Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng bị ố vàng: Nguyên nhân và những cách khắc phục hiệu quả

Răng bị ố vàng là tình trạng không ít người gặp phải, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu răng bị xỉn màu mức độ nhẹ, bạn có thể tự tẩy trắng răng tại nhà. Điểm chung của các phương pháp tại nhà là mất nhiều thời gian. Còn để nhanh chóng có được hàm răng trắng sáng, bạn nên tới nha khoa để tẩy trắng hoặc bọc sứ.

1. Nguyên nhân răng bị ố vàng

Răng xỉn màu và ố vàng thường xảy ra do những nguyên nhân sau: thường xuyên ăn thực phẩm sẫm màu, hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng không cẩn thận, thuốc kháng sinh, dư thừa fluor hoặc lão hóa.

1.1. Răng bị ố vàng do thực phẩm sẫm màu

Những loại thực phẩm sẫm màu như mâm xôi, cà phê, việt quất, lựu… đều có chứa sắc tố đen. Các chất hữu cơ tạo nên màu thực phẩm có thể dễ dàng xâm nhập và bám ở những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng. Do đó, nếu như bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm trên thì tình trạng răng xỉn màu là điều rất khó tránh khỏi.

Răng bị ố vàng do thực phẩm sẫm màu

Răng bị ố vàng do thực phẩm sẫm màu

1.2. Hút thuốc lá

Trên thực tế, có đến gần 80% những người hút thuốc lá đều gặp phải tình trạng răng ố vàng. Thời gian hút thuốc lá càng lâu thì mức độ ố vàng răng càng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do trong bảng thành phần của thuốc lá có chứa hàng ngàn hóa chất độc hại. Điển hình như nicotine, nhựa thuốc lá, hắc ín… Khi bạn hút thuốc, các hóa chất trên sẽ nhanh chóng tấn công vào lớp men răng và khiến cho răng bị đổi màu.

1.3. Vệ sinh răng miệng

Nguyên nhân tiếp theo khiến răng của bạn bị xỉn màu là vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Khi đó, mảng bám sẽ nhanh chóng được hình thành. Chỉ sau một thời gian ngắn, các mảng bám sẽ bị vôi hóa bởi hợp chất calcium phosphate có trong nước bọt và tạo thành cao răng.

Ban đầu, màu của cao răng là vàng nhạt. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng càng ngày càng dày và chuyển sang màu vàng đậm hoặc nâu nhạt.

1.4. Răng bị ố vàng do thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh cũng là một thủ phạm gây ra sự rối loạn màu sắc ở trên răng. Đặc biệt là các loại thuốc như Tetracycline, Oxytetracycline, Minocycline, Doxycycline… Tình trạng ố vàng răng thường xảy ra nếu như bạn sử dụng kháng sinh quá nhiều và trong khoảng thời gian dài. Bởi khi thành phần của thuốc kết hợp với canxi, chúng sẽ dần phá hủy lớp men răng bên ngoài và khiến cho răng nhanh chóng bị ngả vàng.

1.5. Dư thừa fluor

Dư thừa fluor là tình trạng rối loạn men răng do sự tiếp xúc với nồng độ fluor cao trong quá trình phát triển. Khi đó, men răng sẽ có hàm lượng khoáng chất thấp và tăng độ xốp.

Nếu như chỉ bị dư thừa fluor ở mức độ nhẹ, răng sẽ không đều màu với các mảng trắng đục trên thân răng. Tuy nhiên, với trường hợp nặng, các mảng màu còn có thể ăn sâu vào cả trong ngà răng và gây ngả vàng.

Răng bị dư thừa fluor

Răng bị dư thừa fluor

1.6. Lão hóa

Lão hóa là một tiến trình tự nhiên của cơ thể mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Quá trình lão hóa khiến cho lớp men răng bên ngoài càng ngày càng bị suy yếu. Dần dần phần ngà răng bên trong sẽ bị lộ ra ngoài và gây vàng răng.

