhé.

image

On the road

Vì lễ 8h tối mới bắt đầu nên cho đến lúc ấy chạy đi thăm miếu công chúa Văn Thành trên Đường Phồn cổ đạo (đến được đến miếu thì ko có cái ảnh nào : )).

image
image

Trên đường đi qua thành đá Mani. Ko hiểu sao mà cả khu phố bên cạnh thơm lừng hương thịt nướng kéo nặng chân thiếu nữ. 

Đường Phồn cổ đạo là con đường mòn nối liền thủ đô Tây An của nhà Đường qua Tây Ninh tới Ngọc Thụ, xuyên qua Tam Giang Nguyên để tới Lhasa, Thổ Phồn (vương quốc Tibet ngày trước). Đây cũng là con đường mà 1300 năm trước công chúa Văn Thành của nhà Đường đã đi để đến làm dâu Tây Tạng, mang theo bao nhiêu là tuỳ tùng, của nả, sách vở và cả kinh Phật  làm của hồi môn, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế và hình thành Phật giáo Tây Tạng ngày nay (2700km nhưng cô đi 3 năm mới tới vì mỗi chỗ dừng chân nghỉ hẳn 2,3 tháng, chắc do hồi đầu hỏng có ham lấy chồng xứ lạ lắm.

image

Dừng chỗ nào cô cho vẽ tranh khắc tượng xây chùa Phật đến đó. 1 ví dụ 1 graffiti. Mặt Phật đầy đẵn đúng thẩm mỹ nhà Đường nha  

image

Đi tháng 6 hơi sớm hoa mùa hè chưa mọc nhiều lắm nhưng mọi người đã đem lều chõng ra cắm trại picnic tưng bừng rồi.

image

Sà vào làm quen rồi ăn hết nửa cả cái bàn picnic nhà người ta. Từ ảnh nhìn ko rõ chứ giữa bàn có mảng thịt bò yak khô hong gió to đùng ăn rõ là bon mồm : )). Cả nhà cô này đang trên đường hành hương nên là một lúc nữa lại gặp lại trên miếu công chúa Văn Thành. Người Tạng rất chi thân thiện hiếu khách các cô còn hỏi trong đoàn có đứa nào bị shock độ cao ko rồi cô cô lôi cho mấy miếng thảo dược người Tạng hay ăn để chữa bệnh nhìn như 1 cái mộc nhĩ khô mà ko shock độ cao ko được ăn nên quên tên dồi.

image

Mani núi trên cổ đạo. Ngoài mani núi còn Mani nước, mani .. rất nhiều loại hình như đương đăng ký di sản văn hoá thế giới mà quên mất tiêu.

image

Ngày nay Đường Phồn cổ đạo cũng trở con đường hành hương tới Lhasa rất nổi tiếng nên trên đường có thể bắt gặp rất nhiều người Tạng tam bộ nhất bái hoặc đi bộ tới Tây Tạng như các cô chú ni đi từ Cam Túc tới.

image

Có những nụ cười mà cả đời ta ko bao giờ quên.

Bình thường khi ai đó quyết định đi hành hương bằng đường bộ nếu người trong làng hoặc bạn bè người thân có ai sắp xếp được người ta cũng sẽ bỏ công bỏ việc là lái chiếc xe uỷ lạo như chú lái bên phải này mang đầy đủ vật dụng nấu nướng rồi đồ ăn đồ uống lều chõng để người hành hương có thể nhẹ nhàng lên đường với balo vừa phải. Thường xe sẽ chạy phía trước vài km, người hành hương sẽ đi bộ hoặc tam bộ, ngũ bộ nhất bái đi theo sau. Khi đi đến chỗ xe rồi thì họ sẽ nghỉ ngơi một chút như các cô chú lúc này.

Nếu hành hương chỉ đi một mình ko có người trợ giúp thì chỉ cần vẫy xe qua đường, ai cũng sẽ sẵn sàng chở giùm ba lô của người hành hương đi trước và đặt lại ở vệ đường trước đó khoảng vài km để họ có thể hành lễ và lấy lại ba lô rồi đi tiếp. Vậy nên đi trên Đường phồn cổ đạo thi thoảng sẽ hay thấy mấy chiếc ba lô được đặt hoặc buộc gọn gàng bên cột đường. Đấy chính là hành lý của những người hành hương được các tài xế hảo tâm đặt giùm lên phía trước.

image

Liên Hoa Sinh trên đường. Đi được đến miếu công chúa Văn Thành thì ko chụp ảnh nên chờ khi nào chôm được ảnh của bạn thì mềnh kể tiếp.


image

Chạy đến miếu công chúa Văn Thành xong vội vàng trở về Ngọc Thụ coi đại lễ. Đi coi lễ được gặp thầy chấp pháp siêu ngầu.

image

Đầu nguồn sông Lan Thương tại khu bảo tồn Ang Sai

Ngày hôm sau đi tiếp hành trình về nguồn các con sông.

Khoảng 55 triệu nước 2 mảng kiến tạo Ấn Úc và Á Âu va chạm vào nhau đã đẫn đến sự hình thành của cao nguyên Thanh Tạng cũng như tạo ra dãy Hymalaya có đỉnh Everest cao nhất Trái Đất hiện nay. 55 triệu năm tính ra so với tuổi của Trái Đất là còn rất mới và quá trình này vẫn còn đang diễn ra nên các nhà khoa học vẫn nhận xét là địa chất vùng này còn chưa ổn định. Chính từ những ngọn núi tuyết trên cao nguyên Thanh Tạng ở chính Ngọc THụ này đã chảy ra 3 dòng sông mẹ nuôi dưỡng 1/3 dân số thế giới: sông Trường Giang, sông Hoàng Hà và sông Lan Thương (lúc ở địa phận TQ gọi là Lan Thương khi sang địa phận quốc tế thì gọi là sông Mê Kong).

Trường Giang, Hoàng Hà và Lan Thương lần lượt có nơi khởi nguồn từ  3 huyện Zhiduo (Trị Đa), Maduo (Mã Đa) và Zaduo (Tạp Đa) tại Ngọc Thụ. Trong tiếng tạng thì Duo có nghĩa là nguồn, nên là Zhiduo có nghĩa là đầu nguồn của Zhi Qu (trị khúc). Maduo có nghĩa là Hoàng Hà - thượng lưu của Mã Khúc có nói đến ở post trước.

image

Thông Thiên Hà

Từ thành phố Ngọc Thụ đi tới Zhiduo đầu tiên sẽ thấy khúc sông Trường Giang mà lúc chảy ở mạn Ngọc Thụ gọi tên là Thông Thiên Hà. Ai mà còn nhớ Tây Du Ký thì sẽ biết Thông Thiên Hà này chính là kiếp nạn 81 mà thầy trò Đường Tăng phải vượt qua trên đường lấy kinh mang về Đại Đường. Hồi đầu khi các thầy trò đi qua đây thì có nhờ cụ rùa giữa sông chở giùm sang bờ bên kia. Cụ cho quá giang nhưng có nhờ một việc là đến lúc gặp Phật tổ rồi thì hỏi giùm là cụ năm nay bao tuổi rồi nhé, già quá rồi cụ nhớ hỏng có nổi.

