67 Bình luận
  • downfall

    Trong clip này của VTV24, mấy ông chạy tàu ra biển mua được dầu DO giá 15k, sau đó chạy vào bán cho tàu cá với giá 23k.

    Vấn đề không phải là buôn lậu, mà là sao nó mua được dầu giá 15k, và tại sao giá dầu trong nước vẫn 30k.

    https://m.youtube.com/watch?v=iLa2TW...

    • hoidulich

      @downfall chắc chỉ là tiểu ngạch thôi

    • VTV

      @downfall giá bên Malay là 12k, dân buôn lậu mang sang bán 15k là hợp lý rồi mà. Dân buôn thường đứng ngoài lãnh hải VN chờ tàu VN ra hơn, tàu VN về lại còn phải làm luật với CSB, BP nên ăn dày hơn cũng ko có gì lạ

    • anhpndnet

      @downfall dầu DO chứ ko phải xăng. Mua lẻ như thế thì có chứ mua đủ tầm 1 huyện xài thì đã ko đủ, huống chi cả nước.

    • dunghv880

      @downfall Chắc phải chờ 50 năm nữa, Việt Nam dùng IT để kiếm tiền rồi trợ giá ngược lại cho xăng dầu. Tôi nghĩ Việt Nam đi theo hướng IT thì mới giàu lên được.

    • mrsaigon

      @anhpndnet chi phí vận chuyển , lưu kho , bán hàng ...

      nếu mỗi người dân có thể tự chạy phương tiện ra hải phận quốc tế để đổ nhiên liệu thì giá đó hợp lý rồi

    • locloconline

      @dunghv880 mình người "ngoại đạo" ngành này! Có bác nào đồng ý với "con đường sáng" bác này vạch ra k?

      Cho mình góp ý chút nhé, mình thấy bác Bình fpt thúc đẩy và đem chuông đi đánh xứ người (sau đó mình k biết thất bại hay thành công) hình như từ đầu thập niên '2000 tới nay cũng trải qua 1 tg dài. So với các đối thủ (xét ở tầm 1 nước) thì VN chẳng nổi trội hơn mấy nước xung quanh hay thế giới trong lĩnh vực này.

      Thôi thì, người VN cũng có "mặt bằng" chất xám như mọi dân tộc khác nên cứ phát triển đều các ngành để "trăm hoa đua nở" mọi người, mọi ngành ai cũng làm ăn đc. Chứ cứ tập trung vô 1 ngành mũi nhọn thì chính sách kinh tế sẽ bị lệch gây bao ảnh hưởng, thiệt thòi tới các ngành khác.

    • Sphinx

      @anhpndnet kể ra nó mua 13k bán 20k cho dân thì là ích nước lợi nhà chứ, NN mắt nhắm mắt mở cho nó buôn cũng tốt mà.

    • anhpndnet

      @Sphinx như mình đã comment ở trên ý, mua lẻ như thế thì bao giờ mới chở đủ xăng dầu cho cả nước xài. Chuyện như trên chỉ là tự phát nhỏ lẻ chứ để mà xem thành một bài toán kinh doanh đầy đủ thì có nhiều vấn đề lắm.

      Mấy cái tàu vận tải lớn thì có công khai tọa độ hàng hải hết, giao dịch vài lần thì sẽ có người ở mấy nước khác biết thôi. Chẳng có gì ích nước lợi nhà khi dung túng cho buôn lậu, việc đó sẽ làm cho tội phạm càng xem thường pháp luật của nước mình, gây ra rủi ro an ninh rất lớn.

    • manhk45

      @locloconline Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trước khi đổ tiền vào một Quốc gia thì người ta quan tâm và nhắc đến chi phí cơ hội. Chính xác chi phí cơ hội giữa các thị trường là lấy hệ số P/E và Lãi Suất cho vay của BANK của thị trường vốn gần tương đồng nhau. Mình lấy VD P/E của VN-Index bằng P/E của Shanghai-Index là P/E = 11, Những Lãi Suất cho vay BANK Thương mại VN hiện phổ biến ở mức 12%-15% mà còn không vay được, DN sản xuất VN sẽ khó cạnh tranh được với DN sản xuất của TQ khi họ mở cửa vì Lãi Suất cho vay của các BANK TQ hiện nay ổn định ở mức 3-4% mà còn chả có khách hàng kìa kìa !

