Tin cùng kênh Khác
- 3Hay
Yêu cầu giải trình vụ "giang hồ mạng" Phú Lê mặc đồ vua nhà Thanh hát trước 500 học sinh
Mặc bộ quý sờ tộc Châu Âu hay Sumo có phải là đỡ ý kiến không
soskhanh đã gửi
- 1Hay
- 3Hay
Yêu cầu giải trình vụ "giang hồ mạng" Phú Lê mặc đồ vua nhà Thanh hát trước 500 học sinh
Mặc bộ quý sờ tộc Châu Âu hay Sumo có phải là đỡ ý kiến không
Theo mình thì cả 2 cái đều đúng nhưng thấy Mì hay hơn. Nhưng Mĩ hay Mỹ thì thấy Mỹ lại hay hơn. Quan điểm cá nhân thì thấy dùng cái nào cũng được khi i và y kết hợp thành từ chỉ 2 ký tự: kí hay ký, ti hay ty, li hay ly, kí hay ký, hi hay hy, mi hay my ( nhưng cũng có ngoại lệ như: ni hay ny, xi hay xy, di hay dy - di chuyển thì dùng i đúng hơn) chém gió theo quan điểm cá nhân nhé
Theo mình thì cả 2 cái đều đúng nhưng thấy Mì hay hơn. Nhưng Mĩ hay Mỹ thì thấy Mỹ lại hay hơn. Quan điểm cá nhân thì thấy dùng cái nào cũng được khi i và y kết hợp thành từ chỉ 2 ký tự: kí hay ký, ti hay ty, li hay ly, kí hay ký, hi hay hy, mi hay my ( nhưng cũng có ngoại lệ như: ni hay ny, xi hay xy, di hay dy - di chuyển thì dùng i đúng hơn) chém gió theo quan điểm cá nhân nhé
@hoidulich e cũng giống bác
@hoidulich tý hay tí, thúy hay thúi
@hoidulich mình thấy chỉ có "mì" vs "Mĩ" thôi. Chữ "y" được dùng, có thể là ngôn ngữ teen đã đổi đi chứ nguyên bản là "i". Trường hợp "mì/mỳ" vs "Mĩ/Mỹ" bạn thấy ổn vì nó không thay đổi ngữ nghĩa khi đi đơn lẻ hay kèm với 1 từ khác. Tất cả những trường hợp bạn liệt kê đều khác với 2 trường hợp này:
- kí : cân nặng, chuyển sang tiếng Việt từ kilogram của Tây.
- ký : động từ, hoặc từ ghép trong "chữ ký"
- ti : bộ phận cơ thể/từ ghép trong "ti chức"
- ty : từ ghép trong công ty, đơn lẻ không có nghĩa
- li : đơn vị đo độ dài
- ly : ly đựng nước
- hi : từ ghép trong "hi hữu", đơn lẻ không có nghĩa
- hy : từ ghép trong "hi vọng", đơn lẻ không có nghĩa
- mi : từ ghép trong "lông mi/mi tâm"
- my/ni/ny/xi/xy/dy : trong tiếng việt mình đơn lẻ không có nghĩa, cá nhân t cũng ko biết ghép vs từ gì
Về cơ bản, nếu bạn muốn không bị sai chính tả, cứ đọc nhiều vào, tự khắc không bị nhầm lẫn. Còn nếu chỉ cần kiến thức làm việc bt, ngôn ngữ chỉ là công cụ, trong những lĩnh vực không cần chuẩn xác 100% thì chính tả chẳng quan trọng.
@I3amI3i khi đứng 1 mình thì ưu tiên dùng y hơn vì nó cân đối và dễ nhìn hơn. Tất cả các ví dụ trên đều viết y được.
@taxoakuta Tí của cái Tý rất đẹp, b... con Thuý thúi hoắc à!
@linpack08 tùy bác thôi, còn nếu muốn chắc thì cứ tra từ điển tiếng Việt là biết ấy mà
@I3amI3i
Ngày xưa (chưa xưa lắm) người ta dùng ty thay cho sở. Ví dụ, ty công an, ty giáo dục
@I3amI3i bạn tra từ điển chưa ? Trích từ điển Hoàng Phê 2003
@nam_kha cái đó hình như còn có nguồn gốc hán việt, đúng rồi á, nên không viết ti/ty bất chấp đc.
@linpack08 thì tùy bác mà, có ai nói bác sai đâu mà phải chứng minh mình có tra từ điển vậy @@
Theo em thì bánh làm từ bột mì -> Bánh mì hợp lý hơn
@huongtruong bột mì hay bột mỳ
@huongtruong hợp lý hay hợp lí
@seyroon nhưng hay hay hai là méo được
Em vào đây để hóng r d gi, tr ch, n l, s x xem các má trả lời sao 😅
@lightrain mấy chữ đó quy tắc rõ ràng, ai kém chính tả mới hóng thôi bác
Cái này hồi xưa các cụ đều có quy tắc cả. Giờ thì lộn xộn kiểu gì cũng được.
