Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Công nghệ Hàn Trám Răng Laser Tech – Tái tạo răng chỉ trong 30 Phút

Trám răng thẩm mỹ là thủ thuật nha khoa đơn giản nhưng cần thiết với các trường hợp răng có lỗ hổng. Trám răng giúp loại bỏ ngay cơn đau do sâu răng, khôi phục lại hình dạng chiếc răng đang gặp vấn đề, tránh nguy cơ bị mất răng và bệnh lý răng miệng. Vậy quy trình thực hiện trám răng như thế nào và cần lưu ý gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Giới thiệu về phương pháp trám răng thẩm mỹ

Trám răng thẩm mỹ hay còn được gọi là hàn răng, là biện pháp điều trị nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung cho phần mô răng bị thiếu và tổn thương do sâu răng, răng mẻ, vỡ,…

Phương pháp trám răng mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho răng, đảm bảo chức năng nhai, ngăn chặn sự phát triển của sâu răng và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn tấn công vào vết hở. Trám răng hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc răng và không can thiệp hoặc tác động mạnh tới răng. Đây là biện pháp bảo tồn răng tự nhiên của bạn tối ưu.

Phương pháp trám răng thẩm mỹ

Phương pháp trám răng thẩm mỹ

2. Các vật liệu hàn răng phổ biến

Các chất liệu hàn răng hiện nay rất đa dạng như Composite, Amalgam, kim loại quý, sứ, kim loại, GIC,… Mỗi vật liệu sẽ có ưu điểm nổi bật riêng, áp dụng cho từng trường hợp khác nhau.

2.1. Trám răng bằng Amalgam

Vật liệu hàn răng Amalgam có thành phần từ thủy ngân và các kim loại khác như thiếc, bạc, đồng,… Hàn răng bằng Amalgam giúp tái tạo hình dáng ban đầu của răng, bảo vệ răng và ngăn sâu răng phát triển.

Ưu điểm:

– Amalgam có độ bền và tuổi thọ cao, có thể hơn 15 năm

– Sau khi trám răng bằng Amalgam, bạn có thể ăn nhai thoải mái

– Chi phí khá rẻ, phù hợp với điều kiện của nhiều đối tượng

Nhược điểm:

– Vật liệu Amalgam có màu bạc đặc trưng nên không có tính thẩm mỹ cao sau khi phục hình

– Để trám răng bằng Amalgam thì bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để mài bớt phần men răng tự nhiên

– Một số người khi trám răng bằng Amalgam có thể bị kích ứng, dị ứng khó chịu

Trám răng bằng Amalgam

Trám răng bằng Amalgam

2.2. Trám răng bằng kim loại quý

Hàn răng mạ vàng là phương pháp phục hình răng với kim loại chứa vàng thật, platinum hoặc thành phần quý. Các miếng trám được làm bằng khuôn và sau đó sẽ gắn vào răng. Khi trám răng bằng kim loại quý lên vùng răng bị tổn thương sẽ có ánh vàng, ánh bạc trong miệng, phù hợp với các mô nướu.

Ưu điểm:

– Với độ bền lên đến 20 năm, vàng là vật liệu trám răng tốt nhất

– Chịu được lực ăn nhai lớn

Nhược điểm:

– Màu sắc không giống với răng thật, dễ nhận biết

– Chi phí khá cao

2.3. Trám răng bằng Composite

Composite là vật liệu trám răng được ứng dụng phổ biến nhất bởi tính thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên như răng thật. Sau khi hàn răng, miếng trám sẽ không bị lộ, người khác sẽ khó phát hiện bạn đã trám răng. Nhờ đó, chúng được dùng cho cả vùng răng cửa, khu vực răng yêu cầu cao về thẩm mỹ.

Ưu điểm:

– Màu sắc tương tự với màu của răng tự nhiên, thẩm mỹ cao

– Chi phí phải chăng

– Ít phá hủy cấu trúc của răng

– An toàn trong khoang miệng, không gây ra phản ứng kích thích nào

Nhược điểm:

– Trám Composite chỉ có thể dùng trong khoảng 5 – 7 năm, sau đó sẽ bị mòn

– Thời gian trám lâu hơn, thường mất khoảng 20 phút

– Chi phí trám răng Composite có thể đắt hơn các loại vật liệu khác

Trám răng bằng Composite

Trám răng bằng Composite

2.4. Vật liệu trám răng GIC

Vật liệu trám răng GIC được sản xuất từ thủy tinh kết hợp với axit hữu cơ bền bỉ. Vật liệu này được sử dụng phổ biến tại các nha khoa giúp bít các lỗ hổng trên răng và ngăn ngừa hiệu quả các bệnh răng miệng.

