12
Hay
- Token boosted
Hot 1 năm trước
vtc.vn
Cháy rừng thảm họa ở Australia, mùa Đông không lạnh ở Matxcơva: Biến đổi khí hậu đang thay đổi thế giới thế nào?
(977 clicks)
Loan tin
hoaianh123
Wasamala
và 2 người nữa
Tin cùng kênh Thời sự
- 6Hay
Mao Đài thành hãng đồ uống giá trị nhất thế giới
Kim Dung promote rượu Mao Đài và Nữ Nhi Hồng rất tốt trong truyện chưởng
fast_furious đã gửi
- 5Hay
Hà Nội phá vụ 'tuồn' gần 30.000 tỉ đồng ra nước ngoài, khởi tố 10 bị can
3 đời nhà tôi chưa bao giờ thấy nhiều tiền đến như vậy2 Bình luận Loan tin chantroiviet hoidulich - 1Hay
Tháo gỡ thành công quả bom nặng 340kg và di dời khỏi phố Cửa Bắc
May ko có gì xảy ra ko thì có mà cả quận đi ăn giỗBình luận Loan tin - 2Hay
Nữ Thống đốc đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam
Sao ko thấy ai nhắc đến nhỉ? Còn ô.Lê Minh Hưng?
https://ltus.me/diI
Thời tiết thì có chu kỳ, có thăng giáng và chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ bức xạ của mặt trời. Năm rồi ở Mỹ có đợt lạnh kỷ lục đâu có nghĩa là do khí hậu lạnh đi.
Hiện tượng khí hậu thì người ta quan sát xu hướng trung bình của diễn biến, hoặc một số mốc rất đặc trưng chứ không dựa trên các hiện tượng đột biến như vậy.
Chứ mọi thứ còn lại như hạn hán kỉ lục, Mùa đông k tuyết, lũ lụt kỉ lục, Lạnh kỉ lục...
Với tần suất ngày càng xuất hiện nhiều, Khắp nơi trên thế giới đều bị thì Biến đổi khí hậu chứ còn gì nữa a
Có hai cơ sở rõ ràng hơn:
- Chu kỳ hoạt động tích cực của mặt trời gây ra các biến động cực đoan
- Thuần túy là xác suất.
Cùng một lúc có tới tận 3 cơ sở thì không thể mặc nhiên quy nó cho biến đổi khí hậu được.
https://ltus.me/Owr
Bạn search thêm các quan điểm khác đi, ngoài ra đơn giản hơn về lý thuyết xác suất với từng đó events chưa đủ số lượng để vượt qua xác suất biến động bất thường đâu.
- Một là bạn phải đưa được giả thuyết của bạn có độ tin cậy cao
- Hai là bạn phải chứng minh được tất cả các giả thuyết khác về nguồn gốc gây ra hiện tượng là sai. Trong đó bao gồm 2 giả thuyết về xác suất đột biến nên dẫn tới việc xảy ra nhiều hiện tượng cực đoan, hai là trong chu kỳ hoạt động bất thường này của mặt trời thì nó tạo ra hiện tượng bất thường của thời tiết.
- Ba là nếu phát sinh ra giả thuyết tương đối hợp lý mới, bạn phải tiếp tục bác bỏ được nó.
Như vậy nếu bạn muốn khẳng định quan điểm của bạn 100% đúng thì người có nghĩa vụ đi chứng minh 2 giả thuyết trên bị sai là bạn và các nhà khoa học muốn chứng minh mình đúng, chứ không phải thách thức các nhà khoa học đưa ra hai giả thuyết kia chứng minh họ đúng.
Có một cách khác đó là vì các nghiên cứu này sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê, phương pháp xác suất/thống kê nên bạn có thể đưa ra giả thuyết của bạn, nhưng với độ tin cậy xxx% (đây là phương pháp dùng trong thống kê/xác suất). Giả thuyết của tôi có xác suất đúng 99%, 50% v.v.v. thì còn khả dĩ. Khi các bài báo mặc nhiên nói về kết luận của nhà khoa học mà không đề cập tới xác xuất đúng (hoặc còn gọi là độ tin cậy) thì cơ bản là bài báo không đủ cơ sở khoa học. Mà nhìn sơ qua thì mình không tin là các nghiên cứu kia có thể có độ tin cậy của phép thống kê lên tới trên 60% đâu.
Và dù cách nào thì phương pháp bảo anh lên Nature chứng minh đi thì là phương pháp tranh luận chuồng gà, không phải phương pháp luận khoa học rồi.
@tyfoon Anh không biết nhé, anh chỉ phát biểu nhắc lại là các hiện tượng thời tiết ở trong bài viết KHÔNG CHẮC CHẮN là hiện tượng biến đổi khí hậu như đã bình luận ở trên thôi.
Còn về hiện tượng biến đổi khí hậu với CO2 tăng thì anh không nghi ngờ là nó đang diễn ra (do có lần đọc một số bằng chứng rất thuyết phục ví dụ như mức băng tan). Biến đổi khí hậu do con người gây ra hay không thì có vẻ chưa chắc chắn lắm, nhưng quan điểm của anh là dù do tự nhiên gây ra hay do con người gây ra thì hậu quả như nhau và nếu có thể ngăn chặn thì nên ngăn chặn sớm.
https://ltus.me/Q7J