TAOBAO VILLAGE: TRUNG QUỐC ĐÃ ĐI TRƯỚC THẾ GIỚI 1 BƯỚC...!!
Tạo ra 700 tỷ RMB mỗi năm (195 tỷ USD)! Tăng trưởng 30,4%/năm (số liệu năm 2018)! Nhưng điều đáng nói nhất mà Taobao Village mang lại chính là thay đổi hoàn toàn diện mạo của vùng nông thôn Trung Quốc.
Đưa sản phẩm của người nông dân đến trực tiếp người tiêu dùng, không còn bị thương lái ép giá!
Mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân, tạo hàng triệu công ăn việc làm. Người nông dân không còn chịu cảnh tha hương cầu thực!
Các bác có thấy quen quen không ạ!? Đó chính là những vấn đề mà người nông dân Việt Nam phải đối mặt, chưa tìm ra hướng giải quyết…
VẬY LÀNG TAOBAO LÀ GÌ?
Ở góc độ làm kinh doanh, thương mại điện tử cho phép người nông dân có thể bán các sản phẩm nông nghiệp (hoa quả, gạo lứt,...), đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm truyền thống, không cần qua trung gian, đến thẳng tay người tiêu dùng bằng cách mở các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử ví dụ như Taobao,…
Mỗi ngôi làng Taobao tạo ra hơn 10 triệu RMB mỗi năm và có trên 100 gian hàng online. Tính đến tháng 8 năm 2019, Trung Quốc đã có khoảng 4.310 ngôi làng như vậy, trải dài 25 tỉnh thành, chiếm khoảng gần 1 nửa dân số vùng nông thôn.
LÀNG TAOBAO ĐÃ THAY ĐỔI TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO?
Phát triển Thương mại điện tử ở nông thôn đã được đưa vào là mục tiêu cấp quốc gia Trung Quốc. Chứng tỏ họ đã nhận ra tiềm năng khủng khiếp của mô hình này!
Thật vậy, sau 10 năm:
Doanh thu TMĐT đạt 700 tỷ RMB mỗi năm (6/2018-6/2019) trong đó 63 ngôi làng Taobao nằm ở những xã, huyện khó khăn nhất tạo ra khoảng 2 tỷ nhân dân tệ
660.000 gian hàng online trên Taobao (2018).
Đặc biệt, tạo ra khoảng 6,8 triệu công việc (6/2018 - 6/2019) đặc biệt tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho nữ giới và người trẻ (Bên TQ vấn đề trọng nam khinh nữ đang rất nghiêm trọng ở các vùng nông thôn)
Thu hút vốn đầu tư từ những quốc gia phát triển vào Trung Quốc
Trong tương lai,
Với việc cơ sở hạ tầng Internet đang ngày một cải thiện tiếp cận đến nhiều vùng nông thôn, dự kiến số lượng làng Taobao chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể nữa. Ngày này vài năm trước, nhiều người còn đang đặt dấu hỏi cho nước đi lạ lùng này, nhưng ở hiện tại, Trung Quốc đã cho tất cả thấy đây là chiến lược bền vững, áp dụng tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân và xa hơn nữa là toàn xã hội.
KẾT!
Chúng ta và Trung Quốc có những nét tương đồng về mặt xã hội, tuy nhiên luôn có những nét riêng, nên thật khó có thể kết luận chúng ta làm theo mô hình này sẽ thành công. Tuy nhiên, đây là một giải phải rất đáng tham khảo khi mà nó gãi đúng những chỗ ngứa, những vấn đề mà người nông dân Việt Nam đang gặp phải.
Trên đây là ý kiến cá nhân của em kết hợp với một số nguồn phân tích của statistic và các nguồn khác trên Internet.
Các bác thấy sao về vấn đề này ạ?
P/S: Chủ nhật này em có Livestream sharing về TMĐT, một số bước cần thiết cho người mới bắt đầu, Q&A về các sàn như Shopee, Lazada, Tiki, .. Có thể bàn mưu tính kế cho Nông thôn Việt Nam cũng lên sàn như Trung Quốc
Nó vào thẳng xưởng để đặt hàng na ná, kém chất lượng hơn, mẫu mã i chang để về bán đó.
Nó không làm ra hàng rác rưởi thì lấy đâu ra cho thương lái nhập về. Bạn có nhập được hàng rác rưởi từ Nhật hay EU không?
Quay lại rác của Nhật thì cũng là do người Việt mang về là chủ yếu chứ Nhật nó cũng không kiếm được mối vứt đi. Dân mình nhập về theo dạng đồ cũ chứ bảo rác hải quan Việt không cho nhập cảng.
