25
Hay
Hot 1 năm trước
linkhay.com
Lần đầu có cmt đc 66 like, ko biết đã là kỹ lục ở Linkhay chưa?
trái ý kiến với admin mà ae like dữ quá!
(1361 clicks)
Loan tin
chantroiviet
chuatiemvaccine_null
và 3 người nữa
Tin cùng kênh Giải trí
minhtoanqtm đã gửi
- 1Hay
Giải đáp các tranh cãi về việc Nga xâm lược UK bằng công pháp quốc tế. Rất đáng tham khảo
Xem để biết vì sao lần này Nga bị tảy chay kịt liệt như vậyBình luận Loan tin - 33Hay
Thỏ bảy màu tập mới nhất! - Nhóm làm phim hh chất lượng nhất hiện nay.
Mình thích phim của nhóm này - Nội dung bất ngờ, thoại hay,...16 Bình luận Loan tin chantroiviet Dinh_Duy và 4 người nữa - 15Hay
Đám cưới Nam Kỳ xưa - rất đáng xem
Xem để viết văn hó cưới xin của người Nam4 Bình luận Loan tin chantroiviet vyx và 4 người nữa
Tôi ko rõ kiến thức của các anh như nào, các anh học rộng hiểu sâu cỡ nào. Nhưng điều quan trọng nhất khi tranh luận đó là tập trung vào việc đưa dẫn chứng, lý lẽ, phản biện...chứ ko phải được 1-2 câu quay sang công kích cá nhân. Các cụ có câu: " khi con cầm cứt ném vào người khác thì tay con đã bẩn trước rồi."
Vấn đề kiến thức mà đi tìm kiếm sự ủng hộ của số đông, bảo sao trên MXH ngày càng kém thông tin có chất lượng thật sự.
@ynwa 200 tỷ đó dù làm gì nó cũng chạy ngược vào nền kinh tế hết kể cả khi không trực tiếp đưa nó vào sản xuất/kinh doanh:
- gửi tiết kiệm thì vào ngân hàng, ngân hàng sẽ đưa vào nền kinh tế thông qua thị trường tài chính
- tiêu sài thì sang tay người bán hàng cho bạn và sẽ quay trở lại nền kinh tế
- mua vàng, usd cất tủ cũng tương tự như trên
- thậm chí cực đoan nhất là đem đốt hết đi (hoặc cất gầm tủ) nó cũng vào một cách gián tiếp thông qua tác động vào cung tiền. (Chỗ này nói kỹ sẽ rất lòng vòng, mà chính xác tương đối thôi)
Quá nhiều người nhầm là cứ phải sản xuất kinh doanh mới là đưa vào nền kinh tế, sản xuất/kinh doanh là cách tiền đưa trực tiếp vào nền kinh tế, còn không làm như vậy thì tiền vẫn sẽ gián tiếp đi vào nền kinh tế theo các cách ở trên thôi.
Đưa tiền vào nền kinh tế không phải lúc nào cũng tạo ra giá trị xã hội, nếu mình không biết cách làm ăn thậm chí minh làm thâm hụt giá trị, gây hại cho nền kinh tế chung, lúc đó thà gửi tiền tiết kiệm còn hơn. Nêú bạn cần ví dụ thực tế cho dễ hiểu thì hãy nhớ việc đưa tiền cho Vinashin đã gây thiệt hại thế nào. Vậy nên cái lập luận thứ hai là cứ đưa tiền vào sản xuất là tốt hơn BDS là thiếu kiến thức và ấu trĩ vô cùng.
Cái gì đúng thì thôi, quan trọng là ai đâu bác
Vấn đề kiến thức mà đi tìm kiếm sự ủng hộ của số đông, bảo sao trên MXH ngày càng kém thông tin có chất lượng thật sự.
@TanNg câu này của bác ấn tượng quá. Mxh nó chỉ rộng thôi chứ hỏi sâu thì toang
@TanNg ông Vũ Tự Long khi trước có nói: Danh hiệu NSND mà để cho khán giả bầu thì có lẽ SơnTung M-TP cũng có giải...!!!
@TanNg kiến thức đấy cao siêu quá hay là trên linkhay toàn lũ ngu vậy bác?
@thangtoong nó không quá cao mà ở tầm trên đại học ngành kinh tế một chút, mà cần chuyên ngành vĩ mô, chính sách công, chính sách phát triển, chứ mấy ngành kinh doanh cũng không tính.
@TanNg Nếu không xét đến tính đúng sai thì cái cmt của bạn kia được rất nhiều like chủ yếu vì ở phía trên anh có những phát ngôn rất khó nghe.
