17
Hay
Hot 12 ngày trước
infonet.vietnamnet.vn
Mẹ 'đứng hình' trước câu hỏi của con gái về chọn bạn 'mây cùng tầng'
Tử tế và thực tế.
(1363 clicks)
Loan tin
chantroiviet
KBietJ
và 4 người nữa
Tin cùng kênh Gia đình & Sức khỏe
- 3Hay
Bé gái 1 tuổi bị “đè ngửa” để uốn tóc giữa tiết trời lạnh giá
"Game mạo hiểm" - 14Hay
11 thủ thuật của quân đội khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn
11 thủ thuật của quân đội khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn
Missps đã gửi
- 3Hay
Bé gái 1 tuổi bị “đè ngửa” để uốn tóc giữa tiết trời lạnh giá
"Game mạo hiểm" - 14Hay
Hai nam sinh tử vong khi đi ngoại khóa: Không phải chuyện “xách ba lô lên” là đi được
Mầm non dưới 10km, tiểu học dưới 30km, THCS 50-60khm...12 Bình luận Loan tin qsilk chantroiviet và 1 người nữa
Thứ nhất phải khẳng định trong XH có phân hóa giàu nghèo thì việc các cháu chọn "mây cùng tầng" là điều hoàn toàn dễ hiểu và là điều khó tránh khỏi nên PH và người lớn phải THỪA NHẬN nó như một sự thật hiển nhiên.
Thứ hai là dù ở "tầng" nào thì chỉ cần trẻ không có thái độ ác cảm hay thần tượng một cách thái quá tầng còn lại là được, ác cảm dẫn đến ghen ghét đố kị còn sùng bái quá dẫn đến tự ti phụ thuộc. Muốn vậy ba mẹ và người lớn phải GD trẻ cách quý trọng giá trị của bản thân, tôn trọng những thành quả trẻ làm đc dù là nhỏ nhất, lượng hóa đc những việc trẻ làm để thúc đẩy trẻ tự tin vào bản thân (vd hôm nay con đã làm đc 3 việc tốt, mẹ rất tự hào về con...v...v). Đồng thời ko né tránh trẻ chuyện vật chất tiền bạc khi trẻ so sánh nhà mình với nhà bạn kia giàu có hơn, giải thích với trẻ là ba mẹ ko giàu có bằng ba mẹ bạn ấy nhưng luôn nỗ lực dành cho con tất cả những gì ba mẹ có được, và con tuy k có nhiều đồ chơi đẹp bằng bạn nhưng chắc chắn con là đứa trẻ hạnh phúc.
Thứ ba là ngay bản thân người lớn ko đc bao giờ có ý nghĩ "nghèo mà tốt bụng còn hơn giàu có mà kiêu kì vô dụng..." nô nồ, luận điểm đó sai quá sai, như cô ấy tư vấn trong bài đó. Tốt bụng và nghèo k liên quan, con nhà giàu có ko đồng nghĩa với lười nhác hư hỏng. Thế nên nếu ng lớn gieo vào đầu con nhỏ kiểu đó sẽ hình thành định kiến "thương ng nghèo khổ, kì thị ng giàu có".
Cuối cùng quan trọng nhất e nghĩ là tùy vào từng đứa trẻ để có cách dạy dỗ phù hợp, ko nhà nào giống nhà nào, k đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào, chỉ cần bố mẹ dành thời gian cho con nhiều hơn ắt hẳn con sẽ có cơ hội được thấu hiểu tốt hơn. Và ng lớn muốn con mình tốt thì bản thân phải tốt trước đã, ấy mới là cái gốc của GD.
Chúng ta phấn đấu đổ mồ hôi để vươn lên làm cái gì ? Vì cái gì ?
Chỉ cần dạy trẻ không nên coi thường / thần tượng người giàu / nghèo mà coi đó là việc bình thường và có thái độ đúng mực mới quan trọng.
Con tôi 9 tuổi nó đã phân biệt được rõ ràng cần gì phải giấu, lớp 40 đứa thì 5 đứa nhà có xe và 35 đứa bảo "nhà các bạn giàu quá" nhưng vc tôi dạy con rằng con ra đường nhìn xem, có nhiều xe ô tô đẹp hơn mình, nhiều nhà đẹp hơn mình cho nên nhà mình cũng bình thường, chả có gì đặc biệt.
