Tản mạn về virus và vaccine
(613 clicks)Tản mạn về virus và vaccine
I.Một số điểm cần lưu ý
- Virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh CoVID-19 (coronavirus disease of 2019)
- Không có Vaccine phòng chống virus, chỉ có Vaccine phòng bệnh. (note thêm)
- Nếu bạn có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 có nghĩa là bạn đã nhiễm virus.
- Nhiễm virus không có nghĩa là sẽ phát bệnh CoVID-19.
- Khái niệm "F0 không triệu chứng" nên được hiểu là người nhiễm virus không (chưa) phát bệnh, không phải là người bệnh không có biểu hiện.
- Khẩu trang là để ngăn người bệnh phát tán virus – bảo vệ cộng đồng. Nó không bảo vệ bạn khỏi cộng đồng bị bệnh.
Bạn đeo khẩu trang vào phòng hút thuốc thì bạn vẫn sẽ hít phải khói thuốc thôi.
II.Hệ miễn dịch cơ bản
Xin phép bỏ qua chi tiết, sẽ chỉ trình bày một số đặc điểm cần cho các phần sau
a.Miễn dịch tự nhiên, bẩm sinh (Innate immune system)
Các vi sinh vật hoặc độc tố sau khi xâm nhập thành công sẽ phải đối mặt với các tế bào và cơ chế của hệ miễn dịch bẩm sinh.
Lực lượng chính của nhóm này là các thực bào (có nhiều loại). Như tên gọi “thực-ăn”, chúng sẽ tiêu diệt các mầm bệnh bằng cách “nuốt”.
b.Miễn dịch đáp ứng, thu được (Adaptive immune system)
- Tế bào B được kích hoạt bởi một kháng nguyên, có thể là bất kỳ chất nào mà lạ với cơ thể. Tế bào B sẽ sinh ra kháng thể.
- Tế bào T độc CD8 được kích hoạt chống lại các tế bào nhiễm bệnh.
- Tế bào T hỗ trợ CD4 sẽ phát tín hiệu để 2 loại trên kích hoạt.
Cả 3 đều sẽ tạo tế bào nhớ tương ứng để phòng chống các mầm bệnh sau này.
Miễn dịch tế bào (T) được đánh giá cao hơn miễn dịch dịch thể (B).
VD: Một tế bào nhiễm bệnh liên tục “thả” virus mới thì B không diệt được tế bào, chỉ ngăn phát tán virus. T có thể đánh dấu và kêu gọi tiêu diệt tế bào bệnh.
III.Quá trình phát bệnh COVID-19
Mình sẽ trình bày kỹ hơn những phần bị truyền thông bỏ qua.
1.Tiếp xúc với mầm bệnh
2.Virus xâm nhập cơ thể, virus nhân lên, lan ra các tế bào khác, bạn phát bệnh.
Ngay khi virus xâm nhập, hệ miễn dịch đã khởi động. Không phải tất cả virus đều có thể tìm được tế bào thích hợp để liên kết. Rất nhiều virus sẽ bị các tế bào miễn dịch bẩm sinh “ăn”.
Quá trình chiến đấu giằng co giữa hệ miễn dịch (“ăn” và “phân tách” các thành phần virus để tạo miễn dịch đáp ứng) và virus (xâm nhập tế bào, sản xuất, lây nhiễm tế bào khác, thả ra môi trường, nhận thêm virus do hít thở) sẽ dẫn đến 2 kết quả:
-Virus thắng (chiếm ưu thế) bạn phát bệnh.
-Bạn thắng –bạn thuộc nhóm “80% tự khỏi”
Liệu việc cách ly tập trung F0 có làm giảm tỷ lệ tự khỏi không?
Tương tự với F1 có làm tăng tỷ lệ chuyển thành F0?
3.Quá trình miễn dịch
-Các mảnh kháng nguyên từ xác virus sẽ được tế bào B sử dụng để tạo ra kháng thể
-Các mảnh kháng nguyên (của virus) từ các tế bào nhiễm bệnh sẽ được tế bào T độc CD8 ghi nhận – các tế bào nhiễm bệnh sau này có biểu hiện kháng nguyên sẽ bị T độc tiêu diệt.
