Chân bị phù khi mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu cần làm gì?
Phù nề chân là hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kỳ. Chân bị phù khi mang thai ở tháng thứ 8 khiến mẹ bầu khó chịu vì mệt mỏi và bất tiện. Triệu chứng này không mấy nguy hiểm nhưng đôi khi cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Chúng ta hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết chăm sóc bà bầu bị phù chân tháng thứ 8, phải làm sao nhé!
Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai tháng thứ 8
Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Chúng là những nguyên nhân gây nên tình trạng phù nề chân. Trong đó, có 3 nguyên nhân chính là:

- Thai nhi lớn, gây áp lực lên tĩnh mạch vùng chậu khiến máu từ tứ chi của mẹ không thể ( chảy chậm ) về tim làm xuất hiện tình trạng phù nề ở chân. Sức ép càng lớn sẽ kiến máu bị dồn nén càng nhiều, do đó mà càng về sau chân càng phù to.
- Hay do mẹ bầu mặc đồ quá chật, mang vác nặng, ngồi vắt chân, bị béo phì… cũng gây nên hiện tượng phù nề.
- Sự tăng trưởng của hormone relaxin cuối thai kỳ để làm các cơ, dây chằng trở nên mềm ra, lỏng lẻo nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở. Điều này khiến máu bị ứ trệ trong gây sưng phù chân.
>>Xem thêm: dấu hiệu bà bầu thiếu canxi
Phù khi mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu cần làm gì?
Sưng phù bàn chân và mắt cá chân là hiện tượng phổ biến khi mang thai và sẽ mất đi sau khi sinh con. Tuy nhiên nó khiến bà bầu không thoải mái và bất tiện trong sinh hoạt. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng phù chân trong quá trình mang thai:
Giữ chế độ ăn uống khoa học để giúp bảo vệ sức khỏe đôi chân
Sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống dễ làm tăng nguy cơ bà bầu bị phù chân tháng thứ 8. Một số nguyên tắc ăn uống, chế độ chăm sóc bầu dưới đây sẽ rất tốt cho mẹ bầu bị phù chân hoặc mong muốn phòng tránh tình trạng phù chân:

- Giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn: Mẹ nên hạn chế ăn thực phẩm được chế biến sẵn, các loại đồ đóng hộp, có thể dùng các loại gia vị thay thế cho muối như hương thảo, cỏ xạ hương…
- Bổ sung đủ kali trong thực đơn: Nó sẽgiúp cân bằng lượng chất lỏng từ đó hạn chế tình trạng phù chân. Một số thực phẩm giàu kali mà bà bầu có thể bổ sung như: chuối, sữa chua, khoai lang, đậu lăng, cá hồi,…
- Uống nhiều nước: mẹ bầu nên uống ít nhất 10 cốc nước mỗi ngày, nếu thấy nhạt miệng khi uống nước lọc thì có thể thêm lát chanh hoặc quà mọng, lá bạc hà để kích thích vị giác.
>>Xem thêm: thuốc canxi và vitamin d3 cho bà bầu giảm đau nhức xương khớp
Chế độ sinh hoạt lành mạch để tránh trình trạng bà bầu bị phù chân
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, an toàn thì thói quen sinh hoạt, vận động hàng ngày cũng làm mẹ bầu dễ bị phù nề chân. Nếu bị phù chân khi mang thai thì mẹ hãy nhớ:
- Tránh đứng một chỗ trong thời gian dài và liên tục
- Nên mặc quần áo, đi giày, tất thoải mái
- Tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng hàng ngày, cố gắng đi bộ 5-10 phút mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn máu, từ đó chân sẽ giảm sưng
- Nằm ngủ đúng tư thế, nên nghiêng về bên trái để giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch và giúp máu đưa về tim thuận lợi
- Khi ngồi hoặc nằm mẹ nên nâng cao chân để cơ thể thoát dịch lỏng tích tụ ở chân.
>>Xem thêm: bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh
Để chuẩn bị cho sự chào đời của con, mẹ bầu cần nhận được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bao gồm hiện tượng phù chân khi mang thai. Chúc mẹ có sức khỏe tốt để con chào đời bình an!
- Chưa có bình luận nào cho chủ đề này.