12
Hay
- Token boosted
Hot 1 năm trước
docs.google.com
Khi đặt phòng qua các trang trực tuyến như AirBnB, các bác có cân nhắc dựa trên đánh giá của khách cũ?
Một khảo sát của bà chị đang làm nghiên cứu sinh, mong các bác dành vài phút cho ý kiến ạ.
(0 clicks)
Loan tin
chantroiviet
ruoitrau2105
và 1 người nữa
Chào anh/chị,
Tôi tên Đoan Thục, hiện tôi là nghiên cứu sinh về Du lịch tại Đại học Algarve, Bồ Đào Nha.
Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về vai trò của đánh giá trực tuyến đối với dự định đặt phòng qua Airbnb. Đề tài này thuộc dự án hợp tác nghiên cứu giữa Đại học Algarve, Bồ Đào Nha và Đại học Sassari, Ý. Ở đề tài này, khái niệm dự định đặt phòng nghĩa là khả năng anh/chị sẽ lựa chọn cơ sở lưu trú của Airbnb cho chuyến du lịch sắp tới (trong khoảng 6 tháng tới đây) của mình.
Anh/chị sẽ mất khoảng 10 phút để hoàn thành bảng khảo sát này và dữ liệu chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu, mọi thông tin cá nhân của anh/chị sẽ được bảo mật.
Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian tham gia bảng khảo sát này.
Tôi tên Đoan Thục, hiện tôi là nghiên cứu sinh về Du lịch tại Đại học Algarve, Bồ Đào Nha.
Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về vai trò của đánh giá trực tuyến đối với dự định đặt phòng qua Airbnb. Đề tài này thuộc dự án hợp tác nghiên cứu giữa Đại học Algarve, Bồ Đào Nha và Đại học Sassari, Ý. Ở đề tài này, khái niệm dự định đặt phòng nghĩa là khả năng anh/chị sẽ lựa chọn cơ sở lưu trú của Airbnb cho chuyến du lịch sắp tới (trong khoảng 6 tháng tới đây) của mình.
Anh/chị sẽ mất khoảng 10 phút để hoàn thành bảng khảo sát này và dữ liệu chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu, mọi thông tin cá nhân của anh/chị sẽ được bảo mật.
Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian tham gia bảng khảo sát này.
AIRBNB - BẢNG KHẢO SÁT
Chào anh/chị,
Tôi tên Đoan Thục, hiện tôi là nghiên cứu sinh về Du lịch tại Đại học Algarve, Bồ Đào Nha.
Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về vai trò của đánh giá trực tuyến đối với dự định đặt phòng qua Airbnb. Đề tài này thuộc dự án hợp tác nghiên cứu giữa Đại học Algarve, Bồ Đào Nha và Đại học Sassari, Ý. Ở đề tài này, khái niệm dự định đặt phòng nghĩa là khả năng anh/chị sẽ lựa chọn cơ sở lưu trú của Airbnb cho chuyến du lịch sắp tới (trong khoảng 6 tháng tới đây) của mình.
Anh/chị sẽ mất khoảng 10 phút để hoàn thành bảng khảo sát này và dữ liệu chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu, mọi thông tin cá nhân của anh/chị sẽ được bảo mật.
Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian tham gia bảng khảo sát này.
taicv đã gửi
- 18Hay
Đề nghị đổi tên phim “Đất Rừng Phương Nam” thành phim “Thiên Địa Hội ở Nam Kỳ”
Bài trên Facebook Hà Thanh Vân60 Bình luận Loan tin Mduc 4O4 và 2 người nữa
Ai làm cái khảo sát này, có phải cứ càng nhiều câu hỏi càng tốt à? Có ai làm khảo sát về nên khảo sát như thế nào không?
VD, 4 câu
Gần như tương đương,
Rất nhiều lần mình muốn làm khảo sát, nhưng sự dài dòng tối nghĩa của bảng hỏi làm mình dừng giữa chừng.
Khi dùng bất cứ dịch vụ gì thì mình luôn dành nhiều thời gian đọc đánh giá của khách hàng cũ chứ đâu riêng gì Airbnb
hơn 80 tin tốt lành là do shop tự tạo nick đánh giá nên độ tin cậy không cao
@hardinghoang chắc bác chưa làm AirBnb bao giờ. Fake trên Airbnb không phải không thể nhưng cũng không phải kiểu 80% là fake như bác nói đâu.