4.Khỏi bệnh
Khi người bệnh có tải lượng virus thấp (không phải bằng 0 mà là dưới ngưỡng khi xét nghiệm RT-PCR) – hệ miễn dịch đang chiếm ưu thế - họ sẽ được coi là khỏi bệnh.
IV.Vaccine
Các công nghệ Vaccine mình không nhắc lại nữa. Bây giờ mình sẽ nói về cách thức và kết quả miễn dịch mà các loại VX tạo ra.
1.Virus bất hoạt
Virus đã chết nên nó chả gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cả, không viêm nhiễm nên cũng chả thể sốt được. Nếu có tác dụng phụ thì nó nằm ở các loại tá dược dùng khi tiêm.
Cách thức: Đơn giản đây là mầm bệnh ngoại lai >> tế bào B được kích hoạt và tạo ra kháng thể.
Kết quả: Có miễn dịch kháng thể
Không có tế bào nhiễm bệnh à không có miễn dịch tế bào
2.Vector virus
Dùng virus (cúm) để mang DNA gai protein của SARS-Cov-2.
Cách thức: Virus sẽ lây nhiễm vào tế bào. Tế bào căn cứ vào DNA nhận được sẽ sản xuất ra gai virus và biểu hiện trên màng tế bào >> tế bào “nhiễm bệnh” >> Tiêu diệt tế bào này sẽ có:
-Mảnh gai gắn màng tế bào à miễn dịch tế bào
-Các protein gai trôi nổi sau khi tế bào vỡ à miễn dịch kháng thể
Kết quả: Có cả 2 loại miễn dịch
Bên lề: tiêm mũi 1 bị sốt cao là do trong các lần tiêm chủng bệnh khác trước đây, bạn đã gặp virus này rồi >> khởi động miễn dịch gây sốt.
3.mARN
Dùng màng lipid đề mang mARN gai protein của SARS-Cov-2.
Cách thức và kết quả tương tự vector virus. Ưu điểm là tốc độ nhanh hơn do không cần phiên mã DNA.
Tiêm lần 2 sốt lý do giống mũi 1 của vector virus.
4.Các đánh giá cá nhân
Gọi tắt các loại vaccine theo 1,2,3 ở trên nhé.
1.Khi bị bệnh, bạn cần ít nhất 10 ngày để tạo kháng thể. Trong thời gian này cơ thể vẫn phải chiến đấu với bệnh, nếu sức khỏe bạn suy giảm, bạn sẽ bị nặng hơn. Tiêm vx sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng thời gian này, nên dễ khỏi bệnh hơn.
2.Vaccine virus bất hoạt hiển nhiên cho kết quả kém nhất về mặt phòng bệnh cho tương lai. Giống như ví dụ ở phần miễn dịch, không nên tiêm loại này cho các nhân viên y tế và người hoạt động ở khu vực nguy cơ cao. Nếu bạn nhiễm virus thì sau đó bạn cũng sẽ có miễn dịch tế bào.
3.Tốc độ đáp ứng và tăng kháng thể của vx 1 là nhanh nhất, sau đó là vx 3, và cuối cùng là vx 2. Có một điều bất công thường thấy trên các bài báo theo kiểu: “nồng độ kháng thể của vx1 kém hơn vx A sau X ngày”. Đáp ứng nhanh hơn nên đỉnh của nó sẽ tới nhanh hơn. Nếu đo cùng số ngày sau tiêm tất yếu là phải thấp hơn. Chưa kể khi tế bào “nhiễm bệnh”, hệ thống miễn dịch ghi nhận bạn đang bị “nặng”, mức độ an ninh cần đặt cao hơn, duy trì lâu hơn.
4.Kháng thể không quyết định bạn có dễ nhiễm virus (và phát bệnh) hay không. Nó phụ thuộc vào bản thân hệ miễn dịch của bạn và môi trường.
Tiêm mũi boost để tăng kháng thể là việc làm vô ích, có lẽ còn có hại. Việc "giả bệnh" "nặng" nhiều chắc chắn là có hại cho cơ thể.
Có một điều thú vị là VX 1 luôn bị các bác sỹ chê là kém trong khả năng tạo miễn dịch tế bào, nhưng hiện giờ truyền thông lại đem kháng thể ra để so sánh hiệu quả bảo vệ của VX - thứ mà như nói ở trên là ưu điểm (cũng là nhược điểm luôn) của VX1 trong việc tiêm boost.
