19
Hay
Hot 1 năm trước
linkhay.com
Bất bình đẳng, bình đẳng, công bình, công bằng
(2783 clicks)
Loan tin
cuong205a
noithatdephanoi
Tin cùng kênh Comic
- 6Hay
- Nội dung 16+
Theo các bác đi massage thì xông khô trước hay xông ướt trước?
Được thằng cốt cho cái vé chiều đi massage mà không biết nên làm gì trước cho đúng bài!
ntmj27 đã gửi
- 1Hay
Muốn công ty phát triển, tôi chi 11 tỷ đồng/năm mời giám đốc người Nhật về làm lãnh đạo nhưng suýt đóng cửa
cách quản lý cồng kềnh, không phù hợp với con ngườiBình luận Loan tin
@Rantanplan Chủ nghĩa cào bằng bao giờ chả phát biểu thế. May hồi xưa mình không bị học chung chứ học cùng mấy ông dốt và lười nản vãi ra, được một lúc là muốn quay sang phá quấy, hỏng hết người tài. Người tài phải học cùng với người tài mới có hứng thú học tập được.
cho ông nào lười dịch
@hhuong bạn thuộc nhóm dạy số đông, cái bạn nói ok nhưng chỉ đúng với số đông, con cái mình không đủ tài nên theo cách bạn nói rất ổn, nhưng với thiên tài và người tài thì đó là cách dìm chết họ.
Bạn chưa học với người tài nên có nói cũng không hiểu được đâu, còn mình đã học cùng với các thiên tài nên hiểu rõ gà vịt học với thiên tài sẽ kéo tụt họ khủng khiếp ra sao.
@TanNg nó không phải chủ nghĩa cào bằng, nó là bình đẳng trong tiếp cận. Anh chưa tìm hiểu kỹ mà đã nhận xét rồi. Cái này giáo dục kể cả các nước OECD, UNESCO người ta mài rũa mãi rồi. VN đã là cái gì mà nghĩ ra được cái hay hơn.
Tưởng đuổi 2 đứa xuống để chú hái 1 rổ chú chia cho mỗi đưa 1 trái mới là bình đẳng 🤣🤣
@tuannguyenvt
thế lại như thời bao cấp à, lại sinh ra cái cơ chế "xin cho" ấy thì chết dở chứ đùa
.
@tuannguyenvt tấp vào lề ngay
cho ông nào lười dịch
Đây là một khía cạnh rất quan trọng mà những người làm trong lĩnh vực giáo dục thừa nhận.
Ví dụ, là các nhà tổ chức giáo dục họ không tán thành việc có 1 lớp chọn trong 1 trường phổ thông, hoặc là lý do vì sao một chương trình có chi phí cao & cần điều kiện khó có thể triển khai được, không phải vì vấn đề chi phí, mà ẩn sau nó là tính công bằng giáo dục.
Nên nếu xét về tổng thể giáo dục, OECD hoặc UNESCO vẫn khuyến cáo là nhà nước nên đầu tư giáo dục khoảng 80% thì mới đảm bảo được yếu tố về bình đẳng trong tiếp cận, thay vì tư nhân hóa quá nhiều.
@Rantanplan em thấy có cung có cầu thôi, có cả tư nhân càng tốt, cái gì cũng nhà nước thì thành ra độc quyền, độc quyền thì không phát triển được. Có tư nhân vào cái, tốt hơn, mọi người đổ sang thì nhà nước phải nhìn nhận, thay đổi không thì chết. Mặt khác, bình đẳng sao được khi gia cảnh khác nhau. Bỏ ra nhiều hơn thì phải được nhiều hơn, còn bỏ ít muốn được nhiều sao được.
@truongan91 thì tư nhân đầu tư được đến đâu tốt đến đó cũng là một thành phần đóng góp, còn về quan điểm xã hội người ta có thừa nhận: một xã hội tốt là để các cơ hội tiếp cận các giá trị cơ bản là như nhau, trong đó có việc đi học, chữa bệnh. Còn về mặt quản lý xã hội thì giữ được bình đẳng là một tiêu chí sống còn của nó.
Nhớ là bình đẳng cơ hội, cũng như cơ hội thi cử, tuyển lựa khi chưa bắt đầu thì ai cũng như ai. Còn đương nhiên kết quả thì phụ thuộc vào lao động và điều kiện đầu tư rồi.
