Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Google đóng cửa Android và giữ cho riêng mình?

Duy Luân
15/10/2016 10:19Phản hồi: 351
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Google đóng cửa Android và giữ cho riêng mình?
Khi ra mắt hai chiếc điện thoại Pixel, Google đã tùy biến hệ điều hành của hai mẫu smartphone này theo cách mà họ chưa bao giờ làm với dòng Nexus. Bộ icon riêng, launcher riêng, chuyển data từ máy cũ hay thậm chí là iPhone sang Pixel... là những thứ có thể kể đến. Chưa kể tới chuyện Pixel còn được Google quảng bá mạnh mẽ không kém cạnh bất kì chiếc flagship nào như iPhone 7 hay Galaxy Note 7. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu Google tiếp tục làm điều đó trong tương lai và một ngày nào đó đóng cửa Android để dành cho riêng mình sử dụng? Chuyện gì sẽ đến với Samsung, LG, Sony, Motorola, HTC nếu ngày đó trở thành hiện thực?

Trước tiên cần phải nói rõ rằng đây chỉ là một khả năng, một giả định, và tất nhiên nó sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Họ sẽ không làm như vậy, ít nhất là ở thời điểm mà Pixel vừa ra mắt. Mặc dù Pixel có thể là bước đi tiếp theo của Google nhưng chắc chắc hãng sẽ không đá mọi người ra khỏi nhà ngay lập tức.

Vì sao Google có thể rút Android về cho riêng mình sử dụng?


Hiện tại ai cũng biết Android là một hệ điều hành mã nguồn mở. Nhưng thực chất, Android Open Source Project (AOSP) mới là dự án mã nguồn mở thật sự của Android và tất nhiên trong đội ngũ của dự án này vẫn có rất nhiều người từ Google. Trong khi đó, bản ROM được Google sử dụng lên các máy Nexus ít nhiều đã được tùy biến lại theo phần cứng của Nexus rồi. Ví dụ, các máy Nexus từ trước tới nay có phần mềm riêng để xử lý ảnh HDR+ mà các máy khác không có, mặc dù chúng cũng cùng cài app Google Camera. Google Now Launcher ban đầu cũng chỉ dành riêng cho những thiết bị dòng Nexus mà thôi, nó khác hoàn toàn với launcher đang có trong Android AOSP và mãi sau này mới được Google đưa lên Play Store.

Nói cách khác, Google đã có một mức độ kiểm soát nhất định đối với bản ROM dùng cho các máy Nexus hay Pixel của mình. Ở khía cạnh này, Google có thể xem như ngang hàng với HTC, LG, Samsung về mặt phần mềm, bởi tất cả đều tùy biến lại Android theo ý của mình bằng cách dùng mã nguồn của Android AOSP.


Google_Pixel_dong_cua_Android.jpg

Điều đó cho thấy Google vẫn muốn tạo ra sự khác biệt riêng cho các thiết bị của công ty. Google không muốn Nexus hay Pixel trở thành một chiếc điện thoại nhàm chán chỉ chạy Android đúng gốc, chắc chắn là không rồi vì hãng vẫn còn phải bán máy, vẫn còn phải cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường. Pixel và Pixel XL lại còn cho thấy rõ tham vọng đó, tham vọng cạnh tranh trực tiếp với chính các đối tác phần cứng của Google. Có thể Pixel sẽ không được bán ở nhiều thị trường bằng những OEM khác, nhưng ở các quốc gia như Mỹ, Tây Âu, Nhật (là những nơi mà Google bán mạnh Nexus trước đây) thì Pixel sẽ trở thành mối đe dọa đáng gờm.

Chính vì điều này mà Google sẽ càng ngày càng muốn tăng quyền kiểm soát của mình với Android và loại bỏ dần dần những đối thủ tiềm năng. Hãng sẽ muốn Android trở thành một thứ đặc trưng cho dòng Pixel mà không một dòng sản phẩm nào khác có được. Cũng giống như iPhone vậy, iPhone là dòng điện thoại duy nhất trên thế giới chạy iOS, không một OEM nào khác có thể cạnh tranh về điều đó.