Ơn trời, giờ con mình lớp 3 nó cũng giống 39 đứa còn lại.
=> do cha mẹ trước các bác ạ.
Hay!! (y)
Thứ nhất phải khẳng định trong XH có phân hóa giàu nghèo thì việc các cháu chọn "mây cùng tầng" là điều hoàn toàn dễ hiểu và là điều khó tránh khỏi nên PH và người lớn phải THỪA NHẬN nó như một sự thật hiển nhiên.
Thứ hai là dù ở "tầng" nào thì chỉ cần trẻ không có thái độ ác cảm hay thần tượng một cách thái quá tầng còn lại là được, ác cảm dẫn đến ghen ghét đố kị còn sùng bái quá dẫn đến tự ti phụ thuộc. Muốn vậy ba mẹ và người lớn phải GD trẻ cách quý trọng giá trị của bản thân, tôn trọng những thành quả trẻ làm đc dù là nhỏ nhất, lượng hóa đc những việc trẻ làm để thúc đẩy trẻ tự tin vào bản thân (vd hôm nay con đã làm đc 3 việc tốt, mẹ rất tự hào về con...v...v). Đồng thời ko né tránh trẻ chuyện vật chất tiền bạc khi trẻ so sánh nhà mình với nhà bạn kia giàu có hơn, giải thích với trẻ là ba mẹ ko giàu có bằng ba mẹ bạn ấy nhưng luôn nỗ lực dành cho con tất cả những gì ba mẹ có được, và con tuy k có nhiều đồ chơi đẹp bằng bạn nhưng chắc chắn con là đứa trẻ hạnh phúc.
Thứ ba là ngay bản thân người lớn ko đc bao giờ có ý nghĩ "nghèo mà tốt bụng còn hơn giàu có mà kiêu kì vô dụng..." nô nồ, luận điểm đó sai quá sai, như cô ấy tư vấn trong bài đó. Tốt bụng và nghèo k liên quan, con nhà giàu có ko đồng nghĩa với lười nhác hư hỏng. Thế nên nếu ng lớn gieo vào đầu con nhỏ kiểu đó sẽ hình thành định kiến "thương ng nghèo khổ, kì thị ng giàu có".
Cuối cùng quan trọng nhất e nghĩ là tùy vào từng đứa trẻ để có cách dạy dỗ phù hợp, ko nhà nào giống nhà nào, k đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào, chỉ cần bố mẹ dành thời gian cho con nhiều hơn ắt hẳn con sẽ có cơ hội được thấu hiểu tốt hơn. Và ng lớn muốn con mình tốt thì bản thân phải tốt trước đã, ấy mới là cái gốc của GD.
Đọc bài này làm mình nhớ đến một câu chuyện đã nghe lâu rồi, đại ý là một bà mẹ có đứa con học dốt, lại suốt ngày lêu lổng với đám bạn nghịch ngợm nên mới khuyên nó là "chọn bạn mà chơi". Chẳng ngờ, đứa trẻ nó lại bảo rằng "cha mẹ các bạn học giỏi cũng nói với tụi nó y như thế ạ". Thành thử ra, cái câu "mây tầng nào gặp mây tầng đó" nó đúng lắm lắm, ít có sai lệch.
Chỉ có điều, nếu cũng dùng đúng nhân sinh quan của đạo Phật, thì mây vẫn có thể "lên tầng" và "hạ tầng" tùy thuộc vào hành vi tốt/xấu. Bạn muốn "chơi" với đám "thượng tầng"? Bạn hoàn toàn làm chủ điều ấy!
1/ với góc của trẻ nhỏ - cách tốt nhất ở trường học là mặc đồng phục, sinh hoạt ăn uống ngang nhau, mục tiêu để các bạn nhỏ đều trông như nhau ...
2/ với góc của người lớn : nghèo thì nên phấn đấu, mà giàu thì nên giản dị. Có thể xã hội không cho phép vậy, nhưng khi con cái đến trường lớp, ít nhất thể hiện như vậy, hãy nhớ đảm bảo điều 1 ở trên
3/ với góc người sâu sắc : phân hoá giàu nghèo khó mà xoá được, không được chọn gia đình sinh ra, nhưng cố chọn cách mình sống. Nếu con cái đụng phải những chuyện như vầy, nên hoá giải trong khả năng, hoặc quá sức thì chuyển trường con đi chỗ khác ...