Thường thì khách xem các tin xấu còn tin tốt chẳng ai rảnh ngồi đọc đâu bác, khi xem review thì sort theo rating, recent để biết thêm thôi.
có quản trị đánh giá mà
Ai làm cái khảo sát này, có phải cứ càng nhiều câu hỏi càng tốt à? Có ai làm khảo sát về nên khảo sát như thế nào không?
VD, 4 câu
Gần như tương đương,
Rất nhiều lần mình muốn làm khảo sát, nhưng sự dài dòng tối nghĩa của bảng hỏi làm mình dừng giữa chừng.
@goldensea80 do dùng từ không thoát ý thôi, ý khác nhau rõ mà.
@goldensea80 me2, đã dừng sau vài câu đầu.
@TanNg Khác nhau nhưng không tách biệt, vì một lựa chọn lý tưởng thì đương nhiên là có lợi, đáng giá và sáng suốt. Đại khái là điền cảm giác bị ức chế bác ạ.
@goldensea80 ức chế thì đúng rồi, ý mình là do dùng tiếng Việt kém, chứ ý thì cũng tách.
@TanNg Em thì thấy là logic của các câu hỏi gây ra sự khó chịu. Các câu hỏi không nên chồng lấn (overlap) lên nhau. Vừa đỡ khó chịu cho người làm khảo sát, mà phân tích đánh giá cũng dễ hơn. Em có cảm giác form này cố vẽ ra cho đủ số lượng câu hỏi ấy.
@goldensea80 Trong khái niệm xã hội, rất khó để không chồng lấn, bản chất xã hội là chồng lấn rồi, quan trọng là đưa ra được ý niệm nào kết nối mạnh nhất với người làm khảo sát thôi, vậy nên chọn từ ngữ mà tốt thì người ta thấy ngay là dễ chọn, phù hợp, thậm chí có thể chọn vài câu họ thấy đúng với bản thân là ok.
@TanNg Vâng, khoa học xã hội vốn là khoa học mềm mà. Dù sao thì bảng hỏi này làm nhiều người bỏ dở giữa chừng và có thể thiết kế lại ngắn gọn và hiệu quả hơn.
@goldensea80 cái đó thì mình đồng ý, chính mình cũng bị khó quá nên bỏ dở mà, chỉ bình luận thêm về lý do thời.
@goldensea80 @tanng chắc tại em trong ngành nên thấy có khác về giá trị nhận được và mức độ thõa mãn với lựa chọn của mình á.
Để em gửi cho bà chị nha, dù sao cũng cần phải cải thiện chứ các chuyên gia còn đau đầu thế này thì
@taicv
Trong số đó, thì lý tưởng và sáng suốt thiên về cảm tính những vẫn mập mờ: chọn một dv lý tưởng thì đương nhiên là sáng suốt rồi. Còn dịch vụ đáng giá đương nhiên không thể không có lợi. Lựa chọn lý tưởng và sáng suốt thì đương nhiên cũng phải có lợi và đáng giá. Tóm lại là vẫn mập mờ ranh giới lắm, kiểu: Có nhiều dịch vụ khác, nhưng tôi vẫn thấy A là lý tưởng, vì A có lợi và đáng giá. Tóm lại, A là lựa chọn sáng suốt của tôi.
@goldensea80 có thể hiểu theo thang mức độ cảm thấy hài lòng/thõa mãn với quyết định của mình ạ
- Lý tưởng: (cao nhất) thì ko có cái khác tương đương để so sánh
- Sáng suốt: cảm giác sau khi so sánh, cân nhắc nhiều bên, nhiều điều kiện và có thể nhận ra gì đó mới - liên quan lý tính
- Có lợi: Nghiêng về lợi ích nhận được rõ rệt hơn so với các bên khác, thường liên quan đến số tiền bỏ ra và tiện ích, chức năng nhận về.
- Đánh giá: Thấy tiền bỏ ra là hợp lý, vẫn còn có khả năng chọn bên khác thay thế nhưng cuối cùng chọn bên này
có chứ, em soi review kém rồi đọc các review để chắt lọc ra. đọc nhiều là cũng biết được có tự quảng cáo hay không.
VD nữa, nhưng câu này liên quan gì đến AirBnB?
Các câu kia đều đã bao gồm nhiều sắc thái ảnh hưởng khác nhau rồi, Mỗi câu lại gồm 5 lựa chọn nên sẽ rất mệt mỏi.
Nếu mình làm thì gộp thành 1 mục với mấy option đó để có thể tick vào hoặc không, số lương thao tác giảm đi ít nhất 5 lần.
@goldensea80 Chắc dùng để đánh giá khả năng người điền form có phải KOL không, nếu có thì ý kiến của người này rất quan trọng với họ.