Thực tế tiếng Việt chuẩn là Y, nguyên bản các ngyên âm đơn kết thúc đều dùng y, tuy nhiên ngôn ngữ cug ko nhất thiết gò bó như ban đầu của nó , khi đa số hay sử dụng ntn thì cái đó sẽ dc đón nhận, đấy còn chưa nói đến tiếng Vịt cải cách :v
@Thienson88 Chính xác luôn
Mì hay mỳ đều ăn được
Để hỏi các chú csgt
@taoaman Hồi xưa sinh viên dốt đường, tối về muộn muộn tí toàn nhằm chú CSGT hỏi cho chắc
@taoaman đang định cmt thì thấy bác viết rồi
@Jennyhp trước em bị phát lỡ qua vạch vì ko để ý đèn xanh chuyển sang đỏ rồi, thấy chú csgt cầm gậy đang chuẩn bị bước lên, thế nào nhanh trí phi thẳng 1 mạch tới trước mặt cho em hỏi đường, thế mà thoát
@darknight69 Tại hạ thật bái phục
Cám ơn hay cảm ơn
@farmero thấy có câu mấy bố đánh bàihay nói: cám cho lợn, ơn cho đảng. Chắc là cám ơn
@farmero Cảm (xúc động) vì việc làm của ai đó (ơn/ân) nên gọi là cảm ơn. Có thể gọi là cảm ân (ít người dùng dù nó là từ gốc ban đầu). Chữ ân đọc thành ơn có lẽ xuất phát từ đàng trong và nay phổ biến hơn cả
Lại nhớ hồi nhỏ bánh mì ba tê là 1 món cực kỳ ngon, hồi đó bánh mì chỉ quẹt 3 tê và nước sốt, xong hâm nóng lên. Ăn vô cùng ngon.
Giờ mỗi bữa sáng, vội quá thì mua ổ bánh mì tầm 15-20k. Nói thực không nuốt nổi, ăn 1/2 ổ là bỏ sọt rác.
@akill4u pate cũng tuỳ hàng làm hương vị khác nhau, em cũng thích bánh mì pate, đi đâu lạ cũng tìm quán ăn thử, thi thoảng được cái hương vị như hồi xưa, ăn thơm ngậy không lẫn vào đâu được
@akill4u @darknight69 Giới thiệu pate Cột đèn quê hương tôi, hộp này ăn được, siêu tiện. Thường nhà mình hay mua bánh mỳ baguette Lotte, bỏ ngăn đá. Lúc nào muốn ăn chỉ cần bỏ bánh mỳ ra tí cho nguội đá, bỏ vô lò nướng 1', quệt pate này ăn. Bánh mỳ nóng giòn như mới.
https://www.bachhoaxanh.com/thit-heo-hop/p...
@Jennyhp à bên bhx có à để mình mua thử. Bánh mì xưa giờ với mình quan trọng nhất là 2 thứ mà thấy ngon đó là bánh nóng dòn, và nước sốt ngon.
@Jennyhp em cũng thử mua loại còn nóng hổi ở quán pate cột đèn luôn mà thấy vị cũng tạm thôi, chứ cũng chưa chuẩn vị em thích
Thuý hay Thúi
@trung8888 Cái này chẳng ai nhầm thế cả
@trung8888 cái này đơn giản vì nó không phải "y" hay "i", nó là vần kép từ nguyên âm trong tiếng Việt, để phân biệt giữa "uy" và "ui". Ngoài ra còn nhiều vần ghép từ nguyên âm khác như: ai, ao, au, ay, âu, ây, eo, êu, ia, iu, ua, ưa, uê, ui, uy, ưi, iêu, oai, oay, oay, oa, oe, oi, ôi, ơi, uôi, ươi, ươu, uya, uyu,...
Với mình chữ "y" nhìn hoa mỹ và có chút gì đó thơ hơn "i". Tỉnh Bình Định đã đổi "Qui Nhơn" thành "Quy Nhơn" và thống nhất chỉ dùng "Quy Nhơn"
đây là thể hiện cách đọc. "i" là i ngắn còn "y" là i dài, tức là đọc kéo dài. Thế nên "ui" đọc là u-i phát âm là ui, còn "uy" đọc là u-i-i-i phát âm là uy
ngày xưa học thì nhớ nguyên âm "i" đi với phụ âm đơn là y, phụ âm kép là i, như mỳ, my, ly, ty, ghi, nghi, chi... nhưng giờ thấy ghi khá loạn xạ không hiểu là sách mới có đổi không.
Mà cũng có những chữ như li ti chứ không thấy ai dùng ly ty nên nhiều lúc cũng chả rõ cứ viết theo thói quen