Doanh nghiệp nên làm gì nếu gặp phải khủng hoảng truyền thông

Chỉ một khủng hoảng truyền thông cũng đủ khiến doanh nghiệp lao đao dù đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Thậm chí có doanh nghiệp bị đẩy đến bờ vực phá sản chỉ vì gặp phải khủng hoảng truyền thông. Ở thời đại phương tiện thông tin đại chúng phát triển như hiện nay, bảo vệ doanh nghiệp trước những khủng hoảng truyền thông là điều vô cùng cần thiết.

Tìm đến các công ty truyền thông

Khi gặp phải khủng hoảng truyền thông, cách tốt nhất là doanh nghiệp hay tìm đến những công ty truyền thông chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp doanh nghiệp bạn lập ra một kế hoạch hạ hỏa dư luận và giải quyết khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, lưu ý là hãy chọn công ty truyền thông uy tín, đáng tin cậy và có năng lực. Nếu không rất có thể sẽ “chữa lợn lành thành lợn què” vì dư luận rất nhạy cảm và nhanh nhạy, chỉ một bước đi sai cũng trở thành cơ hội để khủng hoảng truyền thông thêm trầm trọng.

Đính chính các thông tin sai sự thật

Những luồng thông tin sai sự thật có thể là nguồn gây ra khủng hoảng truyền thông, cũng có thể là yếu tố khiến khủng hoảng truyền thông ngày càng trầm trọng. Do đó hãy cố gắng đính chính những thông tin sai sự thật, đừng để sự hiểu nhầm tồn tại quá lâu, lúc đó sẽ không còn biện pháp cứu vãn.

Không nên vội vàng hành động

Khủng hoảng truyền thông xảy đến bất ngờ khiến nhiều doanh nghiệp hoảng hốt, không ít doanh nghiệp đã cuống quít, nóng vội trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông. Tuy nhiên, trong trường hợp này, doanh nghiệp cần giữ sự bình tĩnh để tìm ra hướng đi đúng đắn. Vội vàng hành động có thể dẫn đến hành động sai trái, khiến dư luận đã nóng lại càng nóng thêm, thậm chí còn khiến khủng hoảng truyền thông thêm phần sâu sắc.

Dưới đây là một số vụ khủng hoảng truyền thông nổi tiếng được trích từ những bài báo:

“Cuộc khủng hoảng truyền thông của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) vào tháng 10/2003 được coi là cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên xảy ra với các thương hiệu của Việt Nam. Đó là khi xuất hiện tin đồn ông Phạm Văn Thiệt, Tổng giám đốc ACB đã bỏ trốn rồi bị bắt. Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 900 tỷ đồng đã bị rút ra. Nếu không có sự can thiệp kịp thời và mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước, nguy cơ về sự sụp đổ của ACB ngày đó khó tránh khỏi.

Năm 2007, khi xảy ra vụ nước tương đen (chứa chất 3 MCPD), hàng loạt các cơ sở sản xuất nước tương ở TP HCM đã đánh mất thị phần của mình vào tay một nhãn hiệu nước tương hầu như chưa có được chỗ đứng trên thị trường.

Năm 2009, nghi án Coca Cola trốn thuế cũng đã dấy lên làn sóng người dân tẩy chay sản phẩm này. Chưa hết, gần đây, cộng đồng mạng lại bức xúc về cách hành xử của đại diện Coca Cola tại phiên tòa 9/2015 xử vụ khách hàng kiện chai cam ép nhãn hiệu Splash có chứa tạp chất. Thêm lần nữa Coca Cola tự tạo thêm một đợt khủng hoảng mới về thương hiệu.

Đầu tháng 2/2013, một bà mẹ tên C.N.H. lên Webtretho đăng bài viết kể chuyện con mình không lớn, thậm chí sụt cân, và bác sỹ cho rằng có thể do sữa con chị đang dùng là sữa dê Danlait. Lại thêm thông tin cho rằng sữa dê Danlait là sữa giả, không đủ độ đạm, trẻ con ăn vào không lớn. Đặc biệt, khi thông tin kết quả kiểm định sữa Danlait của Viện Pasteur TP HCM cho rằng hàm lượng đạm chỉ ngang bột mỳ, được hàng nghìn lượt share trên Facebook. Mặc dù hơn 1 tháng sau, Viện Pasteur có văn bản thừa nhận nhầm lẫn trong việc sử dụng phương pháp kiểm nghiệm song sản phẩm sữa dê Danlait lúc này gần như đã vắng bóng tại thị trường Việt Nam, ước tính thiệt hại của DN nhập khẩu lên tới 24 tỷ đồng.

Năm 2014, mì Gấu Đỏ là thương hiệu hứng chịu “gạch đá” nhiều nhất bởi cộng đồng mạng cho rằng DN đã “bán hàng trên lòng trắc ẩn của khách hàng” khi sử dụng một hình ảnh bé trai không bị bệnh ung thư để quảng cáo, nói về cuộc sống bị ung thư của những người sống trong bệnh viện.

Năm 2015 với vụ khủng hoảng con ruồi trong chai nước, có thông tin cho rằng Tân Hiệp Phát bị thiệt hại khoảng 7.000 tỷ đồng.”
Nguồn:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN LẠC VIỆT

Nhận xét