Đến lúc 4 thầy trò thỉnh được kinh gặp được Phật tổ rồi công thành danh toại dzui qúa nhớ gì đến ai nữa nên là quên ko hỏi luôn. Đến đoạn đường về lại phải đi qua khúc sông này, cụ rùa mới hỏi thế hỏi hộ cụ chưa để cụ về làm mấy mâm đại thọ. Thấy cả 4 ông ậm ừ như gà mắc tóc là biết ôi nó quên chuyện của tôi rồi nên là cụ bực quá trả dép ông về. Đang chở ra giữa sông thì cụ hẩy cả 4 ông cùng mấy thùng kinh Phật mới thỉnh được về xuống. Sau khi lóp ngóp mãi bơi được lên bờ thì thấy kinh Phật ướt hết trơn rồi nên mới có chuyện ở khúc sông này Trư Bát Giới mới đem kinh Phật lên phơi trên đá. Nhưng vì ướt quá nên có nhiều đoạn chữ đọc ko nổi, chính vì thế nên đời sau mới có nhiều cách kiến giải kinh Phật khác nhau, vì sự cố này là Phật giáo mới chia thành 2 dòng Đại thừa và Tiểu thừa (đoạn này mình nghe bác tài kể lại thôi ko có check lại nên ko chắc chắn lém).

Bây giờ ở chỗ này người ta có quay lại thành 1 khu nhỏ trong đó có đặt hòn đá mà năm xưa Trư Bát Giới phơi kinh xong chữ bị lên phiến đá (đương nhiên là mang tính tượng trưng kỉ niệm thôi chứ chuyện thần thoại mà :v)

image

Vì mình là người VN mà nên để ý sông Mê Kong hơn. Khúc sông Lan Thương tại Tạp Đa. Đoạn này nhìn êm đềm vậy thôi chứ phần nhiều nó chảy xiết đục ngầu tràn bờ dữ wá nên được gọi là sông Lan Thương (nghĩa là cuồn cuộn sóng).

image

Một đêm ngủ lều ngay bên bờ sông Lan Thương tại khu bảo tồn Ngang Trại. Rét lạnh thấy mồ đắp 3 lớp chăn người muốn bẹp dí rồi mà vẫn tê tái. Đúng chiều lại có gấu lảng vảng ngay cạnh khu lều nên tối ko ai dám đi đâu nằm im ru trong nhà.

image

Gặp được một đàn linh nguyên

image

Gặp cáo Tạng, với ít thỏ rừng và một đàn dê xanh

image

Hôm trước lúc mới tới mưa dữ tối trời tối đất quá tưởng trôi cả xe cả người xuống dòng Lan Thương để bơi về đất mẹ rồi may mà hôm sau hửng một tý còn thấy được mấy mẩu núi đá.

image

Từ lúc thành lập khu bảo tồn là chính phủ bắt người dân sống ở khu vực này phải di tản hết. Giờ chỉ còn sót lại một vài gia đình Tạng du mục vẫn trú ngụ nơi đây thôi (bên cạnh bộ đội ở trạm gác)

image

Bò ở Tạp Đa

Huyện Tạp Đa không chỉ là nơi có dòng sông đầu nguồn của Mekong-Lan Thương, mà còn là “quê hương của đông trùng hạ thảo” (gọi tắt là trùng thảo) ở Thanh Hải. Ngay giữa trung tâm huyện lỵ Tạp Đa có 1 cái quảng trường Đông trùng hạ thảo. Người ta còn hay nói rằng người Hán lên huyện Tạp Đa chỉ có 2 mục đích, một là tìm về đầu nguồn sông Lan Thương, hai là tìm đông trùng hạ thảo thôy.

image

Địa hình càng cao, chất lượng trùng thảo càng tốt. Mưa nhiều hay thiếu nắng, trùng thảo cũng không ngon.

image

Đi đúng mùa đào đông trùng chính vụ nên là xấp vội vô làm quen với 1 gia đình người Tạng ở Tạp Đa xin đào mới.

image

Lúc mới đào lên thì còn tươi dính đất như này nhé

image

Rồi phải lấy bàn chải ra rũ đất như vầy nè. Nhẹ nhàng thôi mắc tiền lắm đứt cọng râu là xỉu tại chỗ luông.

image

Xong đem phơi khô nhé. Phơi xong nó teo lại còn xíu à.

thanh hai qinghai travel photography tapnhantravel
image

Tour động vật hoang dã tại Ngọc Thụ, Thanh Hải chuẩn bị bắt đầu

IV. Khu tự trị Tạng Ngọc Thụ (1)

Tiếp tục đi về phía Tây mới là các điểm chính của hành trình cũng như là những nơi mà mình muốn đến nhất khi tới Thanh Hải: Ngọc Thụ, Tam Giang Nguyên và Khả Khả Tây Lý.

image

Sáng sớm đổi sang 2 con xe việt dã xuất phát từ Cộng Hoà đi lại nhìn thấy ruộng cải và thanh khoa bên bờ sông Hoàng Hà

Từ Cộng Hoà tới Ngọc Thụ là hơn 600km đường đi mải miết từ 8h sáng tới 8h tối mới tới được nơi vì trên cao nguyên chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao đất đường đêm thì đóng băng lại do rét mướn sáng hôm sau mặt trời lên lại nở hết cả ra vì nóng. Cứ liên tiếp tuần hoàn như vậy nên mặt đường trồi thụt liên tục, uốn lượn như đồ thị hình sin nên xe chạy bập bềnh cứ như chơi thú nhún. Thế mà đoạn ko bị bắn tốc độ bác tài cứ mát ga hơn trăm cây số/h làm các cháu trong xe nín hết cả thở.

image

TQ giờ lắp camera phạt nguội với theo dấu người dân rất chi là kinh. Lúc xe vừa trờ tới địa phận Quả Lặc, chụp camera thấy người lạ một phát là đồn công an lập tức gọi điện thoại tới cho bác tài hỏi mấy đứa ấm ớ đi cùng trên xe là 6 đứa ngoại quốc hôm trước mới xin permit đấy đúng ko. Ko biết nếu bảo ko thì có bị dẫn độ về sân bay ko nhỉ.