@Rantanplan Chủ nghĩa cào bằng bao giờ chả phát biểu thế. May hồi xưa mình không bị học chung chứ học cùng mấy ông dốt và lười nản vãi ra, được một lúc là muốn quay sang phá quấy, hỏng hết người tài. Người tài phải học cùng với người tài mới có hứng thú học tập được.
@TanNg chuẩn, như mấy ông đúp xuống lớp dưới là thấy chán hẳn.
@Rantanplan nói là điều kiện lý tưởng thôi chứ nông thông thành thị, đồng bằng vùng cao, đất liền biển đảo đã khó rồi. Chỉ đảm bảo cơ bản được thôi. Như trong tháp nhu cầu thì là tầng thấp nhất ạ, lên tầng 2 còn khó (vì ảnh hưởng địa hình, khí hậu, thiên tai và hoàn cảnh gia đình)
@TanNg nó không phải chủ nghĩa cào bằng, nó là bình đẳng trong tiếp cận. Anh chưa tìm hiểu kỹ mà đã nhận xét rồi. Cái này giáo dục kể cả các nước OECD, UNESCO người ta mài rũa mãi rồi. VN đã là cái gì mà nghĩ ra được cái hay hơn.
@truongan91 thì đúng rồi mà, cái basic là như nhau, còn các lựa chọn tốt hơn hoặc mang tính địa phương thì tùy điều kiện.
Người ta gọi là phổ cập hay phổ thông đó. Ví dụ từ 2022 có môn Tin học bắt buộc thì 100% các trường cả nước phải có và đảm bảo các nội dung tối thiểu như nhau, còn trước đây thì tùy. Nên có chỗ thì có, có chỗ thì scratch, steam, các thứ tưng bừng cũng chả sao.
@Rantanplan Bỏ trường chuyên lớp chọn là bắt thiên tài học với bọn gà vịt, phá hoại tài năng của các thiên tài. Anh thấy thế là cào bằng.
@TanNg bác nói hợp lý nè. Giữa một rừng người thì sẽ có một vài cá nhân nổi trội. Nhưng giữa một tập thể cá nhân nổi trội sẽ có nhung người kiệt xuất xuất hiện
@TanNg chuyện anh nói khác cái em đang nói. Ở trên em nói một ý là bỏ lớp chọn của trường bình thường, và hệ phổ thông ở Vn đã làm việc đó từ lâu rồi, theo đúng xu hướng chung thôi. Còn việc có trường chuyên như ở Việt Nam, một hồi người ta cũng tranh cãi mãi và đang so sánh với một số nước như Úc, Sing nó có thì còn chưa ngã ngũ.
Chất lượng của trường chuyên và nhu cầu của HS ở đó thì không phải bàn. Hiện tại thì mọi thứ khá dễ chịu vì đầu tư của nhà nước vừa phải, cũng như chi phí học tập không cao hơn bên ngoài. Nhưng chỉ cần thay đổi một trong hai cái đó là sẽ rát tai xã hội ngay.
Nên hồi đi học, bọn em cũng ngạc nhiên sao các thầy lúc nào cũng tự hào là lớp giỏi nhất ở Vn mà bàn ghế không bằng các bạn ở địa phương. Nhưng nếu đối chiếu các giá trị giáo dục thì cũng có lý cúa nó chứ không phải không.
Trường tư mà được như vậy thì thoải mái, nhưng công lập nó lại phải khác anh ạ.
@Rantanplan nói chung tư duy cào bằng bao giờ chả lấy số đông ra biện hộ
@hhuong bạn thuộc nhóm dạy số đông, cái bạn nói ok nhưng chỉ đúng với số đông, con cái mình không đủ tài nên theo cách bạn nói rất ổn, nhưng với thiên tài và người tài thì đó là cách dìm chết họ.
Bạn chưa học với người tài nên có nói cũng không hiểu được đâu, còn mình đã học cùng với các thiên tài nên hiểu rõ gà vịt học với thiên tài sẽ kéo tụt họ khủng khiếp ra sao.
@hhuong Ý bạn là Messi mà học chung với Ngô Bảo Châu thì Messi sẽ giỏi toán như NBC còn NBC thì đá bóng giỏi như Messi ?
