- Token boosted
Hỏi anh em về việc build brand trà
(0 clicks)Mình đang đại diện 1 bạn có tiềm lực kinh tế và quan hệ, muốn xây dựng 1 thương hiệu trà premium của Việt Nam. Anh em có thể giới thiệu 1 bạn brand marketing manager xịn và các agency làm brand design ngon được không. Mình xuất thân commercial/trade, không có nhiều hiểu biết về branding/marketing nên rất hy vọng mọi người tư vấn giúp.
Xin phép tag một vài bạn mà mình hay đọc bài trên các kênh.
Tin cùng kênh Kinh doanh
- 3Hay
Quốc hội sáng nay thảo luận cơ chế xử lý người trúng đấu giá rồi bỏ cọc
mấy ông bom hàng run rẩy lật bật
@cuong205a Cảm ơn bác đã tag em.
Gửi bác chủ thớt:
Em xin chia sẽ tới bác vài điểm cần lưu ý khi xây dựng và phát triển brand đồ uống bản địa (trên cương vị người sáng lập thương hiệu đồ uống bản địa trong 3 năm qua):
1. Xác định tệp người tiêu dùng mục tiêu trước, tận dụng kỹ năng thương mại của bác mà chuẩn bị kế hoạch phât triển kênh bán trước, lúc này tuỳ thuộc vào ntd cuối mà bác lựa chọn kênh bán theo thứ tự ưu tiên cho phù hợp, tránh việc ao nào cũng muốn câu mà cần thì ko đủ hoặc cần chuyên biệt câu cá lóc lại đi câu cá trắm.
2. Khi đã xác định được mục 1, bác nhảy vào phân tích 3C, mà đầu tiên là C 1: khách hangd cuối của ngành trà theo từng kênh bán đó có thói quen ra sao, xu hướng hiện nay,… Việc này cực kỳ quan trọng, nếu bác đang làm kinh doanh mảng CPG thì dễ dàng có được số liệu này, nếu không thì bác buộc phải mua dữ liệu thị trường. Ngoài ra, bác phải là người trực tiếp đi khảo sát từng điểm bán điển hình của từng kênh bán (MT, GT, E-com, Export) và lúc này bác phải quan sát kỹ hành vi tiêu dùng, đưa ra những nhận định chủ quan của bác sau thời gian dài quan sát. Từ 2 luồng dữ liệu chủ quan và khách quan trên bác sẽ là người phân tích hoặc cùng chuyên gia phân tích hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó hiểu được C1.
C2 là đối thủ: Cũng với cách làm như trên, bác cần hiểu đối thủ trong ngành đang làm gì, phân tích SWOT để có căn cứ đưa ra quyết định về nhãn hiệu của bác tương lai sẽ làm gì, làm ở đâu, làm như thế nào.
C3 là công ty của bác: Dựa vào C1,C2 mà bác phần nào biết được cơ bản bác sẽ cần làm gì, làm ở đâu rồi. Từ đây, bác cần có đội ngũ cùng đồng hành với bác.
4. Vậy lựa chọn nhân sự chủ chốt đồng hành như thế nào:
Em sẽ đưa ra 2 trường hợp:
a. Bác rất rất giàu, lượng vốn có sẵn trên 100 tỷ:
Ok, rất khoẻ, bác chỉ cần tuyển dụng các nhân sự cấp cao theo từng mảng mà đã thành công tại các tập đoàn đã quốc gia tại Việt Nam trong ngành, cả đội đó sẽ giúp bác tiếp cận gần như ngay lập tức với việc xây dựng nên một nhãn hiệu mạnh và có khả năng phủ rộng ra thị trường.
b. Vốn bác ko có nhiều hơn 100 tỷ, bác cần quan sát các cty tầm trung trong ngành đồ uống, xem những cty nào có tốc độ tăng trưởng và nhận diện vượt trội ở thời điểm hiện tại, bác tìm cách kêta nối với nhân sự chủ chốt bác muốn bên đó trực tiếp hoặc thông qua cty săn đầu người. Bác sẽ tìm được người tài và PHÙ HỢP.
Hãy nhớ câu PHÙ HỢP nhé bác, Vì sao:
- Thứ nhất, các nhân sự giỏi của các cty đa quốc gia, cty lớn đầu ngành thường làm việc trong một bộ máy lớn có đủ bộ phận hỗ trợ kèm nguồn lực tài chính mạnh mẽ, họ quen với việc thực hiện các dự án thành công với chi phí lớn và nhân sự đông. Nếu bác tuyển họ về cty mới khởi nghiệp dù có tiền nhưng ko có đội ngũ, rất khó để làm; mà nếu có đội ngũ đi kèm họ mang qua thì đòi hỏi tài chính lớn để họ chiến đấu.
