13
Hay
Hot 2 năm trước
m.soha.vn
Nghi án con gái sát hại mẹ ruột bị liệt vì quá mệt khi chăm sóc
Cha mẹ nuôi con như trời biển. Con nuôi cha mẹ tính từng ngày.
(0 clicks)
Loan tin
Wasamala
Tin cùng kênh Tệ nạn
- 3Hay
Hỏi chuyên gia Linkhay: Vợ vừa già vừa xấu nhưng cứ bắt chồng phải yêu thương như xưa phải làm sao?
tâm sự thầm kín của nhiều thầy Linkhayer lỡ dại thời trẻ đây mà
Con nó không cần mình sinh nó ra, cũng không cần mình chăm sóc. Mình cần nó vì mình cần một đối tượng để yêu thương, dồn đắp tình cảm và ký thác hi vọng. Con nó có yêu cầu mình phải trông nom chăm sóc đâu?
Mình nợ con, con không nợ gì của mình. Các bác nên bỏ cái quan điểm về công ơn cha mẹ đi.
Nếu nuôi con là có công, nuôi con là vất vả thì đẻ làm gì? Ai bắt đẻ đâu? Sao không dành tiền đi du lịch cho vui? Hay đẻ không người ta bêu diếu? Hay không bằng bạn bằng bè? Hay có con sau này còn nhờ cậy? Hay vì sao?
Sorri các bác em hơi nặng nhời. Nhưng nói chung em thấy quan điểm công ơn cha mẹ méo ngửi nổi.
Em cũng đồng ý là quan hệ bố mẹ và con nên bình đẳng tự nhiên, chả ai có công với ai cả. Vui vẻ thì sống, không vui thì lượn.
Dad: Honestly son, I just wanted to f***.
Chẳng qua trong quá trình nuôi dưỡng, sống với nhau sẽ nảy sinh 1 cái gọi là tình cảm, và mọi người mắc nợ nhau ở cái khoản "tình cảm" này, tình cảm nhiều tình cảm ít nó ảnh hưởng tới việc đối xử với nhau như thế nào. Khi sức chịu đựng đạt tới giới hạn thì cái gì cũng chẳng còn nữa.
Con nó không cần mình sinh nó ra, cũng không cần mình chăm sóc. Mình cần nó vì mình cần một đối tượng để yêu thương, dồn đắp tình cảm và ký thác hi vọng. Con nó có yêu cầu mình phải trông nom chăm sóc đâu?
Mình nợ con, con không nợ gì của mình. Các bác nên bỏ cái quan điểm về công ơn cha mẹ đi.
Nhưng em cũng ko đồng tình đoạn cuối.
Chẳng qua trong quá trình nuôi dưỡng, sống với nhau sẽ nảy sinh 1 cái gọi là tình cảm, và mọi người mắc nợ nhau ở cái khoản "tình cảm" này, tình cảm nhiều tình cảm ít nó ảnh hưởng tới việc đối xử với nhau như thế nào. Khi sức chịu đựng đạt tới giới hạn thì cái gì cũng chẳng còn nữa.
Nếu nuôi con là có công, nuôi con là vất vả thì đẻ làm gì? Ai bắt đẻ đâu? Sao không dành tiền đi du lịch cho vui? Hay đẻ không người ta bêu diếu? Hay không bằng bạn bằng bè? Hay có con sau này còn nhờ cậy? Hay vì sao?
Sorri các bác em hơi nặng nhời. Nhưng nói chung em thấy quan điểm công ơn cha mẹ méo ngửi nổi.
Em cũng đồng ý là quan hệ bố mẹ và con nên bình đẳng tự nhiên, chả ai có công với ai cả. Vui vẻ thì sống, không vui thì lượn.
Em đồng ý là có những người nhiều lúc chẳng muốn bản thân mình được sinh ra trên đời nhưng phủ nhận sạch trơn như lời bác thì hơi thái quá rồi.
"các bác nợ con các bác chính sự tồn tại của nó. Đừng nghĩ bác sinh con ra là có công, bị sinh ra trên đời này trước tiên là khổ. Nên là các bác chăm sóc con chỉ là bù đắp cái sự khổ bác gây ra cho nó thôi".
Mẽo nó nghiên cứu, trẻ em nếu bị vướng mắc tâm lý ngày nhỏ, ví dụ như bố mẹ ly hôn, hay đơn cử như ăn đòn nhiều, thì vùng thùy trước sẽ teo lại ( srr các bác sách em đọc bản gốc , cái từ chuyên môn ko nhớ chính xác, đại khái là 1 vùng của não chịu trách nhiệm cho vui vẻ)
Và phần này mà teo lại thì sẽ ảnh hưởng đến kiểm soát bốc đồng khi lớn lên. Tức là sau này nó sẽ nhẹ thì cáu gắt, thiếu kiên nhẫn, nặng thì dễ nghiện rượu, hoặc chất kích thích, cờ bạc.v.v..