Mình điền được mấy trang rồi cũng bỏ, không hẳn là vì ngại mà thấy form làm không được tốt nên không thích điền nữa.
@goldensea80 @tungns dạ em gửi cho bà chị rồi, cám ơn hai anh đã góp ý nha.
để tag 2 anh lên fb luôn cho máu
Giống như mua hàng shopee, ban đầu là chọn mặt hàng bán đc nhiều, sau đó là tham khảo các đánh giá 1 sao, nếu có vài cái 1 sao thì ok, nếu nhiều thì phải cân nhắc lại.
Một khách sạn có thên nhiều nền tảng mà. Giống như vé máy bay, mình sẽ tìm hiểu khách sạn đó trên nhiều ứng dụng như AirBNB, Traveloka,Agoda.... sẽ xem được nhiều đánh giá hơn, so giánh giá cả và khuyến mại nữa. Bên nào có lợi hơn thì đặt bên đó. Chưa đặt Airbnb bao giờ nên ko giúp được chủ thớt.
Dài quá. E bỏ dở bác ạ. Các câu hỏi sát và ý hỏi cũng na ná nhau
@knight13 dạ cám ơn bác, em sẽ gửi ý kiến của bác đến bà chị em ạ
Có tham khảo chớ. E đã làm xong
Nếu có can đảm để đi du lịch đến 1 đất nước xa lạ nào đó 1 mình, mà không cần phải đặt tour thông qua các hãng lữ hành (nghĩa là ko cần đến hướng dẫn viên), có thể tạm gọi như thế là đi phượt; thì điều đầu tiên là tôi không cần phải lưu tâm đến các trang web đặt phòng. Tham khảo các trang web về dịch vụ lưu trú chỉ là bước cuối cùng mà tôi sẽ làm trong 1 chuỗi các hành động để giải quyết dự định lớn ấy của tôi mà thôi.
Và trong quá trình tìm hiểu thông tin về nơi mà tôi muốn đến ấy, rất có thể rằng, thông tin mà tôi vừa tiếp nhận được, sẽ tác động đến việc tôi sẽ chọn dịch vụ chỗ nào để mua dịch vụ lưu trú (accomodation).
Rất có thể ngay từ lúc đầu tiên, thì tôi rất thích sử dụng dịch vụ của booking.com chẳng hạn; nhưng mà cuối cùng thì, có thể do có nhiều luồng thông tin tác động, tôi sẽ rút ra 1 quyết định ngược lại với chọn lựa về dịch vụ của booking.com. Và như thế AirBnb đối với tôi cũng sẽ có kết quả y chang như thế.
Vậy thứ tự thông tin mà tôi cần tìm kiếm sẽ bao gồm những nơi nào?
Giả sử tôi thích ghé đến thành phố X của đất nước Y.
1. Hãng lữ hành tổ chức tour outbound:
Điều đầu tiên mà tôi tìm kiếm, là tôi tìm 1 hãng lữ hành lớn nào đấy tại VN, có tổ chức tour du lịch ghé đến nơi đấy. Xác định trang web đặt tour của họ. Xác định chương trình tour chi tiết của họ. Nhất là những chi tiết có liên quan đến X (và cả Y, nếu tôi muốn mở rộng những nơi mình muốn đến).
Chú ý đến các điểm tham quan tại X (và/hoặc Y), các địa điểm ẩm thực nổi tiếng. Và cuối cùng thì nhìn giá cả (lưu ý cả những điều khoản bao gồm và không bao gồm của họ ở phần cuối). Nói riêng về phần lưu trú, đa số các hãng lữ hành đều không nêu tên khách sạn cụ thể, mà thường thì họ chỉ đưa ra cái lớp (class) cho loại khách sạn mà tour của họ dự định sẽ ghé đến ở mà thôi. Nghĩa là họ chỉ bảo là khách sẽ được ở khách sạn 4 sao chẳng hạn. Họa hoằn lắm thì họ sẽ ghi thêm tên của vài hotel 4 sao "đại diện" cho loại này. Hãy ghi nhớ tên của các khách sạn này để về sau này cần để đối chiếu với mức giá mà tự mình sẽ "phượt" (để xem "bên" nào sẽ rẻ hơn).
2. Wikkipedia:
Nếu dùng search engine là Google thì thông tin hơi bị loãng. Có đôi khi bị tụi trẻ trâu nó bóp mép thông tin (trên Google) ko chừng. Nhưng ở Wikipedia thì lại khác. Cho dù có 1 số người cũng cho rằng, thông tin trên Wikipedia cũng đôi khi ko chính xác. Nhưng cũng xin thưa rằng, ko phải ai muốn đăng gì thì đăng trên đó đâu. Họ có forum để thảo luận về những điều được đăng "không chính xác" nữa à. Nhất là thông tin về địa lý thì hầu như là "trung lập", nên nó thường là chính xác.