Còn nếu xét tính đúng sai thì tôi cũng chưa thấy bạn kia nói sai chỗ nào cả. Ngược lại cái ý của anh nói là người bán bđs 200 tỉ thì số tiền đó sẽ lại chạy vào nền kinh tế tôi thấy thực tế cũng chưa chắc đã là đúng. Chắc tôi cũng dốt nên cũng cần được khai thông chút xíu
@ynwa 200 tỷ đó dù làm gì nó cũng chạy ngược vào nền kinh tế hết kể cả khi không trực tiếp đưa nó vào sản xuất/kinh doanh:
- gửi tiết kiệm thì vào ngân hàng, ngân hàng sẽ đưa vào nền kinh tế thông qua thị trường tài chính
- tiêu sài thì sang tay người bán hàng cho bạn và sẽ quay trở lại nền kinh tế
- mua vàng, usd cất tủ cũng tương tự như trên
- thậm chí cực đoan nhất là đem đốt hết đi (hoặc cất gầm tủ) nó cũng vào một cách gián tiếp thông qua tác động vào cung tiền. (Chỗ này nói kỹ sẽ rất lòng vòng, mà chính xác tương đối thôi)
Quá nhiều người nhầm là cứ phải sản xuất kinh doanh mới là đưa vào nền kinh tế, sản xuất/kinh doanh là cách tiền đưa trực tiếp vào nền kinh tế, còn không làm như vậy thì tiền vẫn sẽ gián tiếp đi vào nền kinh tế theo các cách ở trên thôi.
Đưa tiền vào nền kinh tế không phải lúc nào cũng tạo ra giá trị xã hội, nếu mình không biết cách làm ăn thậm chí minh làm thâm hụt giá trị, gây hại cho nền kinh tế chung, lúc đó thà gửi tiền tiết kiệm còn hơn. Nêú bạn cần ví dụ thực tế cho dễ hiểu thì hãy nhớ việc đưa tiền cho Vinashin đã gây thiệt hại thế nào. Vậy nên cái lập luận thứ hai là cứ đưa tiền vào sản xuất là tốt hơn BDS là thiếu kiến thức và ấu trĩ vô cùng.
@TanNg Dạ mấy ý anh nói tôi cũng có nghĩ đến nhưng tôi thấy đa phần cái 200 tỉ đó lại chạy lòng vòng vô bđs tiếp thôi ạ. Đồng ý là lượng tiền đó thì nó cũng chỉ nằm trong các dạng như tiền gửi NH, vàng, USD, ... nhưng việc nó chỉ chạy lòng vòng qua các ông đầu cơ bđs cũng làm một lượng cung tiền trong nền kinh tế bị chôn vào đó mà không tạo ra giá trị gì.
Còn về ví dụ của anh về Vinashin, tôi đồng ý là đổ tiền vô đâu thì cũng phải biết cách quản lý, bđs cũng thế thôi, cũng đầy Công ty chết vì bđs.
@ynwa chạy đến 1triệu vòng thì cuối cùng cũng phải dừng, cũng có ông ôm cuối cùng, nó có phải vòng lặp vô hạn đâu ? dừng thì nó cg phải tiêu đâu đó vào sản xuất, ngân hàng, vàng, đô, chứng khoán, tiêu dùng, v.v... Tiền có tự nhiên mất đi được đâu ?
Chưa kể đầu cơ mãi, ôm 20, 50 năm, qua đến 1000 chủ, thì cuối cùng sẽ có ông không bán, mà thực hiện xây dựng trên đó, hẻo nhất là nhà nước thu hồi. Nó cg sẽ thành nhà ở, nhà hàng, khách sạn, nhà máy, chung cư, bèo nữa thì cg thành đường xá, thành công viên. Tức là thành hạ tầng ptr khu vực đó. Còn hơn là mảnh đất bỏ hoang.
@ntmj27 bao nhiêu vòng đó mất bao nhiêu thời gian bạn? Ý bạn là bây giờ đầu tư vô nền kinh tế hay 10 năm nữa cũng như nhau?
Người mua đầu cơ hay người mua cuối cùng phần lớn cũng dùng vốn vay. Hoạt động đầu cơ khiến cho giá bđs bị thổi phồng như 1 quả bong bóng và tương ứng là khối dư nợ vay ở các Ngân hàng dành cho bđs cũng tăng theo và ngốn phần vốn dành cho nền kinh tế. NH Nhà nước thì năm nào cũng phải cố gắng siết chặt khối bong bóng này lại.
Với lại chắc bạn hiểu nhầm, tôi không nói đầu tư vào bđs là không tốt. Tôi chỉ nói hoạt động đầu cơ là không tốt vì nó không tạo ra giá trị mà chỉ bơm giá bđs lên như 1 quả bong bóng thôi.
@ynwa nó vòng bao nhiêu vòng, mất bao nhiêu lâu thì liên hệ gì. Ví dụ bạn mua miếng đất 1 tỷ, phải ôm 10 năm thì có nghĩa là ngay lúc bán, ông bán cho bạn có 1 tỷ để dùng, ông đó mua ngay mảnh khác giá 1 tỷ, lại ôm 20 năm nữa thì lúc đó lại có ông khác có 1 tỷ, vòng đến n vòng thì tiền đó vẫn phải vào thị trường thôi.
@ntmj27 Oh thế mà t không hiểu nhỉ. Cảm ơn bạn nhé
@ntmj27 nếu bác nói về dòng tiền thì cũng giống bác TanNg đó! là đúng! kiểu gì thì tiền cũng sẽ quay vào nền kinh tế! Nhưng, chúng ta cần rõ nền kinh tế không chỉ có BĐS. BĐS là 1 mặt hang rất đặc biệt, nó vừa là nguyên liệu, vừa là thành phẩm, đặc biệt là có giới hạn - nên về long là chỉ có tăng (giảm ngăn hạn là nhờ các công cụ chống đầu cơ) -> Rất dễ bị đầu cơ. Quay lại vấn đề: Nếu dòng tiền chỉ chảy vào BĐS (hoặc 1 sản phẩm nào đó) thì nó sẽ gây ra tình trạng đầu cơ - người người buôn, nhà nhà buôn - ghim hàng, thổi giá,... tạo bong bóng -> bóng nổ -> ông cuối chết....Câu hỏi là: có bao nhiêu "ông cuối" chết? rồi bao nhiêu ngân hàng "dính chưởng" với "ông cuối" đó? rồi bao nhiêu người gửi tiền NH "dính" với các NH đó? rồi NHTW phải in thêm bao nhiêu $ để "cứu"? lạm phát tăng bao nhiêu con số? tiến hưu có đủ cho người giả sống?....