Thực tế ngày nay các OEM cũng đã không còn dùng phần mềm để cạnh tranh với nhau nhiều như vài năm trước. Còn nhớ thời 2010-2013, các công ty liên tục đẩy hàng loạt chức năng mới về phần mềm vào bản Android của mình như một cách để trở nên khác biệt. Samsung đi đầu trong xu hướng đó với động thái tùy biến cực mạnh Android bằng giao diện TouchWiz, bổ sung hàng loạt thứ như dùng cảm biến tiệm cận để duy trì màn hình sáng, đưa điện thoại lên tai để gọi ngay lập tức, vuốt cạnh bàn tay để làm các thao tác khác nhau... LG cũng đua theo với chức năng đa nhiệm cửa sổ, dùng cử chỉ để chụp ảnh và những tính năng khác không thua kém Samsung.

Galaxy_S4.jpg

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2014, các hãng đã không còn quảng bá mạnh về những điểm này khi ra mắt sản phẩm mới. Họ tập trung nhiều hơn vào camera, vào phần cứng, thiết kế, chất liệu, pin, vốn là những thứ mà người dùng quan tâm nhiều hơn và thật sự cần thiết, chứ không phải là những tính năng mềm mà OEM nào cũng làm hao hao như nhau. Trong bối cảnh đó, việc "thu phục" Android về tay mình, cho riêng dòng Pixel sử dụng, sẽ tạo ra một lợi thế mới cho chiếc điện thoại Made By Google.

Tất nhiên, nếu tình huống này thật sự xảy ra thì Google chắc hẳn là sẽ thông báo trước với các đối tác OEM của mình, cho họ thời gian ít nhất là 1 năm để tìm giải pháp thay thế. Không một thương hiệu lớn nào sẽ phải ngừng kinh doanh chỉ vì Google đóng cửa Android.

Việc đóng cửa Android thực chất cũng có một điểm hạn chế, đó là Google sẽ mất doanh thu quảng cáo từ các dịch vụ như Gmail, Google Search, Google Maps. Theo tài liệu được công bố trong vụ án giữa Google với Oracle, số tiền quảng cáo mà Google kiếm được từ Android từ đó đến nay là 31 tỉ USD, trong đó lợi nhuận là 22 tỉ USD.

Nhưng tính ra số tiền này cũng không phải là quá lớn so với những gì Google có được. Trong quý 2 năm tài chính 2016, công ty mẹ Alphabet đã thu về 21,5 tỷ USD doanh thu (chủ yếu là phần của Google). Nhấn mạnh rằng con số này chỉ gói gọn trong 1 quý duy nhất mà thôi. So với doanh thu bán thiết bị của Apple, Samsung thì mức 31 tỉ USD doanh thu quảng cáo trong 9 năm kể từ lúc Android ra đời cũng không phải là con số lớn, và Google có thể chấp nhận bỏ nó đi để lấy miếng bánh phần cứng ngon lành hơn.

Quảng cáo



Google cũng sẽ mất thị phần Android nếu hãng hiện thực hóa động thái này. Nhưng vì sao phải quan tâm tới thị phần khi bạn có thể bán được phần cứng với doanh thu và lợi nhuận cao? Vì sao bạn phải quan tâm thị phần khi mà các OEM khác dù có chạy hệ điều hành gì đi nữa thì người dùng vẫn bị gắn với Gmail, Google Maps, và đặc biệt là mọi việc tìm kiếm đều chảy qua Google Search và tiền quảng cáo vẫn chảy về túi Google. Nói cách khác, hệ sinh thái của Google giờ đã lớn và ăn sâu vào người dùng tới mức họ không cần Android để giúp phổ biến các dịch vụ đó nữa. Bất kì hệ điều hành nào đều sẽ phải đi theo các Google Services theo một hình thức nào đó. Google cũng có thể sẽ làm app cho những OS đó, tương tự như cách mà hãng đang làm Google Maps, Search, Gmail, Chrome cho iOS đấy thôi. Tiền của ta vẫn là của ta.

Các hãng sản xuất khác sẽ bị ảnh hưởng ra sao?

Hãy nói trước về Samsung, công ty đang có thị phần lớn nhất trong thị trường Android, và cũng là công ty duy nhất kiếm được lời lớn từ việc bán điện thoại Android. Tạm lấy số liệu của năm 2014, thị phần của Samsung đã là 65%, tới nay chắc chắn con số đó đã lớn hơn nhiều (mình chưa tìm được số liệu cụ thể cho năm 2016). Khi đang nắm trong tay miếng bánh lớn như vậy, hẳn là bạn nghĩ rằng Samsung sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi Google đóng cửa Android đúng không nào?