5.Mình không chọn mARN vì lý do an toàn cho tương lai. mARN gần 100% không gây hại gì, nhưng các lipid dùng làm màng bọc chưa hề có công bố khoa học về ảnh hưởng lên con người (viêm cơ tim chưa xác nhận).
Đã tiêm AZ, và đề nghị bố mẹ tiêm Sino.
Tin cùng kênh Khoa giáo
glast đã gửi
- 1Hay
Corbevax: vaccine cho thế giới – Tuan V. Nguyen
Lời giải cho CoViD-19? Mình vẫn tin tưởng các công nghệ "cũ" trong lĩnh vực vaccine.Bình luận Loan tin - 17Hay
Bộ Khoa học và Công nghệ gỡ tin 'WHO chấp thuận kit test của Công ty Việt Á' | baotintuc.vn
VnPharma phiên bản nâng cấp và mở rộng đối tượng khách hàng16 Bình luận Loan tin chantroiviet hachi và 1 người nữa - 19Hay
Anh Kiet Lê Đại - “Vụ án” Tịnh Thất Bồng Lai: Sẽ không còn... | Facebook
Một góc nhìn về Tịnh Thất Bồng Lai75 Bình luận Loan tin adbk pyy và 5 người nữa
Hai thiếu sót cơ bản và quan trọng không được nhắc đến khi cân nhắc
1 - Hiệu quả bảo vệ không dàn đều ở các đối tượng khác nhau: người già, người suy yếu miễn dịch người có bệnh nền có tỷ lệ suy giảm đáng kể. Nếu sử dụng vaccine hiệu quả quá thấp cho nhóm này tới lúc nhiễm bệnh thì nhập viện và tử vong cũng sẽ cao.
2 - Hiệu quả bảo vệ suy giảm khá nhiều sau 6 và 9 tháng. Với một số đối tượng nguy cơ cao, tỷ lệ bảo vệ vốn đã thấp, lại bị giảm 30-50% sau 9 tháng thì sẽ trở nên rất thấp.
Còn về nhận định mũi boost là việc làm vô ích thì bạn cần đưa cơ sở khoa học tốt hơn. Hiện tại các nhà khoa học Mỹ và Anh đang chấp thuận mũi boost với các đối tượng nguy cơ cao mà bạn bác bỏ như vậy thì cần đưa các dẫn chứng khoa học thay vì chỉ nói không như vậy.
@tanng Mục tiêu của VX không phải là tạo kháng thể anh ơi.
Mục tiêu là tạo ra tế bào nhớ B và T, chính vì thế nên các chuyên gia phòng bệnh đều sẽ nói là VX virus bất hoạt có hiệu quả kém hơn các loại vector, mARN.
Không có VX phòng chống virus, chỉ có phòng chống bệnh thôi.
1.Cái khái niệm hiệu quả bảo vệ đo dựa trên căn cứ nào?
2.Mục tiêu của mũi boost là gì?
- Tăng kháng thể: cái này VX bất hoạt làm tốt hơn và ít hại hơn.
- Tăng khả năng tạo tế bào nhớ: thường mũi 1, và 2 là quá đủ rồi. Nếu 2 mũi mà vẫn không có miễn dịch thì nên đổi loại VX.
Đây là thời kỳ khoa học bị kiểm duyệt nên những nghiên cứu trái chiều rất ít được phê duyệt. Không ngạc nhiên khi có rất ít (quá ít) phản biện khoa học về các chủ đề này.
@glast sợ quá, mai tôi đi tiêm rồi, tiêm Pfizer. Né nhiều quá rồi ngại quá, đọc bài của bác thấy nguy hiểm quá. Các bác nhớ theo dõi tôi nhé. Mẹ bọn Pfizer tiền thì ẵm rõ nhiều mà trách nhiệm đòi chối bỏ, thời thế bị ép làm chuột bạch cho bọn nó.
@glast Mình có nói gì về kháng thể đâu bạn, đang nói về hiệu quả bảo vệ thấp mà.
@glast chẳng có nghiên cứu trái chiều nào ít được phê duyệt cả. Bạn đừng có bịa. Do nghiên cứu đó thiết kế không chuẩn, thu thập số liệu không đầy đủ chính xác nên mới không được phê duyệt.
Người làm khoa học thật sự họ rất cứng về nguyên tắc. Không có chuyện mua chuộc được hết tất cả. Có những nhà khoa học không cần tiền.