Ở khía cạnh khác, như đã nói, BĐS là thứ rất đặc biệt, có giới hạn mà ai cũng cần, nên nếu BĐS quá cao thì chi phí đầu vào các mặt hàng khác tăng theo (vì cái gì cũng tăng, lương, nguyên vật liêu,..) + thêm việc dòng tiền chỉ chảy vào đầu cơ BĐS, ít váo SX => mất tính cạnh tranh, phá sản, mất việc làm... Đại khái là 1 bộ phận nhỏ giảu lên và 1 bộ phận lớn người nghèo đi (thu nhập không theo kịp lạm phát) gây phân hóa và bất ổn XH.
1 trong những công cụ phổ biến hiển nay mà nhiều nước áp dụng để chống đầu cơ BĐS là thu thuế thường niên người sở hữu BĐS. Cái này ác ôn lắm, có lẽ VN chưa áp dụng được trong ngắn hạn.Với hệ thống quản lý nhà nước hiện tại, nếu áp dụng thì người nghèo mất nhà, người giàu giàu thêm.
Nói chung là nhiều vấn đề về vĩ mô lắm. Mà cái gì thuộc vĩ mô rât khó nói hết trong 1 vài cái cmt.
@DONPHAN2903 bác nói là lý thuyết thôi, thực tế là ở những nước có giá bds cao nhất thế giới: Anh, Pháp, Nhật, HongKong, Sing,v.v... lạm phát lại ko hề cao.
Còn về BDS là giá thành sản xuất, thì nó lại có cái tích cực đó là khi giá thành quá cao, thì họ sẽ phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tăng giá bán. Bác hình dung 1 cửa hàng thuê 5tr, đa số chắc sẽ bán đồ ăn bình dân, chất lượng ko có gì cam đoan. Nhưng khi giá thuê lên 50tr, thì sẽ phải tự tìm cách chuyển sang bán đồ ăn chất lượng hơn, biến thành nhà hàng, giá thuê 500tr thì phải thành nhà hàng sang trọng. Từ đó vô hình chung làm tăng cao chất lượng cuộc sống cg như thu nhập của người chủ.
Còn cái lý thuyết chỉ lợi cho người giàu, người nghèo thiệt thì nó càng chỉ là lý thuyết, ko có cơ sở thực tế, bác cứ thử nhìn những khu vùng quê sau sốt đất thì chất lượng cuộc sống chung có lên cao ko ? Nếu bác ở HN thì mời vào những khu ngoại vi như khu ĐHCNHN, vài năm trước nó là đồng lúa, nhà dân sập xệ, đường xá thì có biệt danh con đường đau khổ. giờ thì thành khu đô thị mới, nhà cửa san sát, kinh tế phát đạt, người nghèo nhất giờ chắc chắn cũng giàu hơn xưa nhiều.
@ynwa nói về hoạt động đầu cơ thì bạn đọc thêm ở đây, về lý thuyết thì đầu cơ là một hoạt động quan trọng trong thị trường tài chính, giúp hàng hóa và vốn lưu thông ngược chiều nhau, giúp thị trường trở nên hiệu quả hơn, tuy nhiên nói thế khó mường tượng, nên bạn có thể đọc trường hợp của thị trường BDS để hiểu hơn và không còn bị ấn tượng xấu được nhồi sọ bao nhiêu năm nay của chữ "đầu cơ"
@ntmj27 bạn ko hiểu hợc ko nắm bắt vấn đề rồi! Giá đất cao ko có nghĩa là lạm phát cao! Nhiều nguyên nhân! Cung cầu thị trường quyết! Thu nhập người dân tại vùng đó cao thì giá đất cao là bình thường! Ví dụ giá nhà ở bắc Cali cao hơn nam Cali hay SG cao hơn Bảo Lộc là bình thường! Vì ở đó việc làm nhiều thu nhập cao! Hoàn toàn ko có nghĩa là SG lạm phát cao!
vấn đề thứ 2 là bác đang nói về lý thuyết! Thực tế là bác ko thể lên sapa mở nhà hàng cao cấp 5 sao phục vụ cho người dân bản xứ (nhấn mạnh là người dân bản xứ, ko phải khách du lịch) ở đó được vì người dân chưa (nhấn mạnh từ “chưa”) theo kịp “tốc độ” của bác được! Chất lượng 1 sản phẩm tăng lên phần lớn nhờ có cạnh tranh chứ ko phải nhờ chi phí cao mà phải tăng chất lượng! Thằng thuê đất 1tr thì lúc nào cũng ra sp rẻ hơn thằng thuê đất 10tr, ngoại trừ yếu tố công nghệ thì mọi thứ thằng 10tr làm được thì thằng 1tr cũng làm được (thằng 1tr này ko được thì thằng 1tr khác sẽ được).
lập luận 3 của bạn thì bạn ko hiểu ý rồi! Nên ví dụnthees này: nhà nước phát triển hạ tầng khu vực A để khu vực A phát triển thì bình thường! Nhưng nếu 1 hoặc 1 vài cá nhân nào đó biết được “tin nội bộ” và đầu cơ, đón đầu mua hết toàn bộ đất ở khu vực đó trước và sau khi có con đường đi qua thì bán lại cho DN BĐS làm dự án thì lại khác! DN BĐS mua nguyên liệu BĐS giá cao + chi phí làm dự án thì tất nhiên làm ra thành phẩm BĐS cao.