Ưu điểm:

– Vật liệu GIC có thể bám chắc vào răng mà không cần dùng chất keo kết dính nha khoa

– Thành phần trong vật liệu GIC sẽ giúp kích thích giải phóng hoạt chất florua, hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng và các bệnh viêm nhiễm khác

Nhược điểm:

– Độ bền của vật liệu GIC lại không được đánh giá cao

– So với các vật liệu truyền thống thì GIC có giá thành khá cao

2.5. Vật liệu trám sứ Inlay – Onlay

Inlay – Onlay cũng là một lựa chọn phục hình răng hiệu quả cao bằng cách chế tạo miếng trám từ vật liệu sứ cao cấp để tái tạo lại hình dáng răng.

Phương pháp này phù hợp với trường hợp răng gãy vỡ, sứt mẻ lớn, cần thẩm mỹ phức tạp hơn và thường dùng cho răng hàm là chủ yếu.

Ưu điểm:

– Hiệu quả thẩm mỹ tốt, giống với răng thật tự nhiên ban đầu

– Có độ cứng vượt trội so với vật liệu Composite

– Có khả năng chống nhiễm màu và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng

Nhược điểm:

– Chi phí thực hiện trám răng sứ Inlay – Onlay rất đắt đỏ

– Để thực hiện hoàn chỉnh thì cần tới thời gian 2 – 3 ngày

– Trong quá trình sử dụng nếu như sứ Inlay – Onlay bị hỏng sẽ phải thay mới và khó sửa chữa

3. Ưu điểm của trám răng thẩm mỹ

Trám răng thẩm mỹ được nhiều khách hàng lựa chọn bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: cải thiện thẩm mỹ, đảm bảo chức năng ăn nhai, giảm nguy cơ mắc bệnh lý, thực hiện nhanh chóng, không xâm lấn, chi phí hợp lý.

3.1. Cải thiện thẩm mỹ

Trong trường hợp răng bị sâu, vỡ, hoặc có khoảng trống làm tự ti khi giao tiếp, trám răng có thể phục hồi răng về hình dạng như ban đầu. Qua đó, giúp người bệnh thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày.

Hơn nữa, nhiều vật liệu trám hiện nay có màu sắc tương tự như màu men răng tự nhiên. Do đó, sau khi thực hiện trám răng, bạn có thể tự tin giao tiếp mà không lo sợ người khác phát hiện.

3.2. Đảm bảo chức năng ăn nhai

Các vật liệu trám răng được đánh giá cao bởi khả năng chịu lực khi ăn nhai. Vì thế, sau khi tráng răng, bạn có thể ăn nhai bình thường. Đồng thời, với khả năng bám chắc vào bề mặt răng, chất liệu cũng ít bị sứt, vỡ trong quá trình sử dụng.

3.3. An toàn với nướu

Các vật liệu dùng trong trám răng đã được thử nghiệm, cho phép sử dụng trong nha khoa, nên an toàn tuyệt đối và không phản ứng hóa học với môi trường trong miệng. Các vật liệu hoàn toàn lành tính, không kích ứng nướu và răng.

3.4. Thực hiện nhanh chóng

Trám răng thường chỉ mất một buổi điều trị ngắn. Quá trình được thực hiện trực tiếp bằng cách áp dụng vật liệu phù hợp với răng tự nhiên. Bạn có thể nhìn thấy kết quả ngay mà không cần phải đợi quá lâu.

3.5. Không xâm lấn

Trám răng không yêu cầu mài răng hoặc đánh bóng răng tự nhiên. Vì thế, rất ít cấu trúc răng sẽ bị mất đi. Qua đó làm cho quá trình trám răng ít đau và không gây phiền toái hơn so với phương pháp khác như dán sứ veneer hoặc mài răng.

3.6. Chi phí hợp lý

Trám răng có chi phí khá hợp lý, thường từ 200.000 – 500.000 VNĐ/răng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, không gây áp lực tài chính lớn.

4. Quy trình thực hiện trám răng

Trám răng tuy không có kỹ thuật điều trị phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi cao về sự chỉn chu và trình độ chuyên môn. Quy trình thực hiện trám răng chuyên nghiệp như sau:

Bước 1: Thăm khám

Bác sĩ sẽ dùng đèn soi để kiểm tra răng miệng, bao gồm nướu, răng và xương hàm. Bác sĩ kiểm tra xem răng có bị vỡ, sâu, mẻ, hoặc các vấn đề răng miệng khác.

Mảng bám và cao răng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng và viêm nha chu. Do đó, quá quá trình thăm khám, nếu phát hiện có cao răng, bác sĩ sẽ lấy cao răng, đảm bảo nướu và răng được sạch sẽ trước khi trám răng.