    • TanNg

      @locloconlineViệc đó nằm trong hoạt động thúc đẩy gia công phần mềm cho nước ngoài của bác Bình, cái đó giờ có lẽ là mảng ngon nhất của FPT, ngoài ra không chỉ FPT mà còn rất nhiều công ty khác làm từ thời đấy tới giờ, tạo ra doanh thu xuất khẩu khá lớn cho Việt Nam.


      locloconline bình luận -
      é, mình thấy bác Bình fpt thúc đẩy và đem chuông đi đánh xứ người (sau đó mình k biết thất bại hay thành công) hình như từ đầu thập niên '2000 tới nay cũng trải qua 1 tg dài.
    • anhpndnet

      @TanNg nâu, mảng ngon nhất của FPT là mảng kinh doanh giáo dục, còn mảng software thì chiến lược là lấy tiền khai phá thị trường.

    • TanNg

      @anhpndnet Gia công phần mềm bán cho nước ngoài mà anh giai ơi

      anhpndnet bình luận -
      @TanNg nâu, mảng ngon nhất của FPT là mảng kinh doanh giáo dục, còn mảng software thì chiến lược là lấy tiền khai phá thị trường.
    • anhpndnet

      @TanNg vầy chịu chưa đại ca ?

    • TanNg

      @anhpndnet Hạng mục đó ghi là "đầu tư" mà ông, lợi nhuận cao hơn cả doanh thu.


      Làm outsourcing thì gần như 100% doanh thu là mang hết về nước, gọi là đạt giá trị thặng dư 100%, cùng 1 tỷ doanh thu xuất khẩu phần mềm so với 1 tỷ doanh thu lúa gạo, thủy sản, giày da, xăng dầu thì dòng tiền mang về cho quốc gia rất lớn vì tỷ lệ nhập khẩu đầu vào từ nước ngoài rất thấp. Đứng góc độ công ty thì nhìn lợi nhuận, đứng góc độ quốc gia thì nhìn vào giá trị thặng dư mang về và tổng lượng USD chạy vào Việt Nam.

    • anhpndnet

      Em đồng ý rằng tạo doanh thu xuất khẩu lớn, nhưng đi kèm là chi phí vận hành rất lớn, nên em mới bảo là "lấy tiền khai phá thị trường", cái cụm từ đấy là sếp FPT nói chứ không phải em đâu á.

    • SuperSliver

      @anhpndnet số liệu chỗ đầu tư giáo dục sao lạ vậy, dthu có 1x trừ đi chi phí các kiểu còn lãi thì thành 2x là sao nhỉ?

    • anhpndnet

      @TanNg "đầu tư và giáo dục" thì bên đấy gọi chung là khối giáo dục, xưa giờ vẫn là con gà đẻ trứng vàng cho tập đoàn. Em chỉ nói cái vụ anh bảo "mảng ngon nhất của FPT" thôi, còn lại mấy chuyện đánh giá xuất khẩu và thặng dư thì anh nói OK rồi. Báo cáo gần đây khối giáo dục bị tụt doanh thu là do dịch bệnh.


      @SuperSliver ông bỏ qua chưa tính phần lãi từ cty liên kết và kết quả hoạt động kinh doanh kìa. Bên mảng giáo dục này có nhiều công ty liên kết.

    • TanNg

      @SuperSliver nó là Đầu tư và giáo dục và các mảng khác, chứ không phải là khoản đầu tư giáo dục. hiểu là lợi thuận thu được về từ các khoản đầu tư


      @anhpndnet thú nhận là giờ anh mới đọc báo cáo. Mà anh edit lại vì giờ mới đọc thấy cái comment sau của bạn, còn vài ý không thống nhất, nhưng hơi sâu với lại ngại tìm hiểu thêm chi tiết nên thôi coi như đồng ý với nhau rồi.