@Rantanplan Theo em công bằng đầu tiên là là tất cả mọi người đều được tiếp cận mức giáo dục cơ bản bất kể giàu nghèo. Tức anh có tiền hay không có tiền thì anh cũng đều được đi học tối thiểu là 12 năm học phổ thông. Điều này ở nước giàu thì sẽ làm bằng cách miễn phí giáo dục. Ở nước nghèo thì có thể miễn phí/ giảm học phí cho các bạn nhà nghèo, trao học bổng cho các bạn khó khăn học giỏi.
Nhưng điều thứ 2 của công bằng đấy là: Những ai có năng lực cao hơn về một khía cạnh nào đó thì phải có cơ hội để tiếp cận mức giáo dục cao hơn để phát triển khả năng đó theo nguyện vọng của người đấy. Ví dụ anh giỏi thể dục thể thao thì có thể xin học ở các lớp năng khiếu về thể chất. Anh giỏi toán thì thi vào lớp chuyên toán v.v... Bắt 1 người giỏi mà phải học ở trình độ trung bình và thấp thì là không công bằng với người đó.
Việc lấy tiêu chuẩn số đông để áp đặt số ít khác biệt trong nhiều trường hợp lại chính là 1 biểu hiện tiêu biểu của sự bất công!
@hhuong chắc bạn hiểu nhầm khái niệm công bằng & bình đẳng là mọi người giống như nhau
@hhuong nếu xem giáo dục tri thức là mũi nhọn để phát triển kinh tế và áp dụng cái phương pháp như bạn trình bày thì chúng ta sẽ có được quả mít với những mũi nhọn bình thường đều bằng nhau, trong khi để cạnh tranh và phát triển thì người ta cần phải tập trung nguồn lực vào 1 vài mũi nhọn để nó thực sự phát triển cao to nhất bạn ạ, tư duy giáo dục của bạn thế chả trách gì VN cứ lẹt đẹt mãi là vậy
@hhuong Vậy ví dụ của bạn sai, không thực tế.
@anonimus à, bạn ấy tập trung vào câu bọn gà vịt thôi chứ không quan tâm vào ý chính của câu chuyện.
@mr_tk bọn New York city theo cái chủ nghĩa công bằng ấy nên đã biến cái trường chuyên nổi tiếng ở đấy thành sọt rác.
Kể chuyện quá khứ ông thầy mình từng phải mở lớp dạy riêng một mình mình vì bài của bọn trong lớp làm mình làm trong 05 phút, sau 6 tháng thì ổng hết chữ nên gửi mình sang thầy khác để dạy tiếp, và khi sang lớp cuối cùng thì lại có đứa khác nó lại làm bài mình làm 2 tiếng trong 5 phút. Cái đứa cuối cùng đó gặp Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn cũng lại tắt điện. Hai ông đó phải nguyên một tổ giáo sư mới dạy nổi.
Tưởng tượng đứa cuối cùng đó học với bọn lớp mình ban đầu thì phải hài hước thế nào
@hhuong câu hỏi rất mùi
@kedienro nó cũng giống như câu chuyện 1 cô nàng hot gỉrl muốn lấy vị giáo sư làm chồng, vị giáo sư hỏi cô gái tại sao lại muốn lấy mình, cô gái trả lời vì muốn có được những đứa con xinh đẹp như cô ấy và có bộ óc thông minh như vị giáo sư, sau 1 hồi suy nghĩ vị giáo sư hỏi lại: vậy chúng ta sẽ thế nào nếu những đứa con sinh ra xấu xí như tôi và có đầu óc ngu dốt như cô ?
@kedienro Nhìn lứa cậu thủ của HAGL hiện nay với các thế hệ lớp trước là thấy kết quả.
@Mr_TK bạn nói cơ bản đúng đấy, nếu nói về mục 2 thì giáo dục đang có xu hướng tạo ra đa dạng chương trình, để học sinh được tiếp cận và lựa chọn, rồi sẽ dẫn vào sự xuất sắc.
Và nói như bạn gì ở trên là đúng, có nhiều loại hình thông minh, nhiều dạng nhân tài về khoa học, chính trị, nghệ thuật, thể thao...
Song mình nghĩ đây là một chủ đề khác nên không đề cập.
Không hiểu là ở trên trình bày như nào mà lại thành bắt một loại nhỉ?
@Mr_TK đọc từ đầu đến giờ thấy tâm đắc với ý kiến của bạn này nhất.