2. Răng bị ố vàng gây ảnh hưởng như thế nào

Răng ố vàng chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng. Một hàm răng xỉn màu, không đều màu chính là nguyên nhân khiến cho bạn trở nên tự ti và mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Không chỉ gây mất thẩm mỹ, tình trạng răng ố vàng còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt là khi có nhiều cao răng, men răng bị tổn thương. Khi đó, vi khuẩn gây bệnh có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong, làm hỏng cấu trúc răng và dẫn tới các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng, viêm tủy răng…

3. Biện pháp làm trắng răng tại nhà đơn giản, an toàn

Để làm trắng răng tại nhà, bạn có thể áp dụng những cách sau: sử dụng nguyên liệu tự nhiên, miếng dán tẩy trắng, kem đánh răng làm trắng răng hoặc đeo máng tẩy trắng.

3.1. Làm răng trắng sáng bằng những nguyên liệu tự nhiên

Những nguyên liệu được nhiều người sử dụng để làm trắng răng gồm có: chanh, muối và dầu dừa.

– Chanh: Axit citric trong quả chanh có khả năng làm sạch mảng bám ố vàng trên răng hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị một quả chanh tươi, vắt nước cốt rồi mang vỏ đi phơi. Sau đó, bạn xay nhuyễn vỏ chanh với một ít nước. Lấy hỗn hợp vừa thu được cho lên bàn chải đánh răng, chải răng nhẹ nhàng rồi súc miệng bằng nước sạch.

– Muối: Muối là một nguyên liệu tự nhiên có đặc tính mài mòn nhẹ. Nếu bạn sử dụng đúng cách, chúng sẽ đánh bật được những mảng bám xỉn màu trên răng. Bạn chỉ cần cho một ít muối tinh khiết lên bàn chải và chải răng nhẹ nhàng trong vòng 2 – 3 phút rồi súc miệng bằng nước.

– Dầu dừa: Thành phần axit lauric có trong dầu dừa cũng có khả năng làm răng trắng sáng tự nhiên. Không chỉ vậy, bạn còn thể duy trì hơi thở thơm mát trong cả ngày dài. Trước tiên, bạn cần chải răng sạch sẽ như bình thường. Sau đó, bạn ngậm 1 – 2 thìa dầu dừa trong vòng 15 – 20 phút và súc miệng bằng nước sạch.

3.2. Sử dụng miếng dán tẩy trắng

Miếng dán tẩy trắng cũng là một sản phẩm làm trắng răng được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng. Trong thành phần của miếng dán có chứa Hydrogen Peroxide. Ngay khi tiếp xúc với bề mặt răng, chúng sẽ tiến hành phản ứng oxi hóa để tẩy trắng răng. Đặc biệt, miếng dán còn có chứa một chất kết dính, giúp chúng giữ cố định tại chỗ và đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Tùy vào nhu cầu, bạn có thể chọn miếng dán có nồng độ Hydrogen Peroxide từ 9 – 14%. Nồng độ càng cao thì khả năng làm trắng càng mạnh.

Miếng dán tẩy trắng răng

Miếng dán tẩy trắng răng

3.3. Dùng kem đánh răng

Ngoài miếng dán, nhiều người lựa chọn sử dụng kem đánh răng để làm trắng răng. Điển hình như Eucryl Toothpaste Freshmint, Sensodyne Gentle Whitening, Bamboo Salt Himalaya Pink Salt…

Các sản phẩm trên đều có chứa thành phần làm trắng với nồng độ khác nhau. Kem đánh răng không chỉ loại bỏ mảng bám, cao răng gây ố vàng mà còn ngăn ngừa sự quay trở lại của chúng. Từ đó, răng sẽ dần dần trắng sáng trở lại như ban đầu. Không chỉ vậy, kem đánh răng còn giúp bạn có được hơi thở thơm mát trong suốt cả ngày dài. Tuy nhiên, bạn nên mua sản phẩm tại những địa chỉ uy tín để tránh hàng kém chất lượng.

3.4. Đeo máng tẩy trắng

Bên cạnh những cách mà chúng tôi chia sẻ ở trong phần trên, đeo máng tẩy trắng cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để làm trắng răng ngay tại nhà. Máng tẩy trắng được làm bằng plastic mềm, trong suốt.

Nhiệm vụ của máng là tránh thuốc tẩy tràn ra bên ngoài, đồng thời ngăn nước bọt vào khuôn răng. Điều đó giúp cho răng trắng sáng nhanh chóng và phòng tránh tình trạng kích ứng nướu. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên tới nha khoa để được thiết kế máng phù hợp, đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

4. Phương pháp làm trắng răng chuyên sâu tại phòng khám nha khoa

Tại nha khoa, hai phương pháp khắc phục tình trạng răng ố vàng là tẩy trắng răng bằng tia laser và làm răng sứ.