Bước 2: Bôi axit lên bề mặt răng

Bác sĩ sẽ bôi loại dung dịch axit nhẹ lên bề mặt răng cần phục hình. Dung dịch axit giúp loại bỏ lớp men răng hư hỏng và tạo độ nhám cho bề mặt răng, giúp vật liệu hàn bám tốt hơn.

Dung dịch axit thường sử dụng trong trám răng là axit phosphoric với nồng độ từ 30 – 35%. Quá trình bôi axit diễn ra trong 1 – 2 phút. Sau đó rửa sạch lại bề mặt răng bằng nước.

Bước 3: Phủ keo tạo độ dính

Bước tiếp theo cần phủ lớp keo tạo độ dính vào bề mặt răng cần trám. Lớp keo sẽ giúp vật liệu trám răng bám dính tốt với bề mặt răng.

Bước 4: Trám răng

Tùy vào mức độ tổn thương của răng, quá trình trám răng cho thể diễn ra trong 5 – 10 phút. Thời gian thực hiện tùy thuộc vào từng loại chất liệu lựa chọn. T

Bác sĩ sẽ đưa vật liệu trám lấp đầy các lỗ hỏng dựa theo hình dáng ban đầu của răng. Qua đó khôi phục lại răng về cả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Bước 5: Chiếu đèn trám quang trùng hợp

Bác sĩ sẽ chiếu đèn quang trùng hợp để vật liệu trám răng và răng tạo thành khối đồng nhất. Đèn quang trùng hợp là loại đèn chiếu ánh sáng có bước sóng phù hợp để kích hoạt hóa chất trong vật liệu trám răng, giúp vật liệu trám cứng lại nhanh chóng.

Thời gian chiếu đèn quang trùng hợp thường khoảng 20 – 30 giây.

Bước 6: Đánh bóng

Làm nhẵn bề mặt miếng trám giúp răng tiếp xúc dễ dàng với thức ăn và nước bọt, giữ độ bền của miếng trám tốt hơn. Sau khi làm nhẵn miếng trám, bác sĩ sẽ đánh bóng miếng trám, làm miếng trám có độ bóng tự nhiên như răng thật.

Quy trình thực hiện trám răng

Quy trình thực hiện trám răng

5. Chi phí thực hiện trám răng

Tại Nha khoa Paris, chi phí hàn răng thẩm mỹ luôn được công khai minh bạch và rõ ràng, giúp khách hàng có sự lựa chọn dễ dàng hơn.

Bạn có thể tham khảo bảng giá dịch vụ trám răng tại Nha khoa Paris dưới đây:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Đắp răng khểnhRăng700.000
Trám răng sữaRăng200.000
Trám tạm EugenateRăng100.000
Trám cổ răngRăng300.000
Trám GIC (Glass Inomer Cement)Răng250.000
Trám răng thẩm mỹ LASER TECHRăng700.000
Chụp bảo vệ răng sữa trẻ emRăng1.000.000
Trám Inlay – Onlay sứRăng5.000.000

6. Review từ khách hàng sau khi thực hiện trám răng

Tại Nha Khoa Paris, quy trình trám răng được thực hiện với sự chuyên nghiệp và tập trung vào việc bảo tồn răng tự nhiên cũng như mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho nụ cười của bạn.

Review từ khách hàng sau khi thực hiện trám răng tại Nha khoa Paris:

Chị Mỹ Dung – 32 tuổi:

“Khi bước vào Nha khoa Paris, điều đầu tiên mình thích là các nhân viên ở đây rất nhiệt tình và chào đón khách hàng một cách niềm nở làm mình cảm thấy rất thoải mái. Bác sĩ thì trám răng rất nhẹ nhàng, không đau. Đây là một địa chỉ rất đáng để chăm sóc răng.”

Khách hàng Linh Nga – 30 tuổi:

“Răng cửa của mình bị mẻ do va chạm mạnh, được chị đồng nghiệp ở cơ quan mách tới Nha Khoa Paris để trám răng mẻ. Tôi cũng khá băn khoăn. Nhưng quả thực tôi đã rất hài lòng về chất lượng phục hình răng tại đây, không ai biết tôi đã từng trám răng cửa cả. Cảm thấy tự tin trong giao tiếp và không ngần ngại cười tươi.”

Khách hàng Văn Hải – 18 tuổi:

“Tôi bị sâu răng hàm, rất đau nhức. Khi đến trám răng tại Nha Khoa Paris, bác sĩ có tiêm một lượng thuốc giảm đau nhỏ. Quả thật trám răng xong tôi cũng thấy đau nhẹ nhưng chỉ khoảng chừng 10 phút. Đến nay sau 6 tháng trám răng, răng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không xuất hiện cơn đau nào.”

