BLOG

Nguồn gốc bánh bao, bánh sủi cảo

hfood 28.03.2024
0 người theo dõi 0 bình luận 3 bài chia sẻ

Bánh sủi cảo là một loại bánh bao được làm từ bột, hình bán nguyệt hoặc được nặn thành từng thỏi từ xa xưa, phổ biến ở Trung Quốc và các khu vực Đông Á khác. Bánh sủi cảo thường được làm với nhân thịt băm, rau củ bọc trong một miếng bột rồi gói lại. Bánh sủi cảo có thể được sử dụng bằng cách hấp, chiên hoặc nấu súp. Đây là một trong những loại thực phẩm chính được ăn quanh năm ở các tỉnh phía bắc Trung Quốc và là món ăn quan trọng trong các lễ hội như Tết Nguyên Đán và Đông chí.

Các loại bánh có nhân được bọc trong bột thường được gọi chung là bánh bao, nhưng có sự khác nhau về hình dáng và chất liệu vỏ bọc nên chúng được chia thành các loại bánh như bánh sủi cảo, bánh há cảo, bánh bao, … Cũng giống như bánh mì, bánh bao nói chung và bánh sủi cảo nói riêng có thể xuất hiện độc lập ở một số nền văn hóa và lục địa khác nhau như một cách để mở rộng sự đa dạng món ăn, nhất là trong sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu ăn kèm.

Công thức làm bánh bao nói chung và bánh sủi cảo nói riêng có thể được tìm thấy trong các văn bản La Mã cổ đại, trong khi bánh bao của Trung Quốc được cho là được làm vào khoảng năm 200 sau Công Nguyên. Và cũng đã có rất nhiều cuộc tranh luận về nguồn gốc của loại bánh này có nguồn gốc từ đâu hay nó được ra đời từ khi nào, nhưng đây là một số điều chúng ta có thể biết về nguồn gốc của bánh sủi cảo.

Các công thức làm sủi cảo được biết đến đầu tiên xuất hiện trong Apicius - một văn bản dạy nấu ăn của người La Mã, chúng vẫn có hương vị ngon tuyệt theo tiêu chuẩn người hiện đại. Tuy nhiên, bánh bao nhân gần như chắc chắn đã được ăn ở Trung Quốc sớm hơn châu Âu, với một phiên bản được gọi là jiaozi, có nguồn gốc từ khoảng 1.800 năm trước.

Wang Laihua, giáo sư tại Học viện Khoa học Xã hội Thiên Tân, tin rằng bánh sủi cảo xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào thời Nam và Bắc triều. Các khám phá khảo cổ học hiện có thể chứng minh rằng bánh bao được ăn từ thời nhà Đường. Năm 1972, bánh bao được tìm thấy ở thời cổ đại, lăng mộ của Astana, Turpan, Tân Cương. Bánh bao được gọi là “Bianshi” trong triều đại nhà Nguyên và nhà Minh, và “Bō bo” vào thời nhà Thanh.

Xem Thêm: Cách làm sủi cảo nhân tôm thịt thơm ngon tại nhà

Xem Thêm: Hướng dẫn cách làm tokbokki phô mai Hàn Quốc thơm ngon

Theo truyền thuyết, bánh bao nhân hay sủi cảo của Trung Quốc được phát minh vào thời nhà Hán bởi một người tên là Zhang Zhongjian - Trương Trọng Cảnh, một nhà y học cổ truyền nổi tiếng Trung Quốc. Ông Zhang đã trở về ngôi làng cội nguồn của mình trên bờ sông Bạch Hà trong một ngày mùa đông rất khắc nghiệt. Ông đã phát hiện ra những người dân, người thân của ông đang bị đói và rét, đặc biệt là vùng tai của họ bị đông cứng. Ông đã đưa ra phương án chữa bệnh “thần kỳ” để giải quyết cho vấn đề này mà không phải là những chiếc mũ len giữ ấm. Đó là nấu một mẻ thịt cừu, ớt tươi và các loại thảo mộc chữa bệnh, gói chúng trong bột vụn, sau đó gấp chúng lại để trông giống với chiếc tai. Bởi quan điểm “ăn gì bổ nấy”, ăn thực phẩm giống bộ phận cơ thể mà bạn muốn chữa lành, bộ phận đó sẽ khỏi.

Kết quả chữa bệnh bằng sủi cảo của ông Zhang không được ghi chép lại, nhưng bất kể người dân có truyền tai nhau lại hay không nhưng bánh sủi cảo là một món ăn rất tinh tế và ngon miệng.

Ở mỗi quốc gia khác nhau, công thức sủi cảo lại có sự khác nhau, rõ rệt nhất là phần nhân của bánh. Cụ thể một số ví dụ như:

Tại Nhật Bản:

Bánh sủi cảo chủ yếu là bánh chiên với nhân là sự kết hợp của thịt lợn, tỏi và bắp cải. Dùng với nước tương, giấm và dầu ớt. Bánh bao ở Nhật Bản thường được phục vụ như một món ăn nhẹ mà không phải là món ăn chính. Thành phố Hamamatsu ở tỉnh Shizuoka và thành phố Utsunomiya ở tỉnh Tochigi là hai thành phố có nền văn hóa bánh bao phát triển nhất.

Tại Hàn Quốc:

Bánh há cảo tại Hàn Quốc có hình bán nguyệt dựng đứng, thường được chế biến theo phương pháp chiên và dùng kèm với các món mì, nhân được làm từ thịt bò và rất nhiều ớt.

Tại Việt Nam:

Nhân bánh thường được làm từ thịt lợn, mộc nhĩ, nấm hương, hẹ và trứng. Sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau, nhưng chủ yếu là hấp.

Tại Nga:

Nhân bánh gồm thịt bò, cà rốt, trứng, khoai tây, nấm, phô mai, hẹ tây, muối, tiêu băm, thậm chí có cả hương vị quả anh đào và việt quất. Món đầu tiên là súp pelmeni và bánh bao là món thứ hai.

Xem Thêm: Sủi cảo và há cảo khác nhau như thế nào

Xem Thêm: Bật mí địa chỉ mua bánh gạo tokbokki ngon chuẩn Hàn Quốc

Chúng ta có thể thấy món bánh bao, bánh sủi cảo không chỉ có ở Trung Quốc, nó được biết đến và ưa chuộng ở rất nhiều quốc gia châu Á khác. Hiện nay, nó được xuất hiện trong rất nhiều nhà hàng cao cấp trên khắp thế giới. Bạn cũng muốn thử thưởng thức chúng? Hfood đưa ra thị trường dòng sản phẩm sủi cảo Hacao chất lượng cao, hương vị thơm ngon phù hợp với khẩu vị người Việt. Hiện nay, sản phẩm của Hfood được phân phối cho hầu hết các điểm bán lẻ, siêu thị lớn trên cả nước. Các bạn có thể mua và trải nghiệm bánh sủi cảo với các món ăn thú vị nhé!!!

CÔNG TY CỔ PHẦN HACAO

VPĐD: Tầng 12 Tháp C - Tòa nhà Hồ Gươm Plaza - 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội.

Nhà máy sản xuất: Khu Bãi Ô, Vệ Sơn Đoài, Xã Tân Minh, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Điện thoại: 0976 .013.391

Email: hjsc.viet@gmail.com

Website: hfood.com.vn

0 Bình luận
  • Chưa có bình luận nào cho chủ đề này.
Website liên kết