Để giải quyết cho vấn đề đường hỏng liên tục chả kịp sửa này là dựng các cây tán nhiệt chạy bằng năng lượng mặt trời ở 2 bên đường để tránh cho mặt đất bị đóng băng vào lúc thời tiết lạnh. Nhưng vì làm vậy khá là tốn kém nên chỉ làm nhiều ở đường cao tốc Thanh Tạng huyết mạch mấy ngàn cây số thôi còn mạn Ngọc Thụ này lưu lượng người sử dụng ít hơn nên thi thoảng mới thấy có một ít (hok có chụp ảnh).

Lên cao nguyên hơn 3000m rồi nên là người ít bò nhiều. 1 con bò yak giá khoảng 1 vạn tệ 1 chú (khoảng 35tr vnd). Nhà nào nuôi ít thì năm chục gần trăm con, đàn nào nhiều thì vài ngàn con có lẻ. Nghe nói người chăn thường đào một cái hố đâu đó nằm xuống dưới tránh gió tránh rét nên bình thường nhìn không có thấy. Cuộc sống cao nguyên của người Tạng chủ yếu phụ thuộc vào bò yak: thịt, sữa dùng để ăn, lông để may áo, may lều, còn dùng để thồ hàng, cày bữa, phân bò thì dùng để làm chất đốt … nên nuôi được bò là có thể tự cung tự cấp đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cơ bản rồi. Bò thuần hoá thì sống được khoảng hơn 20 năm, mua vài con làm giống rồi từ đó sinh sản thêm ra lời gấp mấy lần gửi tiết kiệm. Tuy nhiên tuy tài sản tích luỹ chạy bằng cỏ này chịu khổ giỏi nhưng gặp phải những năm dịch bệnh hoặc tuyết lớn quá có khi chết cả đàn là tay trắng nên là nào giờ chính phủ TQ vẫn vận động dân du mục định cư cố định ở làng xóm và ít chăn thả tản mát nay đây mai đó như trước giờ nữa.

image

1 bức ảnh toàn tiền là tiền. Cỏ đầu hè vàng khè mà vẫn phải cạp.


image
image

Dạo gần đây Thanh Hải làm công tác bảo tồn thiên nhiên rất tốt nên là lượng động vật hoang dã ở khu vực này cũng rất nhiều. Vd như là lừa Tạng hoang nè, kền kền nè ..

image

Xingxing Hai tại Maduo (Biển sao - gọi vậy vì cả khu này là cả cụm hồ nước ngọt to nhỏ đủ kích cỡ lại bạt ngàn như sao trên trời vậy)

Từ Cộng Hoà đi miết gần 300 km tới huyện Maduo (Mã Đa) thuộc châu tự trị Guoluo (Quả Lặc) là tới địa phận đầu nguồn con sông mẹ của nền văn minh Trung Hoa - sông Hoàng Hà. Sông Hoàng Hà được sinh ra từ núi Ba Nhan Khách Lạp (Bayan Har) thuộc dãy Côn Lôn tại Maduo, tận nguồn nghe nói chảy có xíu xíu vậy thôi vậy mà cũng tích được 2 hồ chị em Erling và Zhaling (hồ nghe nói vừa to vừa đẹp nhưng người nước ngoài cũng đang bị cấm :/ ) rồi chảy ra được đến đây vỡ thành hàng trăm cái hồ nước ngọt nhỏ gọi là cụm hồ Xingxinghai rồi lại chảy tiếp xuống dưới mạn Cộng Hoà, Quý Đức như ở post dưới.

image
image

Chuột ko đuôi - mồi khoái khẩu của các loại động vật cao nguyên và cá Hoàng hà tại hồ sao. Giống cá này cũng là động vật được quốc gia bảo vệ nên ko được bắt và người Tạng cũng có truyền thống thuỷ táng và ko ăn động vật bơi dưới nước nên mấy con cá này ko có thiên địch gì hết. Thấy có người là bu tới ào ào vì biết là người ta đến cho ăn.

image

Có cờ lungta là biết là hồ thiêng nhé.

image

Đèo Bayan Har (4824m)

Qua đến đèo Bayan Har là xem như chính thức đã đi vào đến địa phận Ngọc Thụ rồi. Trời vừa gió vừa lạnh, đèo thì cao gần 5000m không khí loãng ai nấy há mồm thở như cá mắc cạn nên ko xí xớn gì nhiều.

image

Ngồi xe hơn chục giờ đồng hồ cuối cùng đã tới được Ngọc Thụ. Cảnh thành phố hơi bị anti-climax tý vì khoảng hơn chục năm trước đây là tâm chấn của vụ động đất lớn 7.1 độ richter thương vong rất nhiều, nhà cửa đổ nát hết sau đó được viện trợ từ cả nước xây mới lại rất nhiều trong thời gian ngắn nên ko còn được nhìn thấy bóng dáng xưa cũ của nó nữa.

image
image

Thành đá Mani tại Ngọc Thụ

thanh hai qinghai yushu travel photography tapnhantravel
image

Kỳ Liên Sơn (Qilian Shan) trên đường đi tới hồ Thanh Hải

III. Huyện Cộng Hoà

Lẽ thường là đến tỉnh Thanh Hải người ta phải lao đi hồ Thanh Hải xoã xượi cho bõ cái công, dù gì cũng là hồ nước mặn cao nhất trong Đại lục mà ai ai cũng check-in ca tụng (vốn hồ này từng là một phần của biển nhưng do sự trồi lên của cao nguyên Thanh Tạng nên nhấc luôn cả cái vạt biển này lên giờ để nó bơ vơ mắc kẹt ở đây mới thành hồ nước muối giữa lòng cao nguyên như thế này). Nhưng không :v. Vì thổ địa ở đó một mực kêu giờ chính phủ quây toàn bộ cái hồ đóng rào ko cho ai vô rồi thu vé vào cửa mắc như quỷ xong đi vô coi được môĩ cái vũng nước xong thôi chả có rì đâu đứng ngoài xem xem tý cho biết là được rồi. Thôi cũng tặc lưỡi chiều bạn vì lúc đến được khu thắng cảnh cũng gần giờ đóng cửa rồi có xuỳ tiền chạy vô cũng chỉ coi được chút xíu là bị đuổi ra, tháng 6 cải vàng còn chưa kịp nở chắc cũng khó chụp được hình đẹp nên đứng ngoài hàng rào ngó nghiêng tý rồi chạy xe về huyện Cộng Hoà nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chặng hành trình hardcore đợt sau.