@phieu_lang mời bạn
@glast cái này mình hiểu mà, tây ta tàu đều thế, nhà khoa học cứng thì cứng chứ quyền phát ngôn, quyền tuyên truyền là của chính quyền.
Nhất là trong mấy cái lĩnh vực như thực phẩm và thuốc men, nhiều nghiên cứu khó có thể kết luận rõ ràng trong khi bọn này thì lắm tiền để mua chuộc.
@glast bạn đưa ý kiến 1 bài post cá nhân của gs Tuấn thì có ý nghĩa. Bạn tưởng dùng tiền mà mua được hết các nhà khoa học khác hay sao.
Có người có thể dùng tiền mua được, nhưng tôi nói lại là có những người bạn không thể dùng tiền mua được đâu. Họ thấy sai họ sẽ phản đối.
Ngay cả tạp chí Q1 có những lúc đăng những bài (theo cá nhân tôi là được mua). Có rất nhiều người khác làm nghiên cứu lấy ý tưởng từ nghiên cứu đó. Nếu họ thấy sai họ sẽ đăng bài phản biện. Không chỉ 1 người mà rất nhiều người làm. Có những vấn đề sai lầm 30 năm (do việc thu thập dữ liệu không chính xác), sau này đều được xác nhận là sai. Cái đấy là khoa học.
@hao29 tạp chí Q3 Q4 còn mua được. Chứ lên Q1 cực kĩ khó mua. Mua xong được vài năm có người khác bác kết quả ngay.
@hao29 trong lĩnh vực sức khỏe, mình chỉ tin tưởng những thứ có 10 năm tuổi thương mại trở lên.
@phieu_lang
1.Mình post bài của GS Tuấn vì trong các bài viết luôn có đủ link để kiểm tra tính xác thực của bài viết.
2.Bạn ko hiểu vấn đề ? Cái người ta cần là trì hoãn các thông tin trái chiều, ko phải cấm và cũng không thể cấm được. Thời gian là tiền bạc mà.
@glast
Thấy vẫn có phản biện tùm lum trong cộng đồng khoa học chứ tui có thấy kiểm duyệt gì đâu. Như mũi boost vẫn có phe bảo vệ và phản đối lên cãi nhau cả trong báo bình thường.
@glast bài của GS Tuấn này hay và trích nguồn đầy đủ. Giới khoa học từng coi IVM là thuốc tiên (wonder drug) và coi đây như một món quà dành cho loài người (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/P... ). WHO cũng xếp đây là một trong những loại thuốc thiết yếu. Giờ thì nó bị truyền thông cánh tả như CNN bôi nhọ là thuốc tẩy giun cho ngựa, không an toàn cho người (https://edition.cnn.com/2021/08/23/med... ) dù chính thuốc này đã được dùng ở châu Phi hơn 4 thập kỷ và không gây tác hại nào đáng kể.
Cũng dễ hiểu vì vắ́c xin là một món lợi khổng lồ, còn IVM thì đã hết hạn đăng ký bảo hộ từ lâu, thuốc generic có thể làm thoải mái và hầu như không mang lại lợi ích thương mại. Mong những nước như VN thử nghiệm loại thuốc này một cách khoa học và an toàn để chữa cho F0, nếu thành công thì coi như không cần sợ covid nữa
@dreamy_sailor bạn đọc kỹ cả link bạn kia gửi đã
@HansNam Tôi đọc rồi, cảm thấy đẩy vấn đề lên. Nó có phải kiểm duyệt như nơi nào đó phe phản đối chỉ được lên fb với block nói thôi đâu. Mấy vấn đề như lockdown, khẩu trang, hydroxychloroquine lần nào có tranh luận trên tv cũng có đại diện phe kia lên nói. Đợt hydroxychloroquine còn rảnh coi lòng vòng thấy đăng bài ủng hộ và phản đối trên cả tạp chí y học luôn chứ có phải tạp chí đè không có xuất bản đâu. Như ngay ví dụ đầu tiên trong bài thì vẫn phỏng vấn 1 ông bác sĩ phản đối lock down đấy thôi.
@dreamy_sailor à đương nhiên họ sẽ làm vậy rồi, nghe thì có vẻ là có sự đối lập quan điểm nhưng về số và chất lượng thì không hề tương đồng.
