22
Hay
Hot 1 năm trước
m.baomoi.com
Giá điện không chỉ tăng 8,36% mà gấp nhiều lần như thế? - Báo Lao Động
Báo chính thống lên tiếng nhé
(0 clicks) Tin cùng kênh Kinh doanh
- 6Hay
Australia sắp cạn kiệt thịt bò
Với quy mô đàn gia súc tụt xuống mức thấp nhất kể từ thập niên 1990, Australia đối mặt nguy cơ đánh mất vị thế quốc gia xuất khẩu thịt bò lớn thứ hai thế giới.
Nhà mình tăng 77%
Phòng trọ tăng 90%
Thấy các bác la ó nhiều mà toàn không đưa ra cụ thể tăng bao nhiêu? cách tính ra sao? chửi tùm lum
Lập luận đây nhé, nhu cầu gia tăng nên chi tiêu nó rơi từ khung giá thấp sang khung giá cao, khiến cho giá đội vọt lên 50% nếu đang từ khung 1700đ nhẩy sang khung 2536 đồng.
Nhu cầu sử dụng điện tăng theo phát triển đời sống vậy nên đa phần mọi người sẽ thấy dùng thêm một ít mà hóa đơn tăng nhiều (tức là giá điện bị tăng vọt)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 là 1.678 đồng/kWh (giá cũ là 1.549 đồng/kWh);
Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 là 1.734 đồng/kWh (giá cũ là 1.600 đồng/kWh);
Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 là 2.014 đồng/kWh (giá cũ là 1.858 đồng/kWh);
Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300 là 2.536 đồng/kWh (giá cũ là 2.340 đồng/kWh);
Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400 là 2.834 đồng/kWh (giá cũ là 2.615 đồng/kWh);
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên là 2.927 đồng/kWh (giá cũ là 2.701 đồng/kWh).
Ví dụ phép tính từ tuổi trẻ: Trường hợp cao nhất là nếu đang sử dụng ở mức 50 kWh mà tăng lên hơn 600 kWh thì sẽ có mức tăng tới 75%.
Nhà nước sủ dụng bậc thang để tính giá điện nhằm mục đích:
1. Giúp người dân có ý thức tiết kiệm điện hơn.
2. Hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn trong sử dụng điện ( hiểu nôn na là nghèo sẽ dùng ít điện hơn, do giàu thì anh dùng nhiều thiết bị sẽ tiêu nhiều điện hơn)
Nên khi anh dùng nhiều điện thì phải chấp nhận tăng giá theo bậc thang. Và luật là thế nên phải chấp nhận.
Cái mà bác nói ý như xưa nhà có sổ hộ nghèo nên đi học không tốn tiền, giờ hết hộ nghèo nên đi học tốn tiền. Thôi thì cứ hộ nghèo mãi.
Nếu nhà nước bỏ đi cách tính điện bậc thang la xong, càng khỏe (cá nhân em thấy thế)
1 - Mấy cái mục đích bạn nêu ra đó, chắc gì đã là mục đích thật sự. Nhỡ mục đích thật sự nó khác thì sao?
2 - Mấy cái mục đích bạn nêu ra đó, chắc gì giá điện bậc thang đã giải quyết tốt vấn đề đó. Nhỡ nó làm xấu đi thêm thì sao?
3 - Người tiêu dùng thì họ hiểu GIÁ = SỐ TIỀN PHẢI TRẢ / SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM sử dụng, họ thấy giá lên mấy chục phần trăm thì họ nói là bị tăng giá mấy chục %, chả nhẽ nói chỉ tăng 8%.
Cách tính này đã có từ rất lâu, và không phải mỗi nước VN áp dụng. Khi bạn được lợi từ cách tính này thì im re, khi dùng nhiều dẫn đến tăng thì lại ca thán bài ca tôi không hiểu.
Hãy nói là bỏ cách tính điện theo bậc đi còn nghe có lý. Còn ở đây lại nói do giá điện đợt này tăng 8,3% mà nhà tui tăng 70% là không đúng. Đâu ra đó.
Với lại công thức giá kia là trong KINH TẾ HỌC, vậy nên bạn là người đang hiểu sai ạ khái niệm giá, không phải người dùng hiểu sai đâu.
Hay bác đang muốn nói thêm gì nữa? Nếu nói về cách tính giá điện theo bậc lại là 1 vấn đề khác với vấn đề đang nói là giá điện vừa tăng 8,36%.
Không ai bắt phải nghĩ theo các EVN mà đúng là nó thế. Chuẩn là giá điện hiện tại chính bằng giá trước tăng + thêm 8,36% (theo cách tính giá điện nhiều năm nay)
- Mức tăng 8% là cho giá điện trung bình, EVN tăng đều cho 6 khung mức 8% này.
- Cái khung ngay từ trước khi tăng giá đã có vấn đề. Chỉ 2 mức giá dưới trung bình, 4 mức trên trung bình. Và đa phần hộ dân đã sử dụng ở mức 3, 4. Nghĩa là giá trung bình 1 số điện trả cho EVN cao hơn mức trung bình bộ đưa ra.