image

Hồ Long Dương (Long Yang gorge)

Trong huyện Cộng Hoà (Gong He) có cái hẻm núi Long Dương là hẻm núi đầu tiên mà sông Hoàng Hà chảy qua sau khi từ nguồn chảy tới cao nguyên Thanh Hải. Cửa hẻm núi chỉ rộng 30 mét và tổng chiều dài khoảng 33 km với 2 bức tường bằng đá granit cứng đứng thẳng và cao gần 200 mét nhìn từ trên cao trông rất giống hình một con rồng.

image

Nhìn từ đây thì ko thấy rồng hay thằn lằn chi hết

Vị trí địa lý này rất phù hợp làm thuỷ điện nên các bạn TQ lập luôn 1 trạm thuỷ điện ở đây (trữ lượng to chỉ sau đập Tam Hiệp) rồi đầu tư thêm thành khu thắng cảnh nên trồng hoa cỏ làm tiểu cảnh tưng bừng vừa đẹp vừa mới mỗi tội chả có mấy mống khách. Khu bên trong huyện Cộng Hoà thì càng lặng như tờ về đêm cứ như thành phố ma vì ngoài cái hẻm núi kia ra chả có gì chơi cả nên ko ai người ta ở qua đêm tại đây làm chi hết.


Trồng dương, trồng hoa, toilet xịn xò này nọ rất chi là đầu tưALT

Trồng dương, trồng hoa, toilet xịn xò này nọ rất chi là đầu tư

image

Nơi đây còn có tên gọi là Colorado của TQ :))

image

Đằng xa xa là khu thuỷ điện (cấm vào)

image

May quá có cái đồng cải gỡ gạc cho chuyến Thanh Hải mùa hè

image

Thanh Hải trồng rất nhiều tử đinh hương, từ đường bê tông cho đến trên núi, chỗ nào cũng thơm phức

image


Kết thúc chặng 1 nghỉ dưỡng tại Thanh Hải tại đây từ giờ trở đi là chặng 2 bão táp :x

thanh hai qinghai travel photography tapnhantravel
image

Công viên địa chất Khảm Bố Lạp (Kanbula), Hoàng Nam, Thanh Hải

II. Khu vực Hoàng Nam

Do nằm ở phía nam sông Hoàng Hà nên khu tự trị Tạng này gọi là Hoàng Nam. Hoàng Hà lúc xuất phát từ núi Bayan Har thuộc dãy Côn Lôn trên cao nguyên Thanh Tạng thì cũng chỉ có xíú, lại sinh sau đẻ muộn nên chưa có đủ sức mạnh vượt núi cao nguyên nên chỉ có thể chảy men theo sơn mạch vậy nên mềm mại uốn éo lững thững chảy qua Hoàng Nam.

image

Phía xa là 9 khúc sông Hoàng Hà

image

Nước sông Hoàng hà xanh ngọc tại Quý Đức (Gui De County)

Hoàng Hà có nhiều trầm tích nên nước sông nổi tiếng đục vàng thế nên mới có câu tội lỗi này nhảy xuống sông Hoàng Hà cũng không thể rửa sạch nhưng ở thượng nguồn Thanh Hải nước sông do chạy qua hẻm núi Long Dương ở Cộng Hoà, trầm tích lắng xuống hồ thuỷ điện Long Dương nhân tạo ở đây rồi mới đổ về Quý Đức nên nước sông ở 2 mạn này trong veo.

image

Hồ Long Dương (Long Yang Lake) , huyện Cộng Hoà (Gong He Xian), Hải Nam

image

Có ruộng cải nên thơ lừa tình quá thể

image

Kho nước Lí Gia Hiệp (Li Jia Gorge) thuộc công trình trị thuỷ nằm bên trong công viên địa chất Kanbula, Hoàng Nam.

Công viên địa chất Kanbula này nằm ở khu vực giao giữa cao nguyên Thanh Tạng và cao nguyên Hoàng Thổ, có địa mạo Đan Hà đất đỏ cũng rất nổi tiếng (màu sắc và quy mô thì vẫn kém Trương Dịch 1 chút). Công viên to bự chảng nhưng đến đúng hôm nắng quá ai nấy rũ rượi như cái giẻ vắt vai nên đi loăng quăng có 1 xíu.

image

Địa mạo Đan hà trong công viên

image

Hoàng Nam cũng có rất nhiều tu viện Phật giáo đẹp và có huyện Đồng Nhân nổi tiếng với truyền thống nghệ thuật Tạng như vẽ thangka .. nhưng ko kịp ghé, chỉ kịp đi qua đền Hạ Quỳnh (Xiaqiong Si). Hạ Quỳnh Gompa được thành lập năm 1394 là một trong những học viện Phật giáo lâu đời nhất Thanh Hải. Vị Lạt ma sau khi học ở đây 9 năm đã thành lập nên phái Cách Lỗ, nên là tu viện này có thể được coi như là khởi sinh cho phái mũ vàng.

image

Hạ Quỳnh Gompa (Xia Qiong Si) vì vị trí khá xa xôi nên ít bị khách du lịch quấy nhiễu

image

Chỉ có các A Khả (tiếng Tạng chỉ các hoà thượng còn đang tu hành) chăm chỉ niệm kinh.

image

Trên đường lên đền Hạ Quỳnh có gặp một gia đình đi làm lễ, đốt vàng thả giấy đầy trời.

image
image

Đêm về được ở trong hợp viện nhà Tạng gỗ đạt kỷ lục thế giới ở ngay gần bên công viên Kanbula làm ace hú hét quá chừng

thanh hai qinghai travel tapnhantravel
image

Tu viện Kumbum - Tháp Nhĩ Tựmột trong sáu tu viện quan trọng của phái Cách lỗ mũ vàng được thành lập từ năm 1379 là một tổ hợp tu viện rất lớn diện tích hơn 600 mẫu.

II. Tây Ninh và các khu vực phụ cận Hải Nam

Mọi hành trình tại Thanh Hải thường bắt đầu từ Tây Ninh - thành phố trung tâm của tỉnh Thanh Hải , điểm kết nối giữa Trung Nguyên và miền Tây Trung Quốc. Là một phần của con đường tơ lụa kết nối Á Âu cũng như nằm trên Đường Phồn cổ đạo kết nối Trung Hoa & Thổ Phồn cũng như là biên giới giữa triều Hán, Đường với Tây Vực trong lịch sử, ngày nay Tây Ninh vẫn tiếp tục với vai trò quan trọng của mình như là đầu mối giao thông từ nội địa TQ đi vào cao nguyên Thanh Tạng cũng như là điểm khởi hành cũng như bắt buộc phải đi qua của đường sắt Thanh Tạng cùng các đường quốc lộ huyết mạch khác của TQ.