– Tẩy trắng răng bằng tia laser: Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng laser để hoạt hóa các thành phần trong thuốc tẩy trắng. Khi thuốc tẩy đã ngấm sâu vào trong men răng, chúng sẽ bắt đầu phá hủy những liên kết hình thành sắc tố màu, giúp cho răng trắng sáng như ban đầu. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ ràng chỉ sau lần đầu tiên thực hiện.

– Làm răng sứ: Với trường hợp răng đã bị nhiễm màu từ sâu bên trong, phương pháp hiệu quả nhất là làm răng sứ. Các bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt đi một phần men răng thật và bọc răng sứ ở bên ngoài. Răng sứ có hình thể và màu sắc trắng sáng tự nhiên, giúp khắc phục hoàn toàn tình trạng răng xỉn màu và cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng.

Tẩy trắng răng bằng tia laser

Tẩy trắng răng bằng tia laser

5. So sánh hiệu quả của các phương pháp trị răng bị ố vàng

Trong các phương pháp mà chúng tôi chia sẻ ở trong phần trên, các phương pháp tại nhà như sử dụng nguyên liệu tự nhiên, miếng dán, kem đánh răng hay máng ngậm đều có hiệu quả khá chậm. Thậm chí, có nhiều trường hợp phải mất đến vài tháng kiên trì sử dụng thì mới thấy được kết quả.

Nếu như bạn làm trắng răng tại nha khoa thì hiệu quả chắc chắn sẽ nhanh hơn. Cụ thể, với tẩy trắng răng bằng tia laser, chỉ sau lần đầu thực hiện, hàm răng đã trắng sáng bật tới 2 – 3 tông. Còn phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ mất khoảng 3 – 7 ngày (tùy vào số lượng răng cần bọc). Chính vì vậy, nếu như bạn muốn răng trắng sáng nhanh chóng thì nên tới nha khoa.

6. Chi phí làm trắng răng

Chi phí làm trắng răng ở nha khoa dao động từ 2.500.000 – 3.500.000 đồng. Giá răng từ từ 1.200.000 – 18.000.000 đồng. Bảng giá cụ thể như sau:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
TẨY TRẮNG RĂNG
Tẩy trắng răng WhiteMaxLần2.500.000
Tẩy trắng răng kết hợp sử dụng 2 ống thuốc tại nhà & WhiteMaxGói3.500.000
Lấy dấu máng tẩy trắng (không kèm theo thuốc ) 2 hàmLần1.000.000
LÀM RĂNG SỨ
Mão toàn diện kim loại Cr- CoRăng1.200.000
Mão sứ kim loại TitanRăng2.500.000
Răng toàn diện VàngRăng10.000.000
Răng sứ VenusRăng3.500.000
Răng Sứ Roland (Zirconia)Răng5.000.000
Mão toàn sứ Emax ZicRăng6.000.000
Mão sứ CerconRăng6.000.000
Răng Sứ Bio ParisRăng7.000.000
Răng Toàn Sứ Lava Plus -3M ESPE & Emax Zic CadRăng8.000.000
Răng Toàn Sứ thẩm mỹ 3S ParisRăng10.000.000
Răng Toàn Sứ thẩm mỹ 4S ParisRăng12.000.000
Răng Toàn Sứ Thẩm mỹ 5S ParisRăng15.000.000
Răng Toàn Sứ Thẩm mỹ Kim cương ParisRăng18.000.000

So với các phương pháp tại nhà, làm trắng răng tại nha khoa sẽ có chi phí cao hơn. Nhưng bù lại, hàm răng sẽ trắng sáng nhanh chóng và duy trì được kết quả trong khoảng thời gian dài.

7. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ những người đã áp dụng phương pháp làm trắng răng

Sau đây là những chia sẻ thực tế từ những người đã từng áp dụng các phương pháp làm trắng răng:

– Chị Linh Nga chia sẻ: “Tôi có sử dụng miếng dán tại nhà để làm trắng răng. Tuy nhiên, hiệu quả của miếng dán khá chậm. Phải mất đến hơn 20 ngày, tình trạng ố vàng của hàm răng mới bắt đầu có sự cải thiện.”