Vì vậy ở các địa phương khi lên cấp 3 vẫn nên giữ trường chuyên để học sinh giỏi môn nào tập trung học môn ấy. Như thời mình học, mình học chuyên hóa xác định thi khối A, khối còn lại học cho vui mà các thầy cô cũng tạo đk cho qua hết miễn là có ý thức, k phá phách. Tương tự với khối B,C,D.
Và cũng nên phân lớp chọn, là chọn học sinh giỏi. Hiện tại thì GD đang kiểu lớp chọn là gv chọn (giỏi chuyên môn + quan hệ) và phụ huynh chọn (giỏi kinh tế), còn học sinh lớp chọn thì tỉ lệ giỏi thực sự cùng lắm là 50%.
@TanNg không bỏ mà cải cách thì tốt hơn. Nước ngoài có những đứa một mình 5 HCV 5 môn khác nhau. VN thì chưa có và chưa biết bao giờ mới có. 2 môn đã là không thể
@weworkvn VN thì nếu hai môn HCV thi nhiều người thừa sức đạt, nhưng thông thường bố mẹ Việt sẽ muốn chắc chắn có một HCV nên chỉ tập trung đầu tư cho con cái vào một hướng thôi.
@TanNg năm ngoái VN có 1 bé mới lớp 10 đã HCV Toán, cũng là người VN đầu tiên đạt HCV ở độ tuổi đó (nước ngoài thì bọn dị dị kiểu nhiều HCV hoặc nhiều HCV nhiều môn nó thường được ở tuổi bé hơn nhiều, kiểu 7 -> 12 tuổi). Bé đó cũng giỏi Tin, nhiều người kỳ vọng lớp 11 sẽ đạt HCV cả Toán và Tin hoặc 1 trong 2 cái đó, nhưng năm lớp 11 còn ko được vào đội tuyển
@hhuong @TanNg
gió tầng nào mây tầng đó, nếu nói về việc cho 1 triệu học sinh đi học, thì tư duy cào bằng là tốt đẹp, nếu nói trong 1 triệu học sinh đó, tìm 10,000 học nâng cao, 100 học tuyển quốc gia, và lấy 5 để quản lý quốc gia thì đó là bài toán cực kỳ khác nhau.
Tư duy đúng nhất với giáo dục theo góc nhìn của mình:
1/ Học đúng tuổi - trẻ đạo đức, lớn học tư duy, thành đạt học nghị lực. Tuổi mầm non không nên đề cao sự phân biệt hoặc tài giỏi, nhưng tới tuổi đại học theo đuổi nghiên cứu Chip CPU nó đầu tư khác bọt hẳn với nghiên cứu khác ...
2/ Học phổ cập cho số đông - không phải để mong tất cả thành người giỏi, mà để xoá đi các mầm xấu. Một giáo sư có thể bị hại chết bởi một kẻ ăn cắp mù chữ ... biết để tránh từ sớm.
3/ Học phổ cập nhưng hãy cân nhắc cho phép vượt cấp, hãy để người tài có khả năng rút ngắn thời gian học hành phổ thông để làm điều họ thích. Việc tách lớp không có gì là xấu, nó xấu nếu người học kém bị ép học nhiều, và kẻ học giỏi bị kìm hãm bởi việc hết kỳ mới được lên lớp.
trong thực tế thì trên cây chỉ có 1 quả táo thôi!
@hhuong bạn nói rất hay, có nhiều người nói chẳng kịp suy nghĩ
Suy nghĩ sâu xa quá làm gì , mệt. Từ 1-2-3 thì thấy khi sự thực bất công thì để có được quả ngọt thì chính bản thân anh ta phải phát triển lên, từ sử dụng thang cho đến sử dụng thang to hơn, cao hơn.
Còn ảnh 4, khi cái gì cũng cân bằng cả rồi thì có thể chả cái thang to hơn nào được sinh ra nữa.
Mình k rành nhưng cái ô Tanng này là giám đốc hay chủ vccorp gì đó. So với xã hội cũng là có thành quả. Nhưng ô này bị bệnh thích đc hâm mộ, đc người khác tán đồng và lãnh đạo ý chí người khác, lúc nào cũng muốn mình là trung tâm. Loại bệnh này hay gặp ở người có chút thành công hơn người khác trong nhóm của mình. Những người bệnh này cuộc sống hàng ngày k thoải mái vì đầu óc lúc nào cũng tính đua tranh. E hèm.