Thanh Hải có tổng cộng 44 sắc tộc cùng sinh sống nhưng nhân khẩu nhiều nhất và phân bố rộng rãi nhất là người Tạng, sau đó là người Hồi, người Thổ, người Mông Cổ … Riêng người Hán tập trung nhiều nhất ở khu đô thị chính là Tây Ninh. Chính vì nhiều sắc tộc như vậy nên ở Tây Ninh có thể nhìn thấy đền thờ Phật giáo Tây Tạng, mosque của người Hồi giáo cũng như đền thờ Đạo giáo xuất hiện ở rất nhiều nơi (do Đạo giáo được cho là xuất phát từ núi Côn Luân, nằm trên cao nguyên Thanh Tạng trong địa hạt Thanh Hải nên ở đây có 1 số đền thờ Đạo giáo rất nổi tiếng).

image

Bắc Thiền Tự (Bei Chan Si - Tulou Guan)

Bắc Thiền Tự hay còn gọi là Bắc Sơn Tự được xây dựng từ thời Nguỵ (năm 106 trước Công Nguyên) vốn trước đó là một ngôi chùa Phật giáo nhưng sau đó chuyển thành đền thờ Đạo giáo được dựng dựa vào núi Bắc Sơn. Do trên bề mặt núi có các vân chia từng tầng từng lớp nhìn rất giống kiến trúc tầng của Thổ Lâu nên đền này còn có tên gọi là Thổ Lâu Quan (Tu Lou Guan). 

image

Tượng Phật tự nhiên cao 30m ở Bắc Thiền Tự. Tượng này nhìn xa có thể thấy rõ đầu, thân, tứ chi cũng như ngũ quan đầy đặn rất có phong cách nghệ thuật đời Đường.

image

Đương mùa mẫu đơn nên bên trong khuôn viên hoa nở tưng bừng. Phía trên đèn lồng đỏ có in 3 chữ Thổ Lâu Quan.

image

Câu đối và đèn lồng đỏ.


image

Lâm trường Tiên Mễ (Xian Mi) : từ Tây Ninh chạy mấy chục km đi về lâm trường ngắm cảnh thảo nguyên. Cừu nè.

image

Dê nè, đông như kiến cỏ

và nhân tiện có rẽ vô một ngôi đền Tạng (quên tên ..)

image

Đền thờ Phật giáo Tây Tạng ở Trung Quốc trộn lẫn rất nhiều yếu tố của người Hán vd như hình dạng cổng đền mái ngói 2 tầng, treo đèn lồng đỏ, cùng chạm khác hoạ tiết rồng phượng ..

image

Đỉnh núi tuyết Cương Thập Ca (Gangshiqia Peak) : đỉnh này nằm trong dãy Kỳ Liên (Qilian Shan) , có độ cao 5254m nằm cách Môn Nguyên (Men Yuan) 36km là một trong những đỉnh núi tuyết được mở cửa với du khách, cho phép được leo lên đỉnh với permit đơn giản.

image

Hôm này cũng có rẽ qua Môn Nguyên (Men Yuan) nơi nổi tiếng với đồng cải vàng trải dài hàng chục km nhưng vì mùa cải là tháng 7, hiện giờ mới có tháng 6 nên đồng vẫn xanh lè. Và bên cạnh cải thì Thanh Hải còn trồng nhất nhiều lúa mì Thanh Khoa - vừa là lương thực chính để nấu mì, vừa có thể đem đi nấu rượu - 1 đặc sản ai cũng phải thử ở Thanh Hải. Trên hình là đồng lúa mì thanh khoa với backdrop và dãy Kỳ Liên ở Môn Nguyên.


image

Hành trình đi chụp mông cừu

image

Ở Thanh Hải còn có rất nhiều sóc đất. Con nào cũng ú na ú nần

thanh hai qinghai travel tapnhantravel
image

Hè Thanh Hải.

Hè đến rồi bâng khuâng ko biết đi đâu. Chợt nhớ ra lâu rồi ko đi Trung Quốc, mà hè TQ thì popular nhất vẫn là Thanh Hải. Lúc đầu vốn chỉ định bay đến Tây Ninh ghép tạm đoàn nào bên TQ lượn mấy cái hồ rồi tếch về cho gọn ghẹ. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại đã mua mâm phải đâm mâm cho thủng, mắc công đến đấy thì phải đi cho bõ. Vậy là từ ngày quyết định trong vòng 1 tháng vừa bận giang nắng ở Wadi Rum vừa vận động hết các thể loại contact wechat cũ đi 1 một vòng khảo giá xe cộ, đọc công lược trên mafengwo, lên lịch trình, lấy ảnh lừa tình của các bạn TQ đi lùa các bạn đồng hành đi cho đủ mâm đủ phòng đủ xe road trip rồi mua vé mb, làm visa cấp tốc .. may sao ko bị rớt đồng chí nào, lành lặn đủ 6 mống đặt chân tới Thanh Hải.

Thanh Hải làm du lịch chưa tốt như Tứ Xuyên hay Tân Cương, khách du lịch cũng bị hạn chế chỉ hay đến vào mùa cao điểm là mùa hè còn các mùa khác trong năm thì khá là đìu hiu, du khách TQ ở đây so với các tỉnh khác còn ít chứ chưa cần nói tới du khách nước ngoài. Vật giá mặt bằng chung liên quan đến du lịch như xe cộ … cũng cao hơn so với Tứ Xuyên. Nhưng ngược lại chính vì như vậy nên đi Thanh Hải ko có cảm giác thương mại hoá nhiều như những tỉnh khác. Người dân cũng lành hiền và nhiệt tình hơn, bên cạnh thắng cảnh tự nhiên còn có hơi thở văn hoá Tạng thuần khiết vì trước kia nơi đây vốn là một phần của Vương quốc Tibet, lại được đi coi động vật hoang dã trên cao nguyên Thanh Tạng. Vừa được trải nghiệm cảnh lại trải nghiệm thú, lại được enjoy sự hiếu khách của người bản địa rồi trải nghiệm lịch sử, văn hoá cái gì cũng có thật là mê. Chắc đây cũng là nơi duy nhất ở TQ mà mình sẵn sàng quay lại lần 2 để khám phá tiếp.