Không hẳn là như vậy. Từ lâu Samsung đã phát triển Tizen cùng với nhiều đối tác lớn, thậm chí một số điện thoại Samsung chạy Tizen cũng đã bán ra ở một số thị trường. Samsung đang vô cùng tích cực trong việc xây dựng một cộng đồng lập trình viên lớn và vững chắc dành cho Tizen, khởi đầu bằng việc làm app cho các thiết bị wearable và sau đó mở rộng sang việc Tizen còn có thể chạy app Android. Thậm chí còn có tin đồn rằng Samsung đã mang Tizen lên thử nghiệm trong các điện thoại flagship của mình. Việc chuyển sang Tizen hoàn toàn là chuyện mà Samsung đã dự tính trước và ngày nào đó sẽ trở thành hiện thực.

Sony_Xperia_XZ.jpg

Về phần Sony, cách đây ít tháng hãng đã gợi ý rằng năm 2016 sẽ là năm mà công ty quyết định số phận cho mảng mobile của mình. Kể từ khi đó, Sony đã ra mắt nhiều dòng điện thoại mới nhưng chưa dòng nào đem lại được doanh thu lớn cho công ty. Ngay cả khi Sony có mất mảng smartphone đi nữa thì công ty cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều về mặt tài chính vì Sony đã từng dự tính bán bộ phận này đi rồi, hay nói cách khác, việc không thể tiếp tục sử dụng Android sẽ không gây ảnh hưởng lớn tới Sony vì họ đang còn nhiều mảng khác cần tập trung: cảm biến ảnh, máy ảnh số, game, nội dung nhạc & phim.

Quảng cáo


HTC có lẽ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, nhưng không tới mức phải đóng cửa công ty vì họ đang chuyển trọng tâm kinh doanh về hướng thực tế ảo. HTC Vive VR đang được tiếp nhận tốt trên phạm vi toàn cầu. Còn trong mảng smartphone, HTC có thể tiếp tục làm việc với Google và những đối tác khác để làm điện thoại cho họ dưới danh nghĩa một đơn vị gia công, giống như cách mà công ty đang bắt tay với Google để làm ra chiếc điện thoại Pixel.

LG cũng trong tình thế không quá nguy hiểm, đặc biệt là khi họ đang nắm trong tay webOS. webOS đang dùng chủ yếu trong các Smart TV của hãng hoàn toàn có thể được mang lên mobile. Mà thực chất webOS ban đầu được Palm làm ra cũng để chạy trên điện thoại di động đấy thôi. webOS là một OS rất tốt và khác biệt so với những nền tảng di động khác, chỉ tiếc rằng Palm đã hụt chân và vô tình để webOS bị chìm theo mà thôi. Ngày mà webOS hồi sinh trên một chiếc smartphone sẽ là một ngày rất đáng mong chờ.

Android vẫn sẽ tiếp tục sống, vì Google không phải là công ty duy nhất làm Android!

Đồng ý là Google hiện đang nắm phần lớn việc phát triển Android, kể cả AOSP, nhưng khi công ty đóng cửa hệ điều hành này thì vẫn sẽ còn bản AOSP với giấy phép mã nguồn mở. Bản này đã sử dụng giấy phép đó từ trước khi Google thực hiện động thái của mình nên các bên thứ ba hoàn toàn có thể mang dự án đó về để tiếp tục tự phát triển. Cyanogen là một công ty với tham vọng như thế, họ muốn lấy AOSP và tự làm Android của riêng mình rồi phổ biến cho mọi người sử dụng để ít phụ thuộc hơn vào các dịch vụ Google. Những công ty mới cũng có thể xem đây là cơ hội để họ phát triển việc kinh doanh của mình và bán hệ điều hành cho các công ty phần cứng sử dụng.

