Vỏ tôm có canxi không?
Tôm là một trong những món ăn được liệt vào danh sách thực phẩm bổ dưỡng, giàu canxi, rất tốt cho người già và trẻ nhỏ. Chúng thực sự dễ đánh bắt, nhiều loại, dễ mua và phổ biến trong hầu hết các bữa ăn của gia đình Việt.
Nhiều người cho rằng vỏ tôm chứa canxi và hàm lượng canxi ở vỏ tôm chiếm hàm lượng nhiều nhất trong toàn bộ con tôm bạn ăn, do đó mà nhiều người có xu hướng khuyến khích người thân cố ăn cả vỏ. Nhưng sự thật không phải như vậy.
Thế thì vỏ tôm có canxi không? Bạn có đang ăn tôm sai cách?. Cùng Chiaki.vn giải đáp thắc mắc cùng bạn đọc nhé! Bài viết được tham vấn bởi bác sĩ Phan Thanh Dần - Cố vấn sức khoẻ tại chiaki.
Vỏ tôm có chất gì?
Vỏ tôm có chứa Protein và Kitin, an toàn cho sức khoẻ
Theo các nghiên cứu, phần lớn thành phần trong vỏ tôm được tìm thấy là Protein và Kitin. Thành phần Kitin có thể hơi kỳ lạ trong thực phẩm ăn uống, nhưng chúng được chứng minh rằng đó là một thành phần sinh học trung tính và an toàn khi ăn. Đây là một dạng Polymer tạo nên vỏ của hầu hết các loại giáp xác.
Nói cách khác, thành phần vỏ tôm không có tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe, vỏ tôm có thể giữ lại một số khoáng chất và bổ sung chút ít giá trị cho sức khỏe.
Vỏ tôm khi được nấu chín có mùi hương khá thơm, bạn có thể giã chúng để làm nước dùng, tăng thêm hương vị.
Điều này có nghĩa rằng, bạn có thể ăn vỏ tôm nếu bạn là người có thói quen hoặc sở thích ăn vỏ tôm, trừ trường hợp bạn có tiền sử dị ứng với động vật có vỏ, dị ứng với tôm thì không nên sử dụng.
Ăn vỏ tôm có tốt không?
Theo các nghiên cứu xoay quanh về cấu trúc của loài giáp xác, thì các nhà khoa học chứng minh được rằng vỏ tôm đem lại lợi ích sức khoẻ như:
Làm giảm Cholesterol, hạn chế tình trạng béo phì ở người
Chất Kitin ( Chitin) được tìm thấy trong vỏ tôm giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao
Giúp cản trở chất béo xâm nhập vào mạch máu, giúp chất béo được đào thải ra bên ngoài bằng đường tiêu hóa.
Giúp con người tránh được các nguy cơ về bệnh động mạch hoặc tim mạch
Tạo cảm giác no khi ăn, hạn chế được cơn thèm ăn của người béo phì
Bảo vệ lá gan tránh được các độc tố.
Ngoài ra, trong chế biến thì vỏ tôm còn giúp bảo vệ thịt tôm bên trong được ngọt hơn, giúp thịt tôm ẩm và mềm. Tuy nhiên trong chế biến món luộc, thì phần vỏ tôm có thể bị tan trong nước dùng và khiến thịt tôm bị nhạt, mất hương vị.
Tuy nhiên, cần lưu ý vỏ tôm cũng gây chướng bụng, khó chịu và khả năng cao là đào thải toàn bộ vỏ tôm qua phân mà không được phân hủy hết hoàn toàn. Đồng thời, việc tiêu thụ quá nhiều vỏ tôm trong một thời gian dài có thể gây nên tổn thương răng miệng, mòn chân răng, tổn thương nướu và một số bệnh nha khoa khác. Do đó, nên dung nạp một lượng vừa phải.
Ăn vỏ tôm có Canxi không?