I. Tổng quan

Người ta vẫn hay nói chưa đi tới Tây Bắc thì chưa biết Trung Quốc rộng lớn như thế nào. Tây Bắc của Trung Quốc dùng để chỉ khu vực 5 tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tân Cương, Thiểm Tây và Ninh Hạ. Trước đó mình mới đi được Tân Cương nhưng Tân Cương đã lớn rồi thì Thanh Hải còn lớnnn hơn mấy lần thế nữa. Roadtrip 13 ngày đa phần ngày nào cũng đi hùng hục, trung bình chạy từ 350 ~ 500km/ngày, có những hôm đi 800km từ tinh mơ cho đến tối mịt miệt mài đến được khách sạn thì cũng 10h đêm, ăn vội ăn vàng được mỗi miếng cơm xong 11h khuya còn bị bắt ra đồn công an điểm danh xong các chú mới cho về ks ngủ thiệt là hốt hoảng.

image

Tỉnh Thanh Hải được chia làm 8 khu hành chính: 1 thành phố (số 3 - Tây Ninh), 1 địa khu (số 4 - Hải Đông) và 6 khu tự trị (Hải Tây, Hải Bắc, Hải Nam, Hoàng Thổ, Ngọc Thụ và Quả Lặc), nhìn trên bản đồ thì cả tỉnh có hình dạng giống như một con thỏ với hồ Thanh Hải nằm ở vị trí con mắt. Do vị trí khá đặc biệt giáp với Cam Túc ở phía đông bắc, giáp với Tân Cương ở phía tây bắc, giáp với Tứ Xuyên ở phía đông nam, và giáp với khu tự trị Tây Tạng ở phía tây nam nên ngoại trừ mạn Tây Ninh, Hải Đông, Hải Nam, Hải Bắc nơi có hồ Thanh Hải, hồ muối Chaka, Môn Nguyên, Đồng Nhân … là những địa điểm dễ đi và khá popular trên hành trình tham quan Thanh Hải thì chính phủ TQ hiện đang hạn chế việc cho phép du khách nước ngoài tới châu Ngọc Thụ (số 7), Quả Lặc (số 8), Hải Tây(số 1) muốn tới phải tiến hành báo cáo xin permit trước, tới chỗ nào là phải đích thân đi trình diện công an bữa đó (mỗi chỗ 1 loại permit nhé). Và cho dù có permit đi chăng nữa thì vẫn có rất nhiều điểm được cho là nằm trong khu vực quân sự, có vị trí chiến lược đặc biệt hay thậm chí chỉ là khu công viên bảo tồn quốc gia,  vd như sâu đầu nguồn sông Hoàng Hà, Trường Giang … hay phía Tây Khả Khả Tây Lý cũng cấm khách du lịch nước ngoài và cả nhiều điểm ở khu Hải Tây nữa (nghe nói vì có nhiều kho vũ khí rồi tên lửa đạn đạo này nọ). Đến người bản địa muốn vào còn rất khó và rất tốn kém). Mặc dù vậy thì chính sách đối với khách du lịch ở Thanh Hải ko đồng nhất và hay thay đổi, lúc thì cho lúc thì ko nên việc lên lịch trình tới khu vực này cần phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng điều chỉnh và bẻ cung thậm chí ngay phút chót).

image

Cảnh nhặt trên đường tại huyện Trát Thanh, Tạp Đa, Ngọc Thụ

Vì phần lớn địa phận tỉnh Thanh Hải nằm trên cao nguyên Thanh Tạng được mệnh danh là nóc nhà thế giới nơi có dãy Côn Lôn, Hymalaya án ngữ cũng như là khởi nguồn của 3 con sông mẹ Trường Giang, Hoàng Hà, Mê Kong cùng rất nhiều hồ nước mặn ngọt, núi tuyết sông băng nên Thanh Hải có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên rất lớn. Trong khoảng chục năm gần đây chính phủ Trung Quốc cũng chú ý nhiều tới việc bảo tồn giữ gìn khu vực này nên cứ chỗ nào đẹp đẹp đồng không mông quạnh là nhảy vô trồng rừng rồi quây vào dựng công viên quốc gia, khu bảo tồn hết sạch: 3 khu vực 3 con sông đầu nguồn Trường Giang, Hoàng Hà, Mê Kong (lúc ở trong Trung Quốc thì gọi tên sông Lan Thương) thì được quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên Tam Giang Nguyên (nghĩa là nguồn của 3 con sông) từ năm 2000. Trước trong đó có bao người bản địa thì đền bù đuổi đi gần hết để lại cả thế giới cho các loài động vật hoang dã (và căn cứ quân sự). 

image

Thượng lưu sông Lan Thương tại khe núi Lan Thương thuộc khu bảo tồn Ngang Trại

Khu vực dãy núi Khả Khả Tây Lý (Hoh Xil) nằm ở phần tây bắc của cao nguyên do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt trước giờ vốn khu vực gần như không có dân cư nào giờ chẳng được ai đoái hoài gì nhưng sau khi sự kiện anh hùng người Tạng lập đội tự vệ bảo vệ linh dương Tây Tạng ở khu vực này khỏi dân săn bắt trộm nổi tiếng thế giới, dưới áp lực của dư luận quốc tế chính phủ TQ đã chính thức quây nốt khu này thành khu bảo tồn tự nhiên, cắm chốt nghiêm ngặt để hạn chế triệt để nạn săn bắt lậu. Giờ đây nơi này đã trở thành thánh địa của linh dương Tây Tạng cùng các loài động vật hoang dã khác cứ mỗi tháng 5 hàng năm hàng vạn con linh dương Tạng sẽ di cư hàng trăm ngàn km để đi tới hồ Trác Nãi, hồ Thái Dương … Kekexili ở trung bộ Tam Giang Nguyên để sinh đẻ.

image

Mùa ngắm động vật tại Thanh Hải. Bò yak thì chỗ nào ở Thanh Hải cũng có thể nhìn thấy.

Mấy chỗ sâu trong Khả Khả Tây Lý này thì cấm, cấm hết ko cho ai được vô. Chắc trừ mấy đoàn làm phin tài liệu thi thoảng được cho permit giá cắt cổ đi vô chụp hình các e một 2 hôm để TQ đem đi khoe thiên hạ đặng lấy danh hiệu di sản thiên nhiên thế giới chứ ko thì tạm thời trong tương lai gần đến người Tạng bản địa Ngọc Thụ, Khúc Mã Lai còn ko có cơ hội diện kiến mấy hồ này chứ đừng nói tới khách nước ngoài. 