Tóm tắt ý là khái niệm “đâu cơ” không phải là xấu! Đầu cơ để tối ưu hoá lợi nhuận cho khoảng đầu tư là tốt! Mua 10 bán 100 rồi 100 đó cũng vào nền kinh tế thôi! Nhưng song song với nó là rủi ro cao cho hệ thống tài chính! Bạn cầm 10 đồng đi đâu tư bạn mất thì kệ bạn! Nhưng bạn mượn 10 đồng của 10 người thì bạn chết 10 người chết theo!
rủi ro khác nữa là đạng thâu tóm rồi độc quyền! Bạn chẳng có gì ngoài tiền thế là bạn cứ mua đất rồi để đó! Chẳng làm gì chẳng phát triển gì! Dân đẻ thêm mà đất ko đẻ thế là dân phải cày ngày cày đêm để mua lại giá quá cao của bạn bán lại
Cái này sai hệt như bao nhiêu người vẫn sai. Bạn đọc cái comment ảnh trên để hiểu cơ chế hoạt động của đầu cơ nó kéo kinh tế thế nào.
Còn có ví dụ khác dễ hiểu hơn. Bạn lấy một thành phố, hoặc một vùng địa danh nào đó rồi khoanh vùng lại để mường tượng xem. Không có nhóm đầu cơ nào có thể mua hết cả đất của khu vực đó được, việc họ làm được là mua được 1/10.000 đất ở đó là cùng, và khi họ mua từng đó đất thì sẽ đẩy mặt bằng đất đã lên, họ càng mua nhiều thì mặt bằng giá càng lên mạnh. Khi họ mua vậy thì tạo ra 2 hiệu ứng kinh tế:
- Dòng tiền mua đất vào khu vực đó, chảy vào túi người dân ở đó với mức giá cao dần lên theo thời gian. Người dân sau khi bán đất, cầm dòng tiền đó vào tay thì họ sẽ làm gì? sẽ đầu tư để phát triển khu vực đó, kết quả là kinh tế khu vực phát triển lên. Dòng tiền vào lại luôn có đặc trưng là kéo thêm dòng tiền vào, rất ít ai mua đất mà để không, rất ít ai mua mà không kéo thêm dòng tiền của bạn bè/người quen biết vào cùng, khi kinh tế ấm lên thì các nhà tư bản, các nhà đầu tư ở các nơi khác lại thấy cơ hội kinh doanh và tiếp tục đổ tiền vào. Hệ quả là ban đầu nó sẽ giúp khu vực đó thoát nghèo, bước sau đó nó giúp cả khu vực đó phát triển.
- Vì bên đầu cơ chỉ mua được 1/10.000 diện tích đất của khu vực đó, 9.999 diện tích còn lại tăng giá. Nên bạn sẽ thấy rõ lợi ích thuộc về ai, nó thuộc về chính người dân bản địa, hỗ trợ cho chính nền kinh tế bản địa. Không tin thì bạn nhìn vào Phú Quốc, nhờ dòng tiền đầu cơ thì người dân mới có tiền để cùng với các chủ tư bản phát triển Phú Quốc, nếu không có dòng tiền bán BDS lên giá đổ vào người dân thì bây giờ những người dân đó mãi mãi chỉ là người đi làm thuê nhà máy, với mức lương rẻ mạt. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở rất nhiều khu công nghiệp.
Nhìn vào Phú Quốc sẽ thấy cơ chế trên bộc lộ rõ ràng, người buôn đất giúp người dân càng về sau càng bán được giá cao, nếu không tăng giá thì đất của họ sẽ phải bán cho các dự án với giá rẻ mạt. Dòng tiền tư bản từ ngoài đổ vào khu vực, dòng tiền đầu cơ đất đai đổ vào người dân bản địa đẩy nguyên cả khu vực lên thế nào. Và điều ở Phú Quốc, thứ đầu tiên khiến bộ mặt thành phố thay đổi chính là dòng tiền đến từ BDS.
@DONPHAN2903 Đầu tư hay đầu cơ thì trước tiên tại địa điểm đó có giá trị, thì bds tăng không vượt quá giá trị là được. Nhu cầu và thu nhập giảm ở nhiều mặt mà bds vẫn tăng thì lo ngại quá. Giống kiểu lùa gà tạo giá trị sai thực tế đi lùa...
@TanNg àh, đó chỉ là 1 ví dụ ở “phạm vi nhỏ” để dẫn chứng kiểu 1 số tài phiệt sẽ giàu lên nhanh hơn những người khác. Mìn ko hề nói làm BĐS là sai. Cũng chẳng nói đầu cơ là xấu. Mình chỉ nói về những rủi ro của việc đầu cơ tăng giá. Cái gì cũng có 2 mặt. Đất tăng thì tất nhiên chủ đất giàu lên, nhưng đồng nghĩa những người nghèo càng khó khăn hơn trong việc việc có 1 nơi để ở.
