13
Hay
Hot 18 ngày trước
vtc.vn
Nhiều giáo viên dạy thêm vì tiền, không phải vì học sinh
Còn đâu đạo đức nhà giáo. Đáng buồn thay...
(400 clicks)
chứ các thầy dạy vì đạo đức dễ sa đà vào chủ quan duy ý chí; Vì mỗi thầy, mỗi cô lại có cái miếng " đạo đức" khác nhau, ko biết nó tròn hay méo nữa
@minhdtb Đồng ý với bạn, mình thấy giáo viên dạy thêm không có gì đáng trách, quan trọng họ dạy như thế nào, đối xử với những học sinh có học thêm, không học thêm thế nào.
1. Dạy thêm kiếm tiền tốt hơn dạy chính nên các cô dồn tâm cho việc dạy thêm nhiều hơn, không chú tâm vào giáo án dạy chính.
2. Học sinh không đi học thêm của cô giáo thì nhiều cô trù dập.
3. Dạy thêm, học thêm khiến cho các em học sinh có tâm lý ỷ lại rất nhiều trong việc học ở trường. Dẫn đến mất thời gian và không có thời gian tham gia các hoạt động khác.
Chốt lại: Dạy thêm có thể coi là một tệ nạn trong giáo dục cũng không có gì quá đáng.
1. Giáo viên có giáo viên dạy tốt, có giáo viên không dẫn đến chất lượng giờ giảng trên lớp ko cao, em muốn con em đc học thêm ở thầy cô giáo khác có chất lượng hơn.
2. Giữa các giáo viên cũng phải có sự cạnh tranh với nhau để có khách hàng đến học thêm, lên lớp tệ thì chẳng có ai dại gì mà cho con đi học thêm ở đó cả.
3. Tại sao các ngành nghề khác được làm thêm mà ngành giáo dục thì ko. đơn cử như ngành y chẳng hạn, Tại sao mọi người ko lo việc bs sẽ chỉ làm với 50% chuyên môn ở cq, còn lại mang về phòng khám tư ở nhà làm?
Túm lại: Giáo dục cũng là một ngành nghề như bao ngành nghề khác, hãy để thị trường tự quyết định, đừng mang việc cấm đoán, hành chính ra để điều chỉnh.
1. Để chứng minh dạy tốt hay không thì phải dạy trên lớp chứ ai lại chứng minh bằng cách dạy thêm ở nhà.
2. Cạnh tranh giữa các giáo viên thì cạnh tranh trên lớp chứ sao lại cạnh tranh ở nhà.
3. Cái này so sánh như lol. Chữa bệnh thì khám tư và khám công đều có thể khỏi bệnh. Còn đi học thì học thêm ở nhà cô giáo có được cấp chứng chỉ hay công nhận để lên lớp đâu.
Đúng vậy, và em nghĩ rằng việc cấm dạy thêm sẽ không mang lại hiệu quả vì đơn giản là có cầu thì ắt có cung, giáo viên sẽ tìm nhiều cách để lách thôi.
Cần phương án khác hợp lý hơn ví dụ lộ trình tăng mặt bằng lương của giáo viên, giảm tải chương trình học,... Các nước có nền giáo dục tiên tiến thì họ dành ít nhất 50% cho giáo dục thể chất, mình có thể copy một mô hình phù hợp nhất rồi làm theo dần dần.
1. Trước mình học chuyên, chiều nào cũng học thêm ở trường nhưng chương trình là chính khoá, học phí k đáng kể. Mọi người bảo các thầy dạy chỉ để lấy tiếng đi dạy thêm ngoài chứ học phí chỉ đủ uống trà đá. Thầy nào ở lớp dạy dở còn lâu mới có đứa học thêm
2. Lớp con mình năm nào cũng có phụ huynh nhờ thầy cô dạy thêm, đơn giản vì họ k có thời gian kèm ở nhà. Lớp con mình thì k thấy thầy cô nào nhắc nhở học thêm hay nhận thấy có sự khác biệt giữa các bạn đi học và không
3. Quan trọng là chất lượng các thầy cô dạy ở lớp thế nào, chứ k phải dạy thêm hay k
1. Bản thân chương trình giáo dục đặt nặng về thi cử. Nội dung học thì nhiều cái đánh đố, hiểm hóc (dựa vào nội dung thời mình học, không rõ chương trình cải cách giờ theo hướng nào). Bắt buộc học sinh muốn có kết quả tốt phải đi học thêm của các thầy cô vẫn đang đứng giảng về các chương trình đang học.
Ví dụ ngược như môn tiếng Anh, nhu cầu học thêm chủ yếu vì để nâng cao trình độ thật chứ không vì điểm số, thì thị trường học thêm khác hẳn, không thấy bị kêu ca về việc o ép bắt đi học thêm,...