Đặt cái đùi lợn mán Điện Biên, sáng sớm hôm sau đã có mặt trong bếp nhà mình,
chứ 1 thằng vừa làm vừa bán thì chất lượng sẽ dần đi xuống
chắc đợi 10 năm nữa cao tốc bắc nam hoàn thành thì mới đc ăn
Ví dụ: Gửi từ Dak Lak ra HN là 200k cho khoảng 20 đến 30kg
Bác tìm bạn bè gom mua 1 lố, rồi nói bạn gửi xe khách ra, 1 ngày 1 đêm là tới nơi
Mất thêm 10 15k/kg nữa mà dc ăn hàng đảm bảo, tươi
Nhà em ở Thái Nguyên đây, bao nhiêu người buôn chè vào miền nam mà suýt vỡ nợ rồi. Nguyên nhân thì nhiều lắm kể ra đây thì sao kể hết đc, cũng qua xe khách hết đấy bác, giờ còn rất ít người buôn trực tiếp vào miền nam nữa, chì còn vài nhà nhưng số lượng cũng rất hạn chế
Vì bác thớt kia nói là bạn.
Chứ buôn bán gì đâu bác.
Gom mua là kiểu để cho đủ chuyến hàng thôi.
Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh điều đó tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2019.
https://ltus.me/NfA
Nói chung là vẫn chỉ trên bàn giấy thôi, các bác chưa làm mạnh về vấn đề này, mới chỉ là kêu gọi
Mình cũng đã tìm hiểu về vấn đề tiêu thụ sản phẩm tận nơi của nhà nông. Cụ thể Trung Quốc và ấn độ đã đi vào mảng này được khoảng thời gian chưa dài lắm và cũng có đầu tư vốn khá khủng khiếp.
- Đới với ấn độ đã tìm ra được giải pháp : Nông dân Ấn Độ xài “app” bán rau quả
https://ltus.me/PQS
Ninjacart: Startup giúp nông dân Ấn Độ bán hàng trực tiếp
https://ltus.me/Ssa
- Đối với Trung quốc họ cũng đã lấy khởi nguồn Nông nghiệp làm thương mại điện tử
Startup bán rau Trung Quốc có thể được định giá tới 12 tỷ USD:
https://ltus.me/U3s
Ứng dụng bán rau Trung Quốc có thể được định giá 7 tỷ USD:
https://ltus.me/XEK
Và hiện tại theo mình tìm hiẻu có vài đơn vị logitics có nhảy vào ( có nhớ là Grap) mảng nông nghiệp, muốn tìm đơn vị phối kết hợp. Nhưng với tình trạng các bác trên bộ nhà mình chưa thông được thì rất khó để thực hiện. Hiện giờ mình cũng đang công tác rất gần gũi với Hội đoàn thể từ huyện đến xã. Nói chung là người nông dân chưa nắm bắt được công nghệ, chỉ biết sản xuất và trông chờ vào thương lái là chính. Vụ được thì vui, vụ nào dịch thì coi như phá sản cạch đến già không dám đầu tư nữa ( nợ tiền cám, phân .v.v.v.)
- Tại Việt nam có một số app và website có định hướng như một số ý các bác nói trên là tìm kiếm cơ sở sản xuất là người làm nông trực tiếp để tìm sản phẩm đầu ra qua các ứng dụng giúp người mua hàng tìm được sản phẩm. Nhưng chưa được phổ biến, chỉ mang tính chất cầm hơi (vì ko có đầu tư, quảng cáo ..v.vv.) dẫn đến giá thành vẫn cao và khâu vận chuyển chưa được linh hoạt.
- Haizz nói đến đây có vẻ dài, nhưng mình cũng đã viết ra ý tưởng tạo app social dành cho người nhà nông giúp họ kết nối được với nhau - trao đổi kinh nghiệm và show được sản phẩm của họ. Khách hàng có thể vào tham quan gian hàng qua các bài giới thiệu thực tế nhất của người làm nông chia sẻ. Thời gian gần đây số lượng người ở nông thôn làm nông sử dụng điện thoại thông minh rất nhiều, đã có thể đặt hàng, tiếp cận thương mại điện tử tiên tiến nhất. Họ dần dần biết được cách sử dụng mạng xã hội fb, zalo, youtube để quảng cáo sản phẩm của họ. Nhưng họ vẫn còn thiếu 1 thứ mà có thể giúp họ tìm hiểu kiến thức, chia sẻ kiến thức, quản trị sản phẩm (theo dõi cây trồng, vật nuôi, lượng hàng, đưa ra tính toán .v.v.v.) cũng như cảnh báo về dịch bệnh và quan trọng hơn giúp họ tìm kiếm và kết nối được khách hàng, Họ sẽ biết khách hàng cần gì và sẽ đưa ra quyết định đầu tư sản phẩm sắp tới.
Và cái cuối cùng như bác Hungsake nói là : Logitics các ông ơi. Giải đc cái đó đi đã.