    • SuperSliver

      anhpndnet bình luận -

      @SuperSliver ông bỏ qua chưa tính phần lãi từ cty liên kết và kết quả hoạt động kinh doanh kìa. Bên mảng giáo dục này có nhiều công ty liên kết.

      Tính cả dòng Lãi từ cty liên kết cũng không hợp lý luôn.

    • anhpndnet

      @toleto1812 "lấy tiền khai phá thị trường" ý là chi phí để mở thị trường rất tốn kém nên thời gian đầu mảng gia công xuất khẩu phần mềm có doanh thu cao nhưng chi phí cũng cao nên lợi nhuận thấp so với doanh thu. Nếu bác có theo dõi thì sẽ thấy FPT mua cty phần mềm ở nước ngoài, rồi đầu tư vào công ty địa phương, rồi chi nhánh liên tục. Có thể nói rằng có nhiều thị trường thì FPT đi tiên phong luôn nên chi phí rất tốn kém.

      Nên hiểu ở đây là mình chỉ nhận định về "mảng ngon nhất của FPT" là khối Giáo dục (trong 3 khối từ xưa giờ của FPT là CNTT, Viễn thông, Giáo dục) chứ không có nhận định tiêu cực về mảng gia công nhé. Thực tế thì bạn comment như trên là cũng đồng ý mảng giáo dục là ngon nhất rồi.


      @supersliver hình như chỗ đấy là hiểu nhầm, mỗi dòng là 1 item riêng biệt chữ ko phải cái lợi nhuận sau thuế là bằng tổng mấy cái trên đâu ông.

    • TanNg

      @SuperSliver Định giá lại tài sản đầu tư, lãi tăng giá trị BDS, lãi bán cổ phần thoái vốn, v.v.v nhiều thứ lắm. Bản thân giáo dục hình doanh thu bé tí teo kia sao lãi nhiều được

    • TanNg

      @anhpndnet nói thế này bạn vẫn chưa hiểu đúng rồi, "khối giáo dục" chỉ là cái tên vỏ, dùng để bao bọc các hoạt động khác, nhìn từ ngoài vào cho nó sang, hoặc do thói quen cũ tạo thành. Bản chất nó là nơi ghi nhận tổng hợp các nguồn lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư khác mà FPT không nắm quá bán, lợi nhuận từ khối giáo dục và lợi nhuận bất thường, muốn so sánh nó với xuất khẩu phần mềm thì phải tách lẻ ra mới so được.


      Kết luận: ông này dek biết đọc báo cáo tài chính, thú nhận đi

    • anhpndnet

      @TanNg kết luận vậy chắc là chuẩn rồi, mấy vụ BCTC này nhiều lúc em vẫn lơ ngơ lắm Hóa ra bữa giờ đọc sai cái vụ LNTT với doanh thu

    • TanNg

      @toleto1812 Có 2 cái khác nhau, là lợi nhuận và doanh thu sẽ được ghi vào báo cáo tài chính theo các cách khác nhau. Nếu là công ty con của FPT thì mới nhét doanh thu vào, còn nếu chỉ là công ty mà FPT tham gia nắm cổ phần thì ghi lợi nhuận, thường thì lợi nhuận đột biến là khi bán cổ phần hoặc tài sản ở các công ty đó đi thu về một cục tiền

  • truongthanh23

    Bình tĩnh, giá tg lên thì có thể điều chỉnh ngay còn giảm thì luôn có độ trễ vài tuần nhé

  • Firefly

    short dầu tương lai lấy tiền về mua dầu vật chất ae

  • buros

    Giá dầu vừa có 1 tuần giảm 10%, vậy thì xăng trong nước tuần sau cũng giảm hơn vài nghìn nhỉ? Lúc nó tăng điều chỉnh nhanh thế cơ mà

    • dangquang1020

      @buros tăng thì sẽ điều chỉnh ngay phiên kế tiếp, còn giảm thì phải đợi giảm 3 phiên liên tiếp thì mới điều chỉnh giảm, khi nào chả thế.