- Thứ 2, các công ty tầm trung phát triển mạnh trong ngành chính là tương lai gần nhất với bác, họ cũng bắt đầu từ lúc số 0 như bác, nhân sự rất đa năng, quan trọng là bác thu phục được họ.
5. Và nhân sự nào là quan trọng nhất? Chính là bác.
Nếu chỉ là một cty phân phối đơn thuần, bác có thể thuê người làm tất, nhưng là cty sở hữu và phât triển thương hiệu, thì bác phải sống chết với nó nay từ đầu, lúc này đôi lúc cần sự độc đoán của một người sáng lập để tạo nên tính khác biệt hoá với hàng ngàn thương hiệu trên thị trường.
6. Lời khuyên cuối: Ngành đồ uống, bác có thể làm nhiều sku cho nhiều phân khúc, Rẻ quá thì ko nên vì nhiều người làm rồi. Đắt quá thì khó tiếp cận thị trường nhưng vẫn nên làm để làm thương hiệu, còn khúc ở giữa, bác mà kéo được chất lượng của phân khúc đắt tiền về bán cho phân khúc tầm trung (bằng cách tối ưu hoá chi phí) thì cơ hội thành công lớn hơn.
Sẵn mời bác mua tham khảo các sản phẩm của em trong hệ thống BHX ở HCM, Biên Hoà, Bình Dương dùng thử nhé:
https://www.bachhoaxanh.com/yen-mach-ngu-c...
@kekin CMO marketing đây.
Theo e thì bác phải kiếm đc 1 người am hiểu về trà đồng hành cùng trước. Xây dựng thương hiệu ko khó, nhất là khi bác bác có sẵn tiền + quan hệ. Nhưng trà bác muốn bán được phải ngon, phải có nét gì khác biệt so với các loại trà đang có. Cái người làm ra trà ấy là ai, am hiểu về trà thế nào. Càng cao cấp thì khách hàng càng nhiều tiền, càng hiểu biết và càng khó tính. Giữ được thương hiệu mới khó bác ạ
@hoangdanhhuu @gialang @downfall
@cuong205a Dowfall đang bận đi chạy tiền thưởng tết cho Nv thời gian đâu mà online
@cuong205a Cảm ơn bác đã tag em.
Gửi bác chủ thớt:
Em xin chia sẽ tới bác vài điểm cần lưu ý khi xây dựng và phát triển brand đồ uống bản địa (trên cương vị người sáng lập thương hiệu đồ uống bản địa trong 3 năm qua):
1. Xác định tệp người tiêu dùng mục tiêu trước, tận dụng kỹ năng thương mại của bác mà chuẩn bị kế hoạch phât triển kênh bán trước, lúc này tuỳ thuộc vào ntd cuối mà bác lựa chọn kênh bán theo thứ tự ưu tiên cho phù hợp, tránh việc ao nào cũng muốn câu mà cần thì ko đủ hoặc cần chuyên biệt câu cá lóc lại đi câu cá trắm.
2. Khi đã xác định được mục 1, bác nhảy vào phân tích 3C, mà đầu tiên là C 1: khách hangd cuối của ngành trà theo từng kênh bán đó có thói quen ra sao, xu hướng hiện nay,… Việc này cực kỳ quan trọng, nếu bác đang làm kinh doanh mảng CPG thì dễ dàng có được số liệu này, nếu không thì bác buộc phải mua dữ liệu thị trường. Ngoài ra, bác phải là người trực tiếp đi khảo sát từng điểm bán điển hình của từng kênh bán (MT, GT, E-com, Export) và lúc này bác phải quan sát kỹ hành vi tiêu dùng, đưa ra những nhận định chủ quan của bác sau thời gian dài quan sát. Từ 2 luồng dữ liệu chủ quan và khách quan trên bác sẽ là người phân tích hoặc cùng chuyên gia phân tích hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó hiểu được C1.
C2 là đối thủ: Cũng với cách làm như trên, bác cần hiểu đối thủ trong ngành đang làm gì, phân tích SWOT để có căn cứ đưa ra quyết định về nhãn hiệu của bác tương lai sẽ làm gì, làm ở đâu, làm như thế nào.
C3 là công ty của bác: Dựa vào C1,C2 mà bác phần nào biết được cơ bản bác sẽ cần làm gì, làm ở đâu rồi. Từ đây, bác cần có đội ngũ cùng đồng hành với bác.