Vỏ tôm không chứa Canxi và không tốt cho hệ tiêu hoá
Với băn khoăn "Vỏ tôm có chứa Canxi không? Câu trả lời là KHÔNG, thậm chí vỏ tôm còn tích tụ nhiều độc tố, không tốt cho hệ tiêu hoá, gây cản trở cho quá trình chuyển hoá thức ăn. Do đó, chúng tôi khuyên bạn không nên ăn nhiều vỏ tôm trong bữa ăn của mình. Hãy cố gắng nấu chín hoặc chiên vỏ tôm khiến chúng giòn để ăn được an toàn và bảo đảm hơn.
Việc cố gắng tiêu thụ vỏ tôm không những không bổ sung canxi hợp lý cho cơ thể, khi chế biến vỏ tôm không đúng cách có thể gây nên nhiều tác dụng phụ cho người ăn, đặc biệt là ở trẻ em.
Bố mẹ cũng không nên bắt ép trẻ em ăn nhiều vỏ tôm bởi chúng có thể khiến trẻ bị biếng ăn do vỏ tôm cứng, khó nhai. Trường hợp nguy hiểm có thể khiến tổn thương các mô mềm bên trong khoang miệng của con, khiến bé bị hóc vỏ tôm hoặc gặp các vấn đề khác không đáng có.
Ăn tôm như thế nào để hấp thu Canxi tốt nhất?
Theo bác sĩ Phan Thanh Dần, hàm lượng Canxi nhiều nhất lại được tìm thấy lại ở chính trong thịt tôm béo ngậy, thơm ngon. Thịt tôm có hàm lượng protein cao, chứa canxi, photpho, axit béo và nhiều khoáng chất khác liên quan. Các chuyên gia khuyến khích mọi người nên ăn thịt tôm, chân hoặc càng tôm bởi đây mới là các vị trí có chứa hàm lượng canxi cao cần thiết cho sức khỏe con người.
Do đó, ăn thịt tôm là cách để hấp thu tối đa hàm lượng Canxi. Bạn có thể chế biến thịt tôm tươi ngon thành nhiều món ăn hấp dẫn để cải thiện hương vị và chất lượng bữa ăn, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy các tác dụng mà thịt tôm mang lại như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, một số bệnh liên quan tới ung thư hoặc củng cố hệ xương khớp.
Bổ sung Canxi bằng nhiều cách khác nhau
Đọc đến đây có lẽ bạn đã hiểu được rằng vỏ tôm không chứa nhiều canxi như bạn đã lầm tưởng, hóa ra chúng ta đã ăn tôm sai cách. Đối với những người đang gặp vấn đề về thiếu canxi thì ngoài việc bổ sung tôm trong chế độ ăn hằng ngày, bạn có thể bổ sung canxi bằng nhiều cách dưới đây:
1. Uống sữa để bổ sung canxi
Từ trước đến nay, các chuyên gia vẫn khuyến khích người tiêu dùng nên nạp canxi thông qua việc sử dụng các sản phẩm từ sữa. Uống sữa được tạo thói quen từ khi còn nhỏ tới khi bạn trưởng thành, tuy nhiên thói quen này dần biến mất khi bạn về già và đó là lúc cơ thể bạn dần thiếu canxi.
Đến nay, cách tốt nhất để bổ sung canxi vẫn là phương pháp duy trì uống sữa đều đặn mỗi ngày. Trong một số trường hợp, bạn có thể không được phép nạp chất béo vào cơ thể, vậy thì hãy lựa chọn các dòng sữa không có chất béo.
Uống sữa để bổ sung canxi mỗi ngày kể cả đối với người già và trẻ nhỏ
Các loại sữa tách béo không chỉ bổ sung canxi dồi dào mà còn chứa hàm lượng canxi nhiều hơn 2% so với các sữa nguyên chất khác. Ngoài ra, các sản phẩm như sữa chua, phomai, bơ hay kem cũng có một hàm lượng canxi nhất định. Tuy nhiên bạn cần có chế độ và hàm lượng sử dụng hợp lý.
2. Nạp thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi
Vỏ tôm có canxi không? Giờ đây bạn đã biết rằng vỏ tôm không chứa canxi, do đó hãy tìm một giải pháp khác để bổ sung canxi bên cạnh ăn thịt tôm mỗi ngày. Chúng tôi khuyên bạn nên nạp thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Các loại rau xanh như cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải, rau bina, củ cải, củ cải đường hay các loại rau khác có màu xanh đều chứa lượng canxi dồi dào cho cơ thể của bạn.