Khách hàng sau khi trám răng tại Nha khoa Paris

Khách hàng sau khi trám răng tại Nha khoa Paris

7. Hạn chế của biện pháp trám răng thẩm mỹ

Không thể phủ nhận rằng trám răng mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu thực hiện sai kỹ thuật hoặc dùng vật liệu kém chất lượng trong quá trình điều trị. Các nguy cơ có thể gặp phải:

– Tuổi thọ hạn chế: một số vật liệu trám răng có tuổi thọ giới hạn, khoảng 3 – 7 năm. Sau thời gian này, miếng trám răng có thể bong tróc và cần được thay thế

– Dễ ảnh hưởng bởi thực phẩm: miếng trám có thể bị ảnh hưởng bởi các chất có màu đậm như cà phê, trà, thuốc lá. Nếu không lưu ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng, có thể làm mất màu hoặc thay đổi màu sắc miếng trám

– Có thể bị bong tróc: miếng trám có thể bị bong tróc nếu không được đặt đúng cách hoặc khi nhai mạnh. Nếu miếng trám bị bong tróc, cần phải đến nha khoa để trám lại

– Tác động lên dây thần kinh: trong một số trường hợp, việc hàn răng có thể gây đau nhức khi đồ ăn nóng, lạnh hoặc ngọt. Điều này xảy ra khi miếng trám tiếp xúc với dây thần kinh trong răng

– Tái nhiễm trùng: nếu quá trình hàn răng không thực hiện đúng cách hoặc vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng tại vị trí trám răng

8. Cách chăm sóc răng sau khi trám thẩm mỹ

Sau khi trám răng, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo miếng trám được bền lâu và thẩm mỹ.

– Tránh ăn uống trong 2 giờ sau khi trám răng: để đảm bảo miếng trám cứng lại hoàn toàn, tránh ăn bất kỳ thực phẩm nào trong khoảng thời gian này

– Hạn chế đồ ăn nhiều đường: đồ ăn nhiều đường sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn gây sâu răng và làm hỏng miếng trám. Cần hạn chế đồ ngọt và nước có gas

– Tránh đồ ăn cứng: tránh nhai đồ ăn cứng hoặc gặm đồ có thể gây bong tróc hoặc mẻ miếng trám

– Hạn chế đồ ăn kích thích: thực phẩm quá nóng hoặc lạnh có thể làm giãn nở và bong miếng trám. Cần hạn chế tiếp xúc với các loại thức ăn hoặc đồ uống có nhiệt độ cao hoặc thấp

– Chăm sóc răng miệng: kết hợp việc súc miệng và chải răng hàng ngày để giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, ngăn ngừa vi khuẩn và bảo vệ miếng trám răng khỏi nhiễm trùng

– Thăm khám định kỳ: thăm khám định kỳ 4 – 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và đảm bảo răng được chăm sóc tốt

Trám răng thẩm mỹ không chỉ mang lại sức khỏe răng miệng tốt mà còn giúp bạn có nụ cười tự tin hơn khi giao tiếp. Nếu có nhu cầu thực hiện trám răng, bạn có thể đến ngay Nha khoa Paris để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Công nghệ Laser Tech
Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Trám răng là một phương pháp nha khoa thường được áp dụng với trường hợp răng bị mẻ, vỡ, có lỗ sâu răng… Tuy nhiên, rất nhiều người

Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Một chiếc răng bị nứt có thể là hệ quả khi nhai thức ăn cứng, nghiến răng, chấn thương mạnh hoặc thậm chí là do tuổi tác. Đây là tình

Địa chỉ trám răng ở đâu tốt, an toàn & chất lượng nhất toàn quốc

Địa chỉ trám răng ở đâu tốt, an toàn & chất lượng nhất toàn quốc

Tìm kiếm địa chỉ trám răng ở đâu tốt rất quan trọng. Tuy chỉ là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, nhưng nếu không thực hiện đúng cách

Miếng trám răng bị vỡ, rớt không trám lại có sao không?

Miếng trám răng bị vỡ, rớt không trám lại có sao không?

Miếng trám răng bị rớt, vỡ, hỏng là tình trạng rất nhiều người gặp phải sau khi hàn trám răng. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình ăn

Trám răng có cần lấy tủy không, vì sao cần xử lý gấp

Trám răng có cần lấy tủy không, vì sao cần xử lý gấp

Trám răng là giải pháp khắc phục răng bị sâu, vỡ, nứt kẽ trở thành một chiếc răng lành lặn như ban đầu. Tuy nhiên, nhiều khách hàng khi

Tổng hợp 7 loại vật liệu trám răng đang được sử dụng phổ biến

Tổng hợp 7 loại vật liệu trám răng đang được sử dụng phổ biến

Trám răng là một phương pháp nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để phục hồi những mô răng bị khuyết thiếu do sâu răng, mẻ, vỡ… Hiện các

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map