Lạc đề tí, các bác thông cảm, em dạo này bị ám ảnh bởi việc phải kiên nhẫn với con, trong khi em là người cực kỳ nóng tính & thiếu kiên nhẫn
btw chính vì em nghĩ sinh ra đời đã là khổ rồi (chưa kể còn sinh ở cái đất nước này, thời đại này, môi trường này nữa) nên em quyết định không sinh, đang cố thuyết phục vợ =.=
@downfall ngoài chuyện thần thánh hóa công ơn của cha mẹ thì còn có cái trò thần thánh hóa tình yêu của cha mẹ, xong hay so là con cái không yêu cha mẹ bằng cha mẹ yêu con cái em thấy thật buồn cười. Nói chung tình cảm, quan hệ con cái với cha mẹ như thế nào nó chủ yếu phụ thuộc vào cách bố mẹ đối xử với con. Mối quan hệ không nên theo kiểu công-ơn mà là quan hệ thân thiết bạn bè của những người cùng chia sẻ nhiều giá trị thôi. Kiểu tình đồng chí, tình bạn vong niên
Cách đây mấy năm bà nội em ở quê bệnh liệt giường nằm 1 chỗ, bình thường bà em đã cực kỳ khó tính ngoa ngoắt và hay chửi con dâu rồi, khi bệnh thì bác cứ hình dung cái sự ác khẩu của bà phải gấp 10 lần. Bà ác khẩu cay nghiệt đến nỗi nhà em không thể thuê nổi một ai chăm bà, ai đến chăm cũng được 2 ngày là người ta chạy mất dép bỏ cả tiền lương vì chịu không nổi.
Bác dâu em sống một mình (chồng mất, 2 con đi làm xa) nên phụ trách chăm sóc bà, các bác dâu khác và các con thi thoảng qua thăm hỏi đỡ đần thêm (nhà em ở xa nên gửi tiền nhờ bác giúp, cũng chỉ có thể thi thoảng về thăm). Bác dâu em hàng ngày lo cơm lo nước, vệ sinh tắm rửa, và hàng ngày nghe chửi.
Đến 1 hôm bác ấy uất quá như kiểu giọt nước tràn ly, đầu óc bỗng dưng trở nên trắng xóa, đùng đùng chạy vào bếp xách con dao, định đâm chết bà em rồi tự tử. Đang xách dao chạy vào phòng bà thì bác vấp chân 1 cái ngã lăn ra. Nằm đờ đẫn trên sàn chừng 10' thì cô em qua thăm, cũng đúng lúc bác em hồi tỉnh lại bình thường rồi. Ai cũng bảo cái vấp chân đấy là nhờ các cụ phù hộ cho.
Sau hôm đó mọi người thay đổi, luân phiên nhau tuần tự chăm sóc bà để không ai phải lo một mình rồi bị ép đến mức như thế nữa. Riêng bác dâu em thì ở quê không có điều kiện chữa các bệnh về thần kinh hay trầm cảm, nhưng nhà em cũng cố gắng tự tìm hiểu rồi hướng dẫn mọi người trò chuyện thăm hỏi, con cái năng về thăm năng gọi điện cho mẹ hơn, nên cũng không xảy ra chuyện gì.
Em chỉ kể chuyện thế thôi ạ.
Kể bác nghe câu chuyện: trên các báo em có đọc mấy năm nay có bài “giọt nước mắt của hai ông bà già 90t đòi đất của con”.. (đại loại thế) kể về hai ông bà hơn 90t kiện con đòi đất gần 20 năm. Ông bà này ở gần nhà em nên em biết rõ. Mặc dù 90t nhưng được cả hai ông bà mê bài bạc từ lúc còn trẻ. Nhà nhiều đất, nên từ lúc con cái lập gia đình là ông bà gán dần đất cho con (với giá rẻ) lấy tiền đi chơi. Đến khi đất có giá thì đi kiện đòi lại. Chuyện này cả huyện biết. Qua bài báo lại thấy đẫm nươcs mắt. Vì vậy, mình k biết rõ, không phán xét bác ợ.
Nhưng có một thứ em hay ai cũng dễ dàng có quyền phán xét là khi cha mẹ ngược đãi con cái, hoặc bất kì ai có nhận thức bình thường ngược đãi trẻ em.
Trung, Hiếu là 2 quan điểm Nho giáo đặt ra, tiện cho chế độ phong kiến cai trị với những ràng buộc của nó. Cái đó là tàn dư của pk trung hoa, ngày nay chữ TRUNG đâu còn là chuẩn mực, chứ HIẾU chẳng qua chưa đến lúc vì nó liên quan đến tình cảm gia đình.