    • TanNg

      @buros Lời giải thích đây này, nó có độ trễ thời gian khá dài từ dầu thô tới xăng bán trong kho

    • Lucky_Luke

      @buros

      Trước mắt sẽ giảm 1k đã bác à.

      https://zingnews.vn/gia-xang-giam-1000-dong-thue-bao-ve-moi-truong-tu-117-post1333080.html

  • pis2000

    Ko về đâu bác ơi CK thì kéo lên đạp xuống đc chứ xăng mà kéo lên rồi thì cho nó ở đó luôn bác

  • toaiarc

    Lúc tg giảm ko giảm luôn, vài tuần nữ nó tăng trở lại thì lý do giá đang cao ko giảm nữa. Kinh tế thị trường thật là vãi lúa

    • anhpndnet

      @toaiarc theo nghị định 95, việc nhà nước định giá xăng dầu sẽ diễn ra cố định 3 lần trong tháng vào ngày 1, ngày 11, ngày 21. Chưa tới ngày điều chỉnh thì chưa có giá mới được.

      Phải lưu ý rõ là cái giá nhà nước đưa ra là mức giá cao nhất (giá max), mấy ông doanh nghiệp được niêm yết giá tối đa tới chừng đấy và họ có thể điều chỉnh giá miễn sao thấp hơn mức quy định.


      Nên cái chuyện xăng thế giới giảm mà giá xăng trong nước không giảm liền thì phải nhìn nhận xem vấn đề là nằm ở doanh nghiệp không chịu giảm.

    • truongthanh23

      @anhpndnet Vậy sao ko giảm cái giá max đó (giá trần) để doanh nghiệp phải giảm theo?

    • anhpndnet

      @truongthanh23 có đọc ko vậy ông. Ở trên mình đã giải thích là theo nghị định 95 thì việc nhà nước điều chỉnh cái giá max đó là theo lộ trình 3 ngày trong tháng 1 - 11 - 21. Còn lại thì doanh nghiệp tự xử.

    • riverhood

      @anhpndnet em thấy b phân tích cũng có lý, vậy bác có thông tin nhập khẩu xăng dầu của ta đến từ quốc gia nào và sản lượng, thành tiền là bao nhiêu không? Trên báo nói neo giá nhập từ sing nhưng chả lẽ lại có 1 nguồn,

    • mrsaigon

      @anhpndnet nhà nước có giảm cán giá vốn của nhà phân phối được ko ?

    • truongthanh23

      @anhpndnet Vậy vấn để đang quan tâm là tại sao giá tg tăng thì tăng ngay đc còn giảm thì các lần điều chinh vào các ngày 1/11/21 ngay sau đó lại ko giảm ngay, chứ ai chẳng biết là giữa các kỳ điều chỉnh là do dn tự quyết trong khung quy định

    • mrsaigon

      @truongthanh23 bởi vì các vị đang đọc tin tức để vẽ sự kiện , trong khi nhà phân phối nhiên liệu phải chi trả trên hoá đơn chứ ko phải trên mặt báo

    • anhpndnet

      @riverhood ý bác hỏi nhập khẩu xăng dầu nguồn nào là tính ý kiến chuyện thuế nhập khẩu đúng không? Phần lớn xăng dầu thành phẩm bán lẻ là nguồn trong nước (nhưng vẫn phải nhập nguyên liệu), phần còn lại thì nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau. Chuyện nhà nước để thuế nhập khẩu 10% trên công thức là dựa trên nguyên tắc bình quân từ nhiều nguồn khác nhau (0% nội địa và 8-20% nhập khẩu)


      Dưới này là số liệu cũ thôi. Mình post cho bạn tham khảo.

    • anhpndnet

      @mrsaigon mình chỉ giải thích cái chỗ 3 ngày điều chỉnh giá theo quy định hiện hành, không bàn sâu về kinh tế nhé.