@TanNg những nói như PQ thì đã được chính phủ lên kế hoạch biến thành trung đặc khu kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm. Thì tất nhiên giá bđs ở đó tăng là hiển nhiên. Có hay ko có “những nhà đầu cơ” thì giá trị đất cũng sẽ tăng thôi. Người dân bản địa thông minh nhạy bén thì ghim hàng để bán giá cao. Còn ko thì phần lợi nhậu đó sẽ về tay “những nhà đầu cơ”. Nó còn tuỳ khái niệm “đàu cơ” với mình đầu cơ là mua và bán sang tay kiếm lời,... chẳng đầu tư gì nhiều vào nó. Còn đầu tư thì mua đất, biến nó thành khu đô thị nhiều tiện ích hoặc xây resort, nhà máy tạo công an việc làm rồi bán nhà kèm theo gần đó,... mang tính dài hạn hơn.
Có một cái nói ra sẽ nhiều người khó hiểu vì nó không trực quan. Đất tăng không phải DO đầu cơ mà là do cung cầu, khi kinh tế phát triển, nhu cầu cao mà nguồn cung thấp thì tự dưng đất sẽ tăng giá, đầu cơ chỉ là cơ chế giúp cung gặp cầu, giúp giá đất tăng đúng giá trị thực của nó thôi chứ bản thân nó không phải là nguyên nhân làm giá tăng. Muốn giá đất thấp mà đi chống đầu cơ thì cũng tương tự như muốn giá khẩu trang thấp mà chống buôn khẩu trang kết quả sẽ là không có khẩu trang mà dùng, muốn giá đất không bị đội quá cao thì đầu tiên phải chấp nhận nó là một thị trường và cải cách để giúp thị trường đó có đất hiệu quả cao lên bao gồm:
- Tăng nguồn cung cho thị trường thứ cấp, bằng cách nhanh chóng đưa đất từ thị trường sơ cấp vào nguồn cung. Tăng cung tự dưng giá giảm.
- Tăng tốc độ lưu thông đất, nhanh chóng chuyển từ tay người đang nắm đất sang người cần sử dụng nó, nếu các rào cản hành chính, thị trường giảm thì phía cung sẽ tăng dồi dào, khiến cho giá không tăng bất hợp lý được.
- Tăng hiệu quả sử dụng đất. Cái này thì thị trường tự lo được, nhưng nếu nhà điều hành quan tâm thì có thể tạo ra các cơ chế giúp nó hoạt động hiệu quả hơn.
@DONPHAN2903 vai trò lớn nhất của đầu cơ không làm gì là đưa hàng từ thị trường sơ cấp vào thị trường thứ cấp, giúp đất lưu thông nhanh hơn.
@TanNg đúng, ko sai! Đó là những mặt tốt của đầu cơ. Ko thể cấm buôn bán bđs hay 1 mặt hàng nào đó (như khẩu trang) được vì nó đi ngược với nguyên tắc cơ chế thị trường, nhưng mặt trái là đầu cơ với nguồn vốn dồi dào thì hoàn toàn có thể đẩy giá lên được. Như bác nói họ mua từ “sơ cấp” rồi Với và Nếu có nguồn vốn dồi dào, họ hoàn toàn có khả năng “ghim hàng” đẩy giá lên n lần rồi mới tung ta “thứ cấp”. Tất nhiên Cung cầu và loại vốn đầu cơ đó là gì, có phải vay ko? Và sức chịu đựng tới đâu sẽ quyết định giá mặt bằng giá. Nhưng vấn đề chính là đầu cơ hoàn toàn có khả năng (không phải tuyệt đối) làm giá.
@TanNg Dạ không biết anh Tân học ở đâu mà kiến thức cao quá. Hình như anh không thèm phân biệt luôn giữa việc đầu tư trên thị trường thứ cấp và đầu cơ nó khác nhau thế nào. Tôi đồng ý điều anh nói là thị trường thứ cấp có vai trò quan trọng khi giúp hàng hóa lưu thông, tạo tính thanh khoản tốt hơn cho hàng hóa. Nhưng đầu cơ thì lại là một chuyện khác.
Theo tôi được biết thì trước giờ đầu cơ vốn là một khái niệm chỉ một hành vi nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực quan trọng như bđs, và đã được quy định thành một tội trong bộ luật hình sự có tên là tội đầu cơ, cự thể là những người lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra tình hình khan hiếm giả tạo nhằm mua hàng hóa để bán ra nhằm thu lợi bất chính sẽ cấu thành tội đầu cơ theo điều 196 của bộ luật hình sự năm 2015.
