Copyright © 2008-2015 Công ty Cổ phần VCCorp - Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Nguyễn Bích Minh
Hotline: (84)-4-73095555 (ext: 62173) - Email: info@vccorp.vn
Địa chỉ: Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Số 278/GP-BTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14 tháng 6 năm 2017
Cầu ở miền tây, sát mặt tiền đường, mà xây cao như thế, là do họ muốn ghe xuồng vẫn còn di chuyển được qua lại dưới gầm cầu. Chứ cầu mà xây thấp, do thiếu kinh phí chẳng hạn, thì chức năng của con lạch ấy, bất quá chỉ như cái cồng thoát nước.
Sông rạch ở miền tây có màu đục nâu đỏ. Nhìn nước có lợn cợn các hạt màu nâu "pha" chung với nước.
Mấy chục năm về trước và hiện giờ thì cũng đục như thế.
Nước sông đục do ô nhiễm, kiểu như kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè hơn 2 chục năm về trước, thì có màu đen xám.
Cả 2 loại sông này đều "các cục màu vàng" trôi lềnh bềnh trên sông, khác nhau là nó nhiều hay ít mà thôi. Hiện giờ, dọc theo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè đã ko còn nhà sàn, mà chỉ còn bờ kè bằng đá, lại có các đội đi xuồng vớt rác định kỳ, nên "loại rác" này ko còn nữa.
Ở miền Tây hiện giờ, người dân đa số đều đăng ký "xã văn hóa" nên mỗi khi người ta khi xây nhà, đều xây WC tự hoại y chang như kiểu xây trên thành phố; nên bây giờ kiếm 1 cái hầm cá tra để xả, tìm lại cảm giác khi xưa thì kiếm ko ra (chỉ còn rất ít). Cũng tương tự như thế, người ta cũng giảm bớt thói quen đi giải quyết trên sông, mà chỉ "làm việc" nơi WC hiện đại trong 4 bức tường (nhưng nói thế ko phải là ko còn nạn c.t trôi sông).
Khung cảnh giữa 2 con sông cái (sông Tiền và sông Hậu) bây giờ cũng khác mấy chục năm về trước.
Giữa sông cái hồi xưa, người ta có thể đứng giữa dòng sông và quăng lưới! Ai mới đến vùng đất đó ngạc nhiên lắm, vì sông rộng mênh mông, chỉ toàn nước là nước, chỉ thấy bờ xa xa thoắt ẩn thoắt hiện sau làn sương mù. Thì được người dân địa phương giải thích , nơi mà ngư dân đó có thể quăng lưới đứng được(nước chỉ đến ngực), là vì nơi đó sắp nổi cồn (cù lao). Độ sâu chỗ đó rất cạn, nên chỉ có xuồng 3 lá, hoặc ghe tam bản loại nhẹ mới dám đi băng ngang giữa dòng. Chứ ghe bầu hay xà lan cở lớn thì đi sát bờ sông, do chỗ đó nước rất sâu, độ chừng vài chục sải tay. Giữa sông, vẫn hay có vịt trời hay chim le le còn nhỏ bơi giữa dòng để kiếm ăn.
Giữa sông cái bây giờ đã khác trước. Lục bình trôi giữa sông nhiều hơn, tạo thành từng cụm lục bình lớn. Cò trắng có thể đậu trên đám lục bình đó để kiếm cá ăn và cũng để tránh nắng. Mỗi khi có ghe xuồng chạy sát đám lục bình, đàn cò bị động sẽ bay lên trời tránh kẻ phá bỉnh; tạo nên khung cảnh rất kỳ thú. Nhưng mà vẫn có những kẻ phá đám cảnh đẹp thiên nhiên ấy: họ xách súng hơi hay giàn ná để bắn chim mà ăn (hay để thỏa mãn niềm vui săn bắn?)
Giữa dòng sông cái hiện giờ có thêm 2 loại tàu lớn: 1 loại là sà lan hút cát (1 trong những lý do mà đất liền trên bờ bị sạt lở). Loại thứ 2 là tàu du lịch. Tàu du lịch loại lớn sẽ đậu giữa dòng sông cái; chở khách du lịch đi trên tàu nhỏ hơn để đi vô các sông nhánh. Nhìn là biết khách du lịch liền, vì dân địa phương ai cũng biết bơi cả, chả ai cần phải mặc áo phao màu cam lè !
Dọc theo 2 bên bờ sông cũng có rất nhiều nhà bè nuôi cá lồng. Giá 1 cái bè với phần lợp mái tole, chừng 30~50m2 bây giờ cở chừng vài trăm triệu-1 tỉ/bè. Giá đã tính luôn diện tích mặt nước bên ngoài có bọc lưới, thả thùng phuy bao cá.
Ai đi câu mà muốn câu được cá lớn, có thể thả cần câu bên ngoài bè (lưới). Cá tự nhiên cũng biết lợi dụng thức ăn vương vãi từ bên trong lưới trôi ra ngoài để ăn mót."