    • mrsaigon

      @anhpndnet xé toạc 2 thứ 2 đâu giúp mọi người hiểu được tại sao các quy định lại vận hành như vậy đâu bạn , mọi người khi đó luôn sẽ chỉ thấy nhà nước cố chấp ko chịu giảm giá

    • anhpndnet

      @truongthanh23 vì xăng dầu không phải là món hàng mua xong có thể tải về dùng ngay trong nháy mắt được, nên sẽ có độ delay giá nhất định. Giá thị trường tăng thì giá max tăng ngay là để đảm bảo quyền lợi của nhà buôn, nhưng không có nghĩa là bắt nhà buôn phải tăng giá bán lên liền. Giá thị trường giảm không giảm ngay thì còn phải phân tích tính lâu dài, nếu giảm đột ngột là ép nhà buôn.


      Giả sử tụi nhà buôn bị ép chán quá nghỉ làm hết thì lấy xăng đâu mà xài!? Như PVN sau này thay đổi cơ chế thu chi và thay % giữ lại vốn thì lương thưởng anh em trong ngành cũng trở nên khó khăn hơn, cũng nhiều anh em thâm niên xin nghỉ việc.

    • mrsaigon

      @anhpndnet thực ra vấn đề mọi người bị đánh lừa là giá dầu thô được giao dịch là giá dầu hợp đồng tài chính

      nên chỉ khi giá hợp đồng chạm ngưỡng dưới thì trade commodities mới điều tàu đi

      nên các vị phải chờ giá tầm 50 thì các chuyến tàu mới rục rịch đến nhà máy

      sau đó mới từ nhà máy phân phối ra ngoài ..

    • truongthanh23

      @anhpndnet @mrsaigon Loai trừ hỗ trợ của nhà nc cũng như hỗ trợ từ quỹ bình ổn giá thì mình nghĩ xăng dầu cũng như các ngành hàng khác, buôn bán có lúc lời lúc thiệt. Khi giá nhập lên ông đc tăng giá bán ngày thì ôm một mớ hàng từ hợp đồng giá thấp trước đó sẽ hốt mớ lời rồi thì ngược lại khỉ giảm ông cũng phải chấp nhận điều đó. Cũng giống như các cửa hàng buôn vàng luôn có một lượng hàng tồn nhất định giá tăng thì tổng số tiền của ông có sẽ tăng, khi giá giảm gì phải chấp nhận thôi chứ sao đòi người mua vẫn phải mua giá cao đc?

    • mrsaigon

      @truongthanh23 bình ổn giá là để mặt bằng chi phí được thiết lập trước cho các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguyên liệu dự toán và lên kế hoạch , nếu ko bình ổn thì nhà nước phải chấp nhận để nhà nhà phân phối thiết lập giá vốn + lợi nhuận của họ nếu ko nhà phân phối đơn giản chỉ cần ko bán là xong , xăng dầu là phần đầu vào cho chi phí doanh nghiệp nên nếu ko ổn định thì chẳng doanh nghiệp nào nó sản xuất kinh doanh mà thằng giám đốc hàng ngày phải xem hoá đơn như nhìn bảng điểm chứng khoán

    • anhpndnet

      @truongthanh23 bạn nói cái đó mình đồng ý, nhưng ở đây phải tách biệt rõ vai trò của nhà nước trong việc định giá max và vai trò của doanh nghiệp trong việc bán dưới giá max.


      Đồng ý là vẫn có doanh nghiệp có lợi trong trường hợp này đấy, nhưng cơ chế thị trường thìphải chịu thôi, nhà buôn được định giá bán. Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm nên áp dụng cơ thế thị trường có điều chỉnh từ nhà nước nên mới có thay đổi giá max theo chu kỳ 10 ngày (hồi trước là chu kỳ 15 ngày), nếu áp thay đổi chu kỳ quá ngắn (1 ngày chẳng hạn) thì sẽ phá vỡ kiểu cơ chế thị trường ngay.


      Thành ra quay lại câu chuyện rằng đây là vấn đề kinh doanh, ai làm ăn thì cũng phải có lời chứ nếu lỗ thì ai mà chịu làm. Nên nhà nước cũng phải đảm bảo quyền lợi của nhà buôn, cũng như nguồn cung về xăng dầu đáp ứng trong nước.