để so sánh thì bạn nên tìm hiểu xem có bao nhiêu lần luồng thông tin A được đưa lên trang nhất báo và bao nhiêu lần luồng thông tin B được xuất hiện như vậy. Khi thông tin B được cho lên thì đó có phải là từ những nguồn uy tín như các nhà khoa học không, hay họ chỉ chọn đưa những người dân bình thường không có luận cứ rõ ràng
VD nhé: tại sao cùng một thông tin về thuốc IVM, báo chọn đưa trường hợp một người dân yêu cầu được chữa trị bằng thuốc IVM này nhưng sau đó đã chết làm để "làm gương"
https://www.msn.com/en-us/news/cri...
nhưng không hoặc rất ít báo nào chọn đăng một nghiên cứu khoa học đã được bình duyệt nói rằng IVM mang lại lợi ích đáng kể trong việc "giảm tử vong, giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian bình phục"
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/P...
tôi nói vậy thôi, còn tin hay không vẫn là quyền của bạn. tặng bạn cái ảnh để tưởng nhớ một thời truyền thông và các nhà khoa học đập tơi tả những sự lo ngại về covid, bảo là covid không đáng sợ bằng cúm mùa
@HansNam Chuyện 1 quan điểm được đăng nhiều hơn là thường, không thể bảo là do cố tình kiểm duyệt. Thường nhiều thằng có vị trí cao đang có ý A thì nó nhiều bài về ý A hơn. Ông thầy 10k citation báo thì phát biểu được nhiều thằng trích hơn thằng mới ra trường vài chục citation. Ví dụ như vụ khẩu trang lúc đầu bọn kêu đeo bị chử hội đồng nhưng quan điểm vẫn được đăng, mấy nghiên cứu cho thấy giảm lây vẫn được thực hiện và được công bố, 1 thời gian sau vẫn được chấp nhận.
Kiểm duyệt thật thì phải như nước nào đó, thấy bác sĩ lên fb than quá trời về cách tiếp cận mà 1 thời gian dài vẫn chưa lên đc 1 báo nào.
@HansNam
Vãi chưởng, xưa nay chỉ nghe thấy Trump hô là Covid không đáng sợ chứ khoa học gia nào bảo Covid không đáng sợ bằng cúm mùa
Bó tay với bác luôn, bác quay xe quả này làm mình thất vọng thật sư!
@dreamy_sailor tôi thấy bạn hơi đánh nặng chữ nghĩa quá. GS Tuấn kia sử dụng từ "kiểm duyệt" - tôi đoán ý ông ấy là "censorship", tức là giống với nghĩa mà bạn đang nói, nhưng nó chỉ mang tính nói quá lên để thể hiện quan điểm thôi. Theo dẫn chứng ông ấy đưa ra thì tôi vẫn hiểu ý là các thông tin này đang bị ỉm đi, bị giữ kín, "suppressed" một cách có chủ đích (?).
Bạn nói đúng là các nước phương tây tôn trọng quyền tự do thông tin hơn một số nước, nhưng không có nghĩa là họ không có cách để "lách luật", không cần censor mà thông tin vẫn tự chết. vẫn danh chính ngôn thuận. thế mới tài
@SuperSliver tôi có dẫn chứng đàng hoàng, bạn không tự tìm được link thì tôi tặng bạn video luôn cho nó thực tế.
https://www.youtube.com/watch?v=wVDPVB...
thêm vài cái link text cho bạn hết thất vọng
WaPo: Get a grippe, America. The flu is a much bigger threat than coronavirus, for now.
https://www.washingtonpost.com/health/time-fo...
USAToday: Coronavirus is scary, but the flu is deadlier, more widespread
https://www.usatoday.com/story/news/hea...
Time: The WHO Estimated COVID-19 Mortality at 3.4%. That Doesn't Tell the Whole Story
Tít cũ trên Google cache: Why COVID-19 May Be Less Deadly Than We Think
https://time.com/5798168/corona...
National Post: New coronavirus may be no more dangerous than the flu despite worldwide alarm: experts
https://nationalpost.com/health/new-cor...