Vậy thì tôi tìm những thông tin gì trên Wikipedia? Cũng y chang như là (1) ở trên, tôi tìm kiếm các địa điểm nổi tiếng cần tham quan, các quán ăn tại X/Y. Kết hợp với thông tin đã được ghi chú ở (1). Nếu có thông tin thì tìm hiểu cả về khí hậu/thời tiết của nơi ấy (nghĩa là thời điểm tốt nhất để ghé đến du lịch nơi ấy. Nói thí dụ như nếu muốn ngắm hoa anh đào ở Nhật thì tốt hơn hết là đi vào các tháng 4/5 dương lịch hằng năm. Nếu muốn ngắm mây ở Sapa thì ko nên đi vào lúc tết ta, vì mây trời lúc ấy trong vắt, chẳng có sương muối gì cả. Cũng lại càng ko nên đi vào mùa mưa).
3. LonelyPlanet:
Bạn có hay thấy tụi tây ba lô vừa đi lóng ngóng ở vỉa hè, ngó quanh ngó quất tùm lum hướng. Nhưng mà trên tay của tụi nó lúc nào cũng cầm 1 cuốn sách hướng dẫn về du lịch hay không? Hầu như là cuốn sách hướng dẫn đó được "trích xuất" in ra từ các thông tin trên cái forum ở LonelyPlanet mà ra.
Có thể là ngân sách (budget) của bạn ko bèo như tụi tây ba lô. Vì tui có tiền nên tui muốn ở hotel có giá 200USD/đêm trong khi tụi tây ba lô chỉ chịu trả có 10$/đêm. Nên tui không cần đến thông tin của tụi du lịch bụi và nghèo này. Nếu bạn nghĩ như thế là bạn sai lầm. Vì hầu như tất cả thông tin mà bạn cần biết về X/Y đều được tụi tây ba lô "tả thực" hết trên diễn đàn ấy.
Nói thí dụ như nạn chèo kéo đòi thêm tiền tip chèo thuyền ở Tam Cốc Bích Động hoặc Chùa Hương, đố các bạn có thể tìm đọc thấy trên Wikipedia/hoặc là trang web của các hãng lữ hành/hoặc của Tổng Cục Du Lịch VN đấy. Vì người ta chỉ khoe cái đẹp, chứ chẳng ai lôi cái xấu ra để nói bao giờ. Nhưng tụi tây ba lô thì lại khác. Càng "bóp" họ chừng nào, thì họ càng chửi nhiều chừng ấy.
Song song với việc khui cái xấu, thì dĩ nhiên họ cũng khoe việc họ đã từng được ABC gì đó phục vụ cho họ rất tốt. Rồi họ khuyên mọi người nên sử dụng dịch vụ tại ABC. Đừng tưởng là ai muốn chửi gì thì chửi, khen gì thì khen mà không cần đến trải nghiệm nhé. Bạn mà chê mà chê sai, khen mà khen ẩu thì sẽ bị 1 nhóm khác, tạm gọi là cộng đồng mạng, ném đá té tua. Vì vậy chả có ai dám nói dối tại cái forum này cả (y chang như tại linkhay vậy. Nói tầm bậy tàm bạ ko đúng thì bị chúng nó bóc mẻ ngay).
Và tôi có thể dám khẳng định với các bạn, có đến 70-80% quyết định là tôi sử dụng thông tin có được trên diễn đàn lonelyplanet này mà ra. Họ sẽ "giới thiệu" cho tôi biết, nếu ở X/Y thì sẽ tham quan những nơi nào, muốn di chuyển từ A=>B tại X thì sẽ dùng phương tiện nào để di chuyển (rẻ+tiện nhất). Ăn ở đâu là ngon và rẻ nhất. Và dĩ nhiên là ngủ ở hotel nào là rẻ và chủ khách sạn nào thì vui vẻ xởi lởi với khách nhất. Họ sẽ thi nhau khoe xem trải nghiệm nào của tui là "đáng nhớ nhất trên đời" ở tại nơi ấy vì đã từng được phục vụ tại ABC này.