Người dân điều kiện sinh hoạt tốt lên, người nghèo hồi xưa chỉ tiêu 50 số thì giờ sẽ tiêu 60 số, người tiêu 100 số sẽ tiêu 110 số (coi như tăng đều với lạm phát). Giá điện cũng cần tăng, nhưng tăng thế nào mới là câu chuyện. Nếu bạn tăng giá và giữ khung bậc với con số như cũ thì với mức tăng giá 8.3% mọi người sẽ cảm thấy bị tăng thực tế cao hơn nhiều lần 8.3% (15-30%). Nếu tăng giá kèm với tăng khung thì người ta sẽ thấy là tôi dùng nhiều lên thì tôi trả nhiều lên là đương nhiên, giá điện tăng 8,3% thì tôi cũng bị tăng phần đó nữa. Tổng hợp hai hiệu ứng thì họ sẽ thấy mức tăng giá sát sát với mức 8,3%. Như vậy là công bằng hơn cho nhóm dưới này khi tăng giá, theo cách cũ thì nhóm này chịu thiệt và thấy tăng hơn 15-20% nên họ sẽ phải kêu thôi.
@blackwidow Nếu bạn tính trung bình trên bình diện tổng quát bạn sẽ thấy tỷ lệ tăng trung bình cao hơn 8,xx% dù khung giá chỉ tăng 8,xx%. Lý do là gần như toàn bộ phần sản lượng tăng lên bị thu ở mức giá kịch khung là 3000đ, cao hơn 90% so với mức giá bình quân 1800đ. Giả sử sản lượng gia tăng là 10%, bị thu thêm 90% so với giá bình quân thì bạn sẽ có mức tăng giá bình quân toàn cục là 9,xx%, tức là cao hơn 1% so với khung giá công bố. Vấn đề là toàn bộ gánh nặng này dồn vào nhóm giữa khung, vậy nên mới nhiều người kêu ca ác liệt thế.
Thực tế là nền kinh tế luôn có lạm phát, giả định là 5% đi. Điều đó có nghĩa là mỗi năm giá cả tăng lên 5%, vì giá cả chung thì so sánh với nhau, ví dụ gạo tăng 5%, thịt tăng 5% mà điện không tăng 5% thì là điện giảm giá so với mặt bằng. Cách đơn giản là tất cả so với chỉ số lạm phát CPI, giá năm nay = giá năm ngoái + lạm phát thì đó là giá không tăng, nếu cao hơn thì là tăng, thấp hơn thì là giảm.
Nói cách khác là để điện có giá nominal price đi ngang thì mỗi năm nó cần tăng cỡ 5%, thực tế trong các năm qua nó không tăng nên là những năm trước giá điện giảm, năm nay tăng bù lại chỗ giảm đó. Vậy nên việc tăng giá 8,xx% là việc gần như bắt buộc trong kinh tế thị trường, không còn cách nào khác. Vấn đề là cấu trúc tăng thế nào thôi, cần phải suy nghĩ.
Note thêm:
1 - Nhiều người sẽ nói tại sao tôi thấy giá điện thoại giảm, giá ô tô giảm mà giá điện lại buộc phải tăng theo CPI. Câu trả lời là điện thuộc dòng sản phẩm gần như vào chu kỳ hoàn thiện cao, rất khó để cải tiến năng suất công nghiệp, mọi chỉ số hầu như bị fixed chứ không giảm được như các mặt hàng mới kia. Các mặt hàng sinh hoạt cơ bản thì đều như điện cả.
2 - Nếu điện không tăng giá bám kịp ngang lạm phát thì sao? Chi phí đầu vào tăng theo CPI và thị trường, nên không tăng giá thì người làm điện sẽ có thu nhập thụt lùi so với xã hội, không đầu tư thiết bị mới được do thiết bị tăng giá so với trước nên tiền thu được về không đủ để mua máy móc có công suất tương đương cũ.
Ý em là nhà báo nên làm cái bảng so sánh giá điện trước và sau khi tăng ở từng mức để người đọc nhìn được họ bị tăng bao nhiêu ở từng mức đó. Nhìn vậy dễ hiểu hơn là con số % này.
Có bảng so sánh như bài này dễ hiểu hơn anh ạ.
https://ltus.me/Rfb
Định hỏi là có phải theo ý bạn theo bảng giá thì giá điện không tăng cao hơn mức 8.37%?
@tanng bác giải thích chả hiểu gì cả.
Ngoài ra còn những cách khác, đó là trợ giá, tức là chỉ 1 giá, nhưng phần khung thấp được "tặng tiền" theo khung.
Có cách bỏ khung đơn giản là trợ giá đồng nhất, ai cũng được một khoản trợ giá điện ngang nhau (nhưng không vượt quá số tiền tiêu thụ), khi giá điện tăng thì khoản trợ giá cũng tăng tương xứng. Ngoài ra có nhiều cách bỏ khung khác mà vẫn hỗ trợ được người ít tiền.
Nền kinh tế phát triển dựa vào năng lượng, điện tăng giá nhiều thì chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng tới túi cơm manh áo của dân đen, và nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng. Cho nên cái chuyện tăng giá để bắt người dân tiết kiệm là nói cho chó nó nghe. ***.