Cái này là hồi Trump ra lệnh cấm biên với hành khách đến từ Trung Quốc nhé và bị truyền thông dập tơi tả. Trump có nói là Covid như cúm mùa hay không thì tôi không biết nhưng xét theo hành động thì rõ là ông ấy có lo ngại về con virus này ngay từ đầu
@HansNam chẳng cần phải đọc cái gì cả, từ khi Covid xuất hiện các nước đều lo chống dịch và coi nó nguy hiểm như một đại dịch, không có người làm y tế và khoa học tư vấn thì các chính phủ tự nghĩ ra đại dịch, tự dọa mình chắc Cái đó người thường mắt mù cũng nhận biết được.
Còn việc lựa chọn câu chữ, cắt xén hoàn cảnh để biện minh cho mục đích của mình thì fan Trump quá chuyên nghiệp rồi. Tôi cũng không thừa hơi đi đọc mớ lý luận của bác!
@SuperSliver tôi đưa dẫn chứng thì bạn bảo chẳng cần đọc cái gì cả, không thừa hơi đọc lý luận. giờ tôi có đưa link WHO đã từng nói không cần đeo khẩu trang hay Covid không lây từ người sang người chắc bạn cũng không tin sự thật là như vậy.
bạn tranh luận như vậy thì best rồi, thiên hạ ai bằng. thôi tôi nhường bạn, bạn là nhất
@HansNam đương nhiên tôi là nhất rồi
Tôi cmt để bóc mẽ lý luận của bác trước mắt người đọc khác thôi, không có nhu cầu tranh luận một sự thật hiển nhiên 
@phieu_lang bác có thông tin khách quan nào của vero cell cho em xin với ?
@HansNam giờ vẫn còn nhiều ông bảo không nguy hại bằng cúm mùa, như ông hôm nọ bị đưa lên LH ấy
yên tâm đê, năm sau sẽ phủ sóng tiêm toàn quốc nhé!
Cho mình hỏi chút Nanocovax đang thử nghiệm nó là công nghệ thuộc nhóm nào hả các bác. Cơ chế của nó hoạt động ra sao chưa thấy ai nói bao giờ
@Tera công nghệ protein subunit, trên thế giới có novavax dùng công nghệ này cũng mới chính thức ra mắt đc có mấy tháng đấy :v còn cơ chế có nhiều bài viết rồi mà, trang chủ của nanogen cũng có.
@pat123 tại vì không có minh họa cho dễ hiểu nên thấy nó vừa giống vừa khác nhưng không rõ sự khác biệt như thế nào.
@glast Nếu là mình, mình khuyên cả nhà tiêm AZ, riêng các cụ 7x thì Pfizer. Còn sino, xin lỗi, kết quả quá kém cả về lý thuyết (như bạn trình bày) và thực tiễn (số liệu từ Bahrain) đối với biến chủng delta. Và mình thực hiện đúng những gì mình nói: cả nhà đã tiêm AZ, 2 cụ 7x tiêm Pfizer (đúng ra là Moderna, nhưng mình đã cân nhắc đến việc hết thuốc để tiêm mũi 2, và nó hết thuốc thật)
@3131 bác chắc ở miền bắc nên được lựa chọn vaccine như lựa chọn cục thịt meatdeli ở siêu thị Vinmart vậy
Rà soát chính tả giùm lại với chứ đọc khá là khó chịu đó bạn, một số đoạn hình như còn bị ngắt quãng, nhảy cóc nữa, hix. Mất hết hứng thú luôn
@doiepdut Sorry bạn mình không review lại kỹ sau khi post. Các dấu mũi tên bị đổi thành chữ à, đã sửa lại.
Thanks.
Nhiễm virus không có nghĩa là không phát bệnh nên anh chị em đừng hoan mang quá nhé
@cuddang mãi mới có thêm người hỏi về nội dung bài.
1.Mình chắc chắn không phải bác sỹ rồi. Trên đây chỉ là các kiến thức cơ bản về hệ miễn dịch và vx thôi mà bạn.
2.Tác dụng phụ đã ghi nhận là viêm cơ tim. Cụ thể thì phải đợi các nghiên cứu khoa học xác nhận - thời gian tính bằng năm đấy.
Hiện giờ VX mARN là quyền lực chính trị nên khó có thông tin trái chiều lắm. Với số lượng đã tiêm thì độ an toàn của nó rất tốt nhưng như mình nói ở trên ấy: cái gì mới liên quan tới sức khỏe thì cần xem xét cẩn thận.