Chữ Hiếu theo cách cực đoan đang cản trở con cái phát triển, ví dụ không dám đi làm/định cư xa để tiện bề chăm sóc cha mẹ, nghỉ việc chăm sóc khi cha mẹ già ốm, mọi việc phải nghe lời...
Việc sinh con, nuôi dưỡng đến trưởng thành chỉ là thuận tự nhiên, cha mẹ làm cũng là công bằng vì ông bà đã từng nuôi cha mẹ như thế. Tuy nhiên sau 18 tuổi cha mẹ không nên can thiệp/nuôi dưỡng con cái nữa, mà hãy tích lũy để tự nuôi mình/thuê người chăm sóc lúc già. Như vậy mới là thương yêu con, và con cái tự lo cho mình không cần nhờ vả mới chính là yêu cha mẹ.
Em đang định hướng con em như thế, thân em tự lo
Ko phủ nhận chữ Hiếu nhưng lý lẽ của nó ko phải xuất phát từ cái gọi là "công sinh thành", mình quan niệm có hiếu với cha mẹ là để trả ơn cho thời gian cha mẹ vẫn quan tâm nuôi dưỡng mình dù không còn trách nhiệm (sau 18t) chứ ko phải vì cha mẹ sinh mình ra, người khác giúp đỡ mình thì mình cũng muốn trả ơn vậy thôi, còn báo hiếu đến mức nào là tùy tình cảm và khả năng.
Nhìn về góc nhìn từ đứa con, ngay chỉ là con người với con người có ơn đã phải trả rồi nữa là công ơn to lớn như cha mẹ giành cho con.
Vậy nên mình nghĩ cha mẹ ko nên trông chờ sự hiếu thuận của con cái nhưng con cái ko hiếu thuận thì cũng giống như 1 người vô ơn vậy thôi.
con cái và cha mẹ mặc định sinh ra đã là bị khổ và buộc phải nợ lẫn nhau rồi và không có cách nào thoát khỏi sự ràng buộc ấy nếu còn là con người và bản năng duy trì sự sống.
biết có NỢ: nên vui vẻ xư lý hài hòa với những món nợ đó. cau có cay đắng, bất cần với những món nợ ấy. chỉ làm mình thêm khổ. Tập trung làm cuộc sống bớt khổ trong sự thoải mái của tinh thần là tốt nhất.
Chính xác là vậy. Có nhiều người còn trách cha mẹ sao lại sinh ra mình làm chi cho mình phải chịu khổ trên đời.
Sinh con vốn dĩ là mong muốn và khao khát có con cái của mỗi cá nhân. Tự bản thân mỗi người hầu hết ai cũng muốn có con vì nó mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân, chẳng có lý do gì mà con nó phải mang ơn mình vì mình sinh ra nó cả. Có chăng nó có mang ơn là vì đã là cha mẹ tốt, có trách nhiệm và yêu thương và chăm sóc nó hết lòng. Và hầu hết mọi người sợ khi về già không có ai bên cạnh, nên có con cái sẽ có chỗ dựa.
Mình coi sinh con đẻ cái là chuyện tự nhiên để duy trì nòi giống. Mỗi người sinh ra xem như là một sự kiện ngẫu nhiên. Còn sau đó mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là sự qua lại tình cảm giữa hai bên. Cha mẹ tốt có trách nhiệm và con cái ngoan, hiếu thảo thì bình thường. Cha mẹ tốt, con cái hư hỏng thì gọi là con cái bất hiếu. Cha mẹ không tốt mà con cái vẫn hiếu thảo thì cha mẹ tồi, con cái bao dung.
Mình đã từng nghĩ giá như ba mẹ đừng sinh ra mình thì tốt biết bao khi mình phát hiện bản thân mình là gay. Nhưng rồi từ từ mình cũng chấp nhận sống với sự thật đó, coi đó là số phận của mình, mặc dù thời gian đầu chỉ toàn buồn phiền và suy nghĩ tiêu cực. Còn với ba mẹ, mình chăm sóc họ vì tình thương của mình, không phải vì trách nhiệm. Mình thấy đau xót khi thấy họ khổ cực và muốn làm mọi cách để được thấy họ vui vẻ hạnh phúc. Nó hoàn toàn là cảm xúc tự nhiên của con người, không phải vì quan niệm trách nhiệm nặng nề gì cả.
Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn
Dad: Honestly son, I just wanted to f***.
edit : thêm nữa quan điểm của mình sinh ra ko phải là khổ nhé.
Khổ hay sướng do mình cảm nhận, do thói quen và số phận của mình. Cái này là tự ở bản thân, cha mẹ nào cho.
