Sau đây là một số hướng dẫn cơ bản cho bạn về cách sơ cứu khi bị bỏng.
Sử trí và chăm sóc bỏng nói chung
+ Dập tắt lửa trên da (bằng nước hoặc cát, áo khoác, chăn, vải…không dùng vải nhựa, nilon đẻ dập lửa), tháo bỏ quần áo chỗ cháy hay thấm nước nóng (bỏng nước sôi, dầu, bỏng do ngã vào hố vôi nóng…) hay các dung dịch hóa chất, cắt nguồn điện nếu là bỏng do điện, bỏng do acid thì rửa bằng nước vôi loãng hoặc nước xà phòng, bỏng do kiềm thì đắp dấm ăn dung dịch 0,5 đến 5% hay nước chanh quả, bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên, có thể cho vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng từ 20 – 30 phút, hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh 3-4 phút 1 lần cho đến khi nạn nhân cảm thấy đỡ đau rát.
+ Băng vô khuẩn vết bỏng sau khi đã rửa sạch vết bỏng bằng nước muối đẳng trương.
+ Không dùng nước đá để làm mát các vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào trong nước.
Phòng chống sốc:
+ Động viên, an ủi nạn nhân.
+ Các thuốc giảm đau, an thần: Phong bế novocain dung dịch 0,25%, dùng hỗn hợp giảm đau gồm:
- Dimedrol dung dịch 2% từ 1ml đến 2ml.
3 thứ trộn lẫn tiêm bắp. Sau khi tiêm 10 – 12 phút, đa số người bệnh ngủ thiếp, đau đớn giảm, còn có tác dụng chóng phù, nôn và kháng Histamin (chống sốc). Dịch truyền (Ringerlactat, NaCl 0,9%). Nếu nghi ngờ nạn nhân có chấn thương khác bên trong thì không dùng thuốc giảm đau, an thần mạnh.
+ Vận chuyển nạn nhân nhẹ nhàng đến cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.
Nạn nhân bị bỏng vùng đầu mặt cổ, nhất là khi bị kẹt trong nhà bị cháy có dầu, đồ đạc, bàn ghế, phim nhựa, polyme… đang bốc cháy thì nạn nhân sẽ hít phải các khí khói độc, đặc biệt là khí oxytcacbon gây hội chứng: tổn thương do hít thở – inhalation injury, gây co thắt thanh môn, phế quản, phù phổi, rối loạn nhịp tim, khó thở, nhức đầu, chóng mặt, đau ngực, co giật… Những trường hợp này phải ưu tiên cấp cứu số 1 và phải được chuyển tới bệnh viện ngay. Phải theo dõi sát nạn nhân và đảm bảo sự thông thoáng đường hô hấp:
+ Thở oxy nếu cần.
+ Đặt nội khí quản.
Phòng chống nhiễm khuẩn:
+ Không sử dụng nước không sạch để dội, đắp vào vết bỏng trong khi sơ cứu nạn nhân.
+ Không chọc vỡ các nốt phỏng.
+ Nên có các tấm ga hoặc săng vô trùng để quấn, bọc bệnh nhân.
Băng bó vết bỏng:
+ Không được bóc da hoặc cố bóc mảnh quần áo dính vào vết bỏng.
+ Vết bỏng sẽ chảy nhiều dịch nên trước khi dùng băng co giãn để băng vết bỏng lại thì phải đệm một lớp bông thấm nước lên trên gạc hoặc vải phủ vết bỏng.
+ Nếu bỏng ở cổ tay hoặc chân thì trước hết phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch sau đó cho vào túi nhựa. Có thể đặt nẹp cố định chi bị bỏng, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải nâng cao chi bị bỏng để chống sưng nề các ngón, hướng dẫn nạn nhân vận động sớm các ngón chân, ngón tay nếu có thể được để tránh co da, dính khớp.
- Chưa có bình luận nào cho chủ đề này.
Tin cùng kênh Comic
- 1Hay
Top 6 loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất tròn thiết kế nội thất
https://dpfurniture.vn/6-loai-go-cong-nghiep-ung-dung-thiet-ke-noi-that/
gialangdl đã gửi
- 1Hay