Chính vì có nhiều hạn chế như vậy nên hành trình tới Thanh Hải ko được tự do đi tới tất cả những địa điểm mong muốn tới nhưng cũng đã la liếm đến hết sức có thể tính tại thời điểm đi là tháng 6/2023 nên chỗ nào cũng mon men tới được 1 tý. 

image

Mani đá trên Đường Phồn cổ đạo - con đường mòn nối liền triều Đường nhà Hán và vương quốc Thổ Phồn xưa, là con đường mà 1300 năm trước công chúa Văn Thành của nhà Đường đã đi đến để làm dâu Tây Tạng, mang theo Phật giáo làm của hồi môn, tạo tiền đề cho việc hình thành Phật giáo Tây Tạng - Phật giáo Mật Tông mang bản sắc huyền bí của riêng Tây Tạng cũng đi qua Ngọc Thụ và để lại rất nhiều dấu ấn ở đây. 

Bên cạnh thăm thú thắng cảnh tự nhiên, ngắm chim muông động vật, Thanh Hải còn là nơi để cảm nhận văn hoá Tạng thuần khiết bởi địa phận tỉnh Thanh Hải trước kia vốn là bang Amdo thuộc vương quốc Thổ Phồn (Tây Tạng cũ). Vương quốc Thổ Phồn có thể được chia thành 3 khu vực chính do 3 bộ lạc Vệ Tạng (U-Tsang), Kham và Amdo tạo thành.  Sau đó khi nhà Nguyên sát nhập Tây Tạng để dễ bề cai trị đã tách và xé lẻ các cộng đồng này ra. Trong đó thì người Vệ Tạng hiện sống chủ yếu ở khu vực khu tự trị Tây Tạng, Lhasa hiện nay, người Amdo chủ yếu ở mạn Thanh Hải, Cam Nam ở Tứ Xuyên (Đạt Lai lạt ma thứ 14 cũng chính là được sinh ra tại Amdo), người Kham (Khang Ba) được cho là dũng mãnh và hiếu chiến nhất ra cho phân tán sống rải rác ở các khu Cam Tư, A Bá ở Tứ Xuyên, Xương Đô ở Tây Tạng và ở châu Ngọc Thụ thuộc tỉnh Thanh Hải, TQ hiện nay. Đặc biệt ở mạn Ngọc Thụ, do vị trí địa lý xa xôi cũng như các nguyên nhân lịch sử khác nơi đây được đánh giá là 1 trong những khu vực giữ nguyên được màu sắc truyền thống Phật giáo Tây Tạng nhất. Thậm chí còn được đánh giá là lưu giữ được bản sắc thuần khiết còn hơn cả Tây Tạng. 

image

Trang phục truyền thống người Tạng

Ở Thanh Hải có tổng cộng 670 gompa Phật giáo Tây Tạng thì ở Ngọc Thụ đã chiếm 1/3 số lượng. Phật giáo Tây Tạng có 5 tông phái lớn: Nyingma là tông phái lâu đời nhất với đại sư Liên Hoa Sinh làm sư tổ, phái Ning Mã có sắc phục mũ đỏ, nên còn được gọi là Hồng Mạo Giáo. Phái sa—skya (Tát-ca phái hay Hoa giáo) , Phái Kagyu (Ca-nhĩ-cư phái hay Bạch giáo), Phái Cam-Đam,  Phái Gelugpa (phái Cách Lỗ hay Hoàng Mạo Giáo). Phần lớn các tu viện phái Ninh Mã ở Thanh Hải đều được tập trung ở Ngọc Thụ và châu Quả Lặc và đặc biệt đều là ở những nơi có vị trí hiểm trở xa xôi trong rừng núi. Bạch giáo ở THanh Hải có 105 tu viện thì ở Ngọc Thụ đã chiếm 103. Riêng Hoa giáo toàn bộ 28 tu viện đều nằm ở Ngọc Thụ. Vì Hoa giáo là giáo phái của 2 bác tài người Tạng trong chuyến đi này, đồng thời lại đi đúng dịp lễ lớn nên mọi người đã được chứng kiến tận mắt từ buổi lễ sáng cho đến các bước chuẩn bị cho lễ Phật đản cũng như nghi lễ được tổ chức trong dịp Đại lễ này ở đền Kết Cổ (Jie Gu Si), Ngọc Thụ. 

image

Nghệ thuật Tạng đầy màu sắc tại căn nhà gỗ Tạng đạt kỷ lục Guiness ở gần công viên quốc gia Kanbula

thanh hai qinghai travel photography travel
Hôm nào lỡ mang cuốn này ra ngoài đọc là cứ phải thậm thụt che bớt cái bìa đi ko người đời lại đánh giá tuổi làm mẹ thiếu nhi được rồi mà lại đi mê truyện khủng long. Nếu tính trên lịch sử 4.5 tỷ năm từ thời điểm hình thành thì hơn 2 tỷ năm trong đó...

Hôm nào lỡ mang cuốn này ra ngoài đọc là cứ phải thậm thụt che bớt cái bìa đi ko người đời lại đánh giá tuổi làm mẹ thiếu nhi được rồi mà lại đi mê truyện khủng long. Nếu tính trên lịch sử 4.5 tỷ năm từ thời điểm hình thành thì hơn 2 tỷ năm trong đó Trái Đất là thuộc về loài vi khuẩn. Chỉ khoảng 1.8 tỷ năm về trước lũ đơn bào này mới biết hợp thể thành các Siêu Xay-da. Ở mức độ Siêu Xay-da cấp 1 thì chúng mới hoá được thành con Spongebob hay lũ sứa bầy nhầy thôi. Mãi đến lúc tiến hoá ra được cái sống lưng với cái vỏ thì tạm gọi là lên nấc cuối level Full Power Siêu Xay-da cấp 1, trạng thái nói chung so với hồi đầu ko khác biệt là mấy nhưng tạm thời cho như là đã tốt nghiệp. 

Mãi đến khoảng tầm 540 triệu năm trước trong kỷ Cambri thì bọn nó mới bùng nổ thăng cấp được level cấp 2, từ vây và xương sống cũ chúng trăm biến vạn hoá thử sai các kiểu để đẻ ra hàng trăm thực thể sinh vật phức tạp khác, con thì mọc tay mọc tóc mọc răng, thậm chí nghe nói có con còn mọc chân bò tử biển lên đất liền đòi gả vào hào môn vào hoàng cung lấy quàng tử nữa kìa. Những Siêu Xay-da cấp 2 này chính là tổ tiên của tất cả các loài động vật có xương sống từng tồn tại trên Trái đất cho đến tận nay : từ con cóc, con kỳ giông, con cá sấu, con giáp thứ 13 à nhầm con người, và đương nhiên là có cả con khủng long (lên được level thằn lằn chúa tạm gọi cấp độ Super Saiyan God. Tiếc là level huyền thoại này chỉ mạnh nhất trên quả đất thôi nên nó đã bị một thế lực siêu nhiên ngoài vụ trụ đánh bại đó chính là thiên thạch. Cụ thể trận chiến này diễn ra ra sao mọi người có thể coi lại review cuốn Cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 trong post cũ của mình viết cũng khá là cụ thể).