4. Vậy lựa chọn nhân sự chủ chốt đồng hành như thế nào:
Em sẽ đưa ra 2 trường hợp:
a. Bác rất rất giàu, lượng vốn có sẵn trên 100 tỷ:
Ok, rất khoẻ, bác chỉ cần tuyển dụng các nhân sự cấp cao theo từng mảng mà đã thành công tại các tập đoàn đã quốc gia tại Việt Nam trong ngành, cả đội đó sẽ giúp bác tiếp cận gần như ngay lập tức với việc xây dựng nên một nhãn hiệu mạnh và có khả năng phủ rộng ra thị trường.
b. Vốn bác ko có nhiều hơn 100 tỷ, bác cần quan sát các cty tầm trung trong ngành đồ uống, xem những cty nào có tốc độ tăng trưởng và nhận diện vượt trội ở thời điểm hiện tại, bác tìm cách kêta nối với nhân sự chủ chốt bác muốn bên đó trực tiếp hoặc thông qua cty săn đầu người. Bác sẽ tìm được người tài và PHÙ HỢP.
Hãy nhớ câu PHÙ HỢP nhé bác, Vì sao:
- Thứ nhất, các nhân sự giỏi của các cty đa quốc gia, cty lớn đầu ngành thường làm việc trong một bộ máy lớn có đủ bộ phận hỗ trợ kèm nguồn lực tài chính mạnh mẽ, họ quen với việc thực hiện các dự án thành công với chi phí lớn và nhân sự đông. Nếu bác tuyển họ về cty mới khởi nghiệp dù có tiền nhưng ko có đội ngũ, rất khó để làm; mà nếu có đội ngũ đi kèm họ mang qua thì đòi hỏi tài chính lớn để họ chiến đấu.
- Thứ 2, các công ty tầm trung phát triển mạnh trong ngành chính là tương lai gần nhất với bác, họ cũng bắt đầu từ lúc số 0 như bác, nhân sự rất đa năng, quan trọng là bác thu phục được họ.
5. Và nhân sự nào là quan trọng nhất? Chính là bác.
Nếu chỉ là một cty phân phối đơn thuần, bác có thể thuê người làm tất, nhưng là cty sở hữu và phât triển thương hiệu, thì bác phải sống chết với nó nay từ đầu, lúc này đôi lúc cần sự độc đoán của một người sáng lập để tạo nên tính khác biệt hoá với hàng ngàn thương hiệu trên thị trường.
6. Lời khuyên cuối: Ngành đồ uống, bác có thể làm nhiều sku cho nhiều phân khúc, Rẻ quá thì ko nên vì nhiều người làm rồi. Đắt quá thì khó tiếp cận thị trường nhưng vẫn nên làm để làm thương hiệu, còn khúc ở giữa, bác mà kéo được chất lượng của phân khúc đắt tiền về bán cho phân khúc tầm trung (bằng cách tối ưu hoá chi phí) thì cơ hội thành công lớn hơn.
Sẵn mời bác mua tham khảo các sản phẩm của em trong hệ thống BHX ở HCM, Biên Hoà, Bình Dương dùng thử nhé:
https://www.bachhoaxanh.com/yen-mach-ngu-c...
@henryford đèo mẹ hy vọng ở ông bạn cũ downfall lắm, thế mà im ru
@hoangdanhhuu mua thử của bác từ ngày bác đăng bài trên đây, đến giờ vẫn là k/h trung thành
@Infactimacat Em cảm ơn bác rất nhiều ạ!
Cảm ơn bác, phân tích hay quá.
Mình cũng đang trăn trở vụ tuyển Brand Manager. Mười mấy năm mình làm MNC, thì nhìn những BM giỏi nhất mà mình thấy xung quanh cũng cảm thấy ko tự tin là họ làm đc vụ này, chưa kể chi phí để lôi cả team về là quá lớn, vì nếu lương chỉ chênh tầm 30% thì họ cũng ko bỏ MNC. Mà bạn mình tuy khoẻ nhưng ko đến nỗi trả x2-x3 net như Vin được.
Bác có recommend ai cho vị trí này không?
sôi nổi lên đi các bác. em cũng có brand trà của em nhưng mà em ít tiền
ít quan hệ
@kiddie bạn ko đi đươcj nhanh thì bạn phải sẵn sàng đi được lâu hơn người khác
@kiddie nếu bạn có năng lực về trà, có thể kết hợp làm ăn cùng bác ở trên mà. Muốn đi nhanh đôi khi phải đi cùng nhau
Trà là hàng tiêu dùng nhanh, chỉ cần phân phối phủ rộng, nếu là trà hộp giấy thì Doanh số lèo tèo, làm sao mà đủ lực để làm brand. Còn trà nước thì chỉ có tập đoàn lớn mới đủ tiền làm, mà chưa đảm bảo sẽ thành công. Và nên thận trọng khi làm Premium, ko dễ mà định vị ở p.k đó đâu.