Trong quá trình đi chơi, học tập và làm việc, ai chơi xấu, cản trở thì hận tận trời xanh. Ai giúp đỡ 1 chút, chơi đẹp thì biết ơn tận đáy lòng và" Tao với mày mãi là anh em"
Xét về khía cạnh kinh tế. Ở ta hay có thói quen, Dành hết tài sản cho con cái, rồi về già sống cùng con. Con nó biết điều thì không sao, gặp phải thằng có suy nghĩ như ku em downfall thì ăn cám. Ở các nước phương Tây tân tiến, họ có suy nghĩ khác. Họ chỉ chăm lo đến tuổi đi làm. Sau đó mày xin tiền tao thì là mày vay, mà phải có kế hoạch chi tiết về việc dùng làm gì, trả tao thế nào, hợp lý thì tao cho vay. Không trả tao kiện ra tòa. Thằng nào lười đi làm thì nhận trợ cấp xã hội, chứ không phải nhận trợ cấp từ cha mẹ.(đấy là theo hiểu biết của mình về xã hội của họ).
Không có chuyện cha mẹ nợ cuộc đời con cái, vì đã sinh ra họ cả. Suy nghĩ của ku em Downfall tiến tới cấp độ địa ngục rồi, khó ai theo kịp.
Mình chỉ cmt thôi, không tranh luận nhé.
Suy luận thuần túy. Tôi cho hết tài sản cho con cái rồi về già ở với nó, là 1 vụ đầu tư, tôi có quyền đòi hỏi được chăm sóc khi về già. Nhưng do cơ sơ pháp lý và chế tài không rõ ràng chặt chẽ. Nếu hên con nó chăm sóc tốt, thì coi như đầu tư đúng. Nếu con nó vứt ra đường, thì coi như đầu tư sai. Tôi không trách gì nó cả. Còn nó làm hại đến bản thân tôi thì có pháp luật. Nếu sợ hên sui thì không đầu tư vào nó nữa, tìm kênh khác.
Tuy rằng ngồi lôi logic ra tích phân thì có thể nói bố mẹ sinh con là vì bố mẹ muốn có người nối dõi trước tiên. Song rõ ràng rằng sinh và nuôi cũng có nhiều kiểu sinh và nuôi khác nhau, và ước mong muốn nối dõi đôi khi chỉ là ý nghĩ thoáng qua như một thứ quán tính, còn sau này, bao chăm sóc nuôi nấng của cha mẹ, nếu mà lạnh băng phán là không vì có cả gắn bó và yêu thương, thì là hơi bị vô tình.
Tại sao cha mẹ dù con có thuộc loại vứt đi trong xã hội vẫn cố bao bọc bảo vệ con, có thằng giết người cả xh lên án mà mẹ nó vẫn bênh nó, nếu cái họ muốn chỉ là một sự nối dõi? Không phải nối dõi ấy là mua nhục vào thân và đến chết vẫn khổ hay sao? Chỉ có thể giải thích là quá trình sinh dưỡng đã sinh ra ở họ một liên kết tình cảm không từ bỏ được và họ sẽ vẫn bảo vệ con cho dù nó ko bao giờ thực hiện được mong ước nào của họ.
Tất nhiên những người cấp tiến sẽ còn có thể nói tiếp: ơ ông bà ấy yêu tôi tốt với tôi là họ tự nguyện, tôi có ép đâu. Nhưng bạn cũng đâu từ chối, đúng không?
Và ở đời có người tốt với mình, tốt rất nhiều với mình, dù mình ko yêu cầu, và mình rõ ràng được lợi nhiều từ cái tốt đó, thế mà ko sinh ra một chút cảm xúc hàm ơn và muốn đáp trả nào đó, thì kể cũng là người sống hơi khôn và tỉnh quá.
Mình năm nay 31 tuổi, mấy người trong cty sau 1 time dài thắc mắc tại sao mình không lấy chồng thì giờ chuyển sang chủ đề mới: kiếm đứa con để đỡ cô đơn khi về nhà.
Suy nghĩ bệnh hoành lệch lạc như thế thì phát sinh những chuyện như trên cũng không lạ.
Với mình, sinh con ra trên đời là mình phải - PHẢI nha, phải có trách nhiệm nuôi và giáo dục con đến 18 tuổi. Sau đó, nó tự chịu trách nhiệm về cuộc đời nó.
Suy nghĩ như vậy nên nếu mình lấy chồng thì việc sinh con cũng sẽ phải suy nghĩ. Bởi vì con cái không phải là ước mơ nối dài của cha mẹ, nó chỉ cần Có trách nhiệm với cuộc đời nó và sống tốt thì đã đủ vất vả rồi. Mỗi ng tự lo sống tốt đời mình thì mọi chuyện đều tốt thôi, cần gì gán thêm trách nhiệm, ngôn từ hoa mỹ cho khổ đời nhau.
...để gió cuốn đi ...