Mẹ cho con bú bị táo bón có nguy hiểm không?
Bị táo bón sau sinh là tình trạng nhiều chị em gặp phải. Vấn đề tế nhị này nếu không xử trí sớm sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và kéo theo nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Do đó, các mẹ sau sinh không nên chủ quan. Mẹ hãy cùng tìm hiểu các biện pháp điều trị táo bón đơn giản ngay trong bài sau.
>>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt

Mẹ cho con bú bị táo bón sau sinh có nguy hiểm không?
Giảm táo bón sau sinh là việc nên làm bởi hiện tượng này kéo dài sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho hệ tiêu hóa như:
- Tăng nguy cơ bị trĩ: Khi đại tiện mẹ sau sinh thường phải rặn để đẩy phân ra bên ngoài, làm tăng áp lực lên ổ bụng và khiến cho các búi trĩ ngày càng to ra, lâu dần khiến cho mẹ bị bệnh trĩ.
- Nhiễm độc hệ tiêu hóa: Táo bón làm cho lượng phân bị ứ đọng trong ruột gây nên tình trạng đầy bụng, chướng bụng.. lâu ngày làm cho cơ thể mệt mỏi, bực bội..
>>Xem thêm: uống thuốc sắt đi ngoài màu đen có sao không
Cách giảm táo bón sau khi sinh dễ thực hiện tại nhà
Mẹ bị táo bón sau sinh là tình trạng chỉ xảy ra tạm thời từ 1-2 ngày, tuy nhiên nếu không cải thiện có thể gây nên táo bón lâu ngày và ảnh hưởng tới bé sơ sinh. Có thể áp dụng một số cách trị táo bón cho mẹ sau sinh sau đây:

- Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ: Các bà mẹ sau sinh cần ăn uống điều độ để phục hồi sức khỏe và đủ sữa cho con bú. Ngoài các thực phẩm giàu đạm, mẹ đừng quên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ không thể thiếu với hệ tiêu hóa, có vai trò hút nước và trương nở, tạo khối cho phân, giúp đào thải phân ra ngoài cơ thể nhanh hơn. Bên cạnh đó, chất xơ cũng kích thích sự phát triển của lợi khuẩn, kích thích nhu động ruột kéo nước vào ruột và làm mềm phân, hỗ trợ đi ngoài dễ dàng. Thực phẩm giàu chất xơ gồm rau xanh, đậu, ngũ cốc nguyên cám.. (Xem thêm: thuốc canxi cho mẹ sau sinh giảm đau nhức xương khớp)
- Thay đổi thói quen ăn uống: Mẹ bị táo bón nên chế biến các món ăn dạng lỏng, ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt nên hạn chế ăn các món chiên rán dầu mỡ hay đồ uống có chứa chất kích thích như trà, cà phê, bia rượu..
- Uống đủ nước mỗi ngày: Đặc biệt cần uống nhiều nước, bổ sung chất lỏng để giúp phân mềm hơn bởi khi phân thiếu nước sẽ khô cứng và gây đau đớn khi đi ngoài. Mẹ nên uống trung bình khoảng 1.5-2 lít nước là được.
- Vận động nhẹ nhàng: Khi sức khỏe đã ổn định, các mẹ có thể tập đi lại sau 1-2 tuần đầu. Tốt nhất nên duy trì đi bộ hàng ngày từ 30-60 phút để hỗ trợ trao đổi chất, kích thích nhu động ruột và giảm nguy cơ bị táo bón sau sinh.
- Rèn luyện thói quen đi vệ sinh: Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ giúp đường ruột hoạt động ổn định, tránh tình trạng táo bón nặng hơn. Nhịn đi vệ sinh sẽ khiến chất thải tích tụ lâu ngày, sinh ra nhiều chất độc hại. Mẹ nên nhớ tránh ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu bởi sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch, lâu ngày gây ra táo bón, trĩ.
>>Xem thêm: uống canxi và sữa cách nhau bao lâu
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về chứng táo bón sau sinh. Táo bón có thể là triệu chứng đáng lo ngại nếu đi kèm các dấu hiệu bất thường khác, vậy nên mẹ đừng chủ quan nhé.
- Chưa có bình luận nào cho chủ đề này.