Hoá thạch là tàn tích còn sót lại của các sinh vật huyền bí xa xưa và là vật liệu vô cùng quan trọng để chúng ta có thể nhìn thấy được phần nào quá khứ thời tiền sử khi trong tay ko có cả Đô rê mon lẫn cỗ máy thời gian. Hoá thạch nói chung có thể chia thành 2 loại: 1 là body fossil - bộ phận của động hoặc thực vật phổ biến nhất là xương, răng, vỏ ốc .. những phần cứng tạo thành bộ xương của giống loài đó sau khi được vùi xuống cát hoặc bùn qua thời gian sẽ chuyển hoá thành khoáng vật và dần dần biến thành đá. Một số tissue mềm như là lá hoặc vi khuẩn cũng có thể hoá thạch nếu nó được lằn trên đá, hoặc ví dụ như da, lông, tim gan phèo phổi nội tạng của chúng. Loại thứ 2 gọi là trace fossil (hoá thạch dạng dấu vết). Loại này lưu lại sự tồn tại hoặc hành vi của một sinh vật vd như là dấu chân, vết cắn, trứng, tổ .. dựa vào đó chúng ta có thể biết được những sinh vật trong quá khứ tương tác với nhau và với môi trường xung quanh như thế nào - chúng di chuyển ra sao, ăn những gì, sống ở chỗ nào rồi sinh sản đẻ đái ra sao. Nói đơn giản như nếu chỉ khai quật được bộ xương vật lý của tapnhan thì chỉ biết đồng chí ấy cao bao nhiêu nặng mấy ký chân dài tay ngắn ra sao chứ nếu muốn biết cuộc sống cá nhân của nó như thế nào thì phải nhìn vào digital footprints ví dụ như cái tumblr này mới biết thi thoảng nó hay lên mạng làm gì tán nhảm những cái ra sao.


Tuy nhiên bất kể loại hoá thạch loại nào đi nữa cũng chỉ được hình thành trong một số điều kiện vô cùng cụ thể đó chính là sinh vật đó phải lịm ngay tức lị và lập tức được vùi dưới trầm tích để các lớp mô chưa kịp phân huỷ hay bị những con vật khác đem làm mồi nhậu. Những sinh vật sống trên cạn, vd khủng long mà nói, vì thời kỳ chúng tồn tại hệ sinh thái trên trái đất chủ yếu bao gồm rừng rú rậm rạp gần như bao phủ toàn lục địa nên sau khi một con chết thường xác của chúng sẽ bị phân huỷ nhanh chóng tác động dưới thềm rừng và về ngay với đất hay bị những con kền kền khác xâu xé tan tành nên chỉ trừ một số trường hợp vô cùng đặc biệt (vd như có con muỗi đang mảỉ bò trên cây kiếm ăn bỗng có một cục sáp cây to rớt trúng người hẹo ngay tức lị sau thành quan tài hổ phách luôn) đa phần hoá thạch có được là do một phần nhỏ những con loạng quạng chết gần nguồn nước như đại dương, sông, hồ .. xác bị vùi dưới bùn đất dưới đáy hồ nên có thể còn giữ được nguyên vẹn. Ngược lại thì xác của những sinh vật ở biển thường rất dễ hình thành hóa thạch bởi vì xác sinh vật biển chết sau khi lắng xuống đáy biển bị cát phủ lấp ngay, ko có gì mấy làm tổn hại đến xác của sinh vật.


Chính vì hiếm như vậy nên mặc dù ngành khảo cổ học khủng long bắt đầu từ thế kỷ 19 và có nhiều tiến bộ cũng như phát triển nhất định và đem lại cho chúng ta bức tranh nói chung của đế chế 150 triệu năm của chúng vẫn có rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ vd như khủng long thực sự trông như thế nào nè: hoá thạch mới cho thấy bên ngoài của khủng long ko phải là một lớp da xù xì trăm năm không được skincare như thằn lằn mà một số con tỷ như T-rex một lớp lông có dài có ngắn có lúc còn màu sắc thiên biến vạn hoá vui mắt như chim - hậu duệ duy nhất còn sót lại của khủng long sau thảm hoạ tuyệt chủng 66 triệu năm về trước. Do trái đất vận động thường xuyên, từ từ và có sự tách biệt các lục địa, các vận động nội chất ở bên trong tác động ko chỉ đẩy lớp mới của đất đá bao phủ lên bề mặt cũ mà còn ụn cả lớp cũ ra ngoài lớp mới nữa nên thi thoảng Trái Đật lại ụn ra thêm ít xương hoá thạch, lâu lâu chúng ta lại có một phát kiến mới về các ông lớn này. Vậy nên hy vọng trong tương lai sẽ càng có thêm nhiều thông tin mới hơn để loài người lấy đó mà soi mình vào: sự tồn tại và hưng vong của một loài sinh vật vẫn luôn diễn ra và trôi đi như thực thể của thời gian. So với đế chế 150 triệu năm của Siêu xay-da khủng long, loài người mới nhõn tồn tại có 300.000 năm mà đã tưởng mình là bá chú thế giới, chuẩn bị nắm vận mệnh vũ trụ trong tay đến nơi rồi. 


Cuốn này khá là dài, tác giả chia làm 9 chương kể tuần tự thời những phát kiến dẫn đến sự ra đời của khủng long, sự tiến lên trong nấc thang địa vị thế giới của chúng cho đến thời điểm đỉnh cao thống trị mặt đất, rồi tập cả bay thống trị bầu trời cho đến ngày lỡ va vào một cục thiên thạch ngoài vịnh Mexico rồi chết thảm trong tức tưởi chỉ còn sót lại lũ chim chíu chít phong tình vạn chủng lưu lại đến tận ngày nay. Nhiều đoạn tác giả kể lan man gặp gỡ người này người kia trong ngành vv đúng kiểu fanboy gặp idol đọc hơi bị ngán tý còn các phân đoạn liên quan đến khủng long đọc vẫn rất bánh cuốn. Mình tạm đánh giá 3.9/5 điểm tạm gọi là cao, recommend đến những bạn nào quan tâm đến thuyết tiến hoá và sinh học nói chung. 

review sach