Đối với lĩnh vực đất đai, đúng như anh nói là rất khó quy một cá nhân/ pháp nhân vào tội đầu cơ vì số lượng bđs họ mua chỉ chiếm một phần nhỏ, tuy nhiên họ có thể tạo ra các hiệu ứng khan hiếm hoặc sốt giá một cách giả tạo chỉ bằng một quỹ đất không lớn với các giao dịch chuyển nhượng ảo mà giới tài chính các anh chị trên đây hay gọi chơi là lùa gà. Anh nói đầu cơ không làm tăng giá đất mà là do cung cầu tôi thấy khá tức cười. Tôi từng đi khảo sát giá đất tại một số khu vực như huyện Long Điền, Đất đỏ tại Bà Rịa thì khá ngạc nhiên là người dân địa phương không hề biết được rằng giá đất hiện tại ở khu vực thế nào và thậm chí không nhớ được giao dịch gần nhất là bao giờ. Một vài giao dịch ảo tại đây cũng rất có thể tạo thành một cơn sốt giá đất ảo. Nếu như anh nói đúng thì chắc làm gì có tình trạng nhiều nơi đất sốt giá tăng một cách chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn rồi lại đóng băng sau khi các nhà đầu cơ xả hàng?
Hoạt động đầu cơ từ trước đến nay chưa bao giờ được đánh giá tốt, đặc biệt là trên thị trường bđs vì nó có thể dẫn đến các hệ quả không tốt cho nền kinh tế:
- Gây khủng hoảng kinh tế: Đất đai là đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất, việc giá đất đai tăng lên chóng mặt sẽ khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất tăng nhanh làm cho giá thành sản phẩm cũng bị xáo trộn. Việc đầu cơ vào bđs quá dễ kiếm lợi nhuận cũng khiến cho rất nhiều doanh nghiệp bỏ đi mảng kinh doanh truyền thống để theo đuổi bđs và dẫn đến hệ lụy là cơ cấu nền kinh tế sẽ mất cân bằng. Tôi thấy có khá nhiều khu vực mà đất vốn dành cho sản xuất (như Bà Rịa, một số tỉnh miền tây, Tây Nguyên?) đã giảm vì tỉ suất lợi nhuận mà sx kd tạo ra trên giá trị đất là quá thấp.
- Ảnh hưởng ngân sách: Chưa kể việc rất nhiều giao dịch đầu cơ mua bán bđs ở các vùng nông thôn (và cả thành thị?) được thực hiện không chính thức sẽ khiến cho Ngân sách khu vực bị thất thu thì hoạt động đầu cơ sẽ đẩy giá bđs lên quá cao sẽ khiến cho khâu quy hoạch, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn vì giá đền bù lớn. Như vậy, tôi nghĩ nó còn gây khó khăn cho địa phương khi muốn phát triển kinh tế vì thiếu hụt ngân sách đầu tư.
- Bất ổn đời sống người dân khu vực: Không biết anh nhìn ở đâu chứ tôi thấy ở khá nhiều khu vực sau sốt đất thì chỉ có một bộ phận người dân giàu lên nhờ đầu cơ ăn theo thôi, còn phần còn lại không được lợi gì thậm chí còn lâm vào cảnh nợ nần do vẫn ôm khối bđs sau khi các nhà đầu cơ đã xả hàng. Nếu một dự án được đầu tư tốt sẽ có thể đem lại nhiều cái lợi cho người dân khu vực chứ ví dụ như các dự án của ThuDuc House hay Đất Xanh đầu tư ở Long Thành và Phú Mỹ họ chỉ có gom đất rồi khoanh vùng phân lô để bán thì tôi thấy có lợi ích gì cho người dân đâu. Hệ lụy tiếp theo là những người chưa có nhà ở sẽ rất khó mua được nhà. Một điều nghịch lý là giá nhà ở tại TPHCM và Hà Nội quá cao so với các nước phát triển nếu tính trên tiêu chí bình quân thu nhập. Tôi có người bạn ở Úc mua một căn nhà đẹp lộng lẫy với diện tích xây dựng 200m2 chưa kể đất với giá chừng 700k AUD, tức khoảng hơn 11 tỉ VNĐ, trong khi đó một căn biệt thự song lập của Khang Điền ở vùng ven TPHCM cách khá xa trung tâm với diện tích xây dựng tương tự sẽ có giá trên 20 tỉ (như Lucasta chẳng hạn), tức gấp đôi tại Úc. Còn so sánh về thu nhập bình quân của người dân 2 nước chắc tôi cũng không cần nói.
- Giảm nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực sxkd: Ở trên anh với bạn gì đó rất là cố gắng phân tích cho tôi hiểu về việc tiền từ hoạt động đầu cơ vẫn chảy vô nền kinh tế. Tôi nghĩ anh nói đúng lắm nhưng nó rất mang tính lý thuyết quá. Trên thực tế, thị trường nó có những độ trễ, rào cản khiến cho không thể hoạt động hoàn hảo. Tôi chỉ thấy đơn giản là thông qua hệ thống ngân hàng. Lượng vốn chảy vào thị trường bđs quá lớn so với những giá trị được tạo ra đang khiến cho dòng vốn cho sản xuất luôn bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, không liên quan lắm nhưng hình như tôi chưa thấy anh nhận mình thiếu sót bao giờ cả, cho dù là kiến thức hay thái độ trịch thượng khi nói chuyện với người khác. Như tôi đã nói ở trên, không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều bạn like cmt của chủ thớt này (có cả tôi), không hẳn vì lượng kiến thức đó đúng hay sai mà vì bạn đó đã giải tỏa hộ cái cảm giác bức xúc của rất nhiều người khi thấy anh cứ chửi người khác là ngu dốt và bị "nhồi sọ". Bản thân tôi chắc chắn không có nhiều kiến thức về lĩnh vực kinh tế như anh nhưng không có nghĩa là mọi thứ anh nói ra tôi đều thấy đúng. Và cho dù tôi sai, tôi cũng luôn sẵn sàng học hỏi. Tôi nghĩ chắc anh kiến thức nhiều quá nên đâu sẵn sàng học hỏi thêm từ ai đó "dốt" hơn mình. Giống như một cốc nước đầy thì đầu thể nào rót thêm vào nữa.