Dĩ nhiên, nếu nhu cầu của tui là ở tại hotel 4 sao có giá khoảng tầm 200$/đêm thì cũng vẫn sẽ có 1 vài ý kiến (ít thôi), giới thiệu cho bạn biết khách sạn nào là thích hợp nhất. Nhưng với tụi tây ba lô thì giá càng rẻ thì họ lại càng thích khoe rằng tui đã từng mua dịch vụ ở đó rẻ và được phục vụ tốt lắm. Nên thông tin về du lịch giá rẻ rất nhiều trên ấy.
Và chính thông tin được tụi tây ba lô mô tả lại "trải nghiệm" này của họ mới là yếu tố chính tác động đến việc chọn hotel nào của tôi. Chọn được nơi mà mình sẽ ghé đến lưu trú rồi thì cuối cùng thì tôi mới chọn sẽ đặt Agoda, booking.com hay là AirBNB,... Nên nhớ là tụi tây ba lô cũng sẽ nói rõ là nó book hotel đó thông qua kênh dịch vụ nào luôn. Nên mình cứ canh theo nó giới thiệu mà đặt tour. Đánh giá dành cho thằng tây nào mà càng được like nhiều thì sẽ càng được mình tin tưởng về thông tin mà nó đang cho biết hơn (chứ đánh giá của khách trên AirBNB ko tác động nhiều đến quyết định của tui đâu các bạn ạ).
Nếu bạn đọc được các comments trên LonelyPlanet, bạn có thể sẽ hiểu thêm về sở thích du lịch của 1 số người. Nói thí dụ như khách du lịch Nhật Bản khi ghé đến VN thì độ dài tour của họ chỉ ở VN chừng 3-4 ngày. Một tour xuyên Việt đi từ Bắc đến Nam thường thì khách Nhật chỉ tốn độ 1 tuần. Nói thí dụ như có khi tụi Nhật sáng sớm khởi hành ờ Hà Nội, trưa ghé đến Hạ Long tham quan. Đa số thì chiều tối, khách ở các nước khác họ sẽ ngủ đêm lại ở Hạ Long. Nhưng tụi Nhật thì khác nhé. Có khoảng chừng 70% tụi Nhật sẽ ngủ lại. Nhưng 30% còn lại thì sẽ leo lên xe buổi chiều quay về lại HAN (trên đường về ghé tham quan nốt làng gốm Bát Tràng luôn mới ghê chứ). Để tối đó họ bay vào Huế luôn chẳng hạn.
Còn tụi tây lông thì tụi nó đi du lịch khác hẳn. Tụi nó thường ghé đến 1 địa điểm, ở đó từ 1-2 tuần đến cả tháng. Ở chừng nào thúi cái vùng đất đó rồi thì nó mới chịu đi. Thành ra, giả sử như bạn mở dịch vụ bán tour du lịch đi tham quan Hạ Long, mà bạn giới thiệu cho nhóm khách tây, rằng bạn có tổ chức tour đi tham quan Vịnh sáng đi chiều về, thì khách Tây sẽ cho rằng bạn bị điên. Từ suy nghĩ đó, họ sẽ ngay lập tức rời bỏ khỏi văn phòng tour desk của bạn mà ko màng bạn đang sắp sửa nói tiếp tục những gì về Hạ Long đâu.
Bạn NCS tạo đánh giá này có thể chưa có kinh nghiệm khảo sát trực tuyến. Đáng lẽ nên chia nhóm, gộp phần đầu các câu hỏi tương tự lại. Ví dụ:
Tôi đọc đánh giá trực tuyến của những khách khác để:
1. Biết được ấn tượng của họ về Airbnb: (5 mức độ đánh giá)
2. Để đảm bảo lựa chọn cơ sở lưu trú Airbnb thích hợp: (5 mức độ đánh giá)
3....
@Vuhungkt88 dạ cám ơn bác, em sẽ gửi ý kiến của bác đến bà chị em ạ
Bà chị em xin gửi lời cám ơn mọi người đã tham gia khảo sát ạ, đặc biệt gửi lời cám ơn chân thành đến góp ý của anh @goldensea80 @tungns @tanng @vuhungkt88 @sinau
Chị có chia sẻ là bản khảo sát này làm cho ba nước cùng một lúc, nên cần sự nhất quán về nội dung. Ngoài ra có những nội dung (vd sense of power) có vẻ chưa phù hợp ở thị trường Việt Nam, nên dù đã nhờ bên dịch thuật chuyên nghiệp nhưng cũng không tránh khỏi sự hàn lâm.
Ý kiến của mọi người rất đáng giá để chị cải thiện trong những khảo sát tiếp theo và chị cũng mong có cơ hội chia sẻ kết quả của bài nghiên cứu cho những ai quan tâm ạ.
Một lần nữa cám ơn mọi người nhiều.