One_Plus_X.jpg

Có không ít các dự án mã nguồn mở sau khi bị chuyển lại thành mã nguồn đóng hay bị từ bỏ hoàn toàn vẫn được tiếp tục phát triển tiếp. Java là ví dụ dễ thấy nhất. Java có hai nhánh, một nhánh của riêng Oracle, và một nhánh mở hoàn toàn tên là OpenJDK. Android có thể đi theo con đường này.

Nếu Android thật sự đi theo hướng này, khi ấy hệ sinh thái app của Android vẫn sẽ được duy trì, và sẽ có rất ít thay đổi mà người dùng có thể nhận thấy hay phải chịu tác động tác động tiêu cực. Bạn vẫn sẽ cầm một cái điện thoại Android với một kho ứng dụng nào đó, bạn vẫn sẽ dùng được những app mà bạn quen thuộc từ trước đến nay.

Tóm lại, vẫn còn xa lắm mới tới ngày mà giả định mình nói ở đây trở thành hiện thực. Nhưng khi điều đó xảy ra, đó sẽ là một thời điểm rất thú vị trong lịch sử phát triển của smartphone, và biết đâu cũng nhờ vậy mà ngành smartphone sẽ phát triển nhanh hơn, ấn tượng hơn nữa thì sao?

351 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ngày đấy sẽ mua iphone.

Gửi từ SM-G930F của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
TiaMi
TÍCH CỰC
7 năm
thì google sẽ lụi tàn như symbian
@buihoanganh636 Và...bạn ấy chắc cũng không dùng Chrome 😁
TiaMi
TÍCH CỰC
7 năm
@machao_mengqi dt mình dùng UC còn pc thì dùng FF
TiaMi
TÍCH CỰC
7 năm
@buihoanganh636 😃 mail thì gửi đuôi nào chả dc mà đã công việc hotmail lại còn giá trị hơn gmail
mà vào công ty thì dùng heremaps làm gì nhỉ,check rau văn phòng thì ggmaps cũng có báo mấy ẽm lầu mấy đâu
TiaMi
TÍCH CỰC
7 năm
@StrixGaming X_X ý là android
Mình là mình sài winphone thôi ?
@Anh Ngọc Gm winphone không có chức năng sửa lỗi chính tả
@tanvietbt83
Có đó. Trước t toàn tắt đi thôi. Tại vì toàn con mặt lưng, cam trước cùi nên mình đành từ bỏ.
@Anh Ngọc Gm thế sao nó không sửa lỗi cho bạn?
Samsung sẽ phát triển tizen. 😁
GG đóng Androi cho riêng mình thì sẽ hết vẹo như WP thôi 😁
Thấy hài hước khi đặt ra cái trường hợp này, chưa kể Google có sản phẩm nào của riêng mình chạy android thành công chưa?

Biết rằng Google có tham vọng để như Apple, làm chủ cả phần cứng và mềm, nhưng đến giờ vẫn ko ăn thua.
club_k
ĐẠI BÀNG
7 năm
E nghĩ không có ngày đó đâu, có ngày đó thì apple vô đối rồi 😆
1.Thực chất mã nguồn Android cũng k hoàn toàn của GG 😁
2.Nếu GG muốn bị "hội đồng" :rolleyes:
3.Nếu nhắm có thể vượt nổi Táo thì hẵng làm ;)
lvq17cm
TÍCH CỰC
7 năm
Don't be evil ư @@ nếu Google đóng hệ sinh thái android thì tôi sẽ chuyển qua nghĩ khác - Think Different ;)