      Nói vui thì công ty sản xuất mì gói đóng cửa thì anh em ăn hủ tiếu được, chứ công ty về xăng dầu mà đóng cửa thì kẹt lắm à anh em. Như chuyện mấy trạm xăng treo bảng hết xăng nghỉ bán hồi trước cũng khá rắc rối đấy.

  • manhnx

    Giá thế giới đang có xu hướng giảm, thuế trong nước xăng giảm thêm 1k nữa, do vậy có thể hy vọng giảm sâu.

    • nguyetanh8406

      @manhnx Ý cụ là mấy trăm đồng nào

    • Jennyhp

      @nguyetanh8406 Hôm trước vừa mua đầy bình hôm sau nó giảm, lỗ tận 2k, buồn cả ngày

    • manhnx

      nguyetanh8406 bình luận -
      @manhnx Ý cụ là mấy trăm đồng nào

      Sẽ phải giảm vì không giảm thì mục tiêu cố định lạm phát con số 4% sẽ khó khăn, làm thầy bói xem voi thì dự là cũng phải 1k/lít

  • manhk45

     anhpndnet Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trước khi đổ tiền vào một Quốc gia thì người ta quan tâm và nhắc đến chi phí cơ hội. Chính xác chi phí cơ hội giữa các thị trường là lấy hệ số P/E và Lãi Suất cho vay của BANK của thị trường vốn gần tương đồng nhau. Mình lấy VD P/E của VN-Index bằng P/E của Shanghai-Index là P/E = 11, Những Lãi Suất cho vay BANK Thương mại VN hiện phổ biến ở mức 12%-15% mà còn không vay được, DN sản xuất VN sẽ khó cạnh tranh được với DN sản xuất của TQ khi họ mở cửa vì Lãi Suất cho vay của các BANK TQ hiện nay ổn định ở mức 3-4% mà còn chả có khách hàng kìa kìa !

    • anhpndnet

      @manhk45 mình mới học hết cấp 3 thôi, bạn nói cao siêu quá không hiểu được, nên giải thích dùm nhé. Chỗ xăng dầu này thì liên quan gì đến vốn đầu tư nước ngoài rồi VN-TQ này kia !? !?

    • mrsaigon

      @anhpndnet ông kia lấy chút kiến thức tài chính ra nói chuyện nhưng mà nó rối rắm và sai

    • manhk45

      @anhpndnet Chi phí cơ hội thì giá Xăng dầu là đầu vào của hầu hết các mặt hàng SX của DN thôi bạn, DN việt đã khó cạnh tranh vì những yếu tố khác thì nay ghánh năng thêm chi phí Logistics cao sẽ không hấp dân được dòng tiền đầu tư nước ngoài bỏ lỡ nhiều cơ hội tăng trưởng và cạnh tranh của đất nước. Chi phí logistics nội địa VN đắt nhất khu vực, đắt hơn cả Nhật, Hàn, TQ nên mọi người thấy giá TQ rẻ đè bẹp hàng Việt là vậy.

    • mrsaigon

      @manhk45 sai choét nha

    • manhk45

      @mrsaigon Đúng hay sai lên TTCK (thị trường vốn) khắc rõ, Ai đúng người đó kiếm được tiền, còn ai Sai mất tiền Mình chỉ nghĩ đơn giản vậy thôi, chả hơi đâu đi đuôi co mất thời gian...


      Thích thật, PVN hút Dầu lên bán được 468.000 tỷ nộp ngân sách 66.000 tỷ.

      Như vậy còn hơn 400.000 tỷ cho chi phí

      Dù sao cũng không lỗ là may rồi. Nên mình sẽ canh cổ phiếu PVS về giádưới 20 Xúc nhiệt tình không cần suy nghĩ !


      PVS là một trong những thằng con của PVN được ăn nhiều nhất từ cái Cục 400.000 tỷ kìa của PVN.

  • inlephant

    Được miễn 1k thuế thì có lẽ sẽ giảm 700đ về 32k

  • manhnx

    Hôm nay có báo đưa tin trước rồi hay sao ấy, con số giật mình

    3000đ/lít

    Giá xăng dầu có thể giảm hơn 3.000 đồng/lít vào ngày 11.7 (laodong.vn)

Website liên kết