- Phụ nữ sau sinh là thời điểm có sự thay đổi lớn về ngoại hình và sức khỏe. Nhu cầu được chăm sóc, làm đẹp là rất cấp thiết để lấy lại dáng chuẩn trước khi đi làm trở lại.  Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng thuận lợi.

Đặc điểm của dịch vụ làm đẹp sau sinh là các liệu trình chăm sóc được thực hiện tại nhà, do chị em bận con nhỏ và thói quen không được ra khỏi nhà sau khi sinh xong của phụ nữ Việt.

Nhiều câu chuyện dở khóc dở cười khi con dâu sống cùng bố mẹ chồng hoặc bố mẹ chồng ở quê ra chăm cháu, nhìn thấy con dâu mình “hưởng thụ” thì không mấy vui vẻ.

{keywords}

Chị Phan Hằng (ở Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội) sau khi sinh bé được 1 tháng, cơ thể cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì nằm lâu ngày, ngoại hình xổ ra khi ăn quá nhiều thức ăn bổ dưỡng để cho con bú, da dẻ thì sạm đi vì thức khuya do con quấy khóc.

Chị Hằng tham khảo bạn bè và quyết định đăng ký dịch vụ làm đẹp cho bà mẹ sau sinh.

Gói dịch vụ này bao gồm massage da mặt, toàn thân, đánh mỡ bụng và ngâm chân thảo dược, tắm trắng… Sau khi trải nghiệm được buổi thứ nhất của liệu trình, chị thấy rất thích, tâm trạng cũng phấn chấn hơn. 

Đến buổi thứ hai, khi nhân viên đang chăm sóc thì bố mẹ chồng ở quê lên, chị vội vàng bảo nhân viên chăm sóc thu dọn đồ đạc, đi khỏi “hiện trường” vì sợ bố mẹ chồng nhìn thấy.

Chị Bảo Xuân (ở huyện Thanh Trì, HN) lại dở khóc dở cười vì sinh bé thứ 2 xong chị cũng đăng ký dịch vụ làm đẹp tại nhà cho bà mẹ sau sinh, nhưng khi nhân viên spa đến nhà thì bị mẹ chồng cấm cửa, không cho vào.

Còn chị Hoài (ở Ba Đình, HN) vẫn còn nhớ như in hình ảnh cô nhân viên spa mặt nghệt ra khi bị mẹ chồng chị mời về.

"Nhân viên đến, mẹ chồng mình ra mở cửa, mời vào nhà và “đón tiếp” lịch sự. Nhưng sau khi mời nước xong, cụ tuyên bố một tràng lý do để mình không được làm đẹp, sau đó mời các bạn ấy về" - chị Hoài kể.

Chị Lan (ở Hoàng Mai) thì lại rơi vào hoàn cảnh là sau khi sử dụng được buổi làm đẹp sau sinh đầu tiên tại nhà, mẹ chồng tỏ vẻ không vui, ra vào lườm nguýt xong lại bóng gió là "mẹ cháu mải làm đẹp mà không cho con bú, bỏ con cho người khác trông"...

Thế là chị Lan buộc phải nói dối, là bệnh viện họ đến nhà phục vụ miễn phí một buổi, sau đó chị không thể tiếp tục liệu trình.

Chị Thanh Hà, chủ một trung tâm chăm sóc mẹ sau sinh ở Hà Nội cho biết: Sở dĩ các cụ phản đối việc chị em làm đẹp sau sinh cũng xuất phát từ quan niệm cho rằng, phụ nữ sinh xong thì không được động chạm đến thân thể nhiều, kiêng khem các thứ.

Thêm vào đó, các cụ cũng nghĩ rằng việc phụ nữ sinh con xong mà làm đẹp là “hưởng thụ” quá, hay là mẹ sinh con thì chăm lo cho con bú, dành hết thời gian cho con, còn hình thể của mẹ là không quan trọng… Do đó, thấy con dâu làm đẹp như vậy, đặc biệt với những cụ còn quan niệm cổ hủ thì việc này... nóng mặt lắm.

Sự khác biệt về lối sống cùng quan điểm của các ông bà đối với thế hệ trẻ là không thể tránh khỏi. Nhưng cũng nên cảm thông và chia sẻ với những vất vả của người phụ nữ khi họ sinh con, nhu cầu được đẹp, khỏe mạnh và thư giãn là hoàn toàn chính đáng và cần được ủng hộ. Vì có như thế, họ mới tự tin vun đắp hơn cho cuộc sống gia đình thêm hạnh phúc.

Thùy Ninh