4/ Bậc thánh gió: nên mở lòng bao dung và cùng tầng mây thì .... xxx
Vì tuổi nhỏ từ 1-8 là lứa tuổi trẻ học về đạo đức, cách làm việc nhóm, khám phá xung quanh. Chúng cần được nuôi dưỡng vậy ... bố mẹ có giàu có cũng ko dưỡng đạo đức con bằng tiền bạc được.
Tuổi từ 10-18 trẻ cần được vận động, cạnh tranh các vị trí nhóm, phân tách về sở thích và cho lựa chọn nghè nghiệp tương lai.
Tuổi từ 25-35 thì rời nhà trường, ra xã hội cạnh tranh đỏ mắt, máu chảy, mồ hôi rơi ... chí bền, sức khoẻ tốt, đạo đức vững mới đi xa được ...
1. 6 tuổi ko phải độ tuổi để phân biệt xã hội...
2. Cha mẹ của bạn đã sai lầm trong quan niệm xã hội, và đã áp đặc suy nghĩ của trẻ.
3. Cha mẹ cần phải cảnh giác về trường hợp bạn của con, cảnh giác bạn cha mẹ của con, cảnh giác giáo viên cn lớp... và cảnh giác luôn cả cái trường con đang học...
@nchinh : cũng nên nhìn vấn đề từ nhiều góc cạnh để giải quyết hài hòa bác hén? Đâu phải mình muốn con mình vậy là XH cũng chiều theo ý mình đâu, và hiện thực thì ng lớn hay nói đạo lí mà sống ko đạo lí cũng nhiều vô kể mà
@domain : bạn quote nên mình trả lời theo phép lịch sự thôi chứ thật lòng là ko hiểu bạn đang muốn diễn đạt điều gì đâu.
Chúng ta phấn đấu đổ mồ hôi để vươn lên làm cái gì ? Vì cái gì ?
Chỉ cần dạy trẻ không nên coi thường / thần tượng người giàu / nghèo mà coi đó là việc bình thường và có thái độ đúng mực mới quan trọng.
Con tôi 9 tuổi nó đã phân biệt được rõ ràng cần gì phải giấu, lớp 40 đứa thì 5 đứa nhà có xe và 35 đứa bảo "nhà các bạn giàu quá" nhưng vc tôi dạy con rằng con ra đường nhìn xem, có nhiều xe ô tô đẹp hơn mình, nhiều nhà đẹp hơn mình cho nên nhà mình cũng bình thường, chả có gì đặc biệt.
Ơn trời, giờ con mình lớp 3 nó cũng giống 39 đứa còn lại.
=> do cha mẹ trước các bác ạ.
trưa nay phòng mình đi ăn, mở đầu câu chuyện chị A bảo bực quá, vừa mua cho đôi giầy đẹp, hôm sau ko thấy đâu, hỏi con, con bảo đổi với bạn vì bạn ấy cũng thik. Thế là nhao nhao lên, các chị đẹp kể lể lịch sử của các con. đỉnh điểm là một em gái tâm sự là con gái có bạn ở lớp hết vở, xin con 1 quyển vở mới tinh, hôm sau bạn đem trả một quyển vở viết dở. Thế là về nhà bà ngoại dạy lần sau con phải đòi lại vở mới tính như vậy chứ.
Mình chưa có con, chả có chuyện để kể, chỉ comment nếu là ông B, có khi ông lại khuân hết vở ở nhà ra để con mang tặng bạn. B cũng là đồng nghiệp cùng phòng, nổi tiếng là người hào sảng, chuyên mua sắm tiki và lần nào cũng mua dư để tặng đồng nghiệp ngồi cạnh. Và dĩ nhiên B đang ngồi im từ đầu câu chuyện, ko dám ý kiến gì.
Tối về nghĩ lại, nhà mấy chị kia đầu tư cho con cái lắm, học tiếng tây tiếng tàu, đọc sách lọ sách chai. Nhưng mà nghĩ kỹ lại bắt con đọc "không gia đình", "những tấm lòng cao cả" để mà làm gì nếu bố mẹ không làm gương cho con.