Sony lại phải nghiên cứu hệ điều hành riêng cho smartphone như dòng máy chơi PSP vista những năm trước kia, nếu google nghỉ chơi.
alexdang28
ĐẠI BÀNG
7 năm
@yeucongnghe2012 nếu có ngày đó sony sẽ đưa vita os lên di động, mị thích điều đó
@yeucongnghe2012 Mình đồng ý kiến với bạn,
Hệ điều hành Playstation của Sony có thể tạo nên hệ sinh thái riêng cho thương hiệu này. Mình toàn dùng sản phẩm sony và cực kì thích hệ điều hành này. Đơn giản và bắt mắt nhưng kiểu tròn tròn như ps vita thì ko thích bằng vuông original.
Ngày đấy mình vẫn dùng samsung. Dùng samsung mình thấy khác biệt với phần còn lại của thế giới android
@phanhuy5491 Thử xoá cái ch play đi thì biết ngay cái ngày đó xài đt ss nó sẽ như thế nào nhé 😁
thì samsung sẽ bá đạo, còn google thì mốc mồm thôi
cần gì phải tizen, nó lấy chính android làm rom, làm app store, và loại bỏ mấy cái phần mềm đi kèm của google
@If you dont mind Chuẩn là mấy hãng TQ nó lấy android xào nấu lại thì có bố GG cũng kiện k đc 😆 TQ chả bao h thua mấy vụ kiện kiểu này cả 😃) chơi thế chỉ có thiệt mình
GG cao tay quá, nhờ các hãng phổ biến android giành thị phần rồi hất cẳng các a đi ôm cả vào mình 😁
Dr. Ho
ĐẠI BÀNG
7 năm
@finalmagic :p ... Có mà mốc mỏ, người dùng phổ thông chỉ biết Samsung, LG, Sony thôi. Hàng tiêu dùng gắn thương hiệu Google có ma nó mua.
Thì Android sẽ đi vào dĩ vãng nhanh thôi, em quay về với cùi bắp. haha
menx
TÍCH CỰC
7 năm
Ngày đó nếu đến, Google sẽ bước vào cuộc đua mà có lẽ họ là người chiến bại. Về phần cứng và hệ sinh thái, Apple đang cân với cả thế giới Android (gồm Google và những người bạn), về tình hữu hảo, Google mất đi nhiều bạn và họ sẽ lại phát triển hệ Sinh thái của riêng họ => Google có thêm kẻ thù.
@menx Bất cần biết Android hay dở ra sao, GG đóng lại thì boycott ngay và chuyển qua dùng IP+ WP hay IP + Tizen. Các app Gmail / Map / Search ... cũng sẽ không dùng, vì chẳng cần và không thiếu các app thay thế.
@Hungdunghcmc Có biết dùng đâu mà cần với chả thiếu.
@Hungdunghcmc em vừa like cái thứ 8888 cho bác đó 😆
Nokia đâu rồi? Maemo, Meego... đâu? Cơ hội kìa!
@ndkhoivtv
Nó đi theo chủ khác rồi. 😆
Giờ là Jolla với Tizen đấy
Tranpro295
ĐẠI BÀNG
7 năm
@ndkhoivtv nghe đồn thím Nokia sắp trở nại cơ mà chỉ mới là nghe đồn.. Mình thích dùng đồ mới có tính chất cổ điển nên là cứ chờ Nokia và xem Android lụi tàn như Sym trong tay GG =)))
có khi lúc đó còn vui hơn cả lúc mà 2 anh 7 của Apple và SS tranh nhau tỏa sáng =)))))
Nhìn cái cách mà Google làm máy Pixel thì không nghĩ rằng họ nghiêm túc trong mảng này. Không hiểu họ dựa vào cái gì để giới thiệu 1 cái đt giống đồ chơi trẻ con như vậy chứ?
Google ăn xong quẹt mỏ thì mất uy tín lắm đó nha
@Sao_Cung_Duoc Bạn có thể giải thích thêm không? Android nó phát triển mà. Cơ bản thì đồ của nó Samsung xài đều phải trả tiền theo hợp đồng khắc khổ mới được phép bán ra thị trường. Trước giờ là đã không có chùa rồi.
@machao_mengqi Android phát triển nhờ các hãng sản xuất điện thoại như Samsung, HTC, LG, Sony....giờ Google cắt đứt dây chuông k có các hãng này dùng Android làm cần câu cơm nữa mà đóng cửa để cho cây nhà lá vườn của mình.
Lấy đi, cho tụi Sam Seed nó biết mình là ai, đang ở đâu trong thế giới này
@tung2050 Não hay ko mà thấy SamSeeeder run như mèo rồi, tương lai mờ mịt quá!?!
tung2050
TÍCH CỰC
7 năm
@QLNN ờ, với những thằng chửi bới samsung với thờ cook để đc cái chân tạp vụ ở apple thì chắc chỉ có vậy thôi phải không.

đi ngang qua chỉ thấy chú ném đá hội nghị là giỏi thì mọi ng cũng đủ biết chú là ai rồi.

mà nói thật năm sau thằng sam nó có lăn đùng ra chết anh cũng chả quan tâm đâu.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019