Những môn thuần túy lý thuyết như Toán thì chắc nhu cầu ít hơn, nhưng nếu có thì nên dành cho những bạn thật sự yêu thích môn học. Và dạy thêm nên là người có chuyên môn cao và truyền được đam mê.
Những môn như Lý, Hóa thì nếu ở các lớp học thêm, thay vì lý thuyết, mà tăng lên các giờ thực hành - thí nghiệm thì quá tuyệt. Mỗi tội nơi nào làm được vậy chắc phải đầu tư cao. Như ở Nhật thì thấy một phần việc này ở các bảo tàng kỹ thuật - chuyên môn; họ đầu tư cả hệ thống VR, robot, các mẫu sản phẩm thật và nhiều phụ huynh thường xuyên dẫn con cái đến đây tìm hiểu. Ngoài ra các công ty lớn đôi khi còn tổ chức cho nhân viên dẫn con cái thăm quan xưởng sản xuất, phòng thí nghiệm.
2. Về việc có trường hợp giáo viên trên trường ép học sinh học thêm ở lớp của mình, vậy tại sao không cấm dạy thêm giữa thầy và trò cùng lớp hoặc trường nhỉ, nhưng dạy chéo thì vẫn cho phép. Các lớp học tổ chức đông thì coi như hoạt động của 1 cty đi, thì qua đó sẽ biết được có dạy chéo hay không.
Mà nói mới nhớ không rõ tiền dạy thêm có bị thu thuế không
https://ltus.me/JFu
Hơn nữa, việc số tiền 1 người đáng nhận được dựa trên công sức lao động và sự đóng góp của họ cho tổ chức, xã hội chứ đâu phải dựa trên bảng điểm của họ.
Mình cũng k quan trọng thành tích học tập của nó. Còn bà kia nhẹ nhàng mà bà ấy vẫn chì chiết thì mình sẽ dùng biện pháp cứng rắn hơn. Mình tin là bà ấy cũng muốn yên lành còn làm ăn, k muốn gây chuyện với mình
Mà chết bây giờ các thầy cô lên lớp bao giờ cũng chỉ day 50% kiến thức, còn 50% còn lại để dành dạy ở lớp học thêm, nên cháu nào ko đi học thêm của cô thì xác dịnh luôn
Đối với những giáo viên dạy thêm chỉ vì tiền, ko vì học sinh thì đáng chê trách vì họ tìm cách bắt học sinh phải đi học thêm lớp của mình (như chì chiết, áp lực...
Nhưng vẫn có những giáo viên họ vẫn dạy hết kiến thức trên lớp, vẫn vui vẻ với học sinh trên lớp mà họ cũng mở lớp dạy thêm ở nhà. Phần vì kiếm tiền, phần vì có thể bổ sung, bồi dưỡng thêm kiến thức (như các bác nói là do hệ thống, chương trình giáo dục), mà họ cũng vì phải kiếm tiền cho gia đình của họ. Chứ với đồng lương ít ỏi ko dạy thêm, làm thêm thì họ lấy gì để sống. Mà họ làm thêm bằng kiến thức của họ là cái thiết thực nhất rồi.
Ai có thù hằn với thầy cô lúc đi học, nghe tiếng ko tốt từ một vài thầy cô nào đó thì sẽ chửi từ dưới lên, nói giáo viên bất quá chỉ là thợ dạy.
Giáo viên đi dạy thêm đúng là vì tiền, còn dạy trên lớp là vì tâm. Cái tâm của nghề giáo gắn với sự tôn trọng của học sinh, phụ huynh, mức lương thưởng, đãi ngộ, đối xử của lãnh đạo, chính sách cơ chế của ngành giáo dục. Có cái giảm xuống thì có cái phải tăng lên để bù đắp.
2 là giảm số lượng hs xuống.
Chứ cái kiểu lương thì không tăng mà mỗi năm số hs lại tăng lên thì thử hỏi dạy mỗi ở lớp làm sao đạt chất lượng cho tất cả học sinh? Bây giờ mỗi lớp 60hs mà chỉ 1 giáo viên thì dạy kiểu gì? kể cả có tâm mấy đi nưa thì cũng đếch thể nào quán xuyến hết 60 đứa cả, rồi đến lúc về nhà hỏi con cái gì cũng không biết thì mới lại sinh ra đi học thêm.
Các vị không muốn con học thêm thì mời các vị ra trường tư, lớp có 20hs trở xuống thì auto ko ai dạy thêm cả nhé.
Nhưng những trường như thế thì tiền các vị đóng học phí cũng quá tiền học thêm.
Cứ cái tư tưởng muốn con vào trường công cho nhẹ tiền nhưng lại muốn chất lượng giáo viên của trường tư thì chán lắm.