Lớp 2 con mình bắt đầu xin tiền để mua nước, đồ ăn khi đi học nhưng chưa biết giá trị tiền nên các bạn hay lấy mất hoặc lấy phần tiền thừa.
Hàng ngày về nó vẫn kể lại và VC mình vẫn cho tiền tiếp, chỉ bảo rằng con có thể mua đồ và chia cho bạn nếu con thích nhưng nếu bạn lấy thì hãy nói với cô giáo. Nó không mách cô nhưng sẽ dùng tiền đó rủ bạn đi mua chung và chia đều ra.
Sau hơn 1 năm không phải lo về việc tiêu tiền nữa, 10k - 20k tự tính toán nên dùng cái gì và mời bạn nào nó thích.
Cũng như chúng ta bây giờ, chọn chơi với ai chúng ta thích và tôn trọng qdiem của ng khác nên cũng phải dạy cho bọn trẻ mà thôi.
Người lớn đôi khi giao tiếp với nhau một cách bỗ bã, suồng sã và coi đó là "tự nhiên" nhưng quên rằng bọn nhỏ đang quan sát và lắng nghe mình, sau đó bắt chước lại, và sự bắt chước thường diễn ra âm thầm vì nếu diễn ra công khai sẽ bị mắng là "trẻ con mà hư...". Các bố ngồi trong mâm nhậu cứ ịt éo loạn xị ngậu nhưng con lỡ mồm ịt éo là đôi khi tát con lật cả mặt; các mẹ ngồi trong mâm nói xấu người nọ người kia nên con cũng học theo thói ngồi lê đôi mách buôn chuyện của bạn này bạn nọ...
Thôi thì đừng mong đao to búa lớn gì, mỗi người lớn cố một tí để làm gương cho bọn trẻ là đã hỗ trợ nhiều cho GD rồi. và chắc chắn một điều là GD gia đình vẫn là nền tảng GD quan trọng nhất đối với trẻ.
Bé A con trai: mẹ là phụ nữ đẹp, chú ý ngoại hình, ra đường là nổi bật, thích đồ hiệu, thích được chú ý, thích ngắm trai đẹp.
Bé B con trai: mẹ là phụ nữ bình thường, tính tình nghiêm khắc, có học vấn, chú ý nội tâm và cảm xúc, chăm lo cho gia đình, quần áo mặc đẹp nếu cần còn đâu xuề xòa
Khi cùng 9 tuổi, AB vẫn chơi với nhau.
Bé A ra đường là đẹp, thích được khen đẹp, đã có "mấy người yêu", chú ý các cô váy ngắn, biết cầm tay và hun bạn gái ????.
Bé B không qtam đồ mặc đẹp xấu, mọi thứ làm đều có nguyên tắc, thời gian. Chưa biết thích con gái ????, hay lí sự.
2 đứa bé nó phản ánh tính cách của 2 bà mẹ.
Thằng cò nhà mình học lớp 5, cả lớp gia đình phần lớn đều có điều kiện, tuy nhiên có một điều mình nhận thấy là các bố các mẹ đều cực kỳ giản dị và quan tâm các con. Không một ai thể hiện ta đây như nào như nào, nên mình quan sát các con cũng đều chơi với nhau rất hòa đồng, ko hề có sự phân biệt giàu nghèo trong lớp. Có vài nhà bố mẹ thân nhau hơn (mua nhà ở chung cùng khu, cùng đi xem đất đầu tư chung, cùng cho học chung lớp ngoại khóa bên ngoài,...) nên các con cũng có điều kiện gặp nhau nhiều hơn các bạn khác, thế nên thành hội chơi chung thân hơn xíu. Cơ bản mình thấy chuyện đấy cũng bình thường.
Thái độ và cách sống của bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới con cái, bố mẹ chuẩn mực thì con cái sẽ tự nhận thức đc nhiều thứ mà ko cần phải dạy bảo hay áp đặt điều gì.
Người ta thường nói tới khái niệm "đa phong cách trong 1 nhân cách" trong giao tiếp, quan hệ xã hội. Cái đó thì với trẻ nhỏ rất khó để hình dung, bản thân người lớn bây giờ phần lớn cũng còn không làm được, khổ cái mọi người cứ hay giao giảng với nhau như thể đó là điều hiển nhiên mà mỗi người phải làm.