@ynwa cmt này xứng đáng lên top!!!
@minhtoanqtm Gọi thêm 100 ông nữa vào like đi kìa, theo tiêu chuẩn MXH thì mỗi like là một bồ kiến thức. Sad but true
@TanNg Dạ vậy theo anh Tân đầu cơ nó là tốt? Chắc anh nên cho tôi xin tài liệu học nào nói đầu cơ là tốt để tham khảo nhé. Nhân tiện chắc anh cũng nên tham gia vào Quốc hội và đề xuất bỏ luật xử tội đầu cơ đi, vì nó tốt mà.
@ynwa đầu cơ/đầu tư đều có mặt tốt và mặt xấu của nó, có những trường hợp đầu cơ gây tác động xấu như bạn @donphan2903 nói ở trên đấy, nhưng rất nhiều trường hợp thì công dụng của nó là giúp giá đất tăng nhanh chóng về giá trị thực của nó, đưa nhiều đất vào lưu thông trên thị trường thứ cấp hơn từ đó tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, tạo nguồn cung đất đai và một cách gián tiếp giúp giá đất giảm thông qua việc tăng cung (bạn xem ví dụ Đà Nẵng, Phú Quốc)
Về vai trò của đầu cơ trong kinh tế thị trường (speculation) bạn có đọc trong bất cứ quyến sách nào về thị trường tài chính, đầu tư. Vai trò chính của nó trong nền kinh tế đã được các nhà kinh tế học ghi nhận, bạn có thể đọc tạm trong mấy link sau:
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Speculation
https://ltus.me/MKX
Ông chủ thớt nhầm rồi, đầu cơ buôn bds mới giúp chi các nước giàu đc, tôi thấy như hk với mẽo giá nhà nó cao vl, căn hộ 30m mà cả triệu bạc, nên muốn giàu thì phải làm sao cho giá nhà lên cao như diều gặp bão. Chốt lời nhanh đánh cọc 1 phút mốt dòng tiền àm ầm đổ vào như đợt 2009 đấy.
@zealous Nói thì như thánh ấy nhưng đầu thì rỗng tuếch
@zealous Sau cơn sốt đất 2009 ko thiếu nhà ra đê ở đâu, nhà nào dùng tiền túi ôm đất thì chỉ nghèo bớt đi thôi nhưng vẫn còn đất, nhà nào mà vay lãi để ôm đất thì tán gia bại sản. Sau đợt 2010 2011 đó là thời kỳ bds và xây dựng đóng băng hồi 2012.
@zealous bác làm tôi nhớ đến câu nói của 1 ông nghị nào đó năm xưa phát biểu tại nghị trường: "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm… Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây"


Lần quần mãi định viết cái gì đó rồi xóa mấy lần. Tui ko quen viết nên đại ý muốn chia sẻ một góc nhìn về ảnh hưởng của bất động sản như sau:
- Chi phí xây dựng chung cư đâu đó tầm: 8 triệu/m2
- Chi phí bán hàng thành phầm cho người mua hàng(nhà cc): giá chung cư ở Thủ Đức tầm đâu đó 35 triệu/m2 có thể cao thấp hơn.Năm ngoái sale nó gọi tui nói thế.
- Dữ liệu do tui tự tổng hợp được. Để thấy cơ cấu giá thành xây dựng/ Giá bán nó như thế nào.
Nhận định riêng tui cũng xóa rồi. Mọi người có thể nhìn vào số liệu để tự nhận xét.
Tôi ko rõ kiến thức của các anh như nào, các anh học rộng hiểu sâu cỡ nào. Nhưng điều quan trọng nhất khi tranh luận đó là tập trung vào việc đưa dẫn chứng, lý lẽ, phản biện...chứ ko phải được 1-2 câu quay sang công kích cá nhân. Các cụ có câu: " khi con cầm cứt ném vào người khác thì tay con đã bẩn trước rồi."
@Martine thâm thúi quá.
Cũng do dịch bệnh cả nên người có tiền ko biết đầu tư cho sản xuất hay lĩnh vực nào để sinh lời nên chảy hết vào BĐS,chứng,coin... Năm nay lạm phát VN được dự báo còn khốc liệt hơn nên chỉ thiểu số để tiền ngân hàng . Như tớ có 1 số dự án ae rủ làm cùng nhưng...dẹp hết. Tầm này làm ăn gì khi chính sách thay đổi xoành xoạch, hở ra tí là cách ly giãn cách, dân tình thì đói & tiết kiệm chi tiêu!
@taymonkhanh em cũng mới dính vào coin hơn tháng còn chưa lên bờ
@Luster ko vượt được 56k thì sẽ về 28k. Game ends
@taymonkhanh thả côn và ck đây nó lên tiếp kiếm tiền đi bác.