– Chị Kiều Trang chia sẻ: “Sau một thời gian sử dụng dầu dừa làm trắng răng tại nhà, tôi đã quyết định tới nha khoa để tẩy trắng răng bằng tia laser. Kết quả ngay sau lần đầu tiên thực hiện đã khiến tôi bất ngờ vì răng trắng lên tới 2 – 3 tông màu.”

– Chị Thu Vân chia sẻ: “Do răng của tôi bị ố vàng nặng nên các bác sĩ tại Nha Khoa Paris đã tư vấn bọc sứ. Sau khi làm răng sứ, tình trạng răng xỉn màu đã được khắc phục hoàn toàn. Hiện tôi hoàn toàn có thể tự tin với một hàm răng trắng đẹp đúng như mong muốn.”

Răng sau khi tẩy trắng

Răng sau khi tẩy trắng

Bọc sứ cho răng ố vàng

Bọc sứ cho răng ố vàng

8. Hướng dẫn chăm sóc răng sau khi làm trắng

Sau khi làm trắng răng, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để có thể duy trì được hiệu quả trong khoảng thời gian dài.

– Không hút thuốc lá, uống cà phê trong vòng ít nhất 2 tuần sau khi tẩy trắng.

– Uống đủ 2 lít nước/ngày.

– Chải răng 2 – 3 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch răng miệng.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn, ngăn chặn mảng bám hình thành.

– Súc miệng với nước sạch sau khi ăn nhai để loại bỏ cặn thức ăn thừa ra khỏi khoang miệng.

– Uống thuốc kháng sinh điều trị bệnh lý theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

– Hạn chế ăn những loại thực phẩm sẫm màu như trà, mâm xôi, socola…

Răng bị ố vàng chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của hàm răng và sự tự tin khi giao tiếp. Do đó, bạn nên xác định chính xác đâu là nguyên nhân gây răng ố vàng và có phương án xử lý tối ưu. Nếu như bạn còn câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Paris để được giải đáp cụ thể.

Hiển thị nguồn

Healthline: “How to Get Rid of Yellow Teeth: 7 Home Remedies”
Medical News Today: “How to get rid of yellow teeth: 11 home remedies”
The Neem Tree: “The Fastest Way to get rid of Yellow Teeth”
Dược Liệu Ngọc Châu: “19 Cách Làm Trắng Răng Bị Ố Vàng Tại Nhà – Hiệu Quả Sau 1 Đêm”
Nhà Thuốc Phương Chính: “13 cách làm trắng răng bị ố vàng tại nhà đơn giản mà hiệu quả”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách làm trắng răng bị ố vàng
Răng ố vàng hôi miệng: Nguyên nhân, 6 cách điều trị tại nhà

Răng ố vàng hôi miệng: Nguyên nhân, 6 cách điều trị tại nhà

Răng vàng và hôi miệng là vấn đề phổ biến mà nhiều người đang phải đối mặt. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do vệ sinh răng

Răng bị ố vàng khi niềng: Cách ngăn ngừa hiệu quả

Răng bị ố vàng khi niềng: Cách ngăn ngừa hiệu quả

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Răng bé bị vàng: nguyên nhân và Cách chữa vàng răng cho bé theo từng độ tuổi

Răng bé bị vàng: nguyên nhân và Cách chữa vàng răng cho bé theo từng độ tuổi

Răng bé bị vàng là một trong những tình trạng phổ biến, thậm chí còn xảy ra ở những trẻ chưa thay răng sữa. Cách xử lý hiệu quả đối với

Răng sứ có bị ố vàng không? Nguyên nhân do đâu?

Răng sứ có bị ố vàng không? Nguyên nhân do đâu?

Răng sứ có bị ố vàng không chắc chắn là vấn đề khiến nhiều khách hàng còn chần chừ khi có ý định bọc răng sứ. Tuy nhiên bạn có biết

10 Nguyên nhân Răng bị ố vàng: Bí quyết loại bỏ ố vàng

10 Nguyên nhân Răng bị ố vàng: Bí quyết loại bỏ ố vàng

Tình trạng răng bị ố vàng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu răng bị xỉn màu mức độ nhẹ do thói quen ăn uống hàng

Răng ố vàng sau khi sinh? Nguyên nhân và cách điều trị

Răng ố vàng sau khi sinh? Nguyên nhân và cách điều trị

Được giải đáp bởi Bác sĩ nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map