Bạn thậm chí có thể kết hợp chúng với nhiều loại nước sốt hoặc làm thành salad trộn với hạt mè, đậu, phomai để tăng thêm nguồn canxi đạt hiệu quả cao.
Với trái cây thì sau, bạn có thể ăn sống chúng khi đã được rửa sạch. Thật vui khi các loại trái cây tươi sẽ không bị phá hủy hàm lượng canxi trong chúng vì không phải nấu chín, do đó mà cơ thể sẽ tiêu thụ được hàm lượng chất dinh dưỡng tốt nhất.
Muốn có nhiều canxi thì cần ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi
Bạn cũng nên ưu tiên các loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi, mâm xôi, kiwi, mít, quả lựu, quả lê gai, nho khô, … Bởi đó cũng là các loại trái cây chứa hàm lượng canxi cao hơn so với các loại trái cây khác.
3. Uống các dòng thuốc bổ sung canxi
Ngoài việc bổ sung canxi từ nguồn thiên nhiên, bạn có thể nhờ tới các dòng thuốc bổ sung canxi, đặc biệt là đối với những phụ nữ đang mang thai - phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh hoặc người già loãng xương.
Đối với người trưởng thành, hàm lượng canxi tối đa là 1000mg/ ngày. Tuy nhiên, cơ thể bạn chỉ có thể hấp thụ khoảng 500mg vào một thời điểm, còn lại 500mg canxi sẽ bị cơ thể thải ra bên ngoài.
Ngày nay, canxi được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau sẽ sử dụng hơn như dạng nước, dạng viên, dạng bột ,... để cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn và không gây nên táo bón.
Có một số các dòng canxi như canxi carbonat, canxi photphat, … thậm chí bạn có thể sử dụng chúng chung với nước cam, chanh hoặc ngay sau khi ăn. Điều này khiến lượng canxi nạp vào cơ thể đạt kết quả cao, hàm lượng nhiều hơn đáng kể.
Vỏ tôm có canxi không? Không có, bạn hãy bổ sung canxi bằng cách uống thuốc hỗ trợ
Vỏ tôm có canxi không? Không có, bạn hãy bổ sung canxi bằng cách uống thuốc hỗ trợ
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng kết hợp với magie để tăng khả năng chuyển hóa canxi tốt hơn. Bạn có thể sử dụng magie dạng thuốc và cần hỏi bác sĩ về liều lượng phù hợp với cơ thể.
Tuy nhiên, magie có thể được bổ sung từ thực phẩm vì chúng có trong hạnh nhân, lạc, hạt điều, đậu vàng, hạt dứa - bí, lúa mì đen, hạt kê, tôm hay cá biển, … Bạn có thể bổ sung kèm với quá trình sử dụng canxi.
4. Không ăn quá nhiều đạm động vật
Theo các nghiên cứu khoa học thì đạm động vật có thể là nguyên nhân khiến hàm lượng canxi trong cơ thể bạn bị hao hụt. Do đó, nếu khẩu phần ăn của bạn mỗi ngày có chứa nhiều đạm động vật như các món ăn được chế biến từ thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, trứng, … thì cần phải tăng lượng canxi từ thực vật hoặc thuốc bổ sung.
Hạn chế ăn đạm động vật, bởi chúng khiến cản trở hấp thụ canxi vào cơ thể
Hạn chế ăn đạm động vật, bởi chúng khiến cản trở hấp thụ canxi vào cơ thể
5. Hạn chế tối đa Caffein trong cơ thể
Các chất cafein từ cà phê, trà, thuốc lá, rượu, bia,... có thể là nguyên nhân khiến suy yếu xương và làm giảm canxi trong cơ thể bạn. Chính vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc tiêu thụ Cafein bằng nhiều cách sớm nhất khi có thể.
Một số câu hỏi thường gặp khi ăn tôm
1. Tép có canxi không?
Đọc chi tiết bài viết dưới đây:
Vỏ Tôm Có Canxi Không? Ăn Tôm Như Thế Nào Để Hấp Thu Canxi Tốt Nhất?
- Chưa có bình luận nào cho chủ đề này.