@tttue Năm qua rực rỡ rồi. Cashout 80% đợi xu hướng rõ ràng rồi bác ơi. Thà nuốt nước bọt hơn rơi nước mắt 😁
Các bác cho em hỏi nếu vay tiền ngân hàng mà đổi tiền thì người có lợi hay ngân hàng có lợi hay vẫn thế nhỉ?
@danglm đổi tiền ý của bác là sao? Giống năm 86?
@tttue vâng ạ
@danglm người gửi chắc chắn không có lợi vì lạm phát do đổi tiền.Còn về ngân hàng cũng không có lợi do người dân ồ ạt đi rút tiền -> ngân hàng chết liền. Cái này năm 86 hình như có quy định mỗi người chỉ được phép rút 1 số lượng tiền mặt nào đó thôi.
@danglm bác phải tách 2 việc ra, việc vay tiền ngân hàng và đổi tiền.
Đầu tiên là đổi tiền, nhà nước sẽ hủy bỏ tiền cũ, thay bằng tiền mới. Cứ coi là giá trị tương đương 1 đồng cũ = 1 đồng mới. Nhưng sẽ bị hạn chế mỗi một cá nhân chỉ được phép, ví dụ chỉ được đổi 1 tỉ thôi.
Thế là nếu tiền mặt của bác có trên 1 tỷ, thì phần trên mất hết, bác chỉ đổi được đúng 1 tỷ tiền mới.
Tiếp theo bác cầm 1 tỷ tiền mới đó đi trả nợ ngân hàng. Ngân hàng nó vẫn ghi nhận bác nợ một số tiền giá trị như cũ, nhưng bác phải dùng tiền mới để trả. Nếu bác vay dưới 1 tỷ thì ok bác có đủ tiền trả nợ. Nếu bác vay trên 1 tỷ thì bác dùng hết số tiền vừa đổi được để trả, phần còn lại bác xoay sở ở đâu ra thì mặc kệ bác ngân hàng không quan tâm.
Bản chất của việc đổi tiền là cướp tiền của người giàu. Tất cả những người có tiền mặt nhiều hơn hạn mức quy đổi 1 tỷ bị mất trắng.
@tuthanh thế này người vay thiệt quá bác nhỉ
@danglm bác yên tâm không đổi tiền đâu. Thực lực nền kinh tế của Việt Nam bây giờ mạnh, khác xưa rất nhiều. Do kinh tế giảm sút vì covid nên cần phải bơm tiền để giúp kinh tế thôi.
- khoe thành tích thôi mà ae bàn bđs dữ quá!
Vấn đề đất đai hiện đang đc các ae quá quan tâm, người ôm bđs thì mong nó lên mãi, người chưa coa thì cầu cho nó sập để còn có cơ hội mua đc miếng cắm dùi!
cái này là quy luật thị trường thôi, tương lai lãi suất mà tăng cao thì giá đất lại cắm thôi, nhưng giờ làm thế quá tự tay bắn vào chân mình
Mình không hiểu nhiều, chỉ thấy rằng nếu có 3 tỷ đầu tư vào kinh doanh thì một năm có thể mang lại lợi nhuận khoảng 20% và tạo ra công việc cho khoảng 10 người (ví dụ vậy) nhưng 10 người ấy làm 10 năm mới có khả năng mua 1 mảnh đất cỡ 50m² ở mức giá hiện nay
Phải công nhận rằng để mua bđs an cư thật sự khó khăn với nhiều người ở thành phố.
1 bds trị giá 150 triệu đô. tạo công ăn việc làm cho gần 1000 người. Trực tiếp tạo thêm thu nhập cho các đối tác, gián tiếp cho các hộ kd xung quanh. . Ngân hàng thì thu hồi được 120tr đô tiền nợ để rót lập hồ sơ tín dụng doanh nghiệp cũng như cá nhân. Tiền nó chạy vòng vòng từ đại gia xuống tới bà bán rau cá ngoài chợ. Có gì đâu mà cãi lộn à
Còn ai chả nghe mãi cái câu sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư ^^
@hungskate người thực tế nhận định khác hẳn đám thích ôm đống đất hoang để nghèo bền vững
Cái câu hoang tưởng đó lạc hậu 50 năm mà vẫn còn nặng lòng nhiều người lắm. Tùy kiểu sản xuất nhé, sản xuất kiểu Vinashin thì tạo ra cục nợ khổng lồ
Á đù, đầu cơ bđs mà cũng có lợi hả... bác cựu Bộ trưởng Bộ KH ĐT gì ấy, (chửi quá)... chắc gà ah?!
Theo tôi được biết. Đầu cơ khác đầu tư chứ. Hehe
1. 1 nhóm thổi giá bds 1 vùng trong 1 thời gian tăng x2 x5 lần và dân xung quanh k mua được. Thì nên cấm. Như bảo lộc là điển hình gần nhất. Tiền đi đâu thì k quan tâm. Cái hại làm tăng giá đột biến dân k mua ở được, k kinh doanh được trên lô đất mới làm ra đó, mất nông nghiệp...
2. Các nhà đầu tư phát triển bds chính thống nền nhà ... thì nên làm càng nhiều càng tốt. Vì mấy ông nội này làm nghiên cứu tính thanh khoản bán ra...., lợi ích thì 1 đống.
Cách đây lâu lâu có 77 like cmt nhảy cầu của chủ